DÌ TÔI.

DÌ TÔI.

" Sẩy cha,
còn chú.
Sẩy mẹ,
bú dì..."
(Thành ngữ).

Dì tôi đẹp, tiếc là cái đẹp của dì trước năm 1988(*1) ít đc biết tới. Để minh chứng vẻ đẹp của mình, dì đẻ một lèo 4 đứa con gái giống hệt dì, như một quả trứng có 4 lòng đỏ vậy. Hàng xóm nói những ng mẹ đẹp nên đẻ nhiều con gái.
Dượng tôi cũng đẹp, để cứu rỗi cái đẹp của dượng, hay là chứng tỏ tình yêu với chồng, dì đẻ đứa thứ 5. Hàng xóm lại nói: Thật hồng phúc nhà này lớn như quả núi Nưa.
Khi dì có mang tháng thứ 6, dượng tôi mời một bà mụ cao tay nhất vùng về khám. Sau một hồi mân mê cái bụng chửa, một chầu cơm rượu, bà mụ lật đật khoác tay nải bên trong có nắm lá huyết dụ khô, một nắm xôi, cái đùi gà và một liền trầu ôm một chẽ cau tươi, phán: Chửa bụng trên, lại ăn mặn mà đái ko khai thì đích là thằng cu rồi. Lại nữa, tôi xem ngấn chân con chị nó thì chắc. Lớp này bố hĩm đã sẵn 4 bình rượu mơ, lại sắm đc cái gậy rồi, phải khao đấy nhé!
Bà mụ nhổ toét toẹt một bãi quết trầu, làm mấy con gà nhiếp châu đầu vào mổ mổ, tay lại mân mê cái đùi gà một lúc, làm như nó có thể nhảy trốn khỏi tay nải mà về với chủ ko bằng.
Dượng tôi mắt sáng như lân tinh buổi tối, miệng há ra đớp đớp, nuốt nuốt lấy từng lời bà mụ. Cục yết hầu xúc động quá mức, trèo lên tụt xuống như thể thơ "sáu- tám" đủ vần đủ ý vậy.
Ít hôm sau nhờ ng làng đi chợ nhắn nhe, đích thân mẹ tôi mang mấy bộ quần áo cũ sờn của tôi cho dì. Hồi ấy có tục để lấy "khước" ng ta hay xin đồ cũ về cho tốt vía.
5 đứa con của dì tôi tên lần lượt là: Nam, Dân, Chủ, Cộng, Hòa. Tên gọi ở nhà từ dưới lên: Thổ, Hỏa, Thủy, Mộc, Kim.
Dượng tên Việt, là bộ đội chuyển ngành về làm chuyên viên Ty Giáo dục, ăn lương "2 phẩy". Mỗi đầu tháng về nhà trên cái xe đạp "Thống nhất" của dượng bao nhiêu là lương thực, thực phẩm, dầu hỏa, nhu yếu phẩm, lại cả báo "Nhân dân" nữa.
- Em cạo giấy ấy mà. Chị mang báo về cho anh đọc, đọc hết chữ thì dán diều cho lũ trẻ- Dượng nói khi đón bọc quần áo của tôi- Khi nào mẹ con Nam đẻ nhờ chị đón tay, sau này cu Thổ làm ở Bộ Giáo dục ko chừng.
- Đc ở Bộ Ngoại giao thì tốt- Mẹ tôi cười tủm tỉm rồi giở trầu gạt bớt vôi để ăn- Dì Kim ăn mặn vôi bỏ mẹ.
- Ấy, từ dạo có chửa ăn cái gì cũng mặn chị ạ. Đến con lợn nái cũng ăn mặn theo cơ- Dì tôi nối chuyện.
- Lứa tới nó đẻ toàn lợn đực hẳn?- Mẹ tôi giắt một viên thuốc lào vào kẽ răng rồi nói.
- Em chả biết- Dì tôi hạ giọng-  Chị ạ, lứa này toàn lợn Móng Cái đấy! Nghe nói giống lai này tai to, mõm dài da lại trắng, nuôi mau lớn cân nhiều chứ ko như giống lợn ỷ đâu. Ng bạn cq bố nó mách vậy mình mới hay. Nghe nói ông này có ng nhà làm ở Bộ Trồng trọt & chăn nuôi, đâu như gần ga Hàng Cỏ ý. Đúng là họ có học có khác chỉ ợ.
