decuongtn
Câu 1: Khái niệm quyết định hình phạt và việc định tội
KN:
Quyết định hình phạt là việc tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ xung) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người chưa phạm tội.
Việc định tội của Tòa án: Theo quy định tại DD45-BLHS, khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ vào:
- Quy định của BLHS.
- Căn cứ các quy định phần chung của BLHS.
- Căn cứ các quy định về hình phạt trong từng điều luật đó với từng loại tội cụ thể để quyết định hình phạt.
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Khi xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, KSV cần xem xét tổng hợp các tình tiết sau:
+ Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.
+ Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm.
+ Mức độ hậu quả thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra.
+ Mức độ thực hiện ý định phạm tội, như chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành, phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm, đồng phạm thông thường hay đồng phạm có tổ chức.
+ Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
+ Hoàn cảnh chính trị - xã hội lúc và nơi tội phạm xảy ra.
Nhân thân người phạm tội.
Những đặc điểm nhân thân sau được xem xét khi quyết định hình phạt:
+ Những đặc điểm nhân thân người phạm tội liên quan trực tiếp với việc thực hiện tội phạm, thể hiện mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như của người phạm tội và khả năng tiếp thu giáo dục, cải tạo của họ.
+ Những đặc điểm liên quan đến thái độ của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội, như tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội, không thành khẩn khai báo, là người chưa thành niên.
+ Những đặc điểm nhân thân liên quan đến chính sách của Đảng và nhà nước như: chính sách tôn giáo, dân tộc, chính sách đối với người có công.
+ Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ảnh hoàn cảnh đặc biệt của họ: người phạm tội bị mắc bệnh hiểm nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS.(được quy định tại Điều 46 và Đ48 BLHS).
Câu 2: Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS.
Những tình tiết giảm nhẹ TNHS(K1-Đ 46-BLHS)
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Những tình tiết tăng nặng TNHS (K1-Đ 48 BLHS)
Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Câu 3: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật:
Theo quy định tại Điều 47 BLHS khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại K1-Đ 46 BLHS, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã định nhưng phải nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật, trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
-Nếu các khung hình phạt của điều luật được sắp xếp theo thứ tự 1,2,3… và từ nhẹ nhất đến nặng nhất, thì nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1-Điều 46 BLHS, tòa án chỉ có thể quyết định một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 1 , nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 2, tòa án chỉ có thể quyết định một hình phạt trong khung hình phạt của khoản 2, nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 3.
Như vậy: chỉ có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định nhưng chỉ trong phạm vi khung hình phạt liền kề.
-Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì tòa án có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác nhẹ hơn, khi áp dụng cần chú ý:
+ Đối với hình phạt tù có thời hạn thì theo quy định tại Đ 33 BLHS, mức tối thiểu của hình phạt này là 3 tháng; do đó trong mọi trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định mức thấp nhất của khung hình phạt là 3 tháng tù thì không được quyết định hình phạt tù dưới 3 tháng mà phải chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn.
+ Đối với hình phạt là cải tạo không giam giữ, theo quy định tài ĐIều 31 BLHS, mức tối thiểu của hình phạt này là 6 tháng; do đó trong mọi trường hợp khi quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, không được quyết định mức hình phạt cải tạo không giam giữ dưới 6 tháng.
+ Đối với hình phạt tiền, thì theo quy định tại Điều 30 BLHS, mức tối thiểu là 1tr đồng, do đó trong mọi trường hợp khi quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt không được quyết định hình phạt dưới 1tr đồng. Nếu mức thấp nhất của khung hình phạt là 1tr đồng, thì có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là cảnh cáo.
-Việc quyết định hình phạt nhẹ hơn so với quyết định của BLHS chỉ áp dụng đối với hình phạt chính mà không áp dụng đối với hình phạt bổ xung.
Câu 4: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.
-Trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp phạm từ 2 tội trở lên(khác tội danh) và những tội đó chưa bị xử lý về hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, được đưa ra truy tố, xét xử cùng một lúc.
-Điều 50 BLHS quy định cụ thể về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, cả hình phạt chính và hình phạt bổ xung. Cụ thể: khi xét cử cùng một lần người phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định.
