Di truyền vi khuẩn
DI TRUYỀN VI KHUẨN
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Các cơ chế vận chuyển yếu tố di truyền của vi khuẩn :
A............. B............. C. .............
2. Hai kiểu tải nạp ở vi khuẩn các anh chị học là:
A.............. B..................
3. Sự hình thành tính kháng thuốc ở vi khuẩn do .....A......gen ở nhiễm sắc thể hoặc do tiếp nhận....B......
4. Sự tiếp hợp là hiện tượng vận chuyển các yếu tố .....A......lúc vi khuẩn cho và vi khuẩn nhận ...B......với nhau.
5. .....A........là qúa trình vận chuyển gen ở vi khuẩn qua trung gian của .....B.......
6. Biến nạp là sự vận...A.......của nhiễm sắc thể từ.....B.....sang tế bào nhận.
7. Trong biến nạp, tế bào nhận phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt được gọi là ...A......mới có khả năng tiếp nhận....B......hòa tan của tế bào cho.
8. Trong tự nhiên sự.....A....giữ một vai trò có ý nghĩa trong lây lan các......B....ở vi khuẩn gram (+).
9. Hiện tượng tiếp hợp liên quan đến nhân tố .....A...... của vi khuẩn .
10. Trong các ......A.......nhân tố F tạo ra một lực đặc biệt gọi là lực....B......., nhờ lực này mà xảy ra sự tiếp hợp giữa các vi khuẩn.
11. Plasmit là những yếu tố di truyền nằm ngoài nhiễm sắc thể ......A......., hình vòng tạo nên bởi phân tử....B......
II. Câu hỏi đúng sai:
12. Trong biến nạp, một đoạn ADN được vận chuyển vào tế bào nhận.
13. Thí nghiệm biến nạp của Griffith tiêm vào chuột hỗn hợp phế cầu S1 chết với R1 sống thì chuột vẫn bịnh thường.
14. Thí nghiệm biến nạp của Griffith được thực hiện ở vi khuẩn Hemophilus influenzae.
15. Biến nạp được dùng để xác định những vùng rất nhỏ trên bản đồ di truyền của vi khuẩn.
16. Trong tải nạp đặc hiệu một số phage có thể vận chuyển bất cứ gen nào của vi khuẩn.
17. Trong tải nạp chung một vài chủng phage có thể vận chuyển một hoặc một số gen nhất định của vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận.
18. Trong thiên nhiên sự tiếp hợp giữ một vai trò đáng kể trong biến dịcủa vi khuẩn, đặc biệt trong lây lan tính kháng thuốc giũa các vi khuẩn gram âm.
19. Plasmit ở vi khuẩn gram dương chỉ được lan truyền qua vi khuẩn khác qua trung gian của phage.
20.Sự hình thành tính kháng thuốc ở vi khuẩn là do sự biến đổi gen ở nhiễm sắc thể hoặc do tiếp nhận plasmit kháng thuốc.
III. Câu hỏi 1/5
1. Cơ sở vật chất của di truyền của vi khuẩn là:
a. DNA. b. RNA. c.DNA và RNA. d. Nhiễm sắc thể. e. Plasmid.
2.Mỗi gen quyết định :
a. sự tổng hợp các enzym. b. sự hình thành các cấu trúc của tế bào.
c. sự tổng hợp một protein đặc hiệu . d. sự tổng hợp DNA. e. sự tổng hợp RNA.
3. Tần suất đột biến rất nhỏ:
a. 10-6 - 10-8. b. 10-5 - 10-7. c. 10-4 - 10-6. d. 10-5 - 10-8. e. 10-5 - 10-9.
4.Sự biến nạp là :
a. sự vận chuyển gen của nhiễm sắc thể giữa các tế bào .
b.sự vận chuyển DNA hòa tan của nhiễm sắc thể từ tế bào cho sang tế bào nhận.
c. sự vận chuyển DNAcủa nhiễm sắc thể giữa các tế bào qua tiếp xúc .
d. sự vận chuyển DNA của nhiễm sắc thể giữa các tế bào.
e.sự vận chuyển gen từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận qua trung gian của phage.
