địa lí 11

Bài 9. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Tiết 1. EU- LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI

I. Quá trình hình thành và phát triển

1. Sự ra đời và phát triển của EU

a. Sự ra đời:

- Với mong muốn duy trì hoà bình và cải thiện đời sống nông dân, một số nước có ý tưởng xây dựng một châu Âu thống nhất.

- Ra đời năm 1957 với 6 thành viên.

b. Sự phát triển:

- Số lượng các thành viên tăng liên tục, đến năm 2007 có 27 thành viên.

- EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí.

- Mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao.

2. Mục đích và thể chế

a. Mục đích:

Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện.

b. Thể chế:

- Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế, chính trị…do các cơ quan đầu não của EU đề ra.

- Các cơ quan đầu não của châu Âu:

+ Nghị viện châu Âu.

+ Hội đồng châu Âu (Hội đồng EU).

+ Toà án châu Âu.

+ Hội đồng bộ trưởng EU.

+ Uỷ ban liên minh châu Âu.

II. Vị thế của EU trong nền kinh tê thế giới

1. EU- một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới.

- EU đứng đầu thế giới về GDP (2004: EU 12690,5 tỉ USD).

- Dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm 31% tổng GDP của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới (2004).

2. EU- tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- EU đứng đầu thế giới về thương mại, chiếm 37,7% giá trị xuất khẩu của thế giới (2004).

- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của EU đều dứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì, Nhật Bản.

- Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

Tiết 2. EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. Thị trường chung châu Âu

1. Tự do lưu chuyển

EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 01/01/1993

* Bốn mặt tự do lưu thông là:

- Tự do di chuyển.

- Tự do lưu thông dịch vụ.

- Tự do lưu thông hàng hóa.

- Tự do lưu thông tiền vốn.

* Ý nghĩa của tự do lưu thông:

- Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.

- Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.

- Tăng cường sức mạnh kinh tế và khã năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

2. Euro(ơrô) - Đồng tiền chung của EU

- Từ tháng 11-1999, nhiều nước EU sử dụng đồng Ơrô như là đồng tiền chung của EU.

- Từ năm 2002, phần lớn các nước EU đã sử dụng Ơrô là đồng tiền chung thay thế cho các đồng tiền quốc gia.

II. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ

1. Sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an và máy bay E-bớt

* Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu:

- Thành lập năm 1975.

- Thành công: Đã dưa lên quỹ đạo 120 vệ tinh nhân tạo bằng tên lửa đẩy A-ri-an do EU chế tạo.

* Tổ hợp hàng không E-bớt:

- Trụ sở: Tu-lu-dơ (Pháp).

- Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng sản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì.

2. Đường hầm giao thông dưới biển Măngsơ

Vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang Châu Âu và ngược lại.

III. Liên kết vùng ở châu Âu (EUROREGION)

1. Khái niệm Euroregion:

Là liên kết vùng ở châu Âu chỉ một khu vực biên giới ở châu Âu mà ở đó các hoạt động hợp tác, liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau đã được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

2. Liên kết vùng Masơ-Rai nơ

- Vị trí: khu vực biên giới 3 nước Hà Lan,Đức, Bỉ.

- Lợi ích: 

+ Có khoảng 30.000 người/ ngày đi sang các nước láng giềng làm việc.

+ Các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo chung.

+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. 

Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

I. Tìm hiểu ý nghĩa việc hình thành một EU thống nhất

* Thuận lợi:

- Tăng cường tự do lưu thông: người, hàng hóa, yiền tệ và dịch vụ.

- Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa EU về các mặt kinh tế, xã hội.

- Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối EU.

- Sử dụng đồng tiền chung có tác dụng thủ tiêu những rũi ro do chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơ giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

* Khó khăn:

Việc chuyển đổi sang đồng ơ-rô có thể xẩy ra tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

II. Tìm hiểu vai trò của EU trong nề kinh tế thế giới

1. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính giống nhau.

- Có tên biểu đồ và bảng chú giải.

2. Nhận xét:

- EU chỉ chiếm 2.2% diện tích lục địa tren Trái Đất và 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm tới:

+ 31% GDP của toàn thế giới (2004).

+ 26% sản lượng ô tô thế giới.

+ 37,7% xuất khẩu của thế giới.

+ 19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.

- Có GDP cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản.

- Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thé giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP đứng đầu thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.