- Thế à- Mẹ tôi tròn mắt, ghé vào tai dì thì thào một lúc, đến nỗi quết trầu dính cả vào cái khuyên tai bằng vàng mười của dì, mắt ng sáng lên một niềm hy vọng đầy bí mật.
- Gớm chửa, đôi trái cau non bồ hòn cũng ngọt - Hàng xóm có ng trông thấy thì bảo vậy.
...

Khi trên xà nhà có 9 cái vạch phấn, cây cột bếp có 4 cái vạch than củi thì cả dì tôi và con lợn nái cùng trở dạ.
Mẹ tôi nhằm vào phiên chợ sang trước một hôm, đội một đấu nghệ trên đầu. Bà mụ thì đc con Nam đón từ đầu ngõ, vẫn cái tay nải và nắm lá huyết dụ khô, lại có thêm một bọc cây chìa vôi, cây cà cậy và một cái vó rách(*2), rách một cách trứ danh, chắc trộm của anh bù nhìn.
Vừa đến sân bà mụ đã ra lệnh, quát tháo như một vị nguyên soái. Nào đun nc sôi bằng nồi ba mươi, hãm chè xanh bằng ấm tích, mổ moi con gà trống thiến. Lại hỏi bồ kết trữ đc mấy đồng cân.
- Chết thật- Dì tôi khó nhọc rên rỉ- Lâu lâu ko đẻ, ko biết để ở đâu nữa.
- Đồng quà thì nhớ- Bà mụ chập đôi hai miếng trầu ném vào miệng, nói- Một rổ sảo trứng ngỗng thì nhớ, vài hào bấc thì quên. Mai phiên Sòng(*3) mua lấy một đấu cho tôi, lần này nó khác. Thế đã cắt tiết con gà chưa? Chưa à? Ko biết cắt tiết à? Để tôi hộ cho. Sắp đến giờ tốt rồi đấy.
Con Nam ghé cửa buồng nhìn mẹ rồi nhìn bà mụ, con Cộng tấm tức khóc đòi mẹ bế, con Dân ngồi đun bếp mà tai mắt hóng lên trên nhà, con Chủ chơi nhảy dây ở sân, bị bà mụ đuổi ra đg chơi.
Bà mụ nói:
- Chị hĩm nín lại thư thư nhé. Làm đế làm vương hơn nhau cái giờ đẹp thôi đấy- Bà mụ đưa con dao cau liếc liếc cái trôn bát soèn soẹt rồi bảo mẹ tôi- Chị sang hôm qua à? Giữ hộ để tôi cắt tiết con gà. Lợn hả? Tý nữa đẻ cũng đc, càng đẹp giờ. Năm hợi lợn đẻ ng đẻ, thật hồng phúc như sáng vừa Văn Trinh đã lại bình minh Nưa, Triệu(*4)!
Ngoài ngõ một đống rấm đã đc đốt lên, mẹ tôi ném vào đó mấy quả bồ kết. Một lát, mùi bồ kết đã xông lên như thông báo cho hàng xóm biết sắp có đám đẻ.
Con lợn nái hồng hộc lên mấy tiếng, như lúc trông thấy cọp thì tuôn ra một tá lợn con mà da trắng hồng như da ng phía bắc bán cầu. (Về sau dượng tôi đặt tên cho lũ lợn này theo 12 con giáp là Tý, Sửu...cho đến Hợi).
Lần đầu tiên trông thấy những con lợn trắng làm mẹ tôi thích lắm: "- A ha! Mẹ cú đẻ con tiên! Mong cho hay ăn chóng lớn, dòng dõi tốt tươi, con đàn cháu đống để tao còn cải cách kinh tế..."
