Dequoc
Câu 14: Những tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh? Vì sao Anh là nước sớm nhất thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp?
Trả lời:
*Sau thắng lợi của cách mạng tư sản, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nước Anh tăng cường xâm chiếm thuộc địa( Ấn độ, Bắc mĩ, Oxtraylia,..). Bằng hoạt động kinh doanh trong nước, buôn bán nô lệ, khai thác thuộc địa… giai cấp tư sản Anh đã tích lũy được lượng tư bản khổng lồ để phát triển công nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế, việc tước đoạt ruộng đất của nông dân cũng được đây mạnh. Nông dân mất ruộng, thợ thủ công bị phá sản buộc phải bán sức lao động của mình. Vì vậy ở Anh luôn sẵn nhân công hơn các nơi khác.
Mặt khác những tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong công trường thủ công Anh, như phân công lao động trình độ cao, đã tạo điều kiện phát minh ra máy móc. Ngoài ra, công trường thủ công còn sản sinh ra nhiều thợ thủ công lành nghề có thể phát minh và sử dụng máy móc.
Như vậy nước Anh sau cách mạng tư sản có đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng công nghiệp: tư bản, nhân công, và sự phát triển kĩ thuật. Anh vượt các nước châu Âu về các điều kiện trên nên tiến hành cách mạng công nghiệp sớm nhất.
Anh tiến hành công nghiệp sớm hơn các nước khác Vì Anh sớm tiến hàmh c/m t
ư
sản nên nền kinh tế Tư
bản chủ nghĩa sớm phát triển đồng thời sớm đẩy mạnh xâm thuộc địa nên có 1 hệ thống thuộc địa rộg lớn, ngoài ra giai cấp tư sản nắm chính quyền, nên có đủ những tiền đề để tiến hàh cuộc cm.Câu 15: Trình bày những hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh?
*Hệ quả:
Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: Nhiều trung tâm công nghiệp mới với thành thị đông dân xuất hiện, máy móc làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất , nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải xã hội dồi dào. Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy nhiều ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải và nông nghiệp. Nhu cầu công nghiệp hóa khiến nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh; đồng thời quá trình cơ giới hóa nông nghiệp cũng góp phần giải phóng sức lao động của nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho công nghiệp và dịch vụ.
Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp TS và VS. Qua cách mạng nông nghiệp, giai cấp tư sản càng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị xã hội. Cách mạng công nghiệp đã làm đội ngũ vô sản ngày càng trở nên đông đảo. Với thân phận là người lao động làm thuê chịu áp bức bóc lột, giai cấp vô sản mâu thuẫn quyền lợi với giai cấp tư sản, đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột.
Câu 19: So sánh con đường thống nhất của Đức và Ý?
Trả lời:
Giống:
-Đều là các cuộc cách mạng tư sản.
-Diễn ra dưới hình thức thống nhất đất nước.
-Mở đường cho CNTB phát triển, xác lập quyền thống trị của g/c TS.
-
Con đường thống nhất đất nước đều xuất hiện 2 khuynh hướngđâus tranh : thống nhất đất nước "từ trên xuống" và "từ dưới lên". Trong đó con đường đấu tranh thống nhất theo khuynh hướng dân chủ tư sản sẽ thắng thế và được nhân dân ủng hộ.
Khác:
Do điều kiện và hoàn cảnh mỗi nước khác nhau nên việc thống nhất đất nước ở mỗi nước có khác nhau.
Đức:
Là một nước phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ và là xứ sở của thủ công nghiệp và công trường thủ công. Trật tự phong kiến và chế độ quân chủ được thỉt lập khắp nơi là trở lực chính ngăn cản việc thống nhất . Sự xuất hiện ở Đức nền kinh tế Iuncơ, con đường kinh tế kiểu Phổ. Phải xóa bỏ sự chia cắt về lãnh thổ, phân tán về chính trị của liên hiệp Đức.