5. Trong thí nghiệm của Griffith:
a. tiêm phế cầu S1 sống vào chuột thì chuột không chết. ,
b. tiêm phế cầu R1 sống vào chuột thì chuột chết. c. tiêm phế cầu S1 chết vào chuột thì chuột chết.
d. tiêm hỗn hợp phế cầu S1 chết và R1 sống thì chuột chết .
e. tiêm phế cầu R1 chết vào chuột thì chuột chết.
6 .Nhân tố biến nạp là:
a. RNA. b. RNA và DNA c.DNA. d.DNA và protein. e.RNA và protein.
7. Trong biến nạp người ta nhận thấy trong một quần thể vi khuẩn có:
a. một quần thể tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan.
b. nhiều tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan.
c. một tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan.
d. phần lớn tế bào có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan.
e. một số nhỏ tế bào khả nạp có khả năng tiếp nhận DNA hòa tan.
8. Sự tải nạp ở vi khuẩn là:
a. sự sao chép nhiễm sắc thể . b. sự tích hợp DNA tổng hợp vào nhiễm sắc thể.
c. quá trình vận chuyển gen qua tiếp xúc. d. quá tình vận chuyển gen qua trung gian của phage
e. sự trao đổi gen.
9. Sự tải nạp chung:
a. được khám phá lần đầu ở E.coli. b. được khám phá lần đầu ở Salmonella.
c. do Lederberg và Tatum khám phá. d. do Avery và Mac.Leod khám phá.
e. do Chase khám phá.
10. Phage l có thể:
a.vận chuyển bất kỳ gen nào của E.coli. b.vận chuyển nhóm gen Gal của E.coli.
c.làm tan tế bào nhiều loại vi khuẩn . d. kkhông tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
e. không sinh dung giải với E.coli.
11. Phag P22:
a. được tìm thấy ở môi trường nuôi cấy L2. b. độc lực với L2 nhưng ôn hòa vơi L22.
c. độc lực với L22 nhưng ôn hòa vơi L2 d. được tìm thấy ở môi trường nuôi cấy L22.
e. sinh dung giải với L2 và L22.
12. Trong thiên nhiên sự tải nạp có thể .
a. tạo nên những vi khuẩn phối hợp nhiều đột biến khác nhau.
b. tạo nên những chủng vi khuẩn gram âm kháng nhiều thuốc.
c. làm lây lan các plasmit kháng thuốc ở vi khuẩn gram dương.
d. làm lây lan các plasmit kháng thuốc ở vi khuẩn gram âm. e. vận chuyển nhân tố F.
13. Sự tiếp hợp là hiện tượng vận chuyển di truyền:
a.lúc chỉ có vi khuẩn cho là vi khuẩn khuyết dưỡng.
b. lúc chỉ có vi khuẩn nhận là vi khuẩn khuyết dưỡng
c. qua sự tiếp xúc của vi khuẩn. d.qua trung gian của phage.
e.qua sự tiếp xúc của vi khuẩn sinh dung giải.
14. Môi trường tổng hợp tối thiểu là:
a.môi trường dinh dưỡng thêm Leucin và Threonin. b.môi trường chỉ chứa nước, Biotin, và Methionin.
c. môi trường chỉ chứa nước, glucoza, và muối khoáng.
d. môi trường dinh dưỡng thêm Streptomycin e. môi trường dinh dưỡng chỉ chứa glucoza.
15. Tế bào đực: ( nhiều câu trả lời đúng).
a.chứa nhân tố F. b. không chứa nhân tố F.
c.đóng vai trò tế bào tiếp xúc
d. đóng vai trò tế bào nhận. e. đóng vai trò tế bào cho.
16. Tế bào cái: ( nhiều câu trả lời đúng).
a. chứa nhân tố F. b. không chứa nhân tố F.
c. đóng vai trò tế bào cho. d. đóng vai trò vận chuyển nhân tố F.
e. đóng vai trò tế bào nhận
17.Tế bào Hfr:
a.có nhân tố F nằm ngoài nhiễm sắc thể. b.có nhân tố F không đầy đủ.
c.vận chuyển gen với một tần số cao. d. vận chuyển gen với một tần số thấp
e. vận chuyển nhân tố F vào tế bào đực.
18.Nhân tố F:
a.mang một đoạn DNA của nhiễm sắc thể b.không có khả năng tự sao chép.
c.tích hợp vào nhiễm sắc thể d.không vận chuyển tính trạng của vi khuẩn
e.được tìm thấy ở tế bào cái.