Nhoáng một lát, tích chè xanh chưa ngấm bà mụ đã thịt xong con gà, sai con Nam cho vào nồi luộc, lại dặn khi chặt gà thì phải khoét cái đùi dài dài ra, lên gần đến cánh ấy. (Do vậy mà thời nay có câu "chân dài đến nách" chăng?). Đoạn bà ta rót một bát nc, tớp ngay một miếng nhưng bị bỏng quá vội nhả toẹt ra thềm nhà. Mấy con gà nhiếp tưởng ăn đc lại châu đầu vào mổ mổ. Bà chữa thẹn:
- Chiếp, chiếp! Khiếp, khiếp! Cái giống nc đất cát chúa đời là nóng dai!
Con Nam nom thấy thế che miệng cười. Bà "chữa" tiếp:
- Sướng nhá! Sắp đc bế em cu sướng nhá!
Dứt lời bà lại đền cho cái miệng bị bỏng của mình "sấp đôi" 2 miếng trầu cau, lại khen thuốc lào chân chua Quảng Thạch năm nay đc nắng, vừa nặng, vừa đằm, vừa có hậu.
...

Thằng Thổ ra đời gần nửa đêm qua tay mẹ tôi- nữ hộ sinh bất đắc dĩ. Khi ấy 12 con lợn lai Móng Cái đã ủn ỉn bú no rồi chụm đầu vào ngủ, cũng khi ấy bà mụ làm vài quai rượu gạo buổi tối rồi ngáy pho pho ngay trên chiếc ghế tràng kỷ. Con Nam cằn nhằn sưng mặt vì ko đc đi xem chiếu bóng. Tối ấy ở sân chợ Sòng ng trên tỉnh về chiếu bộ phim "Chuyện cổ tích dành cho tuổi 17". Nó còn sưng mặt mấy hôm, ko, hình như đến lúc lấy chồng thì phải, vì tiếc, vì ng đi xem về kể rằng ko phải chuyện cổ tích, vì rằng theo chuyện cổ tích thì phụ nữ đẻ con ko cần nam giới. Đấy, đơn cử như cu Gióng có bố đâu, chỉ ướm cái vết chân mà thành có chửa, chả thích. Phí! Chí ít cũng phải nắm tay, phải hôn nhau rồi ngã, rồi tắt đèn, rồi phủi bụi quần bụi áo, rồi dăm ba con trăng thì đi mời bà mụ thăm khám...Bà mụ bảo nghệ thuật đó là thứ hàng đểu, chỉ tổ hại dạ dày. Vừa mất tiền vé lại mất thời giờ, thời giờ ấy đi soi cua ngoài đồng chiêm chỉ có tốt cho dạ dày. Bà nói xong thì ngáp ngáp, mắt díp lại dường như cơn buồn ngủ đã hạ đo ván rồi, bắt đầu từ lưng, vì cái lưng đã hạ an toàn xuống tràng kỷ sau khi nói với mẹ tôi: Dì ấy đau đến cơn thứ 7 thì gọi tôi, vì đẻ con trai mà! Phàm các loại đau, từ cổ chí kim, từ Đức mẹ đến chị Âu phu nhân anh Lạc, đau đẻ là sướng nhất, khoái nhất và muôn năm nhất (!).
Mặt trời lên độ con sào ở sông nc sâu, khi khách chợ Sòng về vãn, khi anh hàng xeo dùng con dao bầu loang loáng lia đi lia lại cái phản bán thịt làm những con quạ liếc mắt nhìn giận dữ và thất vọng, khi bà cụ bán bánh đa kéo cái váy đụp te he tưới nc cho chậu than tắt hẳn. (Năm xưa, thời còn thuộc Pháp, chợ Sòng bị cháy rụi một lần nghi do Việt gian phản động, sau quan cẩm ngoài Cầu Bố cưỡi ngựa về điều tra, té re thủ phạm là chậu than quạt bánh đa gặp gió nồm nam. Từ bấy về sau ngài ra luật- như kiểu luật phòng, chữa cháy bây giờ- là phải dập tắt hẳn than, lửa mỗi khi tan chợ). Các ông, các anh bán bánh đa cũng ít, đại đa là các bà, các cô nên việc dội cho tắt lửa trở nên tiện lợi và "tiện thể" vô cùng(!); khi anh hàng mắm tôm đậy cái vỉ vải màn cho vại mắm, lấy ngón tay quẹt quẹt chút mắm vãi ra mép vại rồi cho vào mồm mút, làm bầy nhặng bay lên hút chết, khi ông thầy bói đeo kính đen giả cách mù gieo quẻ tiền chinh "Bảo Đại thông báo"(*4) nghe lanh canh và rao lên: Bói đây, bói đây! Ngồi ko thì rẻ cũng bói! Bói nốt phiên này, phiên mai đi Cây Trôi(*5), phiên mốt đi Hội(*6), sau nữa đi Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Hà Nội) bổ túc Triết học ko chừng. Mất bò mất trâu, để lâu mất hẳn. Nhân duyên vận mạng. Tiền vận hậu vận. Từ hàng "nhất" đến hàng "yêu"(*7). Từ Thúy Vân, Thúy Kiều đến Thị Màu, Thị Kính. Từ thầy ký thầy thông đến ông Công ông Địa, rồi tái bút thêm ông "sỹ" bà "nông", cờ- lông- công, cờ- lê, ê- cu đến bu- lông...bói tuốt để về thổi cơm, đuổi gà cho vợ thôi...Khi ấy thằng Tiểu "đọng chặm"(*8) tua 3 vòng khả dĩ "com- bo" nhặt nhạnh hết những gì còn sót lại...thì bà mụ tỉnh giấc phàm.
