Có quá nhiều thứ cần học trong thời gian ngắn?

*Có Quá Nhiều Thứ Cần Học Trong Thời Gian Ngắn? Những Cách Được Chứng Minh Sau Đây Sẽ Giúp Bạn.

Hải Đường Tĩnh Nguyệt / Tháng Ba 18, 2018

Tháng Ba đã đi được hơn nửa chặng đường. Chẳng còn bao lâu nữa thì các bạn học sinh, nhất là học sinh lớp 12 sẽ trải qua kỳ thi quan trọng nhất, mở ra những cánh cửa cơ hội khác nhau. Đây cũng là lúc mà nhiều bạn cảm thấy stress nhất, khi có rất nhiều thứ cần phải học mà dường như thời gian không đủ. Cũng thường khoảng thời gian này, nhóm cũng nhận được nhiều lời chia sẻ về những áp lực mà các bạn phải chịu. Hy vọng bài dịch về phương pháp học tập dưới đây sẽ là một công cụ tốt mà các bạn có thể dùng để học một cách hiệu quả hơn và giảm phần nào áp lực mặt các bạn đang chịu.

—–

Phương pháp tốt nhất dựa vào bản chất tài liệu

Trước tiên hỏi bản thân bạn: Phần lớn bài thi này là về học thuộc lòng hay bạn đang cố gắng học để hiểu được kiến thức?

Nếu nó là vấn đề học thuộc lòng thì tôi đề nghị hãy lướt qua tài liệu rồi sau đó quay lại đọc nó nhiều lần (nói kỹ hơn ở bên dưới), đồng thời cũng nên cố gắng tạo nên những câu vè, mẹo, và tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng flashcard (loại giấy hay điện tử đều được). Flashcard tạo sự giãn cách và tự kiểm tra, đều là những thứ tốt

Nếu bạn cố gắng hiểu kiến thức thì tôi đề nghị học chậm lại. Nghĩ về chuyện tại sao những khái niệm này có lý, và chúng liên kết với nhau như thế nào, luôn là chuyện tốt và đặc biệt hiệu quả khi bạn cố gắng hiểu.

Có thể bạn sẽ nhận ra có những thứ bạn cần phải hiểu, nhưng cũng có những thứ bạn chỉ cần phải ghi nhớ mà thôi. Nếu là trường hợp đó, chọn ra phương pháp học tốt nhất cho mỗi dạng tài liệu. Đừng chọn một loại và áp dụng nó cho tất cả mọi thứ.

Học và giãn cách mỗi lần học lại

Bạn cần đọc hết tài liệu ít nhất một lần, và khi bạn làm thế thì nhớ ghi chưa, đánh dấu những phần quan trọng, làm flashcard…sau đó bạn có thể quay lại và chú trọng những ghi chú bạn đã làm trước đó.

Với giãn cách lặp lại, giãn cách mỗi lần học là một cách khá hiệu quả. Nếu nó cho bạn cảm giác không hiệu quả thì đừng tin vào nó. Nó thường cho cảm giác không hiệu quả khi nó luôn luôn hiệu quả. Phương pháp bạn cần phải luôn ghi nhớ trong đầu là đừng học nhồi – nghĩa là bạn học được thứ gì đó, rồi ngay lặp tức học lại trong vòng vài phút sau đó. Cố gắng để một khoảng thời gian trôi qua trước khi học lại, đương nhiên trong khoảng thời gian đó bạn có thể học thứ khác. Nếu bạn không chắc khoảng thời gian đó là bao lâu, lời khuyên của tôi là; tỷ lệ bạn để thời gian trôi quá lâu sẽ là rất nhỏ, thế nên, ừm, khoảng thời gian ấy sẽ nằm ở phần nhiều hơn, chứ không phải ít hơn.

Quản lý thời gian: Tại sao thời gian biểu lại quan trọng?

Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ bắt đầu bằng việc lập ra một thời khoá biểu. Chần chừ và quản lý thời gian tệ giống như những kẻ hủy diệt, và chúng sẽ không ngừng săn bắt bạn. Cách tốt nhất để đối phó chúng là tuân theo thời gian biểu.

Ví dụ, bạn có khoảng một tháng để học, bạn có thể quyết định dành ra 2 tuần đầu để đọc mọi thứ, ghi chưa, highlight, làm flashcard hay bất cứ thứ gì. Nhưng thời gian biểu tuần vẫn chưa đủ chi tiết; bạn cần phải tạo thời gian biểu hằng ngày. Giả dụ bạn có 700 trang để đọc; bạn có thể hứa với bản thân rằng bạn sẽ đọc 50 trang mỗi ngày trong vòng 14 ngày. Sau đó nghỉ một ngày. Sau đó bạn lên kế hoạch học lại tất cả tài liệu trong vòng 7 ngày kết tiếp, với tốc độ 100 trang/ngày. Lần này, bởi vì bạn học lại, nên hãy chắc rằng bạn cũng tự kiểm tra bản thân, và tương tự như thế. Sau đó nghỉ một ngày và lại bắt đầu lại như thế trong 7 ngày tiếp. Tôi nghĩ rằng đặt mục tiêu đọc hết tất cả mọi thứ ít nhất ba lần như vậy có thể có hiệu quả tốt.

Nhưng đây chỉ là một ví dụ thôi. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì hãy tìm ra một kế hoạch tương tự như vậy nhưng làm nó ngắn hơn. Ví dụ nếu như tôi chỉ có 5 ngày để học và mỗi ngày một giờ thì tôi sẽ đọc kỹ hết tài liệu trong vòng hai ngày và học lại trong ba ngày sau đó.

Đây là khó khăn mà bạn phải tránh. Đôi lúc khi người ta highlight thì lúc họ học lại, họ sẽ tập trung sự chú ý vào những phần họ đánh dấu hay ghi chú…Nhưng khi làm như vậy, họ sẽ bỏ qua và không học lại phần không được đánh dấu hay ghi chú. Đây có thể là một sai lầm. Vì trừ khi ghi chú của bạn hoàn hảo, bạn hoàn toàn có thể bỏ sót phần quan trọng khi bạn đọc lần đầu. Vì thế nên khi bạn cảm thấy bạn học hết những phần được ghi chú rồi thì hãy quay lại, đọc và tìm ra những phần quan trọng mà bạn đã bỏ lỡ và học.

Bạn cần nên làm gì khi bạn học lại?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, tránh việc đọc thụ động. Tự kiểm tra bản thân là một cách hữu hiệu hơn nhiều. Nếu bạn có những đề thi luyện tập thì hãy làm nó. Nếu bạn đã làm flahscard thì đây là một cách bạn có thể tự kiểm tra dễ dàng. Nhưng trong những trường hợp khác, khi tài liệu bạn có không phải dạng dễ tự kiểm tra (ví dụ như một trang ghi chú chẳng hạn) thì tự kiểm tra bản thân sẽ khó hơn.

Trong trường hợp này, đây là một kỹ năng mà tôi tiến cử; trong khi học, thay vì chỉ đơn giản đọc lại, bạn hãy làm như sau: mỗi khi bạn học phần mới (trong sách hay trong ghi chú của bạn), đừng nhìn tài liệu bạn đang học và hỏi bản thân bạn nhớ gì về phần này. Dành đủ thời gian để bạn có thể suy nghĩ về vài thứ, nhưng đừng tốn quá nhiều thời gian, bởi vì cố gắng nghĩ ra câu trả lời, ngay cả khi bạn thất bại, sẽ giúp bạn ghi chú lại khi bạn đọc lại phần đó. Và rồi đọc lại phần đó, kiểm tra xem bạn biết những gì và không biết những gì, sau đó học cả hai. Kỹ năng này có hai ích lợi: nó cho bạn cảm giác bạn biết được bao nhiêu và nó tăng hiệu quả học của bạn. Đôi lúc nó sẽ khiến bạn cảm giác như bạn học tệ đi, hoặc bạn sẽ làm khá hơn nếu bạn không kiểm tra bản thân, nhưng đó chỉ là một cảm giác khác mà bạn nên lờ đi. Tin tưởng và quá trình và kiên trì.

Một cách khác để “kiểm tra” khi bạn không có đề thi thử để luyện tập là chuẩn bị tài liệu như thể bạn đang chuẩn bị giáo trình để dạy cho người khác. Thái độ này sẽ giúp cải thiện việc học của bạn, nhất là khi nó giúp bạn hiểu được tại sao tài liệu được sắp xếp như thế này, những điểm quan trọng là gì và liệu bạn có thể tạo ra những thông tin trong đầu không. Càng tốt hơn khi bạn kết hợp thái độ này và thật sự giảng tài liệu cho người khác, việc này cũng giống như khi bạn tự kiểm tra bản thân, giúp bạn hiểu ra được những phần mình không biết và tăng hiệu quả học tập của bạn.

Một điều khác nữa là, giả như bạn biết mình sẽ học cường độ cao, nhưng bạn không thể bắt đầu. Bây giờ chỉ mới tháng ba, và những tài liệu bạn cần học đến tháng tư mới có. Đây là những gì mà tôi đề nghị, đầu tiền, những phần nào bạn chắc rằng sẽ có trong bài thi, thì hãy học nó ngay bây giờ. Thứ hai, nếu như bạn có sườn bài, hay những khái niệm có thể giúp bạn hiểu được những thông tin bạn sắp học sắp tới, thì hãy học nó.

Nghĩ về đầu óc bạn như đất trong vườn; bạn sẽ trồng những ý tưởng đặc biệt sau này, nhưng bây giờ công việc của bạn là làm mảnh đất càng giàu dinh dưỡng càng tốt. Có một sườn bài giúp bạn hiểu được chủ đề và một số thông tin căn bản về nó, và là một cách tốt nhất để tạo dinh dưỡng để khi bạn gieo trồng ý tưởng, kiến thức của bạn sẽ nở rộ.

Tôi hy vọng những điều trên đây có thể giúp bạn. Giờ thì hãy chạc năng lượng và bắt đầu học nào.

Nate Kornell, PhD.

Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Nguồn: Psychology Today

 *Link:

https://beautifulmindvn.com/2018/03/18/co-nhieu-thu-qua-hoc-trong-thoi-gian-ngan-nhung-cach-duoc-chung-minh-sau-day-se-giup-ban/

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top