Tất cả những gì cha mẹ nên biết về tự vẫn học đường.

linkid / Tháng Năm 15, 2016

Mỗi ngày trong văn phòng, tôi thấy những sinh viên đại học đấu tranh với ý nghĩ tự vẫn. Một số thậm chí đã cố gắng tự sát. Trong tình huống này, điều trị những vấn đề ẩn giấu của họ, tựa như trầm cảm hoặc lo âu, thường dẫn đến hồi phục. Nhưng con đường hồi phục có thể khó khăn, và đó là lý do tại sao tôi bao gồm cả cha mẹ trong quá trình điều trị của những đứa trẻ ấy. Cả Jaed Foundation và Hiệp hội tâm thần Mỹ khuyến khích sự tham gia của gia đình, cũng như hỗ trợ xã hội và kết nối để bảo vệ chống tự vẫn. Cha mẹ càng tăng tiếp xúc với trẻ hoặc đến ở với chúng có thể tạo nên một sự khác biệt sâu sắc trong quá trình cải thiện tâm lý của chúng.

Là cha mẹ, bạn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con của bạn khi chúng có những ý nghĩ tự sát và bạn cần phải chú ý hai báo cáo gần đây đã nhấn mạnh một vài chiều hướng đáng báo động.

Tỉ lệ người tự sát trong độ tuổi 15 -24 đã tăng trong vòng 15 năm qua, theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Tỉ lệ nữ giới tăng mạnh so với nam giới, ở mức 17% so với 8%. Tỉ lệ ở nam giới tự tử vẫn cao gấp 3  lần so với nữ giới, 18/100 000 so với 5/100 000 mỗi năm. Một xu hướng đáng lo có thể ảnh hướng đến các trường đại học trong tương lai là tỷ lệ tự sát ở nữ giới trong độ tuổi 10 -14 tăng gấp ba lần trong 15 năm qua. Cho dù bạn có một đứa con gái hay con trai, những xu hướng trên đều đáng lưu tâm.

Các báo cáo khác gần đây đã mô tả xu hướng tự tử nhóm trong các trường đại học và tìm thấy hiệu ứng lây lan khi nói đến tự tử. Nói cách khác, một người tự tử có thể kéo theo những người khác, đặc biệt là những người thân thiết với nạn nhân. Báo cáo này cho thấy tầm quan trọng của thông tin liên lạc trong khuôn viên trường sau những sự kiện này bằng cách cho sinh viên biết nơi để tìm trợ giúp nếu họ bị cảm thấy buồn bã và cung cấp tiếp cận cộng đồng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi cái chết của người thân hay bạn bè.

Nhìn chung, tỉ lệ tự tử trong số sinh viên đại học đã giảm thiểu so với những bạn cùng lứa không đi học của họ. Tuy nhiên, tỉ lệ này thay đổi từ cơ sở này qua cơ sở khác năm này với năm kia do hiệu ứng lây lan. Suy nghĩ tự sát và hành vi thường phổ biến trong trường học, với 1 trong 10 sinh viên quyết tâm tự sát và 1 trong 100 sinh viên cố gắng tự sát trong năm ngoái. Tự tử đang là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong ở độ 15 – 24 tuổi. Nhiều trường đại học đã tăng cường tiếp cận và dịch vụ điều trị để làm giảm mức độ đau buồn khó chịu của sinh viên.

Và bạn, là cha mẹ, thì có thể giúp bằng cách nào?

            1.Trấn an con của bạn rằng anh ấy hoặc cô ấy có thể tìm đến bạn với bất kì vấn đề nào.

Nhiều sinh viên sẽ không nói cho cha mẹ rằng mình có cảm giác muốn tự tử vì họ không muốn làm cha mẹ mình buồn. Nếu con của bạn thừa nhận có suy nghĩ tự sát, thì hãy đáp lại bằng giọng điệu bình tĩnh, ngay cả nếu như chúng không chắc mình muốn làm cái gì. Cùng đó, bạn và con của bạn có thể tham khảo các trung tâm tư vấn hoặc đường dây khủng hoảng trường học để chọn hướng đi cho hành động tiếp theo.

Có những lúc bạn muốn hỏi con mình rằng thằng bé có suy nghĩ tự hại hay không. Nếu bạn biết được rằng có ai đó ở trường tự tử hoặc một người bạn cùng nơi sống tự tử, hãy hỏi con bạn rằng cái chết của người đó tác động như thế nào đến thằng bé. Nếu chúng gần gũi với nạn nhân, thì hãy khuyến khích chúng nói cho nhân viên tư vấn, bạn cũng có thể hỏi con bạn về suy nghĩ tự sát nếu chúng cảm thấy quá thất vọng và cô đơn.

Nếu đứa trẻ của bạn đã trải qua suy nghĩ tự tử và đã hành động, thì bước tiếp theo là bước đặc biệt quan trọng.

             2.Khuyến khích con bạn phải hành động bằng cách gặp chuyên viên tư vấn chữa trị và/ hoặc bác sĩ tâm thần.

Ý nghĩ tự sát hoặc hành vi là dấu hiệu cảm xúc tệ hại, cần phải đánh giá và điều trị bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Trầm cảm, tâm trạng không ổn định, lo âu, và cô đơn là tất cả các yếu tố nguy hiểm gây ý nghĩ tự sát trong học đường. Các trung tâm tư vấn trị liệu cá nhân hoặc nhóm thường chú trọng giải quyết vấn đề này, và cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm thần, trong khi những người khác thì muốn sinh viên tạm dừng học để điều trị.

           3.Yêu cầu con bạn ký đơn đồng ý tiết lộ thông tin.

Nếu tôi tin rằng một sinh viên có nguy cơ tự cắt, tôi sẽ yêu cầu cô ấy ký đơn đồng ý tiết lộ thông tin để tôi có thể nói chuyện cởi mở với ba mẹ và phối hợp điều trị. Bạn, với tư cách là cha mẹ có thể khuyến khích con mình kí vào mẫu đơn này.  Sau khi đơn được ký, tôi có thể để cha mẹ cùng với con em họ có một chuyến thăm văn phòng hoặc gọi điện thoại bằng loa ngoài để bàn luận về cách điều trị. Bạn có thể chia sẻ bất cứ mối quan tâm nào mà tôi không nhận thức được. Tôi có thể sẽ để cha mẹ biết nếu tôi nghĩ họ nên tăng thêm hỗ trợ bằng một chuyến viếng thăm hoặc một cuộc gọi. Đồng hành cùng với con bạn và bác sĩ tâm thần của chúng trong thời gian khủng hoảng là một điều quan trọng.

            4.Theo đuổi chuyên sâu hơn về chăm sóc nếu như ý nghĩ tự tử của con bạn vẫn leo thang.

Nếu như bạn tin con bạn không thể tự giữ an toàn, bạn nên liên hệ với cảnh sát khu vực, những người sẽ đến thăm và kiểm tra an toàn cho chúng. Có thể sẽ tốt hơn nếu con bạn được đưa vào bệnh viện ngắn hạn nơi chúng có thể được điều trị trực tiếp. Ngoài ra, con bạn cũng có thể tạm nghỉ học và về nhà để chúng có thể được điều trị ngay lập tức. Đối với những người có ý nghĩ tự tử mãn tính, chương trình cung cấp liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) có hữu ích trong việc giảm hành vi tự hủy hoại.

Khi con của chúng ta bắt đầu đại học, chúng ta tin rằng chúng sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong đời, nhưng đôi khi chúng ta cũng thấy chúng có một khoảng thời gian tối tăm và tuyệt vọng. Bằng việc nhận thức về xu hướng tự tử gần đây, các cha mẹ nên khuyến khích các sinh viên đang gặp áp lực và khó khăn tìm kiếm cách điều trị và để biết rằng nơi đây còn có hi vọng trên cả nỗi đau.

__________________

Lời người biên tập: Việc trò chuyện và thông cảm cho con em, người thân và bạn bè có tác dụng và hiệu quả rất lớn, giúp đỡ những người có suy nghĩ tự tử. Tuy nhiên, trò chuyện không đúng cách dễ dẫn đến tác dụng ngược. Hãy đọc thêm bài viết về phòng chống tự sát theo link dưới đây để biết được nên nói gì và nên làm gì với những người có suy nghĩ tự tử nhé.

Gần đây, một phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã đưa tin về nạn tự tử học đường. Những thực tế đau buồn này là điều đáng lo ngại đang xảy ra trong xã hội Việt Nam chứ không chỉ có ở những nước xa xôi nào khác: https://www.facebook.com/son.ha.22051994/posts/752373418232755?pnref=story

https://beautifulmindvn.com/2015/06/11/phong-chong-tu-sat-lam-the-nao-de-giup-do-nguoi-co-y-dinh-tu-tu/

Tác giả: Marcia Morris.

Dịch: Amei Jiin.

Biên tập: Hải Đường Tĩnh Nguyệt, Khánh Linh.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/college-wellness/201605/what-every-parent-should-know-about-college-student-suicide

*Link:
https://beautifulmindvn.com/2016/05/15/5034/

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top