Chương 9: Em bị bệnh lây lan qua đường miệng à? (16+)
Chương 9: Em bị bệnh lây lan qua đường miệng à?
Lời nhắn của Châu: cuối cùng cũng gặp lại mọi người rồi, Châu đã chỉnh sửa chương 9 này lại để nội dung đi theo hướng ổn nhất, từ tính cách nhân vật đến câu chuyện kí ức đều sẽ có liên quan chặt chẽ đến kết cục sau này, hy vọng mọi người sẽ thích! Cám ơn, gặp lại ở chương 10 nhé!
-------------
Ngân Kha vừa ra khỏi phòng tắm, khăn tắm quấn ngang hông lộ ra đường nhân ngư bỏng mắt, trên tay anh cầm một cái khăn lông khác vừa đi vừa lau tóc.
Với chiều cao trên một mét tám, đôi chân thon dài thẳng tắp của Ngân Kha khiến nhiều người mẫu ganh tỵ. Làn da anh trắng tự nhiên, mềm mịn nhưng dáng người lại cứng cáp, một nét đẹp nam tính mà mềm mại. Mặc dù, anh không thuộc dạng đàn ông lực lưỡng nhưng với thân hình này cũng đủ làm người ta phun máu mũi.
Ngân Kha mở tủ lấy quần áo, vừa mặc xong thì điện thoại đổ chuông...
"Alô."
"Con trai, con định chừng nào mới về nhà đây? Về nước mà chỉ gửi hành lý về nhà, người thì chẳng thấy đâu."
Ngân Kha bật loa ngoài, đi đến trước gương chải lại mái tóc: "Mẹ, con đi dự hội thảo khoa học chứ có phải đi chơi đâu. Bây giờ không phải con đang ở nhà sao?"
"Con ở nhà? Con về nhà lúc nào đó?"
"Khuya hôm qua."
"Con đã gặp An Du chưa? Mẹ có nhờ con bé trông Windy mấy ngày đó."
"Gặp rồi ạ." Chẳng những gặp mà còn ôm nhau ngủ nữa kìa, Ngân Kha âm thầm bổ sung một câu rồi lại cảm thấy có gì đó không đúng cho lắm, nhưng nhất thời anh vẫn chưa tìm ra chỗ nào không đúng nên đành hỏi chuyện khác: "Ủa, mà má Tư đâu mẹ, nghỉ làm luôn rồi à?".
"Má Tư xin về quê 3 tháng để chăm sóc con dâu mới sinh cháu nội rồi. Nhưng mà con yên tâm, có An Du ở nhà con sẽ không lo bị đói đâu. Mẹ có nói với con rồi mà, con bé ngoan hiền mà cũng giỏi giang nữa.".
Nghe mẹ nói xong anh cũng ậm ờ cho qua, anh làm gì còn nhớ mẹ nói với anh chuyện của cô bé đó lúc nào.
Nhưng suy nghĩ một chút, Ngân Kha khẽ nhíu mày: "Mẹ, sao mẹ không nói cô bé đó cũng ở nhà chúng ta? Lại còn ngủ ở phòng cũ của con nữa.".
Đầu dây bên kia cười nhẹ: "Mẹ nhớ lần trước gọi điện thoại cho con có nói qua rồi mà! Nhưng không phải mẹ đã chuẩn bị cho con một phòng mới, vừa to vừa rộng, vừa hiện đại ở lầu hai rồi sao? Con không thích à, nếu không thích chỗ nào thì kêu thợ đến sửa lại theo ý con là được mà.".
Anh cố nhớ lại lần trước gọi điện thoại mẹ đã nói gì, nhưng anh chịu, lúc đó anh đang chuẩn bị hoàn tất dữ liệu cho một hạn mục nghiên cứu mới, làm gì có tâm tình để ý lời mẹ nói. Xoay người nhìn một lượt khắp căn phòng mới này, rất tốt, rất cũng rất hợp ý anh: "Thôi ạ, cũng không có vấn đề gì, như thế được rồi mẹ... Hm, vậy rốt cục cô bé đó ở đây luôn ạ?".