Đầu tiên là bà với cái ấm tích rồi ngửa cổ rót một hơi dài tưởng như vô tận vào mồm mình. Tất nhiên là nc nguội, vì khi rượu đã tỉnh thì cơ bản ng ta đủ khôn để biết nc nóng hay nguội, cơ bản để biết là cơ thể cần bao nhiêu nc, cơ bản cần phải bổ sung gấp nếu ko thì khát quá, cơ bản phải đặt lên hàng đầu là việc phải uống nc bằng cách nhanh nhất cả về thời gian và số lượng...Nếu ko tức là chưa tỉnh rượu, rượu chưa tỉnh tức là nc chưa cần chiếm chỗ rượu trong cơ thể. Và nữa, chưa tỉnh là chưa hỏi đc một câu rất tỉnh như này:
- Đẻ chưa? Rồi hả. Tốt! Đc vài cân ko? Khiếp cái giống rượu men bắc Bái Muôn, say đáo con thị để! Sao ko gọi tôi?
Con Nam mất ngủ dỗi lây, mát mẻ:
- Nhà cháu ko có súng thần công ở trong nứ!
Mẹ tôi cười như ng mắc lỗi:
- Thưa: Nói ko phải phép, chẽ(*9) trên chẽ dưới, có gì đâu chị.
Chợt nhớ ra điều gì, bà mụ bảo:
- Nay Sòng phỏng? Chết thật, tý quên. Hôm nay trên Lộc Long có đám đầy cữ bỏ tro(*10), đích tôn ông thầy lang Cả Bổn(*11). Cỗ trên nứ vẫn 4 một 8 hai ko như ở đây, 6 ng một mâm khó gắp bỏ mẹ(!)
Bà mụ dặn sắc nước lá huyết dụ khô cho dì tôi uống rồi vơ vội tay nải ra đi. Lại dặn kỹ con Nam khi nào bố công tác về thì nhắn để bà xuống. Cũng ko phải phần phò gì cả vì bà đã về nhà đâu.
Mẹ tôi luộc một nồi 3 nghệ tươi rồi đem vào buồng, thấy 2 mẹ con dì đang ngủ say thì lẻn ra chuồng xem đàn lợn giống mới.
Mùi nghệ tươi, mùi khói bồ kết và mùi hoa dẻ trong buổi sáng đầu hạ làm mẹ tôi thấy lòng mình thư thái, thanh tịnh vô cùng.
...

Non trưa, qua ng làng đi chợ Sòng về, tôi nhận đc một gói cơm nếp đùm trong cái lá chuối hột đã hơ lửa và một cái đùi gà dài vô tận.
