Bài 6: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng do: Vị trí và hình thể lãnh thổ.

I. Thiên nhiên phân hóa Bắc - Nam.

- Nguyên nhân: sự phân hóa của khí hậu

1. Phần lãnh thổ phía Bắc:

- Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc <=> trung du và đồng bằng bắc bộ.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đặc điểm:

+ Có mùa đông lạnh - do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Nhiệt độ tb năm >20*C.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

+ Gồm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

- Cảnh quan: đới rừng nhiệt đới gió mùa.

2. Phần lãnh thổ phía Nam.

- Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

- Khí hậu: Cận xích đạo gió mùa:

+ Cận xích đạo: nóng quanh năm, nhiệt độ tb năm > 25*C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

+ Gió mùa: cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa (đông + hạ).

- Gồm 2 mùa: mưa + khô.

- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa.

II. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây.

- Đặc điểm: thiên nhiên phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

1. Vùng biển và thềm lục địa.

- Vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Thềm lục địa nông - sâu, rộng - hẹp có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng và miền núi, có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

+ Thềm lục địa phía Bắc, Nam: Đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ.

+ Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu.

- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.

2. Đồng bằng ven biển.

- Thiên nhiên thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ của đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

- Đồng bằng ven biển Bắc, Nam Bộ:

+ Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.

+ Thềm lục địa rộng, nông.

+ Thiên nhiên xanh tốt, trù phú, thay đổi theo mùa.

- Đồng bằng ven biển Trung Bộ:

+ Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều dải đồng bằng nhỏ.

+ Đường bờ biển khúc khuỷu.

+ Thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu - hẹp nhất là Nam Trung Bộ.

+ Địa hình: bồi tụ - mài mòn xen kê nhau, nhiều cồn cát đầm phá.

+ Thiên nhiên khắc nhiệt, đất đai kém màu mỡ.

3. Vùng đồi núi:

- Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa + hướng núi.

-Có sự phân hóa giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

+ Đông Bắc - cận nhiệt gió mùa, Tây Bắc nhiệt đới gió mùa (núi thấp) và ôn đới (núi cao).

+ Đông Trường Sơn và Tây Nguyên đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô.

III. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao.

- Nguyên nhân: do sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao của địa hình.

=> Phân hóa thành 3 đai cao:

1. Đai nhiệt đới gió mùa.

+ Miền Bắc: dưới 600 -700m.

+ Miền Nam: 900 - 1000m.

- Khí hậu: nhiệt đới.

-Biểu hiện:

+ Mùa hạ nóng (tb tháng >25°C).

+ Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

- Đất:

+ Đồng Bằng: nhiều đất phù sa.

+ Vùng đồi núi thấp: Chủ yếu là đất feralit nâu đỏ.

- Hệ sinh thái nhiệt đới: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng nhiệt đới khô.

2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

+ Miền Bắc: từ 600 -700 m đến 2600m.

+ Miền Nam: từ 900 -1000m đến 2600m.

-Đặc điểm:

+ Từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng ⇢ hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn.

+ Độ cao trên 1600 -1700m: Hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài: rêu, địa y...

3. Đai ôn đới gió mùa trên núi.

+ Độ cao > 2600m ⇆chỉ có ở Hoàng Liên Sơn.

- Khí hậu ôn đới, nhiệt độ quanh năm < 15°C. Mùa đông dưới 5°C.

- Đất: chủ yếu là đất mùn khô.

- Thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

IV. các miền địa lí tự nhiên.

1. Miền Bắc và đồng bằng Bắc Bộ:

- Giới hạn: 

- Địa hình:

+ Miền núi: chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung. 

+ Nhiều thung lũng sông lớn. Đồng bằng: mở rộng.

+ Bờ biển: thấp phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

- Khí hậu: chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc:

+ Mùa đông: lạnh, ít mưa.

+ Mùa hạ: nóng, mưa nhiều

- Sông ngòi: Dày đặc theo hướng TB - ĐN.

- Khoáng sản: 

+ Nhiều than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm...

+ Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.

- Khó khăn: Thời tiết thất thường, dòng chảy không ổn định.

2. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

- Đặc điểm:

(+ Địa hình cao nhất cả nước, các dãy núi xen kẽ thung lũng sông theo hướng TB - ĐN.

(+ Đồng bằng hẹp, nhiều sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.

=> Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông lâm kết hợp.

+ Ven biển: nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp... nhiều nơi thích hợp xây dựng cảng biển.

- Khí hậu: 

+ Gió mùa Đông Bắc suy yêu và biến tính => tính chất nhiệt đới tăng dần.

+ Phía Bắc Tây Bắc có gió phơn khô, nóng.

- Sông ngòi: có độ dốc lớn, chủ yếu chảy theo hướng Đông.

- Tài nguyên:

+ Rừng: Nghệ An và Hà Tĩnh

+ Khoáng sản: sắt, crom, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng...

- Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

- Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

- Cấu trúc địa chất - địa hình phức tạp:

+ Nhiều núi cổ, sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên badan.

+ Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng và mở rộng. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp.

+ Dãy núi Trường Sơn Nam hướng vòng cung, sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.

+ Bờ biển biển khúc khuỷu, nhiều biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

- Khí hậu: Cận xích đạo gió mùa.

+ Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt quanh năm nhỏ, phân chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt.

=> Thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu và các loài thú lớn.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển.

- Khoáng sản: 

+ Thềm lục địa tập trung nhiều mỏ dầu khí, trữ lượng lớn.

+ Tây Nguyên: nhiều boxit.

- Khó khăn: Xói mòn ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, thiếu nước vào mùa khô, khó sd đất đai của vùng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ff