Lê Bích Châu nghe con trai hỏi đi hỏi lại, giọng điệu có chút mất kiên nhẫn thì cười ra tiếng, sao bà không biết con trai mình thế nào chứ: "Không, An Du ở nhà trọ của nó, trước đây cũng vì má Tư về quê mà con bé có ở nhà ta khoảng 1 tháng để tiện giúp đỡ công việc cho ba mẹ. Ba mẹ thấy khi Windy ở cạnh con bé thì hoạt bát hơn, nên muốn con bé dọn qua ở cùng nhà mình luôn, nhưng nói thế nào con bé không chịu. Lầu hai trước nay lại chỉ có mỗi phòng tập thể dục là được sử dụng, mấy phòng khác để trống cũng không làm gì. Nhà ta ít khách đến chơi, ba con mới quyết định đem hai căn phòng khách thiết kế lại thành phòng mới cho con. Còn phòng cũ của con, mẹ để người ta sắp xếp thành phòng cho An Du, mỗi khi con bé có ở lại cũng tiện cho việc chăm sóc Windy.".
Ngân Kha nghe mẹ giải thích xong mới thở nhẹ ra một hơi, không phải anh có ác cảm nên không muốn cho cô bé kia ở lại đây, chẳng qua chỉ vì anh không thể mà thôi: "Con biết rồi, thôi con cúp máy đây, một lát con có hẹn bàn công việc rồi. Bye mẹ!".
Ngân Kha cũng không để ý điện thoại trên giường đã tắt chưa, anh đi sang phòng làm việc ở nhà mà ba đã sai người thiết kế lại cho anh.
Mấy thùng giấy chuyển về từ Mỹ vẫn được đóng gói cẩn thận.
Bên trong là sách và tư liệu các công trình nghiên cứu của anh về hệ thống quản lý mạng lưới an ninh quốc gia và một số ứng dụng khoa học về hàng không vũ trụ.
Anh cẩn thận mở một cái thùng, lôi ra một tập hồ sơ.
Thư mời đến giảng dạy của Hiệu trưởng trường Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân Kha nhếch môi cười bất đắc dĩ nhìn mấy tờ giấy. Nếu không phải do ba anh kiên quyết bắt anh về đây, còn mẹ thì mỗi lần bay sang là mỗi lần nước mắt ngắn nước mắt dài thì không có lí do gì anh phải về nước. Như vậy cũng không cần nhận thư mời giảng dạy này làm gì, anh tự biết trình độ "gõ đầu trẻ" của mình như thế nào.
Ai cũng cho rằng người đi nước ngoài học tập nên quay về quê hương cống hiến sức mình, tránh cho tình trạng chảy máu chất xám, cũng góp phần xây dựng đất nước ngày càng đi lên.
Nhưng sẽ có bao nhiêu người làm điều đó?
Nếu nói Việt Nam là quê hương anh: cũng chưa hẳn; nói mẹ anh là người Việt Nam: đúng; nói ba anh cũng mang một nửa dòng máu Việt: không sai.
Nhưng anh không sinh ra ở Việt Nam, nơi Ngân Kha chào đời là thủ đô London của nước Anh, 13 năm tuổi thơ hoàn toàn không có chút kí ức nào liên quan tới mảnh đất hình chữ S này.
Mười bốn tuổi, anh theo ba mẹ về nơi này sinh sống theo ý của nguyện của ông nội.
Ông nội muốn con trai mình hoàn thành tâm nguyện còn dở dang của ông, xây dựng một kênh truyền hình tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam.
Và ba mẹ mang theo anh trở về không hẳn là vì ông nội, mà còn là vì anh.
Đó là lý do tại sao khi hoàn thành chương trình học tại đại học Massachusetts (MIT) năm 21 tuổi, anh cũng không cần quay về Việt Nam gánh vác trách nhiệm, mà vẫn cứ ở nước Mỹ vừa làm việc vừa học lên tiếp.
Trong vòng 5 năm, Ngân Kha đã thành công lấy được học vị tiến sĩ, số lượng công trình nghiên cứu khoa học luôn làm người khác phải cúi đầu thán phục.
Tuy nhận được rất nhiều lời mời làm việc tại các cơ quan và tập đoàn hàng đầu thế giới, nhưng điều làm người khác khó hiểu là tại sao anh không hề nhận lời làm việc chính thức cho bất kỳ một nơi nào.
Ngân Kha chỉ đồng ý hợp tác trong các dự án nghiên cứu phát triển, ngoài ra, điều kiện đầu tiên là anh sẽ không phải tiếp xúc với phụ nữ, nếu không dù điều kiện hấp dẫn đến đâu anh cũng từ chối thẳng thừng.
