5.

5. tương tư.

bà giang 'bánh mì' bắc nung bếp đặt đằng sạp, chiếc giẻ nhún mềm im lìm nằm ngay ngắn bên bàn được bàn tay bà nắm rồi nhẹ nhàng lau đi vũng nước lèo. nhanh tay ném chiếc giẻ vào chậu rửa, bà vừa cầm quạt phẩy cho bay hơi vừa luôn miệng lầm bầm chửi ba cái thằng làm ăn cắt cổ ngoại thành nom chẳng ra cái gì, chỉ giỏi cái bóp cổ người nghèo. vừa hay ngày này nắng nóng, bà chửi cho, rồi ngồi xuống ghế chống chân lên nốc một ca nước.

hôm đó nắng một cách bất thường.

bán cho vài ba khách gói nếp hay tô mì xá xíu lạnh ngắt rồi ngồi tu một hơi nước mát – tất nhiên quyền lợi ở đây sẽ thuộc về bà rồi, thu tiền về rồi cũng mát lòng khách ngày nóng – sau đó thẳng cẳng nằm trên võng đánh một giấc cho đã con mắt. đằng này tự dưng vào dạo đầu hè, lưng bà bị dở chứng, đau lên đau xuống, muốn nằm nghỉ cũng không yên nổi.

thế mà đằng đâu tự xông lên người bà quật bà nằm thẳng xuống đất, thằng nhỏ to đầu cứ luôn miệng khoe rằng lần đầu nó được uống nước dừa. thằng nhỏ cứ xuýt xoa có loại nước dừa nào mà ngon dữ không, trong khi chỉ cần vỗ tay vài ba cái cũng biết đi mua thúng dừa xiêm ngoài chợ -bà bực mình nhéo mạnh vào tai thằng nhỏ khiến nó kêu eo éo – nên nghe thằng nhỏ khoe cũng đâm chán.

cũng đâu trách được, từ thời cha sanh mẹ đẻ tuấn có biết dừa là cái chi. chuyện thì mẹ thằng nhỏ dậm sữa nuôi gã còn chẳng xong, lấy sức đâu mà đi tìm thử cho con nó một quả. cũng vài cái mồm phì phèo khói thuốc dụ dỗ sa đà, tay cầm bật châm điếu hít một hơi cho đã họng, dụ cho cha mẹ tuấn hết cái cớ gầy dụng sự nghiệp, thế mà hai người lại tin sái cổ. rồi đến khi cha tuấn chìa cho huyện mấy thỏi vàng vừa đủ hoàn trả nhà cửa, dù chúng nó có hứa hẹn gì cũng chẳng có đúng lấy một phần. chúng bắt ông, còn mấy kẻ giàu sụ hưởng xáng, để nặng thêm rương đồ chồng chất nơi nhà kho.

kể lại có cái lạ. chuyện thằng tuấn chưa thấy dừa bao giờ là một chuyện mới, hầu như ai trên đất rừng tre chọc trời đều biết trái dừa là gì, cũng phải một lần nhìn thấy thứ quả màu xanh đó. nghe thằng tuấn kể mà vô lý hết biết, tưởng trên đời chỉ có mỗi gã thấy trái dừa lần đầu tiên, bất lắm chạm vào ánh mắt một lần cũng xao xuyến nhớ nhung miền quê xứ người.

bà giang nghiêng đầu, chống cằm nhìn thằng nhỏ, miệng chép chép.

"cậu nói cứ kì, người đây ai mà chẳng rõ dừa nó như nào. cậu nói cứ như mấy tân trai si tình, nghe ngọt như mía lùi ấy."

nói đoạn, bà phẩy tay, cắp chiếc nón lá cũ sờn đội lên đầu. trời dần trở nắng, vài giọt nắng trải dài trên mái đầu tuấn, trượt dần qua vai áo tối màu. tuấn im lặng, nhìn chăm chăm bà rồi nhìn xuống tay mình, rồi lại nhìn lên bà. và tự dưng, gã thấy má mình nóng như mấy hôm giữa tháng năm.

bà giang thấy là, bà nắm chắc phần trăm sẽ lôi thằng nhỏ ra hỏi hết.

"bác ạ, con thấy mình hông ổn. có phải là do trái-?"

bà giang nhướn mày.

"nước dừa hay là con bé bán dừa?"

mặt tuấn thậm chí còn đỏ hơn hồi nãy, gã chôn mặt mình trong hai bàn tay to bự, người cuộn thành một cuộn bánh nằm trên phản nhà.

"là một cậu trai... thưa bác."

"ồ, thằng nhỏ tên gì vậy?"

tuấn đột nhiên im lặng. rồi chất giọng khàn của gã cuối cùng cũng chịu phát ra lúc bà giang chuẩn bị dọn nốt chiếc bàn bên góc ngoài sân.

"tại hưởng."

bà khựng lại một lúc, và cười thật tươi, đến gần vỗ vỗ mái đầu tuấn.

"thằng bé đó thật sự rất tốt đó, liệu mà coi trọng."

tuấn ngẩn ngơ nhìn lên bà, tự hỏi tại sao lại biết chuyện.

"không cần hỏi đâu, thân là mẹ thằng bé, tôi biết cậu là người tốt. và thằng bé cũng quý cậu lắm đó. vì vậy tôi cũng ngăn cản gì cậu cả."

"nhưng... bác ơi, con đâu có thích gì-"

gã bị tiếng cười của bà làm cho hoảng hốt, đành ngậm miệng.

bà thuộc dạng người chẳng tin vài ba tin đồn nếu không chứng kiến tận mắt. nghe đâu phong phanh mấy tin người ta đồn thổi bậy bạ, cũng biết gã vốn hiền lành, đức tính cũng tốt, một bụng chữ nghĩa cũng đầy, ấy thế mà lại say xỉn lấy một mạng người đêm rằm tháng giêng. cơ vậy mà ngoài vụ tai ương năm ấy thì gã chỉ là một thanh niên gánh hạt cơm thóc lúa ngày xuân trẻ, lo liệu chuyện nhà không hoài tuổi xuân. được dạo đó thì mấy bà rù rì bàn tán xôn cả một chợ, toàn mấy cô đào thanh lịch, nào là cô bảy út nhà lý ông cũng bỏ ngoài tai mấy lời cảnh báo mà đem lòng thương tuấn, nào là em lý đế con nhà thơ có tiếng từng mời gã về dùng cỗ chung, cứ vậy phát sinh tình cảm. ngặt nỗi cái nào cũng có lý riêng, thành ra người ta càng đồn đại nhiều hơn trước nữa.

may mắn bước đến với bà, rằng bà không phải thuộc trong những người tin những câu chuyện ngoài kia. là vì bà đã gặp được tuấn.

và bà cũng tinh ý lắm chứ.

ai mà chẳng thấy được ánh mắt tình đến thế nhỉ?

-lữ hoài giang.

_TG_

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top