- Xét về nhiều chỉ tiêu, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

Tiết 4. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở trung tâm châu Âu, cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc và Nam Âu, giữa Trung và Đông Âu => thuận lợi giao lưu, thông thương với các nước.

- Có vai trò chủ chốt, đầu tàu trong xây dựng và phát triển EU; là một trong những nước sáng lập ra EU.

2. Điều kiện tự nhiên

- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp, hấp dẫn khách du lịch.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản: than nâu, than đá và muối mỏ.

II. Dân cư và xã hội

- Tỉ suất sinh vào loại thấp nhất châu Âu.

- Cơ cấu dân số già, thiếu lực lượng lao động bổ sung, tỉ lệ dân nhập cư cao.

- Chính phủ khuyến khích lập gia đình và sinh con.

- Mức sống người dân cao, hệ thống phúc lợi và bảo hiểm tốt, giáo dục và đào tạo được ưu tiên đầu tư và phát triển.

III. Kinh tế

1. Khái quát

- Là cường quốc kinh tế đứng đầu châu Âu và thứ ba thế giới về GDP.

- Là cường quốc thương mại thứ hai thế giới.

- Đang chuyển từ công nghiệp sang kinh tế tri thức.

- Có vai trò chủ chốt trong EU, đầu tàu kinh tế của EU.

2. Công nghiệp

- Là nước công nghiệp phát triển có trình độ cao trên thế giới.

- Công nghiệp được xem là chiếc xương sống của nền kinh tế quốc dân.

- Các ngành công nghiệp nổi tiếng có vị thứ cao trên thế giới: Chế tạo ô tô, máy móc, hoá chất, điện tử - viễn thông.

- Các trung tâm công nghiệp quan trọng: Xtut-gat, Muy-nich, Phran-phuốc, Cô-lô-nhơ, Béc-lin.

3. Nông nghiệp

- Nền nông nghiệp thâm canh, đạt năng suất cao.

- Được áp dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất.

- Các nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, thịt (bò, lợn), sữa,…

Tiết 5. CỘNG HOÀ PHÁP

I. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên

- Nước Pháp có vị trí rất thuận lợi cho việc thông thương với thế giới, có vai trò chủ chốt trong EU.

- Tự nhiên phong phú, đa dạng giàu có tạo nhiều thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.

II. Dân cư và xã hội

- Gia tăng tự nhiên thấp.

- Cấu trúc dân số già.

- Mức sống người dân cao.

- Chất lượng lao động tốt.

III. Kinh tế

1. Khái quát:

- Đứng thứ 5 thế giới về GDP.

- Cường quốc về thương mại, giá trị xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới.

- Có vai trò chủ chốt trong EU, một trong những đầu tàu kinh tế của EU.

- Công nghiệp hiện đại trình độ cao, nông nghiệp đứng hàng đầu châu Âu.

- Dịch vụ rất phát triển, đặc biệt là du lịch.

2. Công nghiệp:

- Cơ cấu gồm công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại.

- Thành tựu:

+ Nổi tiếng về hàng tiêu dùng cao cấp.

+ Nhiều ngành công nghiệp có vị thế cao, đứng hàng đầu thế giới: điện tử-tin học, hàng không-vũ trụ, sản xuất ô tô, máy bay, điện hạt nhân, cơ khí, tàu hoả siêu tốc, chế tạo vũ khí…

- Phân bố:

+ Công nghiệp truyền thống: SX thép, nhôm, hoá chất phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Đông.

+ Sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp tập trung ở Pa-ri.

+ Công nghệ cao ở miền Nam và Tây Nam.

+ Các trung tâm công nghiệp nổi tiếng: Pa-ri, Mác-xây, Tu-lu-dơ, Ni-sơ….

Bài 10. LIÊN BANG NGA

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Diện tích: 17,1 triệu Km2, lớn nhất thế giới.

- Lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và Bắc Á, giáp với nhiều quốc gia.

- Thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên.

=> Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.

II. Điều kiện tự nhiên

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số đông: 143 triệu người (2005), đứng thứ 8 trên thế giới.

- Dân số ngày càng giảm do tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên âm (-0,7%), nhiều người ra nước ngoài sinh sống nên thiếu nguồn lao động.

- Dân cư phân bố không đều: Tập trung ở phía Tây.

- Tỉ lệ dân thành thị cao: 70%.

- Là quốc gia có nhiều dân tộc, 80% người Nga.

2. Xã hội

- Nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiều công trình khoa học lớn có giá trị.

- Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật viên lành nghề đông đảo, nhiều chuyên gia giỏi.

- Trình độ học vấn cao, 99% dân số biết chữ.

=> Thuận lợi cho Liên Bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Tiết 2. KINH TẾ

I. Quá trình phát triển kinh tế

1. Liên Bang Nga từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết

- Liên Xô từng là siêu cường quốc kinh tế.

- Liên Bang Nga đóng vai trò chính, trụ cột trong việc tạo dựng nền kinh tế của Liên Xô.

2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)

- Khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.

- Năm 1991 Liên Xô tan rã, cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời (SNG).

- Liên Bang Nga nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng: Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng các ngành giảm, nợ nước ngoài nhiều, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân: Do cơ chế sản xuất cũ, đường lối kinh tế thiếu năng động không đáp ứng nhu cầu thi trường, tiêu hao vốn lớn, sản xuất kém hiệu quả.

3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc

a. Chiến lược kinh tế mới

- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

- Mở rộng ngoại giao.

- Coi trọng hợp tác với Châu Á trong đó có Việt Nam.

- Nâng cao đời sống nhân dân.

- Khôi phục lại vị trí cường quốc.

b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000

- Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

- Giá trị xuất siêu tăng liên tục.

- Thanh toán nợ nước ngoài.

- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).

- Vị thế của Liên Bang Nga càng nâng cao trên trường quốc tế.

* Nguyên nhân: Sau năm 2000 nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm lực dân số và khoa học kĩ thuật lớn, đặc biệt đường lối đúng đắn phát triển kinh tế thị trường, khích lệ lòng tự hào dân tộc, mở rộng quan hệ hợp tác….

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

- Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng:

+ Công nghiệp truyền thống: Khai thác khoáng sản, năng lượng, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất bột giấy.

+ Công nghiệp hiện đại: điện tử-tin học, hàng không, vũ trụ, quân sự…

- Tình hình phát triển:

+ Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp tăng.

+ Công nghiệp dầu khí là ngành mũi nhọn, đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Là cường quốc về công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng.

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, dọc các tuyến giao thông quan trọng.

2. Nông nghiệp

- Điều kiện thuận lợi: quỹ đất nông nghiệp lớn, khí hậu ôn đới và cận nhiệt.

- Nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, cây ăn quả, bò, lợn, cừu….

- Sản lượng nhìn chung tăng.

- Phân bố: chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia.

3. Dịch vụ

- Giao thông phát triển đủ loại hình, đang được nâng cấp.

- Kinh tế đối ngoại: Rất quan trọng.

+ Giá trị xuất khẩu tăng, là nước xuất siêu.

+ Hơn 60 % hàng xuất khẩu là nguyên liệu, năng lượng.

- Có tiềm năng du lịch lớn.

- Các ngành dịch vụ khác phát triển mạnh.

- Các trung tâm dịch vụ lớn: Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua…

III. Một số vùng kinh tế quan trọng

1. Vùng trung ương:

- Phát triển nhất, tậpu trng nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.

- Có thủ đô Mát-xcơ-va.

2. Vùng trung tâm đất đen:

Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

3. Vùng U-ran:

- Giàu tài nguyên.

- Công nghiệp phát triển.

- Nông nghiệp còn hạn chế.

4. Vùng Viễn Đông:

- Giàu tài nguyên.

- Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.

- Là vùng kinh tế phát triển để hội nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

IV. Quan hệ Nga - Việt trong bối cảnh mới

- Quan hệ truyền thống ngày càng được mở rộng, hợp tác toàn diện. Việt Nam là đối tác chiến lược của Liên Bang Nga.

- Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 3,3 tỉ đô la.

Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI KINH TẾ VÀ PHÂN BỐ

NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA

I. Vẽ biểu đồ sự thay đổi kinh tế của Liên Bang Nga, thể hiện qua GDP bình quân đầu người và giá trị xuất, nhập khẩu

- Với bảng số liệu 10.6: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất (biểu đồ cột hoặc đường): nên chọn biểu đồ đường.

- Với bảng số liệu 10.7: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất (cột hoặc miền): vẽ biểu đồ hình cột thì dễ hơn.

II. Nhận xét và giải thích sự thay đổi GDP bình quân đầu người và giá trị xuất, nhập khẩu

1. GDP bình quân đầu người

* Nhận xét:

- Từ 1985 - 2000: giảm.

- Từ 2000 – 2004: tăng.