Bên ngoài, anh không sử dụng cái tên Hoàng Lê Ngân Kha, nên đối với việc này, nhiều tin đồn trong giới IT chỉ luôn tung tin đồn về anh rằng: Người đàn ông thiên tài của đại học MIT - Zeven chính là "gay".
Anh cũng không lên tiếng đính chính sự thật khiến cho người ta càng thổi phồng hơn, cũng nhận định là anh ngầm thừa nhận.
Còn trong công việc, cái khiến người ta không nhịn được là lúc tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, nhiều khi vẫn không thấy Ngân Kha xuất hiện, cái có mặt chỉ là các dữ liệu nghiên cứu liên quan, các hướng dẫn và phân tích thông số kỹ thuật có chữ ký tên anh.
Thời gian đầu, một số đối tác khó tính rất bất mãn với cách làm việc này của Ngân Kha, có nơi còn chấm dứt hợp đồng, hủy luôn việc tài trợ cho nghiên cứu của anh.
Nhưng việc đó cũng không ảnh hưởng gì tới tính cách con người Ngân Kha, đối với anh, không có người này thì còn người khác.
Mỗi người đều có quyền lựa chọn của riêng mình, chỉ cần bản thân họ không hối hận là được.
Chính vì điều đó, khi xảy ra vấn đề hợp tác, anh đều bình tĩnh tìm đối tác mới cho mình.
Và hiển nhiên, khi kết quả nghiên cứu thành công, lợi nhuận thu về với giá trị khổng lồ cho những đối tác mới đã làm các nhà đầu tư cũ phải ngậm ngùi hối tiếc, có lẽ họ còn hận không thể giết chết chính mình vì sao lại hồ đồ như vậy.
Ngân Kha chính là một trong số những kỳ tích hiếm hoi của dòng máu Việt trên đất Mỹ, tuy vẫn mang quốc tịch Anh, nhưng thành công của anh đã cổ vũ rất nhiều cho thế hệ trẻ du học sinh Việt Nam.
Tuy rằng lần này quay về mang danh nghĩa là do bị bề trên ép buộc, nhưng cũng coi như là cống hiến tí sức hèn lực mọn của anh cho đất nước này.
Nhưng cũng nhờ vậy mà mẹ anh đã thỏa thuận không ép buộc anh phải tiếp xúc với phụ nữ nữa.
Anh là người đồng tính???
Chuyện hoang đường!!!
Mặc dù đối với dư luận bên ngoài, Ngân Kha luôn thờ ơ làm thinh, nhưng không có nghĩa anh thừa nhận mình là gay. Im lặng chẳng qua chỉ để cuộc sống anh yên bình hơn, tuy là đôi khi cũng gặp phải những chuyện dở khóc dở cười.
Anh là người đàn ông rất bình thường, nhưng thay vì nói anh không thích phụ nữ thì nói đúng hơn là anh sợ phụ nữ.
Những kí ức kinh hoàng đó luôn là nỗi ám ảnh không lời đối với Ngân Kha.
Với gương mặt được thừa hưởng những đường nét quá hoàn mỹ, nên dù là con lai, anh vẫn không phải gặp bất kỳ tình huống kỳ thị nào, mọi người đều vây quanh anh, tốt với anh, thương yêu anh.
Cho đến năm 10 tuổi, anh bị một người phụ nữ bắt cóc, đáng sợ hơn khi bà ta chính là mẹ của một bạn học nữ trong lớp anh.
Bà ta giam Ngân Kha trong một căn phòng tối, chỉ có một lỗ thông gió nhỏ trên tường, nhờ đó phân biệt được ban ngày hay ban đêm.
Anh bị lột hết quần áo, tay trói chặt sau lưng, miệng bị dán băng dính, không thể kêu la, chỉ có thể phát ra một chút âm thanh từ cổ họng.
Ngân Kha khi đó vô cùng sợ hãi, muốn gào khóc, muốn kêu cứu nhưng lại bất lực, sau đó, anh cũng không khóc nữa, chỉ cố gắng kiên trì chờ đợi có người đến giải cứu cho mình.
Đến giờ ăn, có khi tự bà ta sẽ mang cơm vào, có khi là người khác, nhưng đều là phụ nữ.