Thống nhất "từ trên xuống"
+ Ở Đức: Diễn ra với 3 cuộc chiến tranh:
- Chiến tranh chống Đan Mạch ( 1864)
- Chiến tranh Aó - Phổ ( 1866)
- Chiến tranh Pháp - Phổ ( 1870 - 1871)
Ý:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1847 đặt nước Ý trước hoàn cảnh cách mạng. Cách mạng 1848-1849 nước Ý chưa được thóng nhất hoàn toàn. Đến những năm 50-60 của thế kỉ 19 yêu cầu thống nhất ý trở nên cấp thiết, cần phải được giải quyết.
thống nhất "từ dưới lên" + Ở Ý: trải qua 3 giai đoạn:- Giai đoạn 1: chiên tranh chống Aó và sự thống nhất miền bắc, trung Ý( 4/1859--->3/1860)
- Giai đoạn 2: Cao trào cách mạng miền nam Ý và sự ra đời vương quốc Itâli ( 4/1860-3/1861)
- Giai đoạn 3: Hoàn thành thống nhất Italia ( 1861- 1870)
Câu 13: Tại sao nói nội chiến Mĩ là cuộc cách mạng tư sản lần II?Trả lời:
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập lần 1 chưa giải quyết hết những vấn đề đặt ra của một cuộc cách mạng tư sản, vì vậy cuộc nội chiến nổ ra để hoàn thành nó. Đó là xóa bỏ chế độ nô lệ.
+ Đây là cuộc chiến mà lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản tiến bộ miền Bắc mâu thuẫn với chủ nô miền Nam. Với nhiệm vụ là lật đổ chế đố nô lệ, giải phóng nguồn lao động.
+Quần chúng nhân dân đóng vài trò quan trọng là động lực c/m
+Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
Câu 12: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của công cuộc thống nhất Đức, Ý, Nội chiến ở Mĩ?Trả lời:
Đức:
Giữa thế kỉ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
Năm 1870 - 1871, Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức
Thống nhất nước Đức, đưa nước Đức nhanh chóng trở thành một nước tư bản phát triển mạnh ở châu Âu. Nươc Đức dần bị quân phiệt hóa theo kiểu Phổ và trở thành lò lửa chiến tranh của thế giới.
Ý:
+ Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc Áo.
+ Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bị kìm hãm phát triển.
+ Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xóa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.+ Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
Năm 1870 sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rô-ma.
+Mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Mĩ:
+ Giữa thế kỉ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.
+ Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lin-côn đại diện Đảng Cộng Hòa trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở miền Nam.
+ 11 bang miền Nam tách khỏi Liên bang.
Ngày 09/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang
+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ.
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
Câu 1: Chứng minh các đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc?
Trả lời:
Chủ nghĩa đế quốc là một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, ở đó xuất hiện những tổ chức độc quyển lớn có trình độc khoa học kĩ thuật cao, quá trình xuất khẩu tư
bản cùng với sự ra đời của tư bản tài chính, kéo theo sự tranh giành thuộc địa ngày càng căng thẳng trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn giữa người lao động với tư sản, giữa thuộc địa và đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau ngày càng sâu sắc và không thể dung hòa.
Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX là thời kì chủ nghĩa tư bản cạnh tranh chuyển sang tư bản tự do độc quyền. Việc sử dụng những nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật tạo khả năng xây dựng các ngành công nghiệp qui mô lớn. Các xí nghiệp nhỏ lẻ không có nhiều vốn để mở rộng đầu tư sản xuất,không mang lại được nhiều lợi nhuận đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc là bị phá sản hoặc là sáp nhập vào các công ty lớn. Vì vậy, diễn ra một quá trình tập trung tư bản, tập trung sản xuất vào các nhà sản xuất lớn làm xuất hiện các công ty độc quyền. Mà tiêu biểu là Cacten và Xanh đi ca ở Đức và Phap, Tơ-rơt ở Mĩ.Cac-ten và Xanh-đi-ca là sự lien kết bên ngoài về giá cả, mẫu mã, thị trường… Tơ-rơt là tổ chức tập trung độc quyền vào tay một nhà tư bản, có khi nắm độc quyền cả một ngành sản xuất.