Cái đùi gà thật vĩ đại. Tôi e rằng gọi "cái đùi gà" là đắc lỗi với dì tôi, vì nó nguyên cả chân lại khoét kéo dài đến tận cánh. Đến năm 3000 tôi ko chắc có ai lại chặt gà kiểu đặc biệt như thế. Đến năm 3000, ko, mãi mãi tôi vẫn ko thể, ko đc phép quên cái đùi gà ấy. Có ng nom thấy thì cả cười, chê ng làm cỗ vụng. Tôi ko biết nghĩ nhiều, tôi chỉ nghĩ có niềm hạnh phúc như sóng biển Thái bình dương ru trong tình yêu máu mủ, ruột thịt. Khoan, nhặt, bổng, trầm. Ru mãi, ru hoài...
Về sau nữa, hình như sau năm 3000, tôi đã nghĩ đc nhiều hơn, tôi nghĩ về ý tưởng chặt thịt gà độc đáo ấy.
Đến năm 4000 tôi vẫn nhớ mẹ tôi, dì dượng tôi và cả những việc như sau.
Hơn một tháng trôi qua dì tôi và thằng Thổ đều khỏe mạnh bình an vô sự mà dượng tôi vẫn chưa về. Dượng bắn tin là đang đi tập huấn lớp chuyên viên bậc...để nâng lương nâng chức. Công việc ở nhà dượng có nhờ vả mẹ tôi thu xếp giúp đỡ. Lại bảo đợt tới báo rất nhiều vì trên trung ương, chỗ gần ga Hàng Cỏ, (Mẹ tôi chỉ biết cứ trung ương hay Hà Nội là ga Hàng Cỏ), ng ta cho phát hành mấy loại báo nữa để nâng cao dân trí. Nghe nói có cả báo riêng cho trẻ con nữa. Dượng tôi nói rằng khi thằng Hòa biết đọc sẽ mua báo này cho nó, nó đọc xong thì dì dượng sẽ gửi ng đi chợ về cho tôi, tôi đọc xong có thế dán diều hay gấp tàu bay giấy, thuyền giấy tùy sở thích.
Độ 5 cữ(*12) thằng Hòa mẹ tôi mới về nhà. Nom ng có vẻ già đi nhưng vui hơn thì phải. Trên vai mẹ quảy một đôi quang gánh ko có vẻ gì là nặng lắm.
Thật thú vị và bất ngờ hết sức. Trong cái lồng bu đc lót rơm dày, như cái ổ của tôi nằm tiết Đại hàn, là một chú lợn con trắng hồng, mà nói theo cách bây giờ là cưng muốn xỉu luôn. Ở đầu gánh bên kia còn bất ngờ té ngửa khác mà bấy giờ tôi ko thể nào hiểu đc, đó là...2 viên gạch cốm.
Mấy ngày tiếp theo gần như nhà tôi chỉ giành thời gian để tiếp và giải thích về giống lợn mới với hàng xóm. Nào là giống mới do phe XHCN tạo ra hay ăn, chóng lớn, năng suất cao. Giống này ra đời có thể tạo ra sự khác biệt về chăn nuôi nói riêng và kinh tế nói chung so với phe Tư bản; nào là giống lợn này Liên hợp quốc hay Hội đồng tương trợ kinh tế tặng cho nc ta và họ hy vọng sau vài năm nuôi lợn này thì nc ta ko phải tương trợ kinh tế nữa; nào là Móng Cái là một địa danh có nhiều trại chăn nuôi, chứ ko phải Hàng Cỏ- đúng ra là trung ương, như đã nói, mẹ tôi cứ trung ương là Hàng Cỏ- vì ở trung ương ai nuôi lợn bao giờ; nào là nhờ dượng tôi công tác có tem phiếu lương thực và quan hệ tốt với cấp trên nên tiếp cận đc sớm...vv và vv...Ng còn đọc một câu thơ Đường mà về sau tôi hiểu là ko lúc nào cũ: "Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt..."(*13).