Mỗi lần cửa mở là một lần nỗi sợ hãi trong anh dâng lên đến tột cùng. Bóng đèn trên đầu chiếu thẳng vào người, sau đó là tiếng bước chân ngày một đến gần, anh lùi sát vào góc tường, cúi đầu nhắm mắt, co người lại thật chặt nhưng cũng không tránh khỏi đôi bàn tay ghê tởm của những người phụ nữ đó.
Họ kéo lê anh đến phía dưới ánh đèn, anh càng giẫy dụa, những vết thương trên cơ thể sẽ càng nhiều, không phải bằng hung khí gì khác, mà bằng chính những móng tay sắc nhọn.
Khi anh học được cách nhẫn nhục chịu đựng để cơ thể không bị tổn thương nữa thì mỗi lần cánh cửa đó mở ra, không phải một mà là 2, 3 người phụ nữ tiến vào.
Họ vây xung quanh anh, xem anh như một con búp bê mà chơi đùa.
Vài ngày sau, cơn ác mộng kinh hoàng nhất mới thật sự bắt đầu.
Người phụ nữ dẫn đầu đi vào chính là mẹ của cô bé học cùng lớp anh, bà ta nắm tay cô bé ấy đi vào, đẩy xuống bên cạnh anh.
Trên người bà ta chỉ mặc đồ lót, trong mắt Ngân Kha dâng trào lên sự tuyệt vọng, dù còn nhỏ tuổi, nhưng anh ý thức được nguy hiểm đang đến gần mình, càng cố sức lui về sau.
Nhưng bà ta chỉ nhìn anh cười một cách man rợ rồi quay ra cửa, một lát sau, đám phụ nữ kia cũng tiến vào, còn hợp sức kéo lê một người đàn ông đã ngất xỉu vào.
Ghê tởm nhất không phải họ xâm phạm Ngân Kha mới 10 tuổi, mà là họ bắt anh và cô bé học cùng lớp kia chứng kiến cảnh một người đàn ông to lớn khác bị họ bắt trói tứ chi, đánh tỉnh rồi lại tiêm thuốc, thay phiên cưỡng hiếp và tra tấn cho đến khi người đàn ông đó ngất xỉu, máu me đầy người.
Nếu anh dám nhắm mắt hay quay đầu đi không xem thì cô bé kia sẽ bị đánh, bản thân anh cũng bị cào đến ứa máu khắp người.
Trong suốt gần một tháng tại nơi đó, tinh thần Ngân Kha cứ bị tra tấn từng chút một như vậy, cơ thể anh phản ứng ngày một mãnh liệt, mỗi một lần nhìn đều không ngừng nôn đến ra máu.
Đến một ngày, họ lại mở cửa phòng đi vào, nhưng lần này không có người đàn ông kia, chỉ có cô bé đó đi theo phía sau họ, thân thể trần truồng, ánh mắt nhìn anh vừa hoảng sợ lại không biết phải làm như thế nào.
Họ bắt cô bé ngồi lên người anh, bắt đầu từng mỗi một động tác vuốt ve đều tái hiện cảnh mà họ đã làm với người đàn ông kia, Ngân Kha nhớ lại cảnh tượng đó rồi cảm giác được cô bé đang run run chạm vào mình, anh ra sức vừa hét lên vừa lắc đầu kịch liệt, dạ dày bắt đầu muốn nôn.
Họ thấy vậy liền dán băng dính lên miệng anh, ra dấu bảo cô bé kia tiếp tục.
Ở trường, anh không thân với cô bé đó, chỉ thấy người bạn này vô cùng im lặng nhưng cũng không tò mò hỏi han. Bây giờ, có lẽ anh đã biết nguyên nhân.
Cô bé kia nhìn anh, vẫn không dám ngồi lên người anh, sau đó lại quay qua khóc lóc cầu xin đám phụ nữ đó, nhưng họ chẳng những không có một chút thương xót còn nhẫn tâm đánh đập.
Lúc này, một tiếng súng vang lên, cánh cửa bị đạp mở ra đập vào tường một tiếng vang dội, cảnh sát ập vào bắt người.
May quá, may quá... anh đợi được rồi, anh đợi được rồi!
Cuối cùng, Ngân Kha chịu không nổi nữa đã ngất đi, vụ án nhanh chóng khép lại, nhưng nỗi ám ảnh lại theo đuổi anh cho tới bây giờ.