Trong nông nghiệp, dưới làn song của công nghiệp hóa, máy móc được sử dụng cùng với sự chuyển môn hóa trong sản xuất, tạo ra một nguồn của cải lớn vừa cung cấp trong nước vừa xuất khẩu. Như vậy quá trình tập trung sản xuất, tư bản đã làm xuất hiện các công ty độc quyền . Sự ra đời của các tổ chức lũng đoạn đã đánh dấu sự tiến triển to lớn trong việc tổ chức quản lý sản xuất nhờ đó tạo ra khốisản phẩm ngày càng nhiều, có chất lượng tốt hơn. CNTB giai đoạn này có mức độ tập trung hoá cao hơn, khắc phục được phần nào sự bất ổn trong sản
xuất. Quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình
hình thành kinh tế thế giới. Đồng thời các tổ chức độc quyền đã sử dụng
phương pháp cạnh tranh khốc liệt nhằm đánh bại, thu phục đối thủ và bóc lột công nhân ở trình độ dã man, tinh vi hơn.
Sự tập trung sản xuất, tập trung tư bản làm tăng vai trò của ngân hang. Lúc đầu ngân hang là nơi cho vay, sau trực tiếp đầu tư, tham gia chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Các ngân hang ở Pa-ri, Luân Đôn,… đầu tư vào đường sắt, khai mo, hải cảng, nhà máy. Bên cạnh ngân hàng nhà nước còn có các ngân hàng tư nhân.
Dần dần trong ngành ngân hàng cũng có sự tập trung hình thành những ngân hàng lớn. Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh trong cả nước. Nhiều chủ ngân hàng với số vốn khổng lồ đã nắm luôn được các cơ sở sản xuất trực tiếp kinh doanh công nghiệp. Sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp đã tạo ra tầng lớp tư bản tài chính, trong đó quyền lực nhất là tầng lớp đầu sỏ tài chính. Họ lập ra các các Vương triều tư bản như Vua dầu mỏ Rôc-phơ-le, Vua thép Mooc-gan,… có khả năng làm gián đoạn tài chính.
Quá trình sản xuất đã tạo ra nhu cầu về thị trường nguyên liệu , nguồn nhân công nên các nước đế quốc đã tăng cường đầu tư ra nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như cho vay nặng lãi, đầu tư vào sản xuất các nước thuộc địa để thu lợi nhuận phát triển sản xuất. Hoạt động xuất khẩu tư bản chính là một trong những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc. Ví dụ như Pháp cho Nga hoàng và Nhật vay lãi, ở Đức và Mĩ cũng đẩy nhanh xuất khẩu tư bản nhưng lại ít thuộc địa. Điều đó làm xuất hiện nhu cầu xâm lược thuộc địa, mở rông sản xuất và nhu cầu xuất khẩu tư bản cần thị trường, nguyên liệu, nhân công.
Các nước đế quốc còn có chung một đặc điểm là đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Trong cuộc chạy đua đó thì Anh đã nhanh chân hơn nên có thuộc địa lớn nhất. Riêng Đức và Mĩ do hoàn thành cách mạng tư sản muộn hơn nên có ít hoặc không chiếm được thuộc địa, nên đã dung vũ lực chia lại thị trường thế giới. Anh chiếm ¼ điện tích thế giới, gấp 14 lần thuộc địa Đức và 3 lần thuộc địa Pháp.
Tóm lại, sự xuất hiện các công ty độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, sự tăng cường xuất khẩu tư bản và xâm lược thuộc đia là những đặc điểm đánh dấu bước chuyển từ tự do cạnh tranh CNTB sang chủ nghĩa đế quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top