địa 25 26

BÀI 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

1-Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đất, khí hậu, nước).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phụ thuộc vào tự nhiên còn rất lớn.
Ví dụ:
-Đất feralit ở miền núi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, đất phù sa ở đồng bằng hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm.
-Khí hậu phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng và có sự khác nhau về chuyên môn hóa giữa các vùng. Ở ĐNB chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, còn ở TD-MN Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
* Nhân tố KT-XH làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
-Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
-Việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi nước ta.
-Các nhân tố KT-XH còn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sản xuất.
-Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, đường lối chíng sách, thị trường đóng vai trò quyết định sự hình thành các vùng nông nghiệp tiến tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.


2-Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa :
a-Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế…). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả… Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn. Vùng có diện tích trồng chè lớn hơn.
- Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cafe, cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng cây công nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải… Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
- Nguyên nhân: Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu.
b-Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- ĐBSH có ưa thế về rau, cây thực phẩm có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (su hào, bắp cải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, thuỷ sản.
- ĐBSCL chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả; thuỷ sản, gia cầm…Vùng này quy mô sản xuất lúa, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so với ĐBSH.
- Nguyên nhân: Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Đồng thời do quy mô đất trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

3-Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ?
Công nghiệp chế biến có tác động kéo dài thời gian bảo quản nông sản, giúp nông sản có thể được vận chuyển xa hơn, mở rộng thi trường tiêu thụ nông sản, đồng thời làm tăng giá trị nông sản. Hơn nữa việc phát triển vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến sẽ tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.


BÀI 26 CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1-Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
-Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
-Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử…
2-Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch ?
-Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
3-Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó ?
ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử => tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện => Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.

4-Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.
-Cơ cấu Công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
-Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.
-Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước (25,1%-năm 2005), tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước (31,2%), đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (43,7%).
-Sự chuyển trên là tích cực, phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng ta.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phuog