Sau khi tỉnh dậy trong bệnh viện, ngoài vết thương ngoài da trên người căn bản anh không có vấn đề gì lớn.
Nhưng chỉ cần nhìn thấy phụ nữ đến gần anh trong phạm vi 2m, Ngân Kha lại điên cuồng la hét rồi bắt đầu nôn không ngừng cho đến khi ngất đi.
Ngay cả Lê Bích Châu là mẹ anh cũng không đến gần được, bác sĩ chẩn đoán là do chấn thương tâm lý gây ra. Có lẽ theo thời gian trôi qua, kết hợp với điều trị tâm lý sẽ có khả năng hồi phục.
Nhưng ba năm liên tiếp sau đó, Ngân Kha giống như giam mình vào một thế giới khác, anh tiếp nhận chương trình học tại nhà, cũng không muốn gần gũi ai, thỉnh thoảng ba anh sẽ vào phòng nói chuyện với anh, nhưng mẹ anh chỉ có thể đứng bên ngoài cánh cửa hỏi han.
Anh biết mẹ khóc rất nhiều, người cũng gầy hẳn đi, nhưng anh không có cách nào khác, dù đã cố thử nhưng tình hình vẫn không có chút khả quan.
Bác sĩ khuyên ba mẹ anh nên thay đổi chỗ ở, môi trường sống thay đổi có thể làm tâm lý anh tích cực hơn.
Cũng chính vì vậy, ba anh mới theo tâm nguyện ông nội mà trở về Việt Nam.
May mắn thay, bệnh tình Ngân Kha đã có chuyển biến tốt hơn, mặc dù anh vẫn tiến hành chương trình học tại nhà như trước nhưng không còn phản ứng bài xích với mẹ nữa.
Khi Windy ra đời, việc chăm sóc đứa em trai bé nhỏ đã giúp cho anh dần tiếp xúc được nhiều hơn với người xung quanh, chỉ là... vẫn trừ phụ nữ.
Sau đó, anh thi đỗ đại học MIT ở Mỹ, mặc dù ba mẹ vẫn lo lắng nhưng cũng đồng ý để anh đi, quyết định đó đã cho thế giới có thêm một thiên tài nữa được lộ diện.
-------------
Ngân Kha tốn thời gian 7 tháng để hoàn thành tất cả các công trình nghiên cứu còn lại trên đất Mỹ, những dự án khác thì vẫn không cần anh có mặt trực tiếp, nên dù anh ở đâu vẫn có thể làm việc được.
Ngân Kha cầm tập hồ sơ xuống lầu, vừa đến bậc cầu thang đã ngửi thấy một mùi thơm từ phòng ăn bay ra.
Vào phòng ăn lại không nhìn thấy ai, chỉ thấy một đĩa mỳ xào hải và một tách cà phê nóng còn nghi ngút khói. Mùi hương kích thích cảm giác thèm ăn của Ngân Kha.
Quay tới quay lui vẫn không thấy bóng dáng một ai, Ngân Kha nghĩ có lẽ đây là bữa sáng của anh.
Ngân Kha tự nhiên ngồi xuống bàn, anh nâng tách cà phê nhấp một ngụm.
Cacao? Anh nhớ đã dặn nhóc con kia một ly cà phê ít đường chứ không phải thứ này.
Nhưng hương vị cũng không tệ, cà phê pha với cacao, trước đắng sau đọng lại chút ngọt ngào, tỉ lệ pha chế phù hợp.
Khóe miệng Ngân Kha cong lên một nụ cười sảng khoái, anh lại cầm đũa gắp một ít mỳ xào cho vào miệng.
Mỳ chín vừa đủ tới, sợi mỳ dai ngon, tuy là mỳ xào nhưng lại không có cảm giác dầu mỡ, rau xào chung không bị mềm mà vẫn giữ được độ giòn nhất định, mực hẳn là lấy trong tủ lạnh ra, nhưng đồ ướp lạnh đem đi chế biến mà vẫn khiến cho vị tươi ngọt còn sót lại kia dậy lên thì tay nghề quả thực không tệ.
Tuy không nhớ rõ lắm nhưng mấy cốc trứng hấp mịn màn khuya hôm qua anh ăn lót dạ có lẽ cũng do cô bé này làm rồi.
Ngân Kha cứ thế một đũa lại một đũa nữa cho vào miệng, dáng vẻ thưởng thức nhàn hạ, cũng rất hưởng thụ.
Đang định bỏ một miếng mực vào miệng một bóng dáng nhỏ nhắn đi vào, anh ngẩng đầu lên thì thấy An Du đang tựa người ở cửa nhìn anh, anh liếc nhìn cô rồi tiếp tục động tác bỏ miếng mực vào miệng.
Anh nhàn nhã cất lời: "Tôi tưởng em đi rồi chứ. Ừ, có lời khen cho em, bữa sáng ngon lắm!".
Nhưng đáp trả anh lại là một cái liếc mắt không có mảy may vui vẻ gì, hai hàng chân mày thanh tú của An Du nhíu nhíu lại: "Không cần khen, bữa sáng đó không phải của anh.".
Ngân Kha nghe cô nói thì hơi khựng lại, nhưng sau đó anh vẫn làm như không nghe thấy gì, giọng điệu mang theo ý cười nhàn nhạt: "Thì sao? Dù gì tôi cũng ăn rồi.".
An Du nhướng mày, đứng thẳng người rồi đi từng bước tới bàn ăn, cô vừa đi vừa nói: "Nhưng đây là bữa sáng của tôi! Hơn nữa..."
Cô ngừng lại 3 giây rồi mới khẽ cười liếc xéo Ngân Kha, An Du kéo ghế ra ngồi xuống: "Đôi đũa này tôi vừa dùng để gắp mỳ ăn, ly cà phê cacao này tôi cũng đã nhấp một ngụp. Chính xác mà nói, bữa sáng này tôi đã ăn qua một chút rồi mới ra ngoài nhận báo buổi sáng, chẳng lẽ lúc ăn anh không thấy đầu đũa đã dính ít dầu, thành ly cà phê cũng bị dính một ít nước rồi sao?".
Nụ cười nơi khóe miệng Ngân Kha có chút cứng lại, không sai, lúc nãy là anh không chú ý quan sát kỹ, vào phòng ăn mà thấy cảnh tượng đó, lại đang lúc anh đói thì sao phải hành hạ mình.
Nhưng ăn thì đã ăn rồi, không lẽ còn phải nôn ra trả lại? Nghĩ một chút, Ngân Kha bỏ đũa xuống, thản nhiên tựa vào lưng ghế phía sau, tay lại cầm tách cà phê lên uống: "Bất quá thì em đi nấu lại cái khác thôi, không thì tôi mời em đi ra ngoài ăn sáng.".
An Du tròn mắt nhìn anh, lại chớp mắt hai cái liên tiếp rồi nhìn anh bình tĩnh hỏi: "Anh có làm sao không? Tôi nói là bữa sáng này tôi ăn qua rồi đấy.".
Ngân Kha chậm rãi nuốt ngụm cà phê cacao xuống có chút suy tư.
Đúng là trước nay anh rất ghét dùng chung đồ đạc với người khác, tính anh thích sạch sẽ nên chuyện ăn uống cũng chắc chắc chưa bao giờ có khái niệm "ăn chung" như vậy, không nói đến ba mẹ hay nhóc con Windy, người biết anh đều hiểu rõ: Zeven không bao giờ dùng chung đồ với người khác, phụ nữ càng bị liệt kê vào danh sách "cấm đụng chạm" của anh.
Vậy mà hôm nay, An Du đã nhắc nhở rõ ràng chính anh đang "cùng ăn" bữa sáng với cô, mà anh lại chẳng có chút cảm giác buồn nôn hay ghét bỏ nào, lại xem như đây là chuyện thường ngày ở huyện.
Đối với Ngân Kha: Chuyện này lạ, rất là lạ, vô cùng lạ!
Tuy rằng không hiểu bản thân đã xảy ra vấn đề gì nhưng Ngân Kha rất nhanh che giấu một tia mất tự nhiên kia trong mắt, anh lại uống thêm một ngụm cà phê cacao nữa rồi đột nhiên chuyển giọng hỏi ngược lại An Du: "Cô bé, em bị bệnh lây lan qua đường miệng à?".
=================================================
Châu lèm bèm: aigoo, mọi người giới thiệu truyện của Châu cho bạn bè mình nữa nhé, hức hức. Không thấy ai like hết! Hức hức...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top