Bốn ngày đón tiếp ng làng đến xem giống lợn mới thầy tôi hao một giành 3 đai chè xanh, 1 bánh thuốc lào bó trong cái lá mía khô cuộn quanh, trên dưới đc lót bằng lá cây mò, cũng khô, chung quanh buộc bằng một cái lạt giang xoăn xoắn. Thầy tôi bảo: "Lợn Liên hợp quốc (LHQ), mày cứ ăn nhiều mau lớn gấp đôi ba lợn Văn Lang Âu Lạc là đc, chè thuốc sá chi"- Thầy tôi đọc báo dượng tôi cho, thấy nói nc ta sắp vào LHQ nên cứ câu trước câu sau lại là LHQ. (Giống mẹ tôi, cứ trung ương là Hàng Cỏ vậy). Ng tin tưởng một cách sâu sắc rằng: Chắc chắn vào LHQ, bếp nhà tôi ngày phải đỏ lửa ko dưới 2 lần, hoặc chí ít LHQ có bột mì dễ ăn hơn cái "ngài" hạt lúa mạch của ông Hội đồng tương trợ kinh tế!
Nếu LHQ có bột mì, Hội đồng tương trợ kinh tế có hạt mạch- Thầy tôi nghĩ, cũng do đọc báo mà suy ra- Thì đương nhiên trước đó chính phủ đã lao tâm khổ tứ cả về tài năng trí tuệ lẫn công sức để đem củ sắn tươi ở trên núi, hun khói bếp rồi chuyển về miền xuôi gọi là sắn "gạc hươu", để cứu tế cho những cái dạ dày sôi kinh niên đã nhiều năm.
Hạt mạch dễ ăn hơn củ sắn "gạc hươu", bột mì ngon hơn hạt mạch, chân lý đó đã đc tổng kết sau khi những cái dạ dày đã bớt sôi. Tất cả những gì gọi là chân lý đều do dạ dày kết luận. Vậy thì phải vào LHQ thôi! Có điều "dục tốc bất đạt"(*14), cứ sau 5, 6 tháng nếu giống lợn LHQ to bằng giống lợn ỉ 11, 12 tháng thì chúng ta phải vào LHQ ngay thôi.
LHQ cho bánh ú! Xin cảm ơn!- Thầy tôi nghĩ tiếp- Cảm ơn suông cũng ngại, bánh dì ta chưa lo đc, hay "lại rá, lại rổ" cho họ một cái gì đó cho nó hợp đạo lý ng Việt mình. "Gạc hươu" chẳng hạn, nó cũng là ngũ cốc mà...Việc này để hỏi dượng nó xem sao.
Một bánh thuốc lào, một giành 3 đai chè tươi, cau trầu chưa kể, cũng ngốn mất ít tiền. Song le, nợ mòn con lớn. Có giống lợn Móng Cái, lợn LHQ, con chưa lớn nợ đã mòn là cái chắc!
Cả nhà tôi vui vẻ ra mặt, cả hàng xóm cũng vui lây và ai ai cũng nóng lòng chờ đợi.
...

Xế trưa, nắng đã quái.
Tiếng chim "huýt cù tủn" đều đều cất lên nhắc nhở mùa hạ đã về, làm cây phượng vội vã nhú ra những cái nụ bé tí, làm đám ruộng vừng cùng nhau dô tả dô ta nảy lên những bông hoa màu tím mặn. Dưới ruộng lúa sắp vào kỳ "cút gián"(*15) làm lũ cua thích thú. Bọn con nít đi học đã xé trộm những tờ đầu cuốn vở để gấp pháo giấy. Bác thợ rèn sắp bắt đầu bận rộn "cắt chấu"(*16) cho những cái liềm cái hái. Con đê cong như chiếc đòn gánh, nhoai mình ra phía nc triều lên, than thở năm nay nắng sớm. Bọn cá "vật đẻ" mong mưa rào như tôi mong mẹ đi Sòng về. Một cây lộc vừng nở muộn nên xấu hổ, bẽn lẽn, vẫn kịp nhớ để khẽ rung rinh chùm hoa gọi những con ong mật. Chú chuồn chuồn ớt thấy ong đáp đến thì chao nghiêng đôi cánh bay đi, tránh sân si phiền phức ko cần thiết.
Ngày 3 bữa, tôi thì chỉ có 2. Sau khi cho con lợn LHQ ăn thì bức tranh mùa hạ đã chấm phá ra trước mắt mẹ con tôi như thế. Để tô màu cho bức vẽ nhà quê thêm rực rỡ, mẹ gọi tôi ra ngồi ở bậu cửa để bắt chấy. Gặp chấy, mẹ nhúng ngón tay trỏ vào nc miếng và tóm gọn, đưa vào miệng "tử hình" qua mấy cái răng cửa "đốp" một tiếng. Gặp trứng chấy, mẹ bỏ vào lòng bàn tay của tôi. Nhiệm vụ còn lại của tôi là đặt chúng nằm giữa 2 cái móng tay của ngón cái và xiết nhẹ. Một tiếng "tách" rất khẽ vang lên là công việc hoàn thành.