* Giải thích:

- Trước năm 2000 kinh tế khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm nên kinh tế giảm sút, bình quân thu nhập giảm.

- Sau năm 2000, do có đường lối đúng đắn, tăng cường hợp tác, chú ý phát triển các ngành công nghệ cao, khai thác tiềm năng to lớn của đất nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xuất khẩu tăng.

2. Giá trị xuất - nhập khẩu

* Nhận xét:

- Từ năm 1997 – 2005 giá trị xuất khẩu tăng liên tục, đặc biệt tăng nhanh sau 2000.

- Giá trị nhập khẩu từ năm 1997 – 2005 giảm; từ 2000 – 2005 tăng.

- Cán cân thương mại luôn dương.

* Giải thích:

- Tước năm 2000 kinh tế khủng hoảng, giá trị xuất khẩu thấp, giá trị nhập khẩu giảm.

- Sau năm 2000, sản lượng nhiều ngành kinh tế tăng lên, nhu cầu trao đổi hàng hoá với các nước tăng nên giá trị xuất khẩu tăng.

- Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu nên cán cân thương mại luôn dương.

Bài 11. NHẬT BẢN

Tiết 1.TỰ NHIÊN, DÂN CƯ

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

a. Đặc điểm:

- Nhật là nước quần đảo, thuộc Đông Á cách không xa lục địa châu Á.

- Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn.

b. Ý nghĩa:

- Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.

- Nơi giao hội các dòng biển nóng và lạnh nên có nhiều ngư trương lớn.

- Thuận lợi xây dựng các hải cảng lớn.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Quốc đảo nằm ở Đông á, lãnh thổ bao gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ

- Lãnh thổ đ*ợc bao bọc bởi các biển và đại d*ơng lớn trên thế giới

=> Thuận lợi giao l*u phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế biển

- Địa hình chủ yếu là đồi núi,đồng bằng hỏ hẹp ven biển 

- Sông ngòi ngắn, dốc Có nhiều ngư trường lớn

- Khí hậu gió mùa, có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam

- Khoáng sản nghèo nàn

=>Thuận lợi : Phát triển nông nghiệp đánh bắt hải sản

Khó khăn : thiên tai, thiếu diện tích đất, nguyên liệu công nghiệp

II. Dân cư

- Dân số đông, đứng thứ 10 trên thế giới (2005).

- Tốc độ gia tăng dân số thấp, đang giảm hàng năm

(năm 2005 chỉ 0,1%)

- Phân bố: tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển, nhất là thành phố lớn.

- Hiện là nước có cơ cấu dân số già, xu hướng người già có tỉ lệ cao.

=> Khó khăn: 

+ Chi phí cho phúc lợi xã hội cao

+ Thiếu lao động trong tương lai.

=> Đặc điểm con người Nhật Bản: người lao động cần cù, tiết kiệm, có ý thức kỹ luật, tự giác cao.

Tiết 2. KINH TẾ

III. Tình hình phát triển kinh tế

1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973

a. Tình hình: Nền kinh tế nhanh chóng khôi phục sau chiến tranh và có sự phát triển thần kì.

b. Nguyên nhân:

- Nhật chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn đầu tư mua các bằng sáng chế " công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt và tập trung trong các giai đoạn khác nhau.

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí nghiệp lớn).

2. Tình hình phát triển kinh tế sau 1973

- Tốc độ kinh tế giảm từ 1973 đến 1980 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.

- Từ 1980 đến 1990 tốc độ tăng trưởng đạt khá cao (5,3%) nhờ điều chỉnh về chiến lược kinh tế phù hợp.

- Từ năm 1991 đến nay kinh tế phát triển không ổn định.

Ú Sau năm 1973 mặc dù nền kinh tế Nhật Bản trải qua những bước thăng trầm nhưng Nhật vẫn là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Kết luận: Nhật Bản một đất nước nhiều thiên tai, thử thách, nhưng với bản lĩnh của mình Nhật đã vươn lên trở thành cường quốc lớn trên thế giới, hiện nay đứng thứ 2 về kinh tế, tài chính và đạt nhiều thành tựu về khoa học công nghệ.

IV. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a. Vai trò: Đứng thứ 2 thế giới.

b. Cơ cấu ngành:

- Có đầy đủ các ngành CN, kể cả ngành nghèo tài nguyên.

- Dựa vào ưu thế lao động (cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi).

c. Tình hình phát triển

- Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, chú trọng phát triển CN hiện đại và chú trọng một số ngành mũi nhọn.