19.Trong thiên nhiên sự tiếp hợp có vai trò đáng kể trong:
a. lây lan tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn gram dương.
b. lây lan tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn gram âm.
c. lây lan tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn gram âm và gram dương.
d.vận chuyển các gen của vi khuẩn.
e.vận chuyển các plasmit kháng thuốc ở vi khuẩn gram dương.
20. Đột biến phát sinh do:
a.sự phức tạp trong cấu tạo của tế bào chất. b.sự sai sót trong sao chép nhiễm sắc thể.
c.nhiễm sắc thể gồm nhiều gen. d.gen tạo nên bởi nhiều nucleotit.
e.gen nằm ở trên nhiễm sắc thể.
21. Sự tiến hóa của vi sinh vật trở nên nhanh chóng:
a.lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những đột biến liên tiếp. b.vì vi sinh vật sao chép nhiễm sắc thể.
c. vì vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc.
d. lúc vi sinh vật phát triển cơ chế vận chuyển di truyền. e. lúc sự đột biến xãy ra.
22. Trong tải nạp đặc hiệu một số phag đặc hiệu:
a.có thể vận chuyển bất các gen nào của vi khuẩn. b. chỉ vận chuyển một số gen nhất định của vi khuẩn.
c.chỉ vận chuyển gen của vi khuẩn lúc chiếu tia cực tím.
d. chỉ vận chuyển gen của vi khuẩn lúc chiếu tia X. e.được phát hiện lần đầu ở Salmonella.
23.Ở vi khuẩn tính kháng thuốc hình thành do:
a. biến đổi gen ở nhiễm sắc thể. b. sử dụng kháng sinh bừa bải.
c. sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng.
d.tiếp nhận plasmit F. e. tiếp nhận plasmit F’.
24.Sự hình thành tính kháng thuốc là do:
a.biến đổi gen ở nhiễm sắc thể. b.tiếp nhận plasmit kháng thuốc.
c.tiếp xúc trực tiếp và tiếp nhận phag. d.sử dụng kháng sinh bừa bải.
e. biến đổi gen ở nhiễm sắc thể hoặc tiếp nhận plasmit kháng thuốc
25. Nhân tố R:
a.chứa nhân tố vận chuyển đề kháng. b.chứa RTF và quyết định đề kháng
c. chứa quyết định đề kháng d.tìm thấy vi khuẩn gram âm và gram dương.
e. tìm thấy vi khuẩn gram dương.
26. Plasmit kháng thuốc được vận chuyển:
a.bằng giao phối . b.bằng biến nạp. c.bằng tải nạp.
d.bằng những cơ chế khác nhau tùy theo vi khuẩn. e.bằng tiếp xúc trực tiếp giữa vi khuẩn
27. Nhân tố kháng thuốc R:
a.không thể lan tràn như một bệnh truyền nhiễm b.không thể lan tràn trong các vi khuẩn gram âm .
c.lây truyền qua trung gian của phage. d.lây truyền trong các vi khuẩn qua tiếp xúc.
e.chứa nhân tố vận chuyển đề kháng.
28. Sự đề kháng đối với kháng sinh ở tụ cầu vàng:
a.đều do plasmit penicillinaza chi phối
b. đều do plasmit chi phối c.được vận chuyển bằng tiếp hợp.
d. được vận chuyển bằng biến nạp. e.lây truyền do tiếp xúc.
29.Plasmit kháng thuốc ở vi khuẩn gram âm:
a. không thể lây truyền trong các vi khuẩn đường ruột. b. không thể tách ra làm hai phần.
c. là nhân tố R. d.là nhân tố RTF.
e. lây truyền qua trung gian của phag.
30. Sự tái tổ hợp giữa hai vi khuẩn, mỗi vi khuẩn kháng một loại kháng sinh:
a. làm xuất hiện những vi khuẩn kháng thuốc.
b. làm xuất hiện những vi khuẩn kháng với một loại kháng sinh.
c. làm xuất hiện một số vi khuẩn kháng với kháng sinh thứ nhất và một số vi khuẩn kháng với loại kháng sinh thứ hai.
d. làm xuất hiện những vi khuẩn kháng với cả 2 loại kháng sinh .
e. làm xuất hiện những vi khuẩn kháng thuốc chứa nhân tố F’.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top