Di vật

VII. Di vật
1. Di vật là gì?
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
2. Những di vật tiêu biểu tại Đền Vua Đinh Vua Lê.
- Long sàng bằng đá tại Đền Vua Đinh, :
Có 1 cặp long sàn đang được lưu trữ trong khuôn viên Đền Vua Đinh. Cả 2 đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017.
   Long sàng ở nghi môn ngoại:


Long sàng trước nghi môn ngoại là một tảng đá nguyên khối, chạm khắc thành sập đá hình hộp chữ nhật. Mặt sập có chiều dài 187cm, rộng 127cm; chân đế hơi choãi ra có chiều rộng 134cm, dài 196cm.

Trên mặt sập đá chạm khắc nổi hình con rồng đang cuộn mình với thế uy quyền của bậc đế vương. Cũng trên mặt sập đá, một hình sư tử được khắc sắc nét giữa hai chi sau của con rồng. Đầu rồng to, miệng đang há ngậm viên ngọc, răng và sừng sắc nhọn... Đặc biệt, bốn chi của rồng được nhân cách hóa, theo đó, thay vào chi chim ưng với những móng vuốt sắc nhọn thì chi rồng này là 4 bàn tay người phụ nữ mềm mại, tay thì cầm sừng và bờm, tay thì vít râu rồng...

Bốn chân của long sàng được tạo tác với hình dạng quỷ dạ xoa dữ tợn. Sự hiện diện của những ác quỷ trên ngai bệ thể hiện sự thần bí và mang ý nghĩa nhắc nhở về địa vị, quyền lực trong chốn linh thiêng, thờ tự.
      Long sàng trước bái đường: 

Chiếc long sàng thứ hai ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tuổi đời trên 300 năm,  được đặt ở vị trí trang trọng trên sân chầu của ngôi đền cổ, sát thềm tòa bái đường. Long sàng này cũng được tạc dựng từ đá nguyên khối hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 2 tấn (dày 18cm, dài 188cm, rộng 138cm).

Con rồng được khắc trên long sàn trước bái đường cũng đang cuộn tròn mình trên mặt sâp. Các chi của rồng cũng được cách điệu nhân cách hóa rất lạ lẫm và thần bí. Theo đó, 3 chân rồng được cách điệu thành bàn tay con người, mỗi bàn tay thực hiện một nhiệm vụ, không tay nào giống tay nào, tay thì vít chặt sừng rồng, tay nắm chặt bờm... Đầu rồng được chạm sắc nét cũng đang ngậm viên ngọc, từng đừng nét như vẩy, vi, chi, râu, sừng rồng được tạo hình nổi rất rõ.Xung quanh sập cũng được thiết kế trạm đầy hoa văn với đủ các họa tiết từ cỏ cây hoa lá, chim muôn thú... điều này nói lên sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa đấng quyền uy tối cao với dân chúng.
  
-  Ngoài ra, Đền Vua Đinh còn có các di vật:

        Đinh Tiên Hoàng

              Đinh Liễn

         Đinh Hạng Lang

               Đinh Toàn

Tượng Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ đá xanh nguyên khối và các con trai( Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn).

   Đôi " voi chầu " trong Đền.

Một bức tranh sống động được chạm khắc từ gỗ do các nghệ nhân từ thế kỷ 17 tạo nên.

Bia đá ghi dấu những chứng tích thời Đinh đến nay vẫn còn được lưu giữ trong ngôi đền cổ.

Rồng, Nghê đá... được chạm khắc từ đá xanh nguyên khối, đây là những con vật thể hiện sự quyền uy, sang trọng trong cung vua, các đền đài xưa ở Việt Nam, những con vật này hiện vẫn còn được giữ nguyên tại đền vua Đinh.

-  Hòn non bộ ở Đền Vua Lê:

Hòn non bộ là một đặc trưng của Đền Vua Lê.
Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".Đi sâu vào đền còn có thêm hai hòn non bộ " Phượng ấp" và hòn non bộ "Long Mã".

-   Tượng thờ tiêu biểu trong đền trong Đền Vua Lê:Đền Vua Lê Đại Hành dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đô Hoa Lư, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải.

cả ba pho tượng này đều có dáng dấp thời Nguyễn vì nước sơn mới và những hoa văn trang trí rồng - mây - hoa - lá vừa quen thuộc ở thời Nguyễn vừa làm theo kỹ thuật uốn dán vào. Để ý kỹ hơn lại thấy có một số nét của cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII hoa cúc trên mũ bà Dương Vân Nga rực rỡ mà gọn đẹp, hài của các tượng đều chạm mảng lớn với đầu rồng đơn giản. Tuy nhiên trên tổng quan cả ba tượng này có nhiều nét riêng tiếp nhận từ tượng thời Mạc để rồi phát triển vào những năm đầu thế kỷ XVII. Như vậy ở ba pho tượng này có ba lớp văn hóa chồng nhau, do các thời sau tu sửa đã đắp thêm vào, chồng phủ ra ngoài.

Từ các di vật,ta thấy nghệ thuật trạm khắc ở Đền Vua Đinh Vua Lê tức nghệ thuật trạm khắc thế kỉ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo trên từ vật liệu, đặc biệt là gỗ và đá.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tích