- CN tạo ra một khối lượng hàng hoá vừa đảm bảo trang bị máy móc cần thiết cho các ngành kinh tế và cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

d. Phân bố: Các trung tâm CN tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam lãnh thổ.

IV. Các ngành kinh tế

2. Dịch vụ

- Thương mại: đứng thứ 4 thế giới

+ Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật, chiếm 68% giá trị GDP (2004).

+ Tình hình phát triển: chiếm 9,4% kim ngạch XK thế giới, thị trường rộng lớn…

- Đứng đầu thế giới về vốn đầu tư trực tiếp FDI và vốn viện trợ ODA.

- Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

- Giao thông vận tải: đứng thứ 3 thế giới về vận tải biển.

3. Nông nghiệp

- Điều kiện phát triển:

+ Tự nhiên: đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, thiếu đất canh tác, có xu hướng thu hẹp, chịu nhiều thiên tai…

+ Kinh tế - xã hội: CN phát triển mạnh ® thực hiện hiện đại hoá trong sản xuất, lao động và trình độ khoa học kĩ thuật.

- Tình hình phát triển: 

+ Cơ cấu: đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) ® sản phẩm phong phú.

+ Nền nông nghiệp hiện đại, thâm canh năng suất cao, hướng vào xuất khẩu. 

- Vai trò của nông nghiệp: thứ yếu.

II. Các vùng kinh tế

- Bốn vùng kinh tế ứng với 4 đảo lớn.

- Vùng phát triển nhất là: đảo Hunsu.

Bài 12. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới), 

nằm trong khu vực Trung – Đông Á.

- Giới hạn lãnh thổ: 

+ Kéo dài từ 20độ B đến 53độ B, 73độ Đ đến 135độ Đ.

+ Tiếp giáp 14 quốc gia.

+ Bờ biển kéo dài từ bắc => nam (9000km), mở 

rộng ra Thái Bình Dương.

- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc 

TW.

=> Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên

Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông Tây của lãnh thổ.

 Nhấn vào đây để xem kích thước đầy đủ của ảnh !

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Đông dân nhất thế giới: 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc.

- Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng cao.

- Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây.

- Dân số trẻ ® có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con.

=>Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ…

2. Xã hội

- Chú ý quan tâm phát triển giáo dục (90% DS biết chữ - 2005), nâng cao chất lượng lao động.

- Là một trong những vùng văn minh sớm, nơi có nhiều phát minh quan trọng (la bàn, giấy, in…).

- Truyền thống: lao động cần cù, sáng tạo…

Tiết 2. KINH TẾ

I. Khái quát

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới:Trung bình đạt trên 8%.

2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: Tỉ trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng.

3. Là một nước xuất siêu thứ 3 thế giới: Giá trị xuất khẩu 266 tỉ đô la, nhập khẩu 243 tỉ đô la.

4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao: Thứ 7 thế giới.

5. Thu nhập bình quân tăng: Tăng, năm 2004: 1269 USD.

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a. Thuận lợi: Khoáng sản phong phú, nguồn lao động dồi dào, tình độ KH – KT cao.

b. Đường lối phát triển:

- Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp hợp lí.

c. Quá trình công nghiệp hoá:

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ:

+ Giai đoạn đầu: Phát triển công nghiệp nhẹ.

+ Giai đoạn giữa: Phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như luyện kim, hoá chất.

+ Từ năm 1994: Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô.

- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện…

d. Phân bố:

Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang phía Tây.

Tiết 3. KINH TẾ (tiếp theo)

2. Nông nghiệp

a.Thuận lợi:

- Tự nhiên: Đất đai sản xuất nông nghiệp không nhiều so với số dân đông (95 triệu ha) nhưng đất màu mỡ. Khí hậu đa dạng. Nguồn nước dồi dào...

- Kinh tế - xã hội: Lao động dồi dào. Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước hợp lí. Cơ sở hạ tầng. KHKT…

b. Chính sách phát triển nông nghiệp:

- Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi.

- Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.

- Nhà nước giảm thuế, tăng giá nông sản, tổ chức dịch vụ nông nghiệp…

c. Thành tựu:

- Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trung bình 

4 – 6%/ năm.

- Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới và ngày càng tăng.

