dethimiennam
<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Tahoma; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-520077569 -1073717157 41 0 66047 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:9.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-weight:bold;} span.apple-style-span {mso-style-name:apple-style-span;} span.apple-converted-space {mso-style-name:apple-converted-space;} @page Section1 {size:595.45pt 841.7pt; margin:70.55pt 56.9pt 70.55pt 85.05pt; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->
Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm của phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế. Trong các biện pháp sau, hãy chỉ ra một biện pháp kinh tế đã được áp dụng đối với doanh nghiệp việt nam?
- khuyến khích tổ chức thành lập hiệp hội ngành nghề.
- Giảm thuế, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tôn vinh, biểu dương doanh nghiệp
Phương pháp kinh tế
Khái niệm: Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính huớng dẫn lên đối tượng quản lý, nhằm làm cho đối tượng quản lý tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc điểm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lí không bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất cớ thể sử dụng đẻ họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy đây là phương pháp quản lí tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hoạt động cho các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.
Biện fáp lựa chọn: giảm thuế, miễnthuế thu nhập doanh nghiệp
Câu 2: Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu ngân sách bao gồm những khoản nào. trong các khoản thu sau đây, có một khoản thu không phải của ngân sách nhà nước, đó là khoản thu nào/ vì sao/
Thu học phí
Thu bán tài sản nhà nước
Thu từ cho thuê tài sản nhà nước
Thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu ngân sách nhà nước ở nước ta bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật, như: tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi), thu nhập từ góp vốn của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế...;
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp: tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích, tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, thu từ bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan đơn vị nhà nước;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính;
- Thu kết dư ngân sách;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: các khoản di sản của nhà nước được hưởng, các khoản phạt, tịch thu;
- Thu hồi dự trữ Nhà nước, thu chênh lệch giá, phụ thu, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách năm trước chuyển sang.
Trong các ý kiến trên thu từ học phí ko fải of NSNN, vì khoản thu này ko nêu trong các khoản thu trên; khoản thu này dùng để chi trả cho các chi fí phát sinh như tiền lương của giáo viên, tiền mua công cụ giảng dạy…(đây là tui đoán mò lí do thôi, đang cuống chưa nghĩ ra được gì hơn)
Câu 3: Nêu quy định về biệt phái công chức.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, công chức A đang ở bộ Z( Hà nội) được biệt phái đến làm việc tại tỉnh H. Hết thời hạn biệt phái công chức A có đơn đề nghị trở về làm việc tại Bộ. Theo anh chị trường hợp này giải quyết thế nào/ vì sao?
Biệt phái là việc công chức của cquan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cquan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
4. Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
6. Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Hết thời hạn biệt phái fải giải quyết cho anh A, bố trí công việc phù hợp cho anh A? Đánh giá quá trình làm việc của anh A tại tỉnh H, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thể đưa anh A trở lại bộ làm việc. Nếu trong thời gian anh A đi công tác biệt fái tại tỉnh H,vị trí của anh A đã có người khác thay thế, vậy có thể bố trí cho anh A ở 1 bộ phận khác trong bộ fù hợp với năng lực của anh A
Câu 4: Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, tổng cục thuế có nhiệm vụ trình Bộ truong tài chính xem xét quyết định những văn bản nào? Được quyền ban hành những văn bản nào?
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về quản lý thuế;b) Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành thuế.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng CT.
Cảnh báo cảnh báo , đề thi tin bao gồm:
10 câu về XP..
10 câu word 2007
10 câu excel 2007
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top