Câu 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, Luật TCVKSND năm 2002 và Quy chế kiểm sát xét xử thì VKS khi THQCT trong giai đoạn xét cử các VAHS có nhiệm vụ và quyền hạn:
Đọc cáo trạng và trình bày ý kiến bổ xung, nếu có ; Quyết định của VKSND liên qua đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Tham gia xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Thự hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án HS để xem xét quyết định việc kháng nghị.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định của tòa án theo quy định của PL.
Kiến nghị với tòa án yêu cầu khắc phục các vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử, nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố về hình sự.
Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, ra quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Quyền khởi tố về hình sự của VKSND trong quá trình kiểm sát xét xử các vụ án hình sự mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm và người phạm tội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND khi KSXX các vụ án HS.
Đ 18-LTCVKSND năm 2002: khi thực hiện công tác KSXX các VAHS,VKSND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân;
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
3. Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật;
4. Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Ngoài ra, theo các quy định của BLTTHS và PLKSV, VKSND còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Kiểm sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với bản án, quyết định của tòa án trong giai đoạn xét xử VAHS.
Kiến nghị với TAND cùng cấp và cấp dưới khắc phục các vi phạm trong xét xử, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Câu 6: Trường hợp Tòa án trả hồ sơ?
Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ xung thì KSV phải nghiên cứu kỹ các lý do trả lại được nêu trong quyết định. Nếu xét thấy yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ xung của tòa án là không đúng thì làm văn bản chuyển hồ sơ trả lại cho tòa án, nêu rõ lý do. Nếu quyết định trả hồ sơ của tòa án là đúng thì KSV báo cáo lãnh đạo viện xem xét chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ xung.
-KSV nghiên cứu nội dung quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ xung của Tòa án, xác định lý do Tòa án trả lại hồ sơ là gì? Xem căn cứ trả lại hồ sơ có thuộc một trong 3 trường hợp quy định tại K1-Đ 179 BLTTHS không:
+ Cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ xung tại phiên tòa được.
+ Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác.
+ Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
-Sau khi đối chiếu các chứng cứ, KSV phải xem xét các tài liệu có trong hồ sơ để xác định yêu cầu của Tòa án được phản ánh trong hồ sơ vụ án ra sao.
-Xác định tính hợp pháp của quyết định trả lại hồ sơ (theo NQ số 04/5-11-2004):
+Thẩm quyền ban hành quyết định phải là thẩm phán chủ toạn phiên tòa.
+ Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ xung phải nêu rõ thuộc trường hợp nào quy định trong K1-Đ 179 BLTTHS, và những vấn đề cụ thể cần điều tra bổ xung.
+Tòa án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ xung không quá hai lần.
-Nếu xác định việc trả hồ sơ để điều tra bổ xung của tòa án là không đúng thì KSV báo cáo lãnh đạo viện: ND quyết định trả hồ sơ, phân tích sự thiếu căn cứ và không hợp pháp của quyết định này, hoặc xác định yêu cầu của tòa án là không thể thực hiện được, hoặc xác định rõ vấn đề tòa án yêu cầu hoàn toàn có thể làm rõ tại phiên tòa và KSV đề xuất hướng giải quyết là: chuyển lại hồ sơ cho Tòa án, tiếp tục đề nghị truy tố. Nếu lãnh đạo viện đồng ý thì KSV lập văn bản trả lời Tòa án, trong đó nêu rõ lý do và quan điểm truy tố của VKS.
-Nếu xác định việc trả lại hồ sơ để điều tra bổ xung của Tòa án là đúng thì KSV báo cáo lên lãnh đạo viện, đồng thời đề xuất rõ phương hướng bổ xung chứng cứ theo yêu cầu của tòa án theo một trong những cách sau:
+ Nếu yêu cầu ko quá phức tạp và VKS có thể tiến hành được theo quy định của BLTTHS và Quy chế KSXX thì KSV đề xuất ko trả lại hồ sơ cho CQĐT, KSV lập kế hoạch cụ thể để tiến hành việc bổ xung chứng cứ và thông qua lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
+Nếu yêu cầu bổ xung phức tạp thì KSV đề xuất lãnh đạo viện trả hồ sơ cho CQĐT để họ ĐTBS.