  Chợt mẹ tôi dừng tay, đưa lên trán che ánh nắng lấp lóa. Trên đê cao có những đốm hoa nắng nhảy múa theo bước chân 2 ng. Ng lớn quảy quang gánh, đứa trẻ tầm hơn một giáp tuổi theo sau, vẻ vội vã.
Dì tôi và con Nam! Tôi như reo lên khe khẽ mừng thầm, vì sức hấp dẫn của đồng quà tấm bánh, chí ít là cây mía quả ổi trong vườn nhà dì chăng?
- Em thật có lỗi với anh chị- Dì tôi nói, mùi sữa thơm tho tỏa ra trong nắng- Nhưng anh chị cũng ko thể ăn đời ở kiếp với em đc mãi. Lấy chồng theo thói nhà chồng. Chồng về xứ bắc xứ đông cũng về. Bố nó trót đã hứa với ông Trưởng Ty, còn bảo đợt tới ông ấy cất nhắc làm trợ lý. Nếu đc thế em mát mặt, cả họ cũng mát mặt, thì con lợn giống mới có sá chi, chị nhỉ?
- Thì...- Mẹ tôi có vẻ giận nhưng vẫn cố vui vẻ, nói- Đằng nào đến mùa gặt mới đong thóc trả em. Giờ thì...đằng nào đến mùa gặt cũng ko phải đong thóc trả em...
- Vâng, thế thì mẹ con em xin phép đc bắt về cho bố nó. Thôi, em bắt em về đây, kẻo cu Thổ nó khát sữa.
Đoạn, dì tôi cùng con Nam, con Nam trước dì tôi sau, khênh nhũng nhẵng chú lợn con ra về.
Mẹ tôi lặng lẽ nhìn theo, tôi cũng nhìn theo. Trên con đê cao, dưới bóng nắng trông dì tôi đẹp, con Nam cũng đẹp.
...Đến năm 5000, tôi vẫn nhớ mẹ tôi, dì tôi. Tôi vẫn tin là dì tôi đẹp.

                 - HẾT
-------
(*1)- Xem "Một cuộc thi".
(*2)- Xem thêm "Khóc dạ đề".
(*3)- Địa danh: chợ Sòng.
(*4)- Núi Văn Trinh, núi Nưa. Tương truyền núi Nưa là nơi nữ tướng Triệu thị Trinh luyện quân đánh giặc. Kiểu nói ngược - Văn Trinh ở phía đông, Núi Nưa ở phía tây chợ Sòng. Ý nói thời gian trôi nhanh, hồng phúc cũng mau đến.
(*5)- Xem "Một cuộc thi".
(*6)- Địa danh, nơi có chợ phiên họp.
(*7)- Tên các quân bài từ bé đến lớn trong chơi bài chắn, bài tổ tôm. (Xem thêm "Con ngựa đột biến"). Ý là nhỏ to, lớn bé đều xem (bói) đc hết.
(*8)- Bệnh thần kinh (tiếng địa phương).
(*9)- Chẽ cau.
(*10)- Tục "bỏ tro": Hôm đầy cữ người trong gđ lấy tro bếp ng đẻ đem ra đường bỏ làm trai 7, gái 9 đống và ko đc để ai nhìn thấy cho may mắn. (Xem thêm "Khóc dạ đề").
(*11)- Xem "Thị Màu" - cảnh 18.
(*12)- "Cữ" nam 7 ngày. Ở đây ý là khoảng hơn một tháng.
(*13)- Xem "Táo Giang".
(*14)- Lời Khổng Tử, đại ý là làm gì cũng phải nhìn xa trông rộng và ko nên vội vàng.
(*15)- Lúa bắt đầu có đòng đòng.
(*16)- Làm cho liềm, hái sắc lên, giống như mài dao vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: