Địa

TỈ SUẤT SINH THÔ: tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân trung binh ở cùng thời điểm.

TỈ SUẤT TỬ THÔ : tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.

GIA TĂNG CƠ HỌC: sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư. Không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI: sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đv%

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI: sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

thế giới chia dân số thành 3 nhóm tuổi

nhóm dưới tuổi lao động : 0-14 tuổi

nhóm tuổi lao động :15-59 tuổi (hoặc 64t)

nhóm trên tuổi lao động : 60t (hoặc 65t) trở lên.

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO LAO ĐỘNG : cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

a)nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng them gia lao động, đc chia làm 2 nhóm:

_Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và chưa có việc làm.

_Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

b)dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:

Dân số hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa các nước:

Các nước đang phát triển có tỉ lệ lao động khu vực I cao nhất

Các nước phát triển có tỉ lệ lao động khu vực III cao nhất

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ: tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của người từ 25t trở lên.

PHÂN BỐ DÂN CƯ: là sự sắp xếp 1 cách tự phát hoặc tự giác trên 1 lãnh thổ nhất đinh, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.

MẬT ĐỘ DÂN SỐ: là số dân cư trú trên 1 đơn vị diện tích. Đv người/km2.

Đặc điểm:

a)phân bố dân cư không đều trong không gian: thế giới có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48người/km2.

b)biến động về phân bố dân cư theo thời gian: châu Á, đại dương không biến động lớn

châu Mĩ, Âu biến động lớn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư: kinh tế, xã hội, tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ.

CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

Quần cư là tập hợp tất cả các điểm dân cư tồn tại trên 1 lãnh thổ nhất định.

Phân loại: có 2 loại hình quần cư chủ yếu: quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Đặc điểm:

Quần cư nông thôn xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp. Các quần cư đô thị gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp, tập trung dân số cao.

Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, hình thức quần cư nông thôn ngày nay có nhiều thay đổi về chức năng, cấu trúc và hướng phát triển.

Kết quả là tỉ lệ dân phi nông nghiệp tăng. Quá trình độ thị hoá cũng làm cho quần cư nông thôn gần giống quần cư thành thị

ĐÔ THỊ HOÁ: là một quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Đặc điểm

a)Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

b)Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

Số lượng các thành phố có số dân trer6n 1 triệu người ngày càng nhiều.

Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất: Mĩ,Âu,Úc

Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhất: Đông phi và Trung phi

c)Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

Quá trình đô thị hoá làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.

ẢNH HƯỞNG ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ MÔI TRƯỜNG

a)tích cực: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động => làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân.

b)tiêu cực: đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá => thiếu việc làm, thiếu thức ăn, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội...

Công thức:

Tnn=Dnam/Dnữ

MĐDS=dân số/ diện tích

Tỉ suất gia tăng tự nhiên

%GTTN=(ST-TT)*100=(ST-TT)/10

CHÚC TỤI BAI NÀM BÀI DUI DẺ(^O^)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hensuithoi