-Sau khi có KQ ĐTBS thì KSV phải xem xét kỹ các tài liệu và đánh giá xem đã đầy đủ, chính xác và đúng yêu cầu của TA không.
-Nếu TL ĐTBS không làm thay đổi nội dung truy tố hoặc ko thể tiến hành theo yêu cầu của TA thì KSV báo cáo lãnh đạo viện để ban hành văn bản trả lời TA và giữ nguyên quan điểm truy tố.
-Nếu TL ĐTBS làm thay đổi nội dung quyết định truy tố:
+ Thay đổi tội danh, xác định có đồng phạm khác thì KSV đề xuất lãnh đạo viện yêu cầu CQĐT thay đổi QĐ khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc bổ xung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Sau khi hoàn thành việc điều tra bổ sung, KSV phải lập lại bản cáo trạng để phù hợp với các chứng cứ , tài liệu mới thu thập được.
+ Trường hợp thay đổi điểm, khoản, áp dụng của điều luật thì KSV yêu cầu CQĐT kết luận điều tra bổ sung sau đó lập cáo trạng truy tố theo điểm, khoản mới.
+ Nếu đình chỉ toàn bộ vụ án thì phải thông báo cho tòa án biết.
+ Nếu đình chỉ một phần vụ án thì phải tiếp tục lập cáo trạng để truy tố các bị can còn lại.
Câu 7:Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của tòa án.
1. KX thời hạn chuẩn bị xét xử.
-Sau khi chuyển hồ sơ cho Tòa án, KSV phải nắm được ai là thẩm phán chủ tọa phiên tòa để thường xuyên trao đổi về vụ án trong quá trình chuẩn bị xét xử.
-KSV phải kiểm sát thời hạn ban hành 1 trong những quyết định sau của thẩm phán chủ tọa phiên tòa
(Thời hạn theo QĐ K2-Đ176BLTTHS)
+Quyết định đưa VA ra xét xử.
+Quyết định trả lại hồ sơ để đtbs.
+Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
->Nếu quá thời hạn trên thì KSV phải yêu cầu thẩm phán chuyể ngay quyêt định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.
2. Kiểm sát việc áp dụng thay đổi hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
-Kiểm sát tính hợp pháp của các quyết định này với các yêu cầu sau:
+Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam phải do chánh án hoặc phó chánh án thực hiện, các biện pháp ngăn chặn khác do thẩm phán được phân công chủ tọa thực hiện.
+Sau khi ban hành, các quyết định phải gửi ngay cho VKS.
+ KSV phải kiểm sát thời hạn tạm giam của Tòa án, phát hiện và kiến nghị kịp thời các trường hợp để quá hạn tạm giam của TA (theo hướng dẫn NQ số 04/5-11-2004)
3.Kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử.
-Phải có đầy đủ nội dung được quy định trong Đ 178-BLTTHS.Trong đó chú ý:
+Thành phần HĐXX, danh sách những người tham gia tố tụng được triệu tập đến phiên tòa.
+Sự tham gia phiên tòa của người giám hộ cho người chưa thành niên; luật sư; người bào chữa trong các vụ án theo quy định của điểm a, điểm b khoản 2-Điều 57BLTTHS.
+Sự tham gia của nhũng người mà lời kai của họ có giá trị chwungs minh tại phiên tòa như nhân chứng, bị hại… nếu những người đó vắng mặt sẽ gây khó khăn cho việc xấc định sự thật của vụ án, Nếu thấy nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thi phải kiế nghị ngay với tòa án để bổ xug.
-Kiểm sát việc giáo quyết định này cho VKS, bị cáo, người đại hiện hợp pháp của họ và người bào chữa chậm nhất 10 ngày trước khi mở phiên tòa .
-Sau khi cso quyết định đưa bụ án ra xét xử phải kiểm sát thời hạn mở phiên tòa theo quyết định tại khoản 2-ĐIều 176 BLTTHS.
4.Kiểm sát biệc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
-Sau khi nhân jđược các quyết định này KSV phải xác định tính có căn cứ và tíh hợp pháp của quyets định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, cụ thể là:
+ Với quyết định tạm đình chỉ vụ án
Về thẩm quyền ra quyết định
Căn cứ để tạm đinh chỉ
Sau khi Tòa án tạm đình chi có thực hiện các hoạt độnh tố tụng theo quy định cua TTHS ko? Như phải yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo trog trường hợp không rõ bị cáo ở đâu, phải ra quyết định bắt buộc chữa bệnh đối với bị cáo bị bệnh tâm thần.
+Với quyết định đình chỉ vụ án:
Căn cứ mà tòa án đình chỉ có đúng theo quy định tại ĐIều 180 BLTTHS hay ko:
Khoản 1-Đ 105BLTTHS:người có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trươc ngày mở phiên tòa.
Các căn cứ theo các điểm 3,4,5,6,7-ĐIều 107BLTTHS:Căn cứ ko được khởi tố VA.
Khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
5. Kiểm sát việc giao quyết định của TA.
-ĐÚng với quy định tại Đ 183 BLTTHS
-KSV sau khi nhận được các quyết định này cần yêu cầu tòa án gửi cho những người khác theo quy định thông qua hoạt đọng kiểm sát phần thủ tục tại phiên toà hoặc khiếu nại của gười bào chữa, bị can, bị cáo để phát hiện các vi phạm của thẩm phán, thư ký trong việc giao các quyết định để có kiến nghị kịp thời với chánh án
Câu 8: Trình bày khái niệm luận tội? Ý nghĩa? Kỹ năng dự thảo luận tội.
KN luận tội: là một văn bản nghiệp vụ do kiểm sát viên trình bày tại phiên tòa hình sư sơ thẩm sau khi kết thúc phần xét hỏi, mở đầu cho việ tranh luận công khai, thể hiện rõ quan điểm của KSV, đại điện cho VKS kêt luân jveef tội phạm người phạm tội tính chất của vụ án, tính chất và mức dộ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vai trò của bị cáo, nhân thân bị cáo, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS cho bị cáo, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, các biện pháp đấu tranh phòng ngừa….nhằm buộc tội bị cáo và đưa ra các đề xuất về loại và mức hình phạt về các biện pháp tư pháp và việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
Ý nghĩa của luận tội.
Hoạt động luận tội mang ý nghĩa pháp lý, chính trị xã hội sâu sắc. Bởi lẽ:
-Lời luận tội của KSV tại phiên tòa thể hiện quan điểm của VKSND trong việc xử lý đối với tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
-Lời luân jtooij mở đầu cho giai đoạn tranh tụng, những phân tích và kết luận của KSV khi luân jtooij là cơ sở để HĐXX cần nhắc khi nghị án để ra bản án, quyêt định có căn cứ pháp lý, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.Như vậy ngoài ý nghĩa pháp lý,luận tội của VKS còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp được nếu tịa NQ 08/NQ TW và NQ 49/NQ TW của Bộ chính trị.
-Thông qua lời luận tội, KSV phân tích làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và kiến nghị các cư quan, tổ chức hữu quan để có những biện pháp khắc phục những hạn chế sơ hở trong công tác quản lý…có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
-Thông qua lời luận tội phân tích sâu sắc, khách quan, toàn diện và mang tính thuyết phục để quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về sự công minh của PL từ đó để họ nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và phòng chống tội phạm.
3. Kỹ năng viết dự thảo luận tội của KSV.
-Làm theo mẫu QĐ K3-Đ 23-Quy chế KSXXHS.
-Phải phân tích đánh giá khách quan,toàn diện, đầy đủ cứng cứ vụ án, đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả gây ra, nhân thân bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, đề xuất áp dụng các điều khoản.
-Phân tích đánh giá chứng cứ là phần quan trọng nhất của luận tội vì vậy phải chuẩn bị kỹ , khách quan, đầy đủ, có sức thuyết phục cao,cần đánh giá tổng hợp, viện dẫn chứng cứ, chứng minh rõ ràng, tránh việc sao chép nội dung cáo trạng vào nội dung của bản luận tội.
-Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ của VA, KSV sẽ khẳng định nội dung truy tố của cáo trạng là hoàn toàn đúng hay có vấn đề gì cần phải thay đổi:Rút qđ truy tố, KL về tội nhẹ hơn tại phiên tòa. Nếu phát hiện tại phiên tòa có tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án thì KSV đề nghị hoãn phiên tòa đề ĐTBS.
-Bản luân jtooij phải phân tích, đánh giá tính chất, mức độ tội phạm, vai trò, vị trí, trách nhiệm của bị cáo.
-Phân tích phê phán các thủ đoạn phạm tội, bác bỏ những quan điểm ko phù hợp của những người tham gia tố tụng để làm rõ sự thật, viện dẫn các chứng cứ có tính thuyết phục.
-Phải xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
-Khi đề nghị xử lý bản luận tội phải nêu chính xác các căn cứ theo điều khoản, điều nào của BLHS,BLDS để đưa ra những hình phạt phù hợp.
Câu 10: Hoạt động của KSV khi bắt đầu phiên tòa.
KSV phải thực hiện đúng quy định chung về thủ tục tố tụng tại phien tòa được quy định tại chương 18-BLTTHS và hướng dẫn tại phần II-NQ số 04/2008-NQ HĐTP ngày 5/11/04, Đ 20-Quy chế KSXX.
-Thành phần HĐXX sơ thẩm quy định tại Đ 185 và Đ 137-BLTTHS:đối với những tội mà khung hình phạt có mức cao nhát là tử hình thì HĐXX buộc phải có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm. Trường hợp phát hiện thấy thành phần ko đúng, KSV phải căn cứ vào Đ 185 và K1-Đ 307/BLTTHS để đề nghị hoãn phiên tòa.
-Nếu vắng mặt những người tham gia tố tụng quy định tại Đ 188/BLTTHS và dưỡng dẫn tại mục 1-phần II-NQ 04, QĐ số 810/2006/QĐ BCA ngày 4/7/06 BCA về việc bảo vệ, áp giải bị cáo và dẫn giải người làm chứng.
-Về giới hạn của việc xét xử quy định tại Đ 163/BLTTHS và hướng dẫn mục 2 –phần II-NQ 04.
->Tất cả những việc trên, KSV phải nghiên cứu nắm vững. Tại phiên tòa KSV phải chú ý ghi chép, kịp thời phát hiện những thiếu sót để yêu cầu HĐXX bổ xung ngay.
1. Kiểm sát thủ tục bắt đầu phiên tòa.
-Trên cơ sở thời gian ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa nán, KSV phải có mặt tại phòng xử án trước để kiểm sát hoạt động của thư ký tòa án xem có phổ biến nội quy phiên tòa không? Nội quy mà thư ký đọc, phổ biến có thống nhất với bản nội quy niêm yết tại trụ sở tòa án không? Cũng như việc kiểm tra sự có mặt và vắng mặt của những người đã được triệu tập đến phiên tòa, phát biểu quan điểm về sự vắng mặt đó để đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử hay hoãn phiên tòa theo đúng quy định PL.
-KSV phải chú ý lắng nghe đối chiếu QĐ đưa vụ án ra xét xử xem có thống nhất với QĐ đưa ra xx đã gửi cho VKS ko.
-Chú ý theo dõi phần kiểm tra căn cước mà chủ tọa yêu cầu thư ký báo cáo.
-Khi chủ tọa phiên tòa hỏi KSV và hững người tham gia TT có thay đổi ng tiến hành TT, ng giám định, ng phiên dịch. KSV phải có căn cứ kết quả kiểm tra ở giai đoạn trước khi bắt đầu phiên tòa đối chiếu với tài liệu có trong hồ sơ vụ án để phát biểu quan điểm về sự vắng mặt đó để đề nghị HĐXX tiến hành XX hoặc hoãn phiên tòa khi có căn cứ PL.
-KSV phải được HĐXX hỏi ý kiến về việc triệu tập thêm ng làm chứng hoặc đưa thêm vật chứng ra tòa xem xét hay ko.
-Cách ly người làm chứng với những người có liên quan.(K2- Đ 204 BLTTHS).
2. Kiểm sát thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
-HĐXX tiến hành việc xét hỏi theo đúng trình tự quy định tại Đ 207/BLTTHS.
-KSV phải lưu ý HĐXX không để xảy ra trường hợp thẩm phán-chủ tọa phiên tòa hòi vài câu qua loa sau đó yêu cầu KSV hỏi.
-Khi hỏi bị cáo, HĐXX phải thực hiện câu hỏi theo khoản 2-Đ 209 trước sau đó mới hỏi từng tình tiết của sự việc.
-Chỉ công bố lời khai tại CQĐT khi thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại K2-Đ208/BLTTHS.
-Bảo đảm việc xét hỏi bị cáo. Bị hại…theo quy định Đ 209, 210, 211, 215/BLTTHS.
-KSV lưu ý những câu hỏi mớm cung của người bào chữa để lưu ý HĐXX chấn chỉnh ngay.
-Khi kết thuc việc xét hỏi quy định tại Đ 216/BLTTHS thì chủ tọa hỏi KSV, bị cáo, ng bào chữa và những ng tham gia TT khác có yêu cầu xét hỏi ji thêm ko?(KSV phải lưu ý thủ tục này để đảm bảo việc xét xử thực sự dân chủ theo đúng quy định của PTTHS).
-Qtrinh XX, KSV phải kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa, ý thức chấp hành nội quy phiên tòa. Nếu có vi phạm màHĐXX ko áp dụng các biện pháp giải quyết thì KSV có trách nhiệm yêu cầu HĐXX chấn chỉnh những người có hành vi đó.
Câu 11: Kỹ năng tham gia xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
-KSV phải theo dõi và ghi chép nội dung xét hỏi của HĐXX, của người bào chữa, ý kiến của những người được xét hỏi đề chủ động tham gia xét hỏi nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm đối với những vấn đề kháng cáo, kháng nghị.
-KSV xét hỏi phải đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tráng giải thích ,kết luận ngay.
-Việc xét hỏi của KSv cần phải dựa vào dự thảo đề cương xét hỏi đã được chuẩn bị trước, theo dõi diễn biến của phiên tòa và những câu hỏi mà HĐXX đã hỏi, để hỏi thêm những vấn đề phục vụ việc kết luận.
-Những gì mà HĐXX hỏi rồi và được hỏi rõ thì ko đc hỏi lại.
-Những vấn đề mà dữ thảo xét hỏi chưa đề cập, những cần thiết làm rõ thì KSV phải hỏi thêm.
-Thái độ của KSV khi xét hỏi phải bình tĩnh, ôn hòa, ko cắt ngang lời người khác, phải tôn trọng và chịu sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, nói vừa đủ nghe, ko nạt nộ bị cáo.
Câu 12: Kỹ năng tham gia tranh luận của KSV tại phiên tòa phúc thẩm.
Khi bị cáo , người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan điểm của VKS và đưa ra đề nghị gì thì KSV phải ghi lại những ý kiến đó để tranh luận.
-KSV phải tập trung lắng nghe ý kiến và ghi lại nội dung trình bày của người bào chữa, của bị cáo và của những người tham gia tố tụng khác xem giữa quan điểm của KSV và họ có ji khác nhau? Họ ko đồng tình với quan điểm của KSV ở phần nào? Điểm nào? Lý do gì?
-KSV phải đối đáp lại từng vấn đề mà bị cáo, người bào chwuax và những người tham gia tố tụng khác nêu ra. Đối với những nội dung trùng lặp thì có thể trả lời chung. Cần chú ý đến giới hạn của việc tranh luận, chú ý tranh luận những vấn đề liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tránh sa đà miên man những vấn đề không thuộc phạm vi của xét xử phúc thẩm.
-Khi tranh luận cần trình bày, đưa ra những luận điểm để phản bác lại ý kiến của phía bên kia, lý lẽ phải rõ ràng, viện dẫn chính xác các quy định của pháp luật, cần phải tôn trọng quyền điều khiển phiên tòa của chủ tọa phiên tòa và HĐXX.
Câu 13: Trình bày hoạt động của KSv sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.
Báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
-KSV phải báo cáo với lãnh đạo viện, lãnh đạo đơn vị và VKS cấp trên trực tiếp, đề xuất những cấn đề cần kháng nghị, kiến nghị hướng giải quyết những vấn đề đó, nếu thấy cần thiết.
2. Kiểm tra biên bản phiên tòa.
-KSV được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ xung vào biên bản phiên tòa.
3. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
-KSV phải kiểm tra bản án hoặc quyết định của Tòa án nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án hoặc quyết định.
4. Kiểm sát việc giao bản án.
-Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo… thông báo = văn bản cho chính quyền địa phương nới bị cáo cư trú và làm việc.
5. Kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án, kiến nghị Tòa án khắc phục bị phạm.
-Kháng nghị 15 ngày VKS cùng cấp và 30 ngày VKS cấp trên trực tiếp.
-Kiến nghị những vi phạm.
6. Kiểm sát việc kháng cáo, kháng nghị.
-Kiểm sát thẩm quyền, thủ tục, kháng cáo quá hạn. thông báo kháng cáo, kháng nghị, hậu quả, bổ xung thay đổi.
7. Rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và KSXXHS sau phiên tòa.
8. Theo dõi kết quá xét xử phúc thẩm.
9. Lập, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự, chế độ bảo vệ bí mật tài liệu.
Câu 14: Trình bày điều kiện, thời hạn kháng nghị phúc thẩm.
1.ĐK kháng nghị phúc thẩm: DD33-QCKSXX nêu 4 căn cứ để kháng ghị phúc thẩm:
-Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ.
-Kết luận của bản án hoặc quyết định sơ thẩm hình sự không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
-Có vi phạm trong việc áp dụng BLHS.
-Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Thời hạn kháng nghị.
-15 ngày đối với VKS cùng cấp kể từ ngày tuyên án
-30 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp kể từ ngày tuyên án.
Câu 15: Trình bày thủ tục sau phiên tòa phúc thẩm.
1.Kiểm tra biên bản phiên tòa. Bản án, quyết định của TA.
-Sau khi kết thúc phiên tòa KSV phải kiểm tra biên bản phiên tòa, bản án và quyết định của TA để xem biên bản phiên tòa đó phản ánh đầy đủ diễn biến phiên tòa một cashc khách quan ko… nếu phát hiện điều ji ko đúng thì KSV phải có ý kiến kịp thời yêu cầu chủ tọa phiên tòa khắc phục.
2.Báo cáo với lãnh đạo và cấp có thẩm quyền về kết quả xét xử phúc thẩm.
-KSV phải hệ thống lại toàn bộ nội dung vụ án diễn biến ở phiên tòa, kết quả xét xử của TA cấp phúc thẩm.
-Đối với những bản án sơ thẩm bị TA cấp phúc thẩm hủy án để điều tra lại hoặc XX lại, KSV đã tham gia xét xử phúc thẩm phải làm văn bản báo cáo lãnh đạo viện để hướng dẫn VKS sơ thẩm giải quyết vụ án.
Câu 16. Trình bày rút kháng nghị của KSV trước khi mở phiên tòa phúc thẩm.
-Khi KSV được giao thực hành QCT và KSXX ở cấp phúc thẩm vẫn phải kiểm tra xem xét lại một lần nữa.
Nếu thấy việc kháng nghị là không có căn cứ hoặc có tình tiết mới có thể thay đổi tính chất, nội dung của sự việc nên việc kháng nghị không còn phù hợp nữa thì KSV phải đề xuất rút kháng nghị.
-Theo Điều37/QCKSXX:”trước khi mở phiên tòa VKS đã kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền bổ xung, thay đổi kháng nghị của mình hoặc VKS cấp dưới
Rút kháng nghị của VKS cấp huyện do viện trưởng VKS tỉnh quyết định
Rút kháng nghị của viện trưởng VKS cấp tỉnh do Viện trưởng thực hành quyền công tố và KSXX phúc thẩm quyết định”.
->Cả hai trường hợp nói tren trước khi rút quyết định đều phải trao đổi với lãnh đạo VKS đã ban hành kháng nghị.
-> Việc rút kháng nghị phải bằng văn bản nêu rõ lý do cho Tòa phúc thẩm và đồng gửi cho các nơi khác theo quy định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top