- Cơ cấu cây trồng thay đổi: Ngành trồng trọt chiếm ưu thế. Sản phẩm đa dạng. Giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả.

d. Phân bố:

III. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam

1. Quan hệ nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và ổn định lâu dài.

2. Kim ngạch thương mại tăng nhanh.

Tiết 4. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

I.Bài tập 1:

1. Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới: (Đơn vị: %)

- Năm 1985: 1,93

- Năm 1995: 2,37

- Năm 2004: 4,03

2. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ cột chồng theo giá trị %

3. Nhận xét:

- GDP của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm (từ 1985 đến năm 2004 tăng 7 lần)

- Tỉ trọng GDP cảu Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều, ổn định qua các năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004.

- Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

II. Bài tập 2: Tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu:

1. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi vòng tròn là một năm (có thể vẽ biểu đồ miền).

2. Nhận xét:

- Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng.

- Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm.

- Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.

- Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.

III. Phát triển vùng duyên hải

1. Những thành tựu kinh tế - xã hội vùng duyên hải:

- Các thành phố công nghiệp mới: Chu Hải, Thâm Quyến, Sán Đầu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ôn Châu, Liên Vận Cảng, Yên Đài, Đương Sơn, Đại Liên, Thẩm Dương. 

- Các khu vực Trăng trưởng kinh tế: Nằm ở ven biển, vùng hạ lưu của các con sông lớn.

2. Nguyên nhân:

- Thuận lợi về vị trí địa lí (gần các quốc gia khu vực phát triển kinh tế nên dễ thu hút vốn).

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản).

- Thuận lợi về dân cư: Lực lượng lao động dồi dào; người lao động cần cù, có truyền thống trong sản xuất; có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Có lịch sử phát triển lâu dài.

- Sự đầu tư của nhà nước.

- Các thuận lợi về cơ sở vật chất kĩ thuật.

Bài 13. CỘNG HOÀ ẤN ĐỘ

II.Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

III.I. Vị trí và đặc điểm tự nhiên

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía Nam châu Á.

- Vĩ độ: khoảng 8độB – 37độB.

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc: Pa-kix-tan, Ap-ga-nix-tan, Trung Quốc, Nê-pan, Bu-tan, Mi-an-ma, Băng-la-đét.

+ Phía Tây, Nam, Đông: Ấn Độ Dương.

=> Thuận lợi quan hệ với nhiều nước bằng cả đường bộ và đường biển.

2. Tự nhiên

a. Địa hình:

- Phía Bắc: chân núi Hi-ma-lay-a (S nhỏ) nhiều lâm sản quý, phát triển du lịch.

- Đồng bằng sông Hằng: đất phù sa màu mỡ, nơi có điều kiện trồng cây lương thực tốt nhất của Ấn Độ.

- Hoang mạc Tha: khí hậu khô hạn.

- Phía Nam: cao nguyên Đê-can rộng lớn, nằm giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông. Khí hậu khô hạn, ít có gí trị nông nghiệp.

- Hai dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc ven biển, đất đai tương đối màu mỡ có giá trị về nông nghiệp.

b. Khí hậu:

- Mùa hạ gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào (tháng 5-10), gây mưa nhiều ở sườn Tây của Gát Tây và đồng bằng sông Hằng. Thuận lợi trồng lúa nước, đay, mía...

- Khó hăn: gây lũ lụt, mùa đông mưa rất ít, đặc biệt là vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Ấn (hoang mạc Tha), giữa cao nguyên Đê-can gây hạn hán.

c. Khoáng sản:

Quạng sắt, dầu mỏ, than đá, crôm....là cơ sở để phát triển công nghiệp.

II. Dân cư và xã hội

1. Đặc diểm chung

- Dân số đông: 1,1 tỉ người (2005) đông thứ 2 thế giới.

- Dân số tăng nhanh qua các năm: mỗi ngày có hơn 80.000 trẻ em sinh ra, mỗi năm tăng thêm 20 triệu người.

- Là cái nôi của nền văn minh cổ đại.

- Trình độ dân cư cao.

2. Sức ép của bùng nổ dân số

- Khó khăn về kinh tế: nền kinh tế phát triển chưa cân đối với sự gia tăng dân số...

- Khó khăn về xã hội: mức sống thấp, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường...

- Biện pháp: 

+ Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.

+ Bài trừ những luật lệ và hủ tục lạc hậu.

3. Sự đa dạng, phức tạp về xã hội

- Có nhiều dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo đảng phái.

- Sức ép:

+ Mâu thuẫn dân tộc, xung đột tôn giáo.

+ Trình trạng bất bình đẳng, sự phân biệt đẳng cấp chưa được xóa bỏ.

+ Nhiều ngon ngữ gây khó khăn truyền thông.

- Giải pháp:

+ Giải quyết dân tộc, tôn giáo.

+ Sử dụng tiếng Anh rộng rãi.

IV.Tiết 2. KINH TẾ

V.I. Chiến lược phát triển

VI.

II. Nông nghiệp

1. =>Cuộc cách mạng xanh”

a. Biện pháp tiến hành =>cách mạng xanh”:

- Sử dụng giống cao sản.

- Tăng cường thủy lợi.

- Cơ giới hóa: sử dụng máy cày, máy kéo, máy đập liên hợp.

- Hóa học hóa: phân bón, thuốc trừ sâu.

- Các chính sách hổ trợ sản xuất nông nghiệp.

b. Kết quả:

- Sản lượng lương thực tăng rất nhanh.

- Đã loại trừ được nạn đói, có lương thực dự trữ và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

- Nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới.

c. Hạn chế của =>cách mạng xanh”

- Chỉ được tiến hành ở những bang có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Do cần có nhiều vốn đầu tư nên những người nông dân nghèo không có đủ điều kiện cần thiết để tham gia tích cực vào cuộc =>cách mạng xanh”

2. Cuộc cách mạng trắng

- Lai tạo được nhiều giống trâu sữa (trâu Suri, Mura cho sản lượng sữa 1500 kg/ năm)

- Sản lượng sữa đứng đầu thế giới.

III. Công nghiệp

1. Chiến lược công nghiệp hóa

- Xây dựng một nền công nghiệp vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

- Hình thành nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng:

+ Giai đoạn 1950-1980: phát triển luyện kim, chế tạo máy, điện tử, tin học, tự động hóa, công nghiệp vũ trụ, năng lượng hạt nhân và tên lửa.

+ Hiện nay đầu tư mạnh công nghiệp điện tử và tin học.

2. Thành tựu của công nghiệp hóa

- Là một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.

- Xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng và nhiều ngành có trình độ kĩ thuật cao.

- Mở rộng phạm vi phân bố các trung tâm công nghiệp trong cả nước.

VII.Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ

VIII.I. Tìm hiểu cơ cấu kinh tế Ấn Độ

1. Vẽ biểu đồ hình tròn:

IX.BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ QUA CÁC NĂM 1985-2004 

X.b. Nhận xét:

- Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ từ năm 1985-2004 có sự htay đổi rõ rệt.

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm: 7,3%, tỉ trọng ngành công nghiệp tăng: 2,1%.

- Ngành dịch vụ tăng tỉ trọng: 5,3%.

- Ngành dịch vụ luôn chiếm trỉ trọng cao nhất.

2. Phân tích sự phân bố công nghiệp

Bài 14. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

a. Đặc điểm:

- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- 28,50 B - 100 N

- DT: 4,5 triệu km2, 11 quốc gia.

- Chia 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.

- Nằm trong khu vực nội chí tuyến.

- Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn: Trung Quốc và Ấn Độ.

b. Ý nghĩa:

- Cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Tạo nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

- Giao lưu, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Tạo nên nền văn hoá đa dạng.

2. Đặc điểm tự nhiên

a. Đông Nam Á lục địa:

- Địa hình: bị chia cắt mạnh, hướng TB-ĐN hoặc B-N, nhiều đồng bằng lớn.

- Đất đai: màu mỡ.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.

- Sông ngòi: nhiều sông lớn.

- Rừng: nhiệt đới ẩm.

- Khoáng sản: than đá, sắt, thiếc, dầu khí.

b. Đông Nam Á biển đảo:

- Địa hình: nhiều đồi núi, núi lửa, ít đồng bằng lớn.

- Đất đai: màu mỡ.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

- Sông ngòi: ít sông lớn.

- Rừng: xích đạo ẩm.

- Khoáng sản: dầu mỏ, thân đá, đồng.

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

a. Thuận lợi:

- Khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, sông ngòi dày đặc, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Biển: phát triển GTVT, ngư nghiệp, du lịch...

- Khoáng sản đa dạng thuận lợi phát triển công nghiệp.

- Diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lớn.

b. Khó khăn:

- Phát triển giao thông vận tải theo hướng Đông-Tây.

- Thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, sóng thần…

- Hạn chế tiềm năng khai thác.

II. Dân cư và xã hội

1. Đặc điểm:

a. Dân cư

- Số dân đông, mật độ dân số cao (124 người/ km2 - thế giới 48 người/ km2 – 2005).

- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (trên 50%).

- Phân bố dân cư không đều.

b. Dân tộc

- Đa dân tộc.

- Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

c. Tôn giáo

- Đa tôn giáo.

- Văn hoá đa dạng, có nhiều nét tương đồng.

2. Tác động của dân cư và xã hội:

a. Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Hợp tác cùng phát triển.

b. Khó khăn:

- Trình độ lao động thấp.

- Việc làm, chất lượng cuộc sống chưa cao.

- Quản lí, ổn định chính trị, xã hội phức tạp.

Tiết 2. KINH TẾ

I. Cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:

- GDP khu vực I giảm rõ rệt.

- GDP khu vực II tăng mạnh.

- GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước.

Þ Thể hiện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển.

II. Công nghiệp

- Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại nhằm phục vụ cho xuất khẩu.

- Xu hướng phát triển: tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và thị trường.

- Cơ cấu: đang chú trọng vào các ngành công nghiệp hiện đại. Cơ cấu gồm các ngành: CN chế biến, CN dầu khí, CN điện, CN khai thác khoáng sản.

III. Dịch vụ

- Đang có xu hướng phát triển mạnh dựa trên nhiều thuận lợi về: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng....

- Hướng phát triển:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Hiện đại hóa mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tín dụng.

+ Phát triển du lịch.

- Xuất hiện nhiều ngành mới làm cho lao động trong khu vực dịch vụ tăng khá nhanh.

IV. Nông nghiệp

1. Trồng lúa nước

- Điều kiện: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm; dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

- Tình hình sản xuất: sản lượng không ngừng tăng.

- Phân bố: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

2. Trồng cây công nghiệp

- Điều kiện: đất phù sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm; dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

- Tình hình sản xuất: cây công nghiệp đa dạng, cung cấp 75% sản lượng c ao su, 20% sản lượng cà phê, 46% sản lượng hồ tiêu cho thế giới.

- Phân bố: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin.

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

a. Chăn nuôi: 

- Số lượng đàn gia súc khá lớn, nhưng chăn nuôi chưa trở thành ngành chính.

- Các nước nuôi nuôi nhiều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam.

b. Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản

- Là một trong những khu vực đánh bắt cá lớn, nhưng chưa tạn dụng hết tiềm năng.

- Nuôi trồng: gần đây phát triển mạnh.

Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác

1. Mục tiêu

- Có ba mục tiêu chính:

+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các thành viên.

+ Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.

+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.

- Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

2. Cơ chế hợp tác của ASEAN

- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, cácm hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.

- Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

II. Thành tựu và thách thức của ASEAN

1. Thành tựu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP đạt 921 tỉ USD (2000), xuất siêu.

- Mức sống của nhân dân được nâng cao.

- Tạo dựng được môi trường chính trị hoà bình, ổn định.

2. Thách thức:

- Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều.

+ Cao: Xin-ga-po.

+ Thấp: Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

- Trình trạng đói nghèo.

+ Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân.

+ Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ.

- Các vấn đề xã hội.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Vấn đề tôn giáo, dân tộc.

+ Bạo loạn, khủng bố…

III. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

1. Tham gia của Việt Nam

- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.

- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội thể thao.

- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

2. Cơ hội và thách thức

- Cơ hội: xuất được hàng trên thị trường rộng lớn.

- Thách thức: phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có công nghệ cao hơn.

- Giải pháp: đón đầu, đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

Tiết 4. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á

1. Hoạt động du lịch

a. Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách ở một số khu vực châu Á năm 2003

b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch phải chi tiêu ở từng khu vực (USD/ người)

* Tính chi phí = Số chi tiêu của khách / Số du khách

c. Nhận xét:

- Số lượng khách du lịch quốc tế (năm 2003) ở Đông Nam Á tăng trưởng chậm hơn hai khu vực còn lại (gần ngang bằng với Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á).

- Chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam Á, nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông Á. 

- Những kết luận trên phản ánh trình độ dịch vụ và các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam Á thấp, còn nhiều hạn chế.

2. Tình hình xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á

- Có sự chênh lệch giá trị xuất, nhập khẩu rất lớn giữa các nước.

- Tuy có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn Xi-ga-po và Thái Lan nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm 4 nước.

- Việt Nam là nước duy nhất có cán cân thương mại (xuất khẩu - nhập khẩu) âm. Ba nước còn lại có cán cân thương mại dương.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: