dhbgdtijykm

CHƯƠNG VI

Dịch bởi: Ying Li

Đầu dây bên kia im lặng một lát, rồi nói:" Xin chào, anh là Trần Diệu đây". Khẩu khí cũng lịch sự khách khí.

Tiếu Dĩnh nhíu mày mở to mắt, đưa điện thoại ra trước mặt xem, lúc này mới kịp phản ứng, hóa ra số sim điện thoại kết nối từ thành phố C.

Lúc đầu để giảm thiểu rắc rối, sau khi đến đây làm việc cô đã trực tiếp đổi điện thoại mới , có thể sử dụng được cả hai sim, thế là ngay cả tin nhắn báo cho bạn bè thông báo đổi số điện thoại cũng không cần phí công gửi.

Thế nhưng, Trần Diệu lại vẫn còn nhớ số điện thoại của cô.

Cô vốn tưởng là anh đã sớm quên đi rồi thế nên mới khiêu khích làm khó anh như vậy.

Trần Diệu nói:"Ra ngoài ngồi chơi không?"

Lúc này cô còn tâm trí nào mà làm đẹp nữa chứ? Đành ngồi dậy nói:" Được thôi"

Thật ra Tiếu Dĩnh trước giờ mù tịt đường xá, khoảng thời gian đến thành phố B, chỉ toàn là Hứa Nhất Tâm dắt đi những phố xá mua sắm chủ yếu, khó khăn vất vả lắm mới có thể nhớ lờ mờ tất cả những nét kiến trúc của đoạn đường phố xá tấp nập nhộn nhịp.

Lúc cần thì trực tiếp đi xe điện ngầm hoặc bắt xe taxi. Cho nên đến tận bây giờ, phạm vi hoạt động ở bên ngoài chỉ gói gọn ở công ty, căn hộ đang thuê và khu phố mua sắm. Còn địa điểm gặp mặt Trần Diệu vừa nói, cô chưa nghe qua bao giờ, nhưng lại không muốn anh đến đón, kết quả là tốn 1 khoảng thời gian mới tới được đó. Trần Diệu đã ở đó đợi, nhạc trầm bổng du dương trong sảnh, thoang thoảng mùi thơm tựa như trầm hương.

" Dọn món ăn lên được rồi!"Trần Diệu rung chuông gọi bồi bàn, rồi nói với cô:" Sợ em đói nên anh đã đặt món ăn trước rồi!"

Cô cũng nhoẻn miệng cười, nói:" Sao cũng được" ăn cơm vốn không phải là mục đích, hôm nay cô hoàn toàn không có hứng ăn.

Sự thật là, trước đây cũng thường như thế, tất cả mọi việc đều do anh quyết định, còn cô cứ vui vẻ hớn hở theo sau, việc gì cũng không bận tâm, điều duy nhất cô phải làm là ngồi mát ăn bát vàng.

  

Họ đã quá quen thuộc, đến mức anh hiểu rõ tất cả những gì cô yêu thích và căm ghét. Thế nên từ trước đến giờ vẫn luôn sắp đặt mọi việc rất tốt, cô dường như là người may mắn nhất thế gian này, thật sự là vô ưu vô lo.

Là anh làm hư cô rồi, đã khiến cô quen với những ngày tháng đó, lẽ dĩ nhiên là tưởng rằng mãi mãi sẽ sống cuộc sống như thế, mãi mãi vẫn sẽ có một người chống đỡ bầu trời cho mình như thế......

 

Kết quả là, cuối cùng khi anh ra đi, cô dường như khóc không dừng không dứt , cứ như thể trút cạn nước trong cơ thể mình. Đồng thời, cũng khiến cả nhà và đám bạn bè một phen hú vía.

Hứa Nhất Tâm thậm chí cũng không chịu nổi, cũng khóc cùng cô, đó cũng là lần cuối Tiếu Dĩnh rơi lệ vì chuyện Trần Diệu bỏ đi. Sau cái đêm đó, khi trời vừa tờ mờ sáng, Tiếu Dĩnh rốt cuộc lau mặt bò dậy, vỗ vỗ vào vai Hứa Nhất Tâm, giống như là an ủi ngược lại người khác vậy,giọng khàn khàn, khóc nức nở theo phản xạ có điều kiện nhưng ngữ khí nói thì hoàn toàn oán hận kiên quyết: " Có gì to tát đâu chứ!.......chả qua chí là đàn ông thôi mà, thiếu hắn ta trời đất cũng không sụp được..." Đó là lần đầu tiên cô xưng Trần Diệu là đàn ông, hai chữ đó nghiến răng nghiến lợi vọt ra từ miệng cô, như thể chỉ có cách gọi này mới có thể biểu hiện được suy nghĩ phóng khoáng thông suốt của mình.

Và đó cũng là lần đầu tiên, cô phát hiện ra thế giới của bản thân thật ra không sụp đổ hoàn toàn, rốt cuộc thì vẫn có nhiều người đứng về phía cô, vẫn còn nhiều người bên cạnh, cô chỉ là mất đi Trần Diệu mà thôi.

Đúng thế, rốt cuộc thì cô vẫn mất anh rồi.

Đó là bữa ăn nhạt không có vị,hai người trò chuyện trong phạm vi chủ đề an toàn,cô lại nhiều lần thất thần lạc đề, thậm chí còn hoảng hốt hỏi:" Paris thú vị chứ?ngước mắt nhìn lên bắt gặp nụ cười dịu dàng ôn hòa của anh, lúc này mới chợt bừng tỉnh ra. Ồh, anh ấy rõ ràng là đi nước Anh cơ mà.

Nhưng anh vẫn trả lời:" Rất tuyệt, đặc biệt là tháp Effen về đêm, mọi người cảm thấy nó bình thường, riêng anh vẫn thấy nó rất đẹp"

 " Ồh, vậy sao?" Ngón tay mảnh khảnh của cô nhẹ nhàng vô thức nhấc lấy chiếc thìa dưới ánh sáng bạc lóe sáng khác thường ấy, lại càng tô điểm làn da trắng nõn nà như da em bé.

Đôi lông my dài khẽ rũ xuống, rung động như cánh bướm tung bay trong cơn gió nhè nhẹ, cô im lặng một lát mới khẽ nhếch mép nói tiếp:" Em chỉ mới thấy trên tivi thôi, chắc là phải đẹp lắm!"

Cô rõ ràng là đang mỉm cười, nhưng giọng điệu trầm xuống, lại như hơi trầm mặc, Trần Diệu nghe như thấy có tiếng động trong lòng.

Bàn tay cô đặt tại mép bàn, cách anh không tới mười centimet, kỳ thực chỉ cần nhè nhẹ hướng về phía trước là lại có thể nắm chặt trong tay đôi bàn tay mềm mại ấm áp đấy rồi, nhưng anh lại âm thầm nắm chặt tay dưới bàn, dường như chỉ có làm như vậy mới có thể ngăn lại những rung động kìm nén quá lâu.

 

Thật ra anh rất muốn nói với cô, mấy tối ở khách sạn, đối diện ban công là tòa tháp cao lớn nổi bật, buổi tối không ngủ được đưa mắt ngước nhìn lên ánh đèn rực rỡ ấy. Có lúc lại xuất hiện thứ ảo giác, cứ ngỡ rằng bên mình còn có một người, cứ tưởng rằng giây phút này đây có thể nghe thấy tiếng reo hò kinh ngạc giòn tan của cô. Sau đó, anh quả nhiên có xúc động, nhấc điện lên định gọi một cuộc đường dài, nhưng vẫn thường nhấn đến số ký tự cuối thì anh lại từ bỏ.

Nghe nói cô vẫn sống rất vui. Lúc trước nếu như chính anh xoay người đi đã đoạn tuyệt như thế, thì giờ đây cớ sao lại kích động cô nữa làm gì chứ?

Thế nhưng đến khi gần về nước, anh mới trăn trở lần tìm nghe ngóng tin tức của Tiếu Dĩnh thông qua những người quen cũ, đều là những lời lẽ gần xa không tỏ tường, hoặc có lẽ là những tình hình không rõ ràng, chỉ là nói cô đột nhiên thuyên chuyển công tác đến thành phố B, dường như là vừa mới ly thân với chồng.

Chính là vì đã quá hiểu rõ tính cách Tiếu Dĩnh, thế nên anh nhất thời không khỏi lo lắng, muốn biết tình hình hiện nay của cô xem rốt cuộc là có tốt đẹp hay không

Tuy thế, bất luận có vặn hỏi thế nào, câu trả lời của Tiếu Dĩnh tối hôm đó vẫn cứ là em vẫn sống vui, sống tốt, trước sau kiên định như một, những việc khác không nói gì thêm, thanh toán tiền xong đứng lên vội nói:" Em phải về đây!"

Kỳ thực một bữa ăn hai người ngồi đối mặt nhau,chưa nói được gì với nhau thì cô đã đòi về rồi.

Con phố dài tĩnh lặng, hai bên đèn đường sáng choang, anh đi phía sau, thế nên cô ra sức cố gắng khống chế bước chân của mình.

Rồi anh đưa mắt dõi theo bóng cô xa dần, bất chợt nghĩ, có lẽ năm đó cũng là như thế, chỉ có điều hôm nay đảo ngược lại mà thôi.

Hóa ra, đứng nhìn một người ra đi rời xa mình đầu không ngoảnh lại, chính là cảm giác này đây, rõ ràng là chỉ cách nhau không tới vài thước, nhưng đưa tay ra lại không thể chạm đến, không cách gì chạm vào được nữa.

Chẳng ai nghĩ rằng, họ lại đi đến bước đường này, cũng như chẳng ai lường trước được, một việc ngoài ý muốn cực kỳ bình thường của những năm tháng

trước đây lại sắp đặt an bài cho những xích mích và gắn bó lâu dài sau này.

Khi Tiếu Dĩnh lên năm tuổi, vì lý do điều động công tác của cha mẹ, cả nhà đã phải rời khỏi miền quê.

Kỳ thực rời xa đám bạn trẻ cùng quấn quýt bên nhau suốt đêm ngày, trong lòng Tiểu Dĩnh không vui chút nào, nhưng dù sao ngày ấy cũng vẫn còn nhỏ tuổi, rồi cũng rất nhanh thích ứng với hoàn cảnh.

Lúc đó nhà cô đến sống ở khu nhà trệt, từng hộ gia đình sống sát cạnh nhau, tạo thành một khoảng khuôn viên rộng, quan hệ hàng xóm láng giềng cũng đặc biệt khắng khít.

* Chú thích: Đây là kiểu nhà truyền thống của Trung Quốc, vài căn hộ sống chung trong 1một khuôn viên, mỗi hộ một nhà biệt lập nhưng vẫn rất khắng khít với nhau vì sinh hoạt chung một khuôn viên.

Trong sân nhà cũng có một bạn nhỏ trạc tuổi Tiểu Dĩnh, tối hôm đầu tiên chuyển nhà đến, thì đã đứng ngoài rủ Tiểu Dĩnh cùng nhau chơi trò chơi. Dưới bầu trời sao sáng mùa hè ấy, đám trẻ con ngây thơ vô tư nô đùa vui vẻ. Trong đám ấy ai cũng tốt, duy chỉ có một người Tiểu Dĩnh không thích. Đó là 1 cậu con trai, rõ ràng là chỉ nhỉnh hơn cô một chút, mọi người đều đồng trang lứa như nhau, nhưng cậu ta lại có vẻ chững chạc hơn nhiều, thậm chí những bạn lớn tuổi hơn lại rất nghe lời cậu ta, quả là một vị vua con, với bộ dạng vừa hô hoán trăm người phục tùng.

Tiếu Dĩnh vẫn là không thích cậu ta, bởi lẽ cậu ta cứ thích kêu gọi hô hào mọi người cùng đi đi chu du thám hiểm, hoặc giả làm những việc xuất chúng khác người. Ban ngày người lớn đi làm hết, sân nhà náo loạn một trận long trời lở đất

đến khi trời chạng vạng tối, thường nghe thấy tiếng quở mắng răn dạy con cái của cha mẹ hòa quyện cùng khói bếp trắng, cứ thế bay lượn lờ đến những nơi xa xa.

Con người này thật là xấu! Lúc đó theo khuôn phép cư xử lại đặc biệt diu dàng khéo léoTiếu Dĩnh trong lòng vẫn cứ nghĩ như thế, bình thường cũng không tỏ vẻ sắc mặt tốt với anh, những người còn lại đều phụ họa cho anh, chỉ có cô là không! Tận đáy lòng luôn cảm thấy anh không phải là người tốt.

Nhưng anh dường như chưa bao giờ để mắt tới cô, có lẽ là vì cô quá yếu ớt, lại không nổi bật, lại có lẽ vì đã sớm mẫn cảm nhận thức được rằng cô bé mới đến này có gì đó ghen ghét và khinh khỉnh đối với anh, thế nên ngày thường chơi thì vẫn chơi, nhưng anh tuyệt nhiên không nói câu nào với cô.

  Thế mà, cũng chính cái "kẻ xấu" trong lòng Tiếu Dĩnh này, về sau đã giúp cô giải vây, đã cứu cô thoát khỏi tay cô bé hống hách kiêu căng

  

Lúc đó, cô đã bị đối phương đẩy ngã xuống đất, đất cát văng lên tung tóe, làm bẩn chiếc tất trắng tuyết cùng chiếc váy búp bê mới tinh. Một cặp mắt đen lau láu mở to nhìn, không chịu chớp mắt, chỉ sợ môt giây sau giọt nước mắt như hạt đậu sẽ rớt xuống.

Nhưng bàn tay cô vẫn ôm chặt đồ ăn vặt trước ngực, không cam lòng để đối phương cướp đi.

"Đưa cho ta" Đứa bé gái đó tiến sát gần

"Không đưa"

Trong khoảnh khắc đó hai người lại tiếp tục giằng co đánh nhau, cô chỉ cảm thấy đau ở cánh tay, hét to:" Đồ đáng ghét!........cái miệng nhỏ nhỏ xíu, nước mắt suýt chực trào ra.

  

Lúc này, đột nhiên trên đỉnh đầu vọng lại tiếng nói:" Này, không được ức hiếp bạn ấy!" Rõ ràng đều ngây ngô như nhau, nhưng lại mang vẻ dáng dấp uy nghiêm. Kỳ thực lúc đó trong mắt đã ngân ngấn nước, chẳng nhìn rõ cái gì, chỉ cảm thấy đâu đâu cũng đều là màu trắng mờ mờ, cảnh vật xung quanh trong mắt cũng lòe nhòe biến dạng.

Đứa bé gái dã man đó rốt cuộc cũng dừng lại. Tiểu Dĩnh thở hổn hển ngẩng mặt nhìn lên, bím tóc bù xù, chỉ nhìn thấy một bóng hình, đứng chặn giữa mình với " kẻ thù" . Ánh mặt trời giữa trưa gay gắt, cô cứ ngỡ như cả người anh đều phát sáng, khiến cô không tài nào mở mắt ra được.

Đúng thế, đúng tại thời điểm ấy, như thể từ trên trời, hoàng tử đến giải cứu công chúa, tuy là trong tay không cầm thanh bảo kiếm , không cưỡi ngựa bạch mã, tuy rằng nàng công chúa này toàn thân bẩn thỉu, kỳ thực thì càng nhìn càng giống cô bé lọ lem, thế nhưng giay phút này đây , địa vị của anh trong lòng cô không ai có thể sánh bằng.

Cũng giống như tên gọi của anh*, nho nhã tuấn tú, đứng trước mặt cô, tất cả đều chói lòa

Từ đó về sau, cô cam tâm tình nguyện bám đuôi anh, coi anh như vị hoàng tử chân mệnh thiên tử của mình

Bởi lẽ trong cổ tích, hoàng tử và công chúa sẽ có cuộc sống hạnh phúc, không phải thế sao?

*Chú Thích: Tên Diệu âm Hán Việt có nghĩa là chiếu rọi, sáng chói.

Filed under: gnvxnt, translation project

Chương XIV

Mấy ngàn năm đầu lúc Mặc Uyên mới ra đi, ta khổ sở chờ đợi, ngày ngày vẫn trông mong rằng có thể nằm mơ thấy người, để hỏi một câu, đến bao giờ người mới có thể trở lại. Mỗi đêm, trước khi chìm vào giấc ngủ, ta đều tâm niệm trong lòng tới năm sáu lần, cố gắng nhớ thật rõ ràng, chỉ sợ lúc mộng thấy Mặc Uyên lại quá kích động, quên mất vấn đề quan trọng nhất này. Nhưng sau một thời gian dài ta vẫn không mộng thấy, rốt cuộc cái suy nghĩ này cũng phai nhạt dần. Có điều nó vẫn được tâm niệm bao nhiêu năm, nên lần nằm mơ này, ta vẫn nhớ kỹ tới cái thứ thóc mục vừng thối này, sau bảy vạn năm rốt cuộc ta có thể đem cái vấn đề phức tạp này ra phơi nắng.

Bản thượng thần ta cũng thực bội phục sự anh minh của mình.

Sơ mộng chính là cảnh ban đầu lúc Chiết Nhan dẫn ta tới Côn Lôn bái sư.

Lúc đó ta vừa qua sinh nhật năm vạn tuổi, cũng bằng độ tuổi của Dạ Hoa bây giờ.

Bởi vì mẫu thân sinh bốn con trai, khó khăn lắm mới sinh ra một nữ nhi, mà nữ nhi này lúc còn trong bụng mẹ đã mắc bệnh, sinh ra mặt mũi cũng nhăn nheo ốm yếu, vì thế cả già lẫn trẻ trong hồ ly động đều chăm sóc ta chu đáo. Bốn vị ca ca đều tự do lớn lên, chỉ riêng ta lại thập phần bất đồng, thực đơn sinh hoạt hàng ngày cực kỳ cẩn thận nghiêm ngặt. Bước chân đi khỏi hồ ly động bất quá chỉ có hai nơi Thanh Khâu với Thập Lý Đào Lâm của Chiết Nhan. Ta cố gắng chịu đựng hai vạn năm, đã cực kỳ khỏe mạnh rồi, mà phụ thân mẫu thân vẫn lo lắng.

Lúc được hai vạn tuổi, phụ thân và mẫu thân nhân có một việc cũ không thể ở Thanh Khâu, liền đặc biệt sai tứ ca đến trông nom ta.

Vị tứ ca nhà ta này cũng là một nghệ sĩ cực kỳ tài giỏi, lúc nào cũng mang trên mặt một cái mặt nạ ngoan ngoãn nghe lời, nhưng sau lưng không biết gây ra những chuyện thị phi gì.

Ta cực kỳ trông chờ tứ ca.

Lệnh của cha vừa ban ra, vị thiếu niên tứ ca không ra gì kia ngậm một nhánh cỏ ngồi ở trước hồ ly động, vẻ mặt từ ái nhìn ta nói : " Từ hôm nay trở đi, tứ ca sẽ cẩn thận chăm sóc ngươi, trèo cây trộm trứng chim, có ta, tất cũng có ngươi, mà xuống sông bắt cá, có ta, tất cũng có ngươi"

Ta với tứ ca thập phần hòa hợp ăn khớp với nhau.

Lúc đó Chiết Nhan kia đã cực kỳ quan tâm tứ ca của ta, chỉ cần đưa ra danh hào của lão, tai họa có lớn tới đâu cũng có thể bình an dẹp xuống. Vì thế tứ ca mang theo ta trên trời dưới đất gây náo loạn không chút cố kỵ, suốt ba vạn năm liền.

Đến khi mẫu thân và phụ thân ta rảnh rỗi ngẫm nghĩ tới việc dạy dỗ nữ nhi, cho rằng đã sinh ra một nữ nhân, phải dạy dỗ nàng sao cho ôn nhu hiền thục văn nhã hào phóng, ta đã không thể giáo dưỡng nổi rồi.

Cũng thật may là tuy ta ở cùng tứ ca đến tận lúc năm vạn tuổi, hai huynh muội chúng ta gây không ít việc nhỏ, nhưng lại không gây ra chuyện gì lớn, việc gì cũng trôi chảy, làm bọn ta không khỏi kiêu căng một chút, đương nhiên không thể có cái khí độ giống Dạ Hoa bây giờ.

Bản thượng thần thỉnh thoảng cũng hơi lo lắng, Dạ Hoa hiện giờ bất quá chỉ năm vạn tuổi, mặc dù không cần khờ khạo quá, nhưng ít nhiều cũng nên mang chút bộ dáng hoạt bát của thiếu niên. Hắn còn ít tuổi mà đã chững chạc như vậy, không biết thuở thơ ấu đã gặp phải những chuyện như thế nào, chắc cũng trải qua không ít tang thương đả kích.

Giờ lại nói về lúc ta tròn năm vạn tuổi.

Lúc đó, mẫu thân cảm thấy ta không có vẻ yểu điệu thục nữ chút nào, cực kỳ buồn phiền. Điều lo lắng đầu tiên là sợ không gả ta đi được. Nàng bế quan trong động hồ ly mất nửa tháng, sau đó, có một ngày hoàng đạo ông trời mở mắt, nàng mới giác ngộ rằng, tuy tính tình của ta không ra sao cả, nhưng bề ngoài lại không tầm thường, lẽ nào lại không thể gả đi, vì vây mới có thể bình tĩnh.

Ai ngờ không lâu sau Mê Cốc lại đến kể mấy chuyện nhảm linh tinh, nói rằng có một nhà chúc âm ở thủy phủ cách đây một núi gần đây mới gả con gái. Tiểu Chúc Âm* từ nhỏ mất mẹ, không được dạy dỗ cẩn thận, lại hơi yếu ớt, mẹ chồng nàng nhìn vậy thấy khó chịu, ngày nào cũng kiếm cớ để trách mắng nàng. Tiểu Chúc Âm kia cũng không chịu đựng nổi, mới gả đi được ba tháng, đã khóc lóc trở lại nhà mẹ đẻ.

Nghe nói tiểu Chúc Âm sau khi làm dâu phải chịu nhiều khổ sở, lại quay lại nhìn ta một cái, mẫu thân càng u sầu. Nàng thấy với tính tình này của ta, sau này nếu may mắn gả đi được cho một người, khéo ngày nào cũng bị mẹ chồng cho lên bờ xuống ruộng. Nghĩ đến sau này ta sẽ phải chịu khổ, mỗi lần nhìn thấy ta, mẫu thân nước mắt lại lưng tròng.

Có một lần, Chiết Nhan đến động hồ ly chơi, thấy mẫu thân đang ngồi lau nước mắt. Hỏi nguyên nhân xong, trầm ngâm một lát, rồi mới than thở : " Bây giờ tính tình của nha đầu này đã thành như vậy, cũng không thể thay đổi được rồi. Bây giờ chỉ còn cách cho giúp nàng tu luyện thành một thân đầy bản lĩnh, để sau này có về nhà chồng, từ mấy tên đồng tử vẩy nước quét nhà cho đến tộc trưởng, cũng không kẻ nào có pháp lực cao bằng nàng, cho dù nàng có khờ dại kiêu căng, cũng không bị bắt nạt"

Mẫu thân nghe thấy những lời này của lão, cảm thấy cũng có lý, cực kỳ đồng ý, vỗ đùi một cái, quyết định như vậy luôn.

Mẫu thân cũng là người rất mạnh mẽ, cảm thấy rằng nếu toàn tâm toàn ý tìm cho ta một vị sư phụ, thì cũng phải tìm một vị sư phụ tốt nhất tứ hải bát hoang, mới không uổng phí cái tâm tư này.

Tìm kiếm suốt nửa tháng trời, cuối cùng mới quyết định lựa chọn vị chưởng quản ti chiến tranh thượng thần Mặc Uyên.

Trước đây, mặc dù ta chưa bao giờ gặp Mặc Uyên, nhưng tên tuổi của người, đã nghe tới nằm lòng.

Lúc ta và tứ ca sinh ra, tứ hải bát hoang không còn chiến sự liên miên nữa, ngẫu nhiên có một vài vụ, cũng chỉ là náo loạn nho nhỏ, cũng không tính là một trận chiến. Các vụ trưởng bối đôi khi kể lại những chuyện từ thuở âm dương mới phân định, mấy trận đại chiến từ lúc mới sơ khai, thế nào là bát hoang nổi giận, thế nào là máu nhuộm Cửu Châu, đám nam nhi phơi thây nơi chiến trường, rồi da ngựa bọc thây, rồi kiến công lập nghiệp, làm ta với tứ ca cùng mê mẩn không thôi.

Lúc đó trong thần tộc cũng lưu truyền rất nhiều điển tịch về chiến sự thời viễn cổ, đôi huynh muội chúng ta cũng thập phần hiếu học, thường đến chỗ tiên hữu quen biết mượn xem. Nếu bọn ta có được cuốn sách quý nào, cũng mang trao đổi với bọn chúng.

Trong đám điển tịch đó đều có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của Mặc Uyên. Đám thiên quan chép sách thập phần hâm mộ Mặc Uyên, dưới ngòi bút của họ, Mặc Uyên thần tư uy vũ, mặc khôi giáp huyền tinh, cầm Hiên Viên kiếm, chính là một vị chiến thần bất bại.

Ta với tứ ca cực kỳ sùng bái người, lại còn lén tưởng tượng ra thần tư uy vũ của người sẽ như thế nào .

Hai tên hâm mộ cùng bàn bạc tham khảo sách vở suốt hơn một năm, cuối cùng đã vẽ ra, vị thượng thần Mặc Uyên này nhất định có bốn cái đầu, mỗi đầu ngoảng về một phương, mắt to bằng cái chuông đồng thời thượng cổ, tai to bằng lá cỏ bồ, mồm rộng, bả vai to bằng ngọn núi, hai chân hai tay to như cột đá tráng kiện vô cùng, chỉ cần thổi nhẹ một hơi tất đất bằng nổi lốc, dậm chân một cái trời đất rung chuyển. Chúng ta khổ sở suy nghĩ một hồi, cuối cùng mới vẽ ra một người như thế, tài năng chắc chắn phải như vậy thì mới có thể nhạy bén hơn người, mắt tinh tai thính hơn người, cường tráng hơn người. Sau khi tưởng tượng ra hình dáng của Mặc Uyên, ta và tứ ca cực kỳ phấn khích chạy đi tìm Nhị Ca vốn là người thiện nghệ vẽ tranh để nhờ huynh ấy vẽ cho hai bức họa, treo ở trong phòng ngày đêm sung bái.

Chính là vì nguyên nhân như vậy, nên nghe mẫu thân nói muốn dẫn ta đến chỗ Mặc Uyên bái sư, ta cực kỳ kích động. Tứ ca muốn đi cùng ta, lại bị Chiết Nhan giữ lại, ở trong động còn tốt hơn gấp mấy lần.

Chiết Nhan mang theo ta, hai người cùng cưỡi mây mất hai canh giờ, rốt cuộc đi đến một toà tiên sơn nằm sâu trong rừng. Núi này không giống ở Thanh Khâu, cũng không giống vườn đào, ta lần đầu tiên nhìn thấy.

Ngay ngoài cửa đã có hai tiểu tiên đồng canh giữ chào đón chúng ta, dẫn chúng ta vào một căn phòng rộng lớn. Trong phòng đã có một nam tử thân bận huyền bào ngồi sẵn, hơi nghiêng đầu, dựa vào một cánh tay, thần sắc bình tĩnh, trông như nương nương khang*

Ta thực ra cũng không biết nương nương khang trông như thế nào, chỉ mới nghe tứ ca giảng giải qua loa, lấy bộ dạng tuấn mỹ của Chiết Nhan làm chuẩn, nếu diện mạo không bằng Chiết Nhan thì gọi là bình thường, còn nếu diện mạo đẹp hơn Chiết Nhan thì gọi là nương nương khang. Mấy câu chẳng đứng đắn chút nào này của tứ ca, ta vẫn nhớ kỹ trong lòng.

Bởi ta vẫn luôn coi tứ ca là thần tượng, luôn luôn nghe lời huynh ấy, ngay cả cái bức tranh được họa ra từ trí tưởng tượng của chúng ta đang treo ở trong phòng kia, đương nhiên chẳng người bình thường nào coi đó là tuấn mỹ, ta cũng nguyện trở thành một kẻ không bình thường mà nỗ lực hâm mộ.

Cho nên, lúc Chiết Nhan dẫn ta tới Côn Lôn, nhìn thấy lão chào hỏi vị tiểu bạch kiệm vận huyền sắc trường bào đang ngồi trên ghế cao kia " Mặc Uyên, đã bảy ngàn năm không gặp rồi", ta bị một trận đả kích lớn. Đôi mắt phượng dài kia có thể nhin xa ngàn dặm sao? Hai cái tai nhỏ nhắn xinh xẻo kia có thể nghe được tám phương sao ? Môi mỏng kia của hắn, giọng nói lí nhí như tiếng muỗi kêu kia lại có thể chấn nhiếp tinh thần của mọi người sao ? Thân hình gầy gò kia, lại có thể huy động thần khí Hiên Viên Kiếm chấn danh bát hoang sao ?

Ta thấy những điển tịch miêu tả về công lao vĩ đại của Mặc Uyên đều là trò lừa bịp, có cảm giác như một loại tín ngưỡng bị phá sập, ta nắm chặt tay Chiết Nhan, thập phần đau khổ.

Lúc Chiết Nhan giao ta cho Mặc Uyên, lại tỏ vẻ tình thâm nghĩa nặng mà nói nhảm nhí, ví dụ như " Hài tử này không cha không mẹ, ta thấy hắn bị bỏ rơi bên một khe suối, nằm mềm oặt mê man, chỉ còn một hơi thở, da lông trên người cũng xây xát, bùn đất lấm lem không thể nhận ra nổi là một thằng nhóc bạch hồ ly." rồi lại còn " ta nuôi nó năm vạn năm, gần đây nó trổ mã càng lớn càng đẹp, vị kia nhà ta lại ăn dấm chua" rồi lại nữa " Ta mang nó tới đây cũng thật bất đắc dĩ, bởi đứa nhỏ này lúc bé phải chịu nhiều đau khổ, nên ta cũng hơi chiều chuộng nó, bây giờ tính tình không tốt lắm, cũng phiền ngươi phải tốn nhiều công sức"

Ta thấy Chiết Nham nói lăng nhăng lảm nhảm mấy câu này, vừa thương tâm vừa thấy không yên. Mặc Uyên cũng chẳng nói gì mà chỉ yên lặng ngồi nghe.

Mặc Uyên đồng ý thu ta làm đồ đệ, coi như Chiết Nhan đại công cáo thành. Lúc hắn xong việc rời đi, ta liền tiễn hắn ra cửa. Ra khỏi sơn môn một đoạn đường, Chiết Nhan cẩn thận dặn dò : " Hiện giờ tuy ngươi mang thân nam nhi, nhưng không thể tắm rửa chung với các sư huynh khác, nếu chẳng may lại bị bọn hắn chiếm tiện nghi, ngươi phải biết ngươi nguyên bản vẫn là một vị cô nương phải biết lễ giáo." Ta liền cúi đầu đồng ý.

Mặc Uyên quả nhiên cũng để mắt đến ta thường xuyên, nhưng ta ghét bỏ cái dáng vẻ không anh dũng của người, nên cũng chẳng thừa nhận những điểm tốt này của người.

Ta vẫn tỏ vẻ vô lễ với Mặc Uyên, cho đến tận lúc lần đầu tiên trong đời, gặp phải một chuyện gây thương tổn lớn tới mình.

------

*Chúc Âm : còn gọi là Chúc Long, một trong những sáng thế thần của Trung Quốc, ngang hàng Nữ Oa, đầu người thân rắn.

Trong Tru tiên truyện cũng từng nhắc tới 4 loại thần thú thời thượng cổ, trong đó có Chúc Long : Quỳ Ngưu-Chúc Long-Thao Thiết-Hoàng Điểu

*Nương nương khang : từ hiện đại là bóng, pê đê, lại cái....

Chương 13 : Bước hai kiếm tiền: Đi làm tiểu nhị

Quán ăn Nhất Vi nổi tiếng gần xa không chỉ bởi phong cách trình bày quán tao nhã mà nói đến Nhất Vi là nhắc đến hương vị thơm ngon tuyệt hảo của các món ăn. Người nào lỡ đi ngang qua thì không bao giờ quên nhìn lại một lần mà ghé chân vào gọi một món với giọng điệu hớn hở và trở ra với vẻ mặt buồn xo. Người ta nói "tiền nào của nấy" quả không sai, muốn được ăn thứ ngon thì phải trả lượng tiền tương xứng. Vì thế người đến quán này ăn thường là các công tử tiểu thư nhà quyền quý hay một vài thương nhân giàu có. Một vài kẻ bạo gan ăn không trả tiền đều bị ... (xúc động không nói nên lời = =)

- Tên ăn quỵt kia đừng hòng thoát!

Thấp thoáng bóng dáng một tên chạy bán sống bán chết từ hướng cửa quán Nhất Vi, tiếp theo sau là một cô gái cột tóc đuôi gà vểnh lên cao vẻ mặt kiêu ngạo. Nàng nhìn quanh, lấy bậc tam cấp làm bàn đỡ, tung người lộn hai vòng đẹp mắt trên không trung và tiếp đất thẳng vào kẻ to gan lớn mật dám vào quán ăn này mà lại ăn không trả tiền. Của chùa à? Xin chùa ai không xin đi xin trúng quán ăn mà người-ai-cũng-biết-là-ai-đấy đang làm việc. Còn ai vào đây ngoài cô nàng "kiết xác" Mạc Thạch Lệ.

- Trả tiền mau!

Thạch Lệ dùng hết sức lực bản thân đè mạnh khiến gã buộc phải nhăn mặt vì đau. Hai tay nàng nhanh chóng khóa chặt tay gã khiến gã không thể nào cục cựa được. Gã bất lực chỉ biết rên rỉ trước việc nàng ngày càng khóa tay gã chặt hơn nữa.

- Trả, ta trả..._ gã luống cuống nói

Nghe thấy gã hứa hẹn như thế, nàng nửa tin nửa ngờ buông gã ra và đứng lên. Gã cũng đứng dậy phủi bụi và đưa tay lấy túi tiền trong thắt lưng. Mắt gã láo liên nhìn quanh và... thừa lúc nàng sơ ý, lại-bỏ-chạy.

Lại-bỏ-chạy, nàng đã biết trước phần nào. Phim cổ trang nào mà chả thế,không có bạc mới đi ăn quỵt chứ, chỉ có một số nhỏ là tiếc tiền mới không đưa. Chung quy cũng tại quán này giá thành cao quá nên mới thế, hôm qua xin việc nghe ông chủ nói chuyện này xảy ra như "cơm bữa" nên phải cẩn trọng. Nàng buông gã ra chỉ để dò xét hắn thuộc dạng người một hay hai mà xử lý cho đúng mực.

Tỉ lệ gã thuộc dạng người một cao hơn.

Nàng chuẩn bị đuổi theo nhưng chắc cũng chẳng cần thiết nữa rồi. Từ trong quán ăn, ba chàng trai cao to lực lưỡng đuổi theo gã. Xong, thể nào cũng không toàn mạng, bọn họ mà ra tay thì nàng cũng chẳng còn việc gì để làm nữa nên đành quay lại quán.

Nếu có ai muốn thắc mắc tại sao lúc này nàng lại ở đây làm việc thì xin đáp lại rằng: ngày hôm qua sau khi cạn kiệt tiền, nàng đã ngộ ra "chân lí" rất "cao cả" rằng: có tiền không chân chính thì sẽ bị ông trời xử ép đòi lại nên nàng đã nghĩ đến việc làm thuê cho người khác để kiếm tiền chân chính, khỏi bị nói ra nói vào.

Nàng buồn bực trong người, chung quy cũng tại ông tiên đó không cho nàng tiền để xài nên bây giờ mới khốn khổ như thế này. Tiên gì đâu mà keo ớn, lòng độ nhân độ lượng ở đâu rồi. Quả nhiên không mê tín là rất chính xác.

Hôm qua nàng vì hết tiền nên nàng đã có một quyết định "đau lòng" ...

Ôm chặt chiếc cặp yêu quí trong tay, nàng âu sầu đi tìm một cửa tiệm cầm đồ mà trong lòng rất chi là đau xót. Chung quy cũng là vì hết tiền, túi tiền chính thức thì bị ăn cướp "trắng trợn", túi dự bị thì bị mất lúc nào không hay. Hai cái tên đồ cổ đó nàng sẽ không bao giờ mà quên mặt được, khi nào gặp lại, nàng sẽ bắt họ "nợ tiền phải trả bằng tiền, tính cả vốn lẫn lời." ( trích dẫn từ câu: nợ máu phải trả bằng máu ^_^)

Nói thì nói thế cho oai chứ gặp cái tên thư sinh kia, bị bắt ép phải dập đầu ba cái xin lỗi thì thôi đi, chắc nàng kiếm bài chuồn trước.= =

Nàng đi dạo một hồi rồi chợt dừng bước trước cửa hiệu "Nhã Cầm". Có cái cửa hiệu thôi mà cái tên màu mè dữ. Phải chẳng có ý là : những đồ vật thanh nhã, đẹp mắt mới cho cầm? Đúng là quái.

Nàng ôm cái cặp mà lượn tới lượn lui tiếc nuối không muốn cầm. Nàng có biết giá cả ở đây như thế nào đâu? Lỡ như bị ăn "chặn" thì biết làm sao? Trong phim cổ trang lúc nào chả có tình cảnh mấy ông chủ ở đây "ép giá đến mức tối đa". Chà! Rốt cuộc có nên vào hay không?

Sau một hồi lượn lờ không biết chán, nàng đành cắn răng và bước vào với tư thế uy dũng. Còn lưỡng lự không quyết thì nàng đã chết sớm vì đói mà cứ ôm khư khư thứ không cần thiết rồi. Nàng cầm cái cặp quăng phịch lên bàn và lớn tiếng:

- Ông chủ, tôi muốn cầm đồ!

Nghe tiếng động, người ở bên trong xoay người lại nhìn. Đứng đối diện nàng lúc này là một ông già quãng sáu mươi ăn mặc rất màu mè, ông ta cười nói chào hàng:

- Đến tiệm này đương nhiên là muốn cầm đồ rồi, cô-nương-cứ-nói-thừa, cho hỏi tiểu cô nương đây muốn cầm vật gì?

Nghe ông ta khinh khi nàng không biết ăn nói, nàng mỉm cười lại và cất tiếng:

- Tôi đã đặt sẵn vật cầm trước mắt ông rồi, ông-cũng-cứ-nói-thừa, cho hỏi mắt của ông có vấn đề gì không?

Nghe nàng đốp lại như thế, chân mày ông ta nhíu lại hồi lâu rồi khóe miệng bỗng dưng cong lên và nở ra một nụ cười lớn:

- Ha! Ha! Ha! Cô nương rất thú vị! Được, để lão già đây xem cô nương muốn cầm thứ gì nào.

Ông cầm cái cặp táp hàng hiệu của nàng mà nhăn mặt, cái gì mà lạ hoắc thế này. Từ hồi cha sinh mẹ đẻ ra hình như ông chưa bao giờ nhìn thấy cái gì quái như cái thứ này. Cái gì vậy? Giẻ rách loại mới à? Ông nhăn nhở cố nhớ thửa xem bản thân mình đã nhìn thấy cái này bao giờ chưa. Sau một hồi lần mò trí nhớ có thâm niên sáu mươi năm của mình, ông đành chịu thua, không biết cái này là thứ gì.. Ông bèn giơ cái cặp ra trước mặt nàng mà nói:

- Cái này là cái gì? Giẻ rách loại mới à?

Nàng nghe mà tức điên, cái gì chứ, cái cặp táp yêu quí của nàng mới mua mấy tháng ở cửa hàng bán đồ hiệu mà bây giờ ông ta phán là giẻ rách. Có lộn không vậy? Nàng tức mình nói lớn tiếng:

- Cái cặp đẹp đẽ đồ hiệu của tôi mà ông nói giẻ rách, có lộn gì không? Hay là mắt ông thực sự có vấn đề?

- Cặp là cái gì?

Hớ! Đúng rồi! Ông trời ạ! Người cổ đại thì làm sao biết cái cặp mà nói, trách oan người ta rồi. Nhưng cũng không được gọi cái cặp của nàng là giẻ rách chứ. Ít ra cũng gọi là... cái gì đựng đồ nhỉ... à tay nải.

Nàng cười trừ nhìn ông ta đang ngạc nhiên đến cực điểm:

- À! Ý tôi là tay nải đấy!

Ông ta lại nheo mày ngạc nhiên tập hai, tay nải ư? Làm gì có ai lại đi cầm cố cái tay nải?

- Tay nải thì chỉ cần một mảnh vải cột chặt lại à được rồi? Làm gì có ai lại đi cầm tay nải? Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ, ta chưa từng thấy qua cái loại này.

"Nếu luận về tuổi tính ra thì tôi còn già hơn ông." Nàng thầm nghĩ, cười thích thú và cất tiếng đáp lại:

- Đây là loại tay nải ở quê tôi đang thịnh hành nhưng ở đây chắc ông không biết đâu.

- Rốt cuộc quê cô nương ở đâu?

Nàng ngớ người hồi lâu, trả lời sao đây nhỉ. Nàng vốn quê ở Thượng Hải, sau này chuyển đến Đài Loan, nhưng hai địa danh này nói ra ông ta làm sao hiểu? Nghĩ thế nàng đáp lại bằng một nụ cười và cất tiếng:

- Từ... từ... một nơi xa lắm. Mà thôi, ông lo luận giá chứ tự nhiên xâm phạm đời tư của tôi?

- Nhưng ta có biết cái này có tác dụng sao mà luận giá?

Nàng bí quá chẳng biết bây giờ phải giải thích ra sao cho ông ta hiểu được đây nữa, bèn mở cặp ra và dốc cái cặp ngược xuống, bao nhiêu thứ rơi ra trước con mắt không thể còn mở to ra hơn nữa của ông ta. Toàn những thứ rất lạ mắt, ông dường như chưa bao giờ nhìn thấy những thứ này bao giờ cả.

- Những thứ này là gì nữa?

Nàng cố nặn cho ra một tiếng thở dài và cầm từng thứ lên giải thích tường tận cho ông, mỏi miệng thật, nhưng vì miếng ăn nên đành vậy.

- Cái cặp... à không cái tay nải này có nhiều ngăn, ông chỉ việc kéo cái này là mở ra và cũng đóng lại từ nó_ nàng hướng dẫn từng li từng tí_ còn cái này là vở... à không là giấy_ nàng quăng chiếc cặp xuống và cầm quyển vở lên xòe từng trang ra, có mấy trang xài rồi thì không tính_ tôi nghĩ thời này người ta vẫn còn xài thẻ tre, chỉ có quý tộc mới có giấy xài nên ông lưu ý cho.

Ông nheo mày, cô ta "nghĩ" với lại "thời này" là sao? Chẳng lẽ cô ta đến từ thời đại khác ư? Những suy nghĩ thúc giục ông hỏi, cắt ngang lời nàng:

- Cô nghĩ là sao? Thời này là sao? Chẳng lẽ cô đến từ thời đại khác ư? Nhưng đúng là quí tộc hay người giàu mới dùng giấy.

Nàng giật mình biết rằng bản thân dã lỡ lời rồi nên tìm cách lấp liếm cho qua chuyện, nàng đói lắm rồi, chẳng còn hơi sức đâu mà dây dưa nữa cả.

- À! Là tôi lỡ lời thôi, ông không cần bận tâm.

Rồi nàng lại cầm món khác lên và thao thao bất tuyệt về hộp bút, sách tiếng Anh, cái này nàng nghĩ chắc chẳng có tích sự gì nên mặc kệ. Và, món cuối cùng (vũ khí bí mật đó) khiến cho nàng đột ngột dừng lại nhìn ngắm nó trước sự ngạc nhiên của ông. Ông cất tiếng như lay gọi thần trí đang phiêu diêu nơi đâu của nàng:

- Cái đó thì ta biết, là sáo, nhìn nó là biết đắt giá hơn mấy món kia rồi.

Nàng lặng người hồi lâu, tay nắm chặt lấy chiếc sáo, đôi mắt nhìn nó không rời, rồi cất tiếng nói thỏ thẻ:

- Nó đúng là rất đắt giá, nhưng theo một nghĩa khác, ông luận tiền các món khác đi, tôi không bao giờ đem cầm vật này cả. Không bao giờ.

Nàng cất tiếng, điệu bộ cương quyết. Đoạn, nàng nhanh tay giắt nó vào thắt lưng và nhìn ông đang ra vẻ tiếc nuối. Chiếc sáo đó quả thật rất đắt giá.

- Tổng cộng tám lạng bạc, được không?

Nàng chẳng biết gì về giá cả ở đây nên đành ưng thuận theo:

- Được!

Thấy nàng đã ưng thuận với giá ông đưa ra, ông vội lấy tờ giấy ra lập khế ước và giao tiền cho nàng. Nàng đưa tay nhận lấy, liếc nhìn các món đồ một lần nữa.

"Khi có tiền ta sẽ quay lại chuộc các ngươi."

Đoạn, nghĩ đến điều gì, nàng cất tiếng hỏi ông:

- Ông có thể vui lòng chỉ cho tôi nơi nào bán quần áo và quán ăn nào gần đây không?

- Được!

Dứt dòng hồi tưởng lan man nãy giờ, nàng đưa ngươi nhìn chiếc sáo ngọc giắt bên hông và thầm cất tiếng thỏ thẻ:

- Giờ trong tay chỉ còn cây sáo này và "dế cưng". Tiền hôm qua có được đi mua vài bộ quần áo gần sạch cạn rồi, mau mau kiếm tiền chuộc các thứ còn lại ra thôi.

Đoạn, nàng nhắm thẳng hướng quán ăn Nhất Vi, cửa tiệm mà chiều hôm qua nàng đã phải năn nỉ muốn gãy lưỡi vì họ không muốn nhận nữ, nàng đã tốn bao nước bọt về cuộc đời "lâm li bi đát" họ mới miễn cưỡng nhận. Nàng về quán với nét mặt hào hứng, hớn hở chờ một tương lai vô cùng "tươi sáng" mà nàng đã tự vẽ ra trong đầu từ tối hôm qua.

*********

- Đẹp mắt lắm!

- Hoan hô!

- Thật không ngờ!

- ...

Vừa đưa bước chân đầu tiên vào trong quán, nàng đã nhận được một tràng pháo liên thanh vỗ tay hò hét ầm ầm khiến nàng được một phen cả kinh. Chuyện quái gì vừa xảy ra khi nàng rời quán vậy? Sao trông giống như đang tán dương thần tượng đang nổi nào vừa tới quán vậy? Nàng nhớ không thể nào rõ hơn nữa rằng đây là quán ăn chứ đâu phải vũ trường? Có chuyện gì lộn không?

"Cái quái gì vừa xảy ra vậy?"

Nàng nhìn quanh một lượt rồi bước tới chỗ chủ quán với dấu chấm hỏi thật to trong đầu. Vài người trong quán cũng theo dõi từng bước đi của nàng. Ánh mắt săm soi của bọn họ khiến nàng chột dạ, có phải là nàng làm gì sai không? Hay là do nàng xin một chân làm tiểu nhị trong quán mà lại bỏ việc lo đi bắt kẻ ăn quỵt cho nên... Ấy, không phải chứ, hôm qua nàng đã tốn biết bao công sức mới được làm việc ở đây, chẳng lẽ giờ lại bị đuổi việc? Vậy sau này lấy tiền đâu chuộc mấy thứ đó? Chẳng lẽ sang làm ở quán khác? Đâu dễ vậy. Hôm qua sau khi lót bụng bằng vài món đơn giản, nàng đã đi xin làm việc bao nơi cuối cùng quán này mới nhận. Chẳng lẽ phải bỏ lại các thứ kia mà về sao? Không! Never!

Cố xua đi dòng suy nghĩ về tương lai "đen tối" như thế, nàng khẽ liếm môi một cái rồi vác cái mặt "bẽn lẽn" vô cùng nhìn chủ quán và hỏi:

- Ông chủ Lâm, có... chuyện gì vậy?

Suýt nữa nàng đã buộc miệng nói hai chữ "thần tượng", may mà kịp thời thắng gấp lại.

Lâm Phú Hào- chủ cửa tiệm Nhất Vi này nhìn nàng và nở một nụ cười:

- Màn bắt kẻ ăn quỵt của cô đẹp mắt lắm, ta rất hài lòng, nhưng cô cứ lo hầu bàn đi, việc đó giao cho người khác.

Nghe thế, nàng ngớ người trong ba giây rồi nhếch cong môi nở nụ cười, nét mặt pha một chút cao ngạo. Ra là thế. Làm nàng nãy giờ cứ lo hão. Đương nhiên là phải được tán thưởng rồi. Phải nói cú lộn hai vòng trên không quá đẹp mắt mà. Bản thân nàng cũng rất đắc ý. May mà nàng phản ứng nhanh nhẹn chứ nếu không thì cái tên đó chạy thoát mất rồi. Chờ mấy tên (tạm gọi) bảo vệ trong quán sao mà nàng thấy lâu quá. Lúc đó nàng cầm dĩa bánh bao đem tới bàn gần cửa ra vào, thấy cái tên khả nghi nên quăng bịch xuống bàn một cách không đẹp mắt, đuổi theo cho kịp gã.

"Đúng vậy, rất đẹp mắt!"_ một tiểu cô nương cất tiếng hào hứng

"Cô nương thật nhanh nhẹn."

Một số công tử ngồi trên lầu phẩy phẩy quạt, miệng nhấp ngụm rượu, nói khinh rẻ:

"Nghèo hèn mà còn đòi học làm sang."

"Chưa nghe danh quán này hay sao mà ăn quỵt?"

"..."

Đám đông rộ lên một lát rồi từ từ im bặt, họ tiếp tục thư thả thưởng thức hương vị các món ăn. Còn về phía nàng, hưởng vinh quang hào nhoáng được một lúc thì cũng đủ lắm rồi, nàng trong lòng vui vẻ, cười toe toét lộ lúm đồng tiền rất đáng yêu nhanh nhẹn bước xuống bếp, thoáng đưa ngươi liếc nhìn lần cuối liền nhác thấy tên ăn quỵt đã bị tóm gọn và chuẩn bị tinh thần bị xử đẹp. Lâm Phú Hào nhìn hắn bực mình nhưng vẫn nở nụ cười hiểm:

- Ăn quỵt ở quán của ta? Không dễ đâu.

Ông đưa tay ra hiệu cho bọn họ dắt gã đi rồi nhìn khách quan nở một nụ cười ôn nhu:

- Không có chuyện gì, mời quan khách tiếp tục thưởng thức.

End chương 13

Chương 14: Là ở nơi nào?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: