decuongkientruc
Câu 1: Nêu khái niệm về kiến trúc. Các yếu tố tạo thành kiến trúc? Cho ví dụ cụ thể.
· Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến trúc. Một định nghĩa rộng hơn có thể bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể, từ vĩ mô như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình, đến vi mô như thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm hay tạo dáng công nghiệp.
· Với môn nguyên lý thiết kế nhà dân dụng: Kiến trúc là một môn khoa học, đồng thời là nghệ thuật xây dựng nhà cửa và công trình, là một hoạt động sáng tạo của con người nhằm tạo ra một môi trường thích nghi và phục vụ tốt cho điều kiện sinh hoạt của con người.
· Yếu tố công năng
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với một công trình kiến trúc đòi hỏi chức năng, công dụng phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người.
· Công năng thể hiện ở mục đích sử dụng của con người và dây chuyền sử dụng.
(Chọn 1 trong 2 ví dụ)
• Ví dụ 1:
Công năng nhà ở
+Mục đích sử dụng : nghỉ ngơi, sinh hoạt gia đình, tái tạo sức lao động…
+Dây chuyền sử dụng
Tiền phòng (Hiên)
Phòng ngủ Phòng khách Kho
Bếp-Ăn WC
• Ví dụ 2: Cửa hàng bách hóa
- Mục đích sử dụng : Là nơi giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa...
- Dây chuyền sử dụng:
+ Khách → gửi tư trang → chọn lựa → tính tiền giao dịch
+ Nhân viên → thay quần áo +Wc → giao dịch
· Công năng luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội về cơ sở vật chất và trình độ văn hóa của con người.
- Nhà ở = đơn vị “kinh tế - hưởng thụ” → đơn vị “tổ ấm - sáng tạo”.
- Bệnh viện = chữa bệnh → chăm sóc, dưỡng bệnh, thư giãn, phục hồi sức khỏe…
· Yếu tố kĩ thuật vật chất:
- Bao gồm khả năng vật liệu, giải pháp kết cấu, phương pháp thi công.
- VD: Nhà ở Việt Nam hiện nay thường làm bằng vật liệu nào(xi măng, gạch, bê tông cốt thép) , kết cấu nào (khung), phương pháp thi công nào(toàn khối hoặc lắp ghép 1 phần).
· Yếu tố nghệ thuật :
- Công trình kiến trúc phải đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động tốt đến tâm lý và nhận thức của con người. Cách tổ chức không gian bên trong, bên ngoài, màu sắc vật liệu và các thủ thuật trang trí phải đảm bảo mỹ quan.
- VD: (1 công trình nào đó bạn cho là đẹp, có tính nghệ thuật)
· Ba yếu tố trên liên hệ chặt chẽ với nhau. Tùy theo mục đích, tính chất và đặc điểm của công trình mà có những yêu cầu cao thấp khác nhau.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của kiến trúc. Cho ví dụ cụ thể.
· Kiến trúc là sự tổng hợp giữa khoa học kĩ thuật và nghệ thuật
- Một công trình kiến trúc được xây dựng lên phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người, phải ứng dụng tốt các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, phải thỏa mãn yêu cầu kinh tế, phải đạt được yêu cầu thẩm mĩ của số đông người.
Vd: 1 công trình ứng dụng được các tiến bộ khoa học kĩ thuật và có vẻ đẹp kiến trúc được công nhận.
· Kiến trúc phản ánh xã hội
- Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, xúc tích về một xã hội nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Kiến trúc phát triển và thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Trong các chế độ khác nhau của lịch sử loài người đều có nền kiến trúc khác nhau, có những đặc điểm hình tượng kiến trúc khác nhau biểu hiện rõ đặc điểm của từng xã hội đó.
- Ví dụ: Thời kỳ Ai Cập cổ đại, các công trình lăng mộ như Mastaba, kim tự tháp, địa mộ có quy mô lớn, kích thước đồ sộ; cách bố trí tôn nghiêm, chặt chẽ, nặng nề, thần bí có tính áp chế con người.
- Thời kì Hi lạp cổ đại, người Hi Lạp lại không còn thờ 1 vị thần mà đó là xã hội đa thần giáo. Thần thoại Hi lạp phát triển, là đất nuôi dưỡng các lĩnh vực nghệ thuật phát triển. Kiến trúc các đền thờ các vị thần phát triển. Nổi bật là đền thờ Pathenon ở Athen. Được ca ngợi là thành tựu của kiến trúc Hi Lạp cổ đại.
· Kiến trúc phụ thuộc điều kiện tự nhiên khí hậu
- Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người. Kiến trúc vì mục đích công năng và thẩm mĩ không thể thoát li được khỏi ảnh hưởng của hoàn cảnh thiên nhiên, môi trường địa lí và điều kiện khí hậu. Sự bố cục không gian kiến trúc, hình khối, màu sắc, vật liệu…ở từng vùng, từng miền khác nhau.
- Ví dụ: Ở vùng núi, để thích nghi với điều kiện địa hình (không bằng phẳng) và để chống thú dữ, người ta thường làm nhà sàn.
- Ở vùng đồng bằng, nhà nông thôn thường trên nền đất. Vùng lũ thường có nền cao.
- Nhà vùng nóng thường có cửa sổ thấp, mái hiên rộng. Nhà vùng có tuyết thường có mái dốc tránh tuyết bám quá nặng trên mái nhà.
· Kiến trúc mang tính dân tộc
Tính dân tộc và thời đại thường được phản ánh rõ nét qua công trình kiến trúc về nội dung và hình thức
- Về nội dung: Bố cục mặt bằng phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lí dân tộc, thời đại phải tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, địa hình, vật liệu….
- Về hình thức: tổ hợp hình khối mặt đứng, tỉ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật liệu được phối hợp để thỏa mãn yêu cầu thẩm mĩ của các dân tộc, thời đại.
Ví dụ: Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thường rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất.
Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì.
Người Ê Đê có tập quán là khi đi ngủ thì đầu quay về hướng Đông và chân quay về hướng Tây. Do đó nhà dài theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chồng những người con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.
Câu 3: Trình bày các yêu cầu của kiến trúc. Cho ví dụ cụ thể.
· Yêu cầu thích dụng
Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra. Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể có khác nhau.
Ví dụ: Nhà ở thích dụng là phòng ở phải thỏa mãn diện tích tối thiểu, phải sáng sủa, thoáng mát… Không gian bên trong thuận tiện cho việc bầy biện, phải đủ phương tiện vệ sinh, điện, nước, đường đi lại, tạo cho cuộc sống của người ở được yên tĩnh, đầy đủ, thoải mái.
Nhà hát, rạp chiếu bóng phải đảm bảo cho người xem ra vào chỗ ngồi nhanh chóng, thưởng thức âm thanh và hình ảnh với chất lượng cao, trong tư thế ngồi thoải mái….
· Yêu cầu bền vững
Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng của bản thân, tải trọng bên ngoài và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử dụng.
Ví dụ: khi thiết kế nhà ở tạm thì yêu cầu về kết cấu và vật liệu sẽ thấp hơn so với thiết kế nhà ở cố định.
Độ bền vững của công trình bao gồm độ bền của cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, và độ bền lâu của công trình.
· Yêu cầu kinh tế
Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến thi công và quản lí. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng.
- Qui hoạch, kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí.
- Thiết kế công trình phải.
+ Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế được tối thiểu diện tích và không gian không cần thiết.
+ Giải pháp kết cấu phải hợp lí, cấu kiện làm việc sát với thực tế, bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền, dễ kiếm, cấu kiện dễ thi công, dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa.
+ Các mặt khác phải đảm bảo sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém.
Ví dụ: Xây dựng nhà ở cho vùng bị thiên tai có thể chọn dạng nhà ở container với nhiều ưu điểm: thi công nhanh, giá thành hợp lý lại đáp ứng được đầy đủ yêu cầu sử dụng.
· Yêu cầu mỹ quan . Cho ví dụ
Công trình xây phải đẹp, phải có sức truyền cảm nghệ thuật. Vẻ đẹp của kiến trúc thay đổi theo quan niệm của con người qua từng giai đoạn lịch sử và có tính giai cấp rõ rệt.
Vẻ đẹp của kiến trúc ở chỗ là tổ hợp hình khối không gian phong phú về biến hóa, tương phản. Giữa các bộ phận của nó phải đạt mức hoàn thiện về nhịp điệu, chính xác về tỉ lệ, có màu sắc chất liệu phong phú, nhã nhặn, biết kết hợp khéo léo các phương tiện hội họa, điêu khắc, tạo nên một sự nhịp nhàng giữa công trình kiến trúc và thiên nhiên xung quanh. Mặt khác vẻ đẹp của kiến trúc còn phụ thuộc vào nhiều kĩ thuật thi công cũng như sự bảo quản và sử dụng của công trình.
Ví dụ: khi thiết kế các lăng tẩm, cung điện ở Huế, yêu cầu mỹ quan được thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc độc đáo, phù hợp với tầng lớp vua chúa.
Câu 4: Trình bày các biện pháp chống nắng cho công trình. Cho ví dụ và vẽ hình minh họa.
· Biện pháp chọn hướng cho công trình
- Ở Việt Nam nói chung đều tránh hướng Tây, tận dụng hướng tốt Nam - Đông Nam
- Vd: nhà học bố trí phòng học hướng đông nam. Nhà ở Việt Nam thường bố trí các phòng chính quay về hướng Nam, Đông Nam, các phòng phụ và hành lang, cầu thang quay về hướng bất lợi.
· Biện pháp trồng cây che nắng
- Tận dụng sân vườn, thảm cỏ, cây xanh, mặt nước trong và ngoài nhà để hạ nhiệt độ và tạo cảnh đẹp cho công trình.
- Vd: Quan điểm dân gian “trước cau sau chuối”
· Biện pháp chống nắng bằng vỏ kiến trúc
· Chống nắng ở phần mái
Mái là bộ phận chịu nắng lớn nhất công trình, nhất là những công trình có diện tích mặt bằng lớn (hội trường, rạp hát, nhà ăn).
Thông thường có 2 biện pháp cấu tạo mái:
+ Làm mái rỗng 2 lớp ở giữa có tầng không khí, để cách nhiệt tốt lớp không khí này cần được lưu thông. Loại mái ngói có trần cũng thuộc loại này.
+ Dùng vật liệu cách nhiệt: Trên mái có những lớp vật liệu có khả năng cách nhiệt. Những vật liệu này có độ xốp cao(bê tông nhẹ, bê tông than xỉ, gạch chống thấm, chống nhiệt…)
· Chống nắng ở phần tường
Tường giải quyết cách nhiệt chủ yếu là những phần tường hướng tây và cho những phòng cần cách nhiệt. biện pháp cách nhiệt cho tường có 2 cách chính: dùng tường có lớp cách nhiệt, dùng tường rỗng cách nhiệt.
Các hình thức che nắng cho cửa sổ ở trên tường: trong công trình cửa sổ có yêu cầu thông gió lấy sáng nhưng cần được che nắng. Việc sử dụng các thiết bị che nắng như thế nào còn phụ thuộc vào hướng cửa sổ, công năng của phòng, đặc điểm của khí hậu.
Tấm chắng đứng thẳng góc
Tấm chắn đứng xiên góc
Câu 5: Trình bày tóm tắt các qui luật trong sáng tác kiến trúc. Vẽ hình minh họa.
· Quy luật cân bằng và ổn định
+ Để đạt được cân bằng và ổn định, trong công trình kiến trúc người ta sử dụng các trục đối xứng hoặc dạng kiến trúc trên nhỏ dưới to.
+ Vẽ hình mình họa
· Quy luật thống nhất và biến hóa
Sự thống nhất của một tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do nó làm bằng một vật liệu chính, cùng một cấu trúc, bằng một hệ thống nhất kết cấu trên mặt đứng. Sự biến hoá của tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do việc sử dụng các hình khối khác nhau các loại vật liệu xây dựng khác nhau ngoài loại vật liệu chính, hoặc việc sử dụng những màu sắc và chất liệu khác nhau.
Sự thống nhất và biến hoá của một công trình kiến trúc được biểu hiện qua
+ Tương phản và vi biến
Tương phản là sự khác biệt nhiều về không gian và độ. Vi biến là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít.
- Vẽ hình mình họa
+ Vần luật và nhịp điệu
Sự lặp đi lặp lại 1 cách có quy luật được gọi là vần luật hay nhịp điệu. Trong kiến trúc vần luật nhịp điệu thể hiện ở bước nhà, số bậc cầu thang, số gian nhà truyền thống,…
-Vẽ hình mình họa
+ Chủ yếu và thứ yếu
Đem lại hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hoà. Ví dụ nhà hát có phòng khán giả là bộ phận chủ yếu, trường học có các phòng học là bộ phận chủ yếu.
-Vẽ hình minh họa
+ Trọng điểm
Để tăng tính chất đa dạng và biến hoá của công trình, người ta thường chú ý tăng sức biểu hiện một số khu vực, bộ phận, điểm của công trình. Ví dụ như sảnh chính của nhà hát, khu vực quảng trường.
-Vẽ hình minh họa
+ Liên hệ và phân cách
Đem lại hiệu quả thống nhất và biến hoá. Ví dụ các phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ trong nhà ở vừa cần có mối liên hệ hữu cơ đồng thời vừa có sự phân cách thích hợp: sảnh bố trí gần phòng khách, bếp gần phòng ăn,…
- Vẽ hình minh họa
· Quy luật về tỷ lệ và tỷ xích
- Tỷ lệ là mối tương quan 3 chiều của một cấu kiện, một thành phần hay một tổng thể công trình. Tỷ xích là mối tương quan giữa kích thước công trình kiến trúc với kích thước con người.
- Vẽ hình minh họa
· Quy luật thị giác
- Có hai khía cạnh về thị giác; sự sai lệch khi nhìn một công trình thật và sự biến hình phối cảnh.
- Vẽ hình minh họa
· Quy luật đối chiếu và liên tưởng
- Đối chiếu và liên tưởng được hình thành trước hết từ sự so sánh với các hiện tượng tự nhiên.
- Vẽ hình minh họa
Câu 6: Thế nào là công nghiệp hóa xây dựng. Trình bày ưu điểm và các yêu cầu công nghiệp hóa trong thiết kế xây dựng. Cho ví dụ về tiêu chuẩn hóa trong xây dựng. Vẽ hình minh họa.
· Trong thời đại ngày nay, các tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã có những ảnh hưởng quyết định đến nhiều ngành, nhiều lãnh vực. Sản xuất, phục vụ, kinh tế, xã hội nói chung, và ngành xây dựng nói riêng, từ khâu nghiên cứu thiết kế, các phương án tính toán, chế tạo vật liệu xây dựng, hoàn thiện công trình kiến trúc đều được thừa hưởng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Công nghiệp hóa xây dựng là việc sản xuất các cấu kiện, các bộ phận tại nhà máy rồi đưa đến công trình xây dựng để lắp ghép thành nhà.
· Ưu điểm của công nghiệp hóa xây dựng:
+ Xây dựng được nhiều, tốc độ nhanh và giá thành hạ.
+ Giảm bớt được nhân công, giảm nhẹ mức độ nặng nhọc cho công nhân xây dựng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
+ Giảm bớt “quá trình ướt”, việc thi công ít lệ thuộc và thời tiết.
+ Định mức được việc tận dụng nguyên vật liệu xây dựng, tránh lãng phí.
+ Công trường gọn nhẹ, giảm bớt được bộ phận gián tiếp tại công trường, tăng hiệu suất công tác.
· Yêu cầu công nghiệp hóa trong xây dựng
+ Mặt bằng hình khối đơn giản, gọn gàng, tránh hình thức cầu kì, gây phức tạp hóa khi thi công bằng cơ giới, song vẫn đạt ý đồ thẩm mỹ.
+ Điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa các cấu kiện, sử dụng ít kiểu, thể loại, kích cỡ, cấu kiện.
+ Giảm bớt trọng lượng của cấu kiện bằng các sử dụng hợp lý các loại vật liệu, nhất là loại vật liệu mới có hiệu quả cao về mọi mặt.
+ Các bộ phận của nhà cửa cấu tạo theo nguyên tắc lắp ghép càng nhiều càng tốt, các cấu kiện phải được chế tạo sẵn tại nhà máy, lắp dựng bằng phương tiện hiện đại ở công trường.
· Ví dụ về tiêu chuẩn hóa trong xây dựng.
Nhà ở sử dụng container đạt tiêu chuẩn iso.
+ Container 20 feet (6,1m x 2,4m x 2,6m)
+ Container 40 feet (12,2m x 2,4m x 2,6m)
· Vẽ hình minh họa.
Câu 7: Trình bày sự hình thành và phát triển nhà ở trong xã hội nguyên thủy. Vẽ hình minh họa một dạng lều trong xã hội nguyên thủy.
· Con người thời nguyên thuỷ còn phải sống kiểu du cư thành từng đàn, chưa hình thành gia đình. Vào thời đó, do trình độ sản xuất rất thấp kém và lạc hậu, nơi ở của bộ lạc con người còn rất thô sơ. Họ sinh tồn và phát triển dựa trên kinh tế săn bắt và hái lượm. Họ sống lang thang nay đây mai đó, không ổn định và không định cư một cách lâu dài ở một nơi nào cả.
· Vào thời kỳ đồ đá cũ con người cổ xưa sống trong những hang động nguyên sơ hoặc cao hơn là những hang động có gia công chút ít, những hốc núi những hố đá tự nhiên có xếp chèn thêm đá nhỏ, vụn, chung quanh hay có ken đất, cành lá cho kín đáo. Tiếp đến, nhà ở của họ có hình thức kiểu lợp che chắn thô sơ, những vòm lá kín đáo ở trên cao để tạo nên chỗ ẩn náu tránh được mưa gió, tránh được ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu tự nhiên, tránh được hiểm hoạ của những cơn nước lũ, mưa rừng và còn tránh được sự dòm ngó, đe doạ của thú rừng. Sau đó là đến nơi ở có mặt bằng hình tròn xây dựng bằng đá hay lá kết bằng các cành cây.
· Cách dựng lều điển hình của thổ dân da đỏ (theo Oatecman) được bắt đầu từ xây dựng một khung hình chữ V ngược, buộc lại ở chỗ giao điểm, rồi dựng thêm một chiếc sào thứ ba làm thành thế chân vạc, nhiều sào phụ khác được dựng tiếp theo và dùng thừng chằng các sào lại với nhau để cuối cùng mái sào được buộc chặt vào khung và ghim chặt xuống đất bằng cọc. Lều thường thấy ở châu Mỹ là loại lều làm bằng thân cây có lợp vỏ cây hoặc phủ bằng da của Hưu Tuần lộc.
· Điều kiện địa lý khác nhau, lều cũng có hình thức khác nhau. Những người Etxkimô Bắc Cực trong những lều tròn xây dựng bằng băng và băng càng mới nhà càng ấm. Trong khi đó, người ở vùng sông Amua dựng những lều hình yên ngựa; còn lều của người dân du mục vùng Bắc Phi có dạng hình chữ nhật phủ lá cây hoặc da thú.
· Khi cuộc sống du cư chuyển sang định cư, con người vẫn sống theo chế độ xã hội nguyên thuỷ nhưng đã hình thành gia đình và cả thị tộc cùng tham gia xây dựng nhà ở, làm xuất hiện một loại nhà dài cho vài gia đình.
· Có nhà chứa được hàng chục gia đình hay hàng trăm người. Tại New York, người ta tìm thấy những nhà dài từ 15 đến 18 mét, giữa nhà có hành lang rộng 1,8 đến 2,5 mét có vách ngăn bằng vỏ cây. Cứ bốn gian lại có một bếp lò và toà nhà có từ năm đến bảy bếp lò.
· Vẽ hình minh họa
Câu 8: Trình bày sự phát triển của kiến trúc nhà ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa phát triển cao.
· Xã hội tư bản với cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, với sự xuất hiện với nền kinh tế hàng hoá. Xã hội xuất hiện những tầng lớp mới như nhà tư bản sản xuất, các thương nhân, nhà khoa học, các tầng lớp nông dân phá sản đã biến thành công nhân phục vụ trên các công trường, các nhà tư bản.
· Chính vì thế mà nhà ở cũng xuất hiện những dạng nhà mới như các biệt thự sang trọng thành phố cho các tầng lớp tư bản và thương nhân, các nhà cho thuê kiểu ký túc xá cho các tầng lớp công nhân và nông dân rời bỏ nông thôn ra thành phố, các kiểu nhà ở liên kế và chung cư cho các tầng lớp trung gian, các thị dân, các trí thức, người buôn bán nhỏ tự do.
· Nội dung ở tầng lớp trên đã có những biến đổi quan trọng, có khu chức năng rõ rệt, có nhiều buồng, phòng biệt lập cho từng thành viên, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển. Thành viên được sống trong những không gian biệt lập để phát triển cá tính, xây dựng tâm hồn. Các tiện nghi mới do tiến bộ của khoa học kỹ thuật mang lại đã nhanh chóng được trang bị cho những không gian ở tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống trong ngôi nhà ở biệt thự.
· Ở các nước phương Tây, từ sau chiến tranh thế giới thứ II đã có những tìm tòi trong lĩnh vực “nhà ở xã hội”. Đáng chú ý là toà nhà ở Marseille một tác phẩm có tầm cỡ di sản văn hoá thế kỷ của kiến trúc sư nổi tiếng Le Corbusier. Công trình này là sự kết tinh một phần những tư tưởng duy lý của chủ nghĩa công năng và tính nhân văn mà ông coi là một xuất phát điểm cần coi trọng, đó là vai trò xã hội của kiến trúc.
· Xã hội tư bản phát triển cao đã sản sinh ra một số tầng lớp mới đầy quyền lực và giàu sang như các nhà tư bản công nghiệp cá mập, các nhà tư bản thương nghiệp độc tài - đa quốc gia. Nội dung nhà ở tầng lớp trên rất hiện đại phong phú, đa dạng. Tất cả những tiện nghi đô thị và đời sống văn minh hầu như được tập trung vào ngôi nhà họ. Trong căn nhà được trang bị tiện nghi cuộc sống hiện đại của họ có cả bể bơi, sân quần vợt, sân chơi giải trí ngoài trời, sân khiêu vũ...
· Sự xuất hiện những loại nhà ở mới
Trong thời kỳ kinh tế tư bản hậu công nghiệp phát triển cao tức là thời kỳ của văn minh tin học, của công nghệ - kỹ thuật cao, công nghệ - sinh học, nhà ở sẽ còn tiến hoá và phát triển mạnh ở thế kỷ XXI. Nhà ở thế kỷ mới chắn chắn sẽ có những cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và đầy sáng tạo nhưng cũng đầy thách thức mới có thể bảo vệ được sự tồn tại vững bền của hành tinh của nhân loại và hạnh phúc ở tầm cao lý tưởng, đó là hạnh phúc được sáng tạo của “con người trí tuệ”. Chẳng hạn trong cuộc triển lãm “ngôi nhà thế kỷ tới” được tổ chức tại viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York của 26 kiến trúc sư Mỹ đã xuất hiện những con chim én báo hiệu mùa xuân: những ngôi nhà chỉ có một người (gia đình tan rã và khuynh hướng sống độc thân), rồi ngôi nhà chỉ có độc hai phòng (một phòng ngủ và một thư viện với 10.000 cuốn sách) mà phòng ngủ không cần kín đáo, chỉ ngăn cách với thiên nhiên bằng vách kính trong suốt.
Câu 9: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhà ở? Hãy trình bày ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý và khí hậu đối với kiến trúc nhà ở Việt Nam. Cho ví dụ và vẽ hình minh họa.
· Kể tên được các yếu tố
- Yếu tố tự nhiên
+ Vị trí địa lý và khí hậu
+ Địa hình, địa chất thuỷ văn và môi trường ở
- Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá lối sống ở Việt nam
+ Chính trị - xã hội
+ Kinh tế - xã hội
+ Lối sống
+ Phong tục tập quán truyền thống
+ Dân số, nhân khẩu
- Điều kiện kỹ thuật
+ Vật liệu kết cấu và công nghệ xây dựng
+ Trang thiết bị trong nhà ở
- Yếu tố quy hoạch và đô thị hoá
· Ảnh hưởng của yếu tố vị trí địa lý
- Việt Nam có đường biên giới giáp với Trung Quốc (Miền bắc); Lào, Campuchia (Miền trung và Miền Nam). Phần ranh giới còn lại giáp với Biển đông. Với chiều dài bờ biển khoảng 3260 km. Từ Móng cái đến Hà tiên. Chính vì vị trí địa lý như vậy mà kiến trúc nói chung và kiến trúc nhà ở nói riêng đã chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau. Nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất là nền Văn hóa Trung Quốc. (Thời kỳ Phong kiến). Một vấn đề quan trọng nữa là do phân chia quyền lực giữa các phe phái và chịu sự đô hộ từ các nước phương tây (Pháp thuộc), một phần nào đó đã ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc nhà ở tại Việt Nam.
· Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Miền bắc chia làm 4 mùa rõ rệt, Miền Nam chia làm 2 mùa (nắng và mưa), miềntrung (phía bắc) một phần lớn ảnh hưởng của khí hậu Miền bắc và Miền trung (phía Nam) ảnh hưởng của khí hậu Miền nam. Do địa hình lãnh thổ trải dài nên dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Nam - Bắc khá rõ rệt. Chính vì sự chênh lệch nhiệt độ đó đã ảnh hưởng đến hình thức tạo hình và giải pháp kiến trúc.
· Cho ví dụ
· Vẽ hình minh họa
o VD về nhà ở vùng núi, vẽ hình làm rõ kiến trúc đó phù hợp với khí hậu như thế nào.
Câu 10: Phân loại kiến trúc nhà ở. Trình bày ngắn gọn đặc điểm của từng loại.
Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp
· Nhà ở kiểu căn hộ
- Là loại nhà phổ biến nhất ở thành phố, được xây dựng với khối lượng lớn.
- Thường gồm một số kiểu căn hộ nhất định tương đương với các kiểu gia đình khác nhau: hộ 2 người, hộ 3 người…
· Nhà ở kiểu kí túc
- Dùng cho cùng một loại người như sinh viên, công nhân, cán bộ sống độc thân hoặc 2 vợ chồng trong một thời gian nhất định.
- Mặt bằng đơn giản hơn so với loại căn hộ, các khu xí, tắm, vệ sinh thường bố trí tập trung.
· Nhà ở kiểu khách sạn
- Phục vụ các đối tượng khác nhau, thường có tiêu chuẩn cao, có bộ phận phục vụ công cộng (ăn uống, giặt là v.v…) và thiết bị vệ sinh đầy đủ.
- Ở đây các phòng ở được gọi là đơn vị ở (gồm 1 buồng hoặc 2 buồng).
Phân loại theo giải pháp mặt bằng
· Nhà ở kiểu biệt thự
- Được xây dựng trên những khuôn viên sân vườn riêng biệt
- Có tiêu chuẩn cao và tiện nghi đầy đủ
- Đối tượng sử dụng: người có thu nhập cao, quan chức cao cấp, thương nhân, trí thức lớn …
- Số tầng cao: thường thấy từ 1-3 tầng
- Diện tích đất trên 300 m2, mật độ xây dựng dưới 35%, mặt tiền trên 12m
· Nhà ở kiểu khối ghép
- Là loại nhà các căn đặt cạnh nhau xếp theo từng dãy, có thể xây dựng hàng loạt . Mỗi nhà có 2 hướng có thể có lối vào phía trước và phía sau, có 2 mặt tường tiếp xúc với 2 căn bên cạnh. Hình dáng nhà khối ghép rất đa dạng, có thể hình chữ nhật, hình chữ L…
· Nhà ở kiểu đơn nguyên
- Bao gồm các căn hộ (thường 2-3-4 căn) tập trung quanh đầu mối giao thông (cầu thang, thang máy). Nhà ở kiểu đơn nguyên là loại chỉ có một đơn nguyên hoặc 2-3 đơn nguyên ghép lại thành ngôi nhà.
Phân loại theo số tầng cao
· Nhà ở ít tầng
- Từ 1-3 tầng
· Nhà ở nhiều tầng
- Loại nhà này cao 4, 5 tầng trở lên. Trong số này nhà 9 tầng trở lên lại được gọi là nhà cao tầng.
Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu
· Nhà ở xây dựng toàn khối
- Gồm nhà gạch đá, nhà tường xây bằng gạch, sàn bằng panen, và nhà bằng bê tông cốt thép. Loại nhà gạch xây tay thường cao 4-5 tầng, còn nhà bê tông cốt thép thường cao 9-11 tầng hay hơn nữa.
· Nhà xây dựng bằng phương pháp lắp ghép
- Nhà tấm nhỏ (nhà blốc): các tấm có trọng lượng dưới 3 tấn.
- Nhà tấm lớn (panen): loại này tấm thường lớn bằng diện tích cả mặt ngoài một phòng hoặc 2 phòng.
- Nhà đúc sẵn cả khối phòng (trọng lượng trên 5 tấn) hoặc cả 2 phòng (nặng 13-22 tấn) có khi cả căn rồi lắp lên.
Câu 11: Nêu các bộ phận cấu thành nhà ở nông thôn. Vẽ sơ đồ mặt bằng nhà ở nông thôn. Những điều cần chú ý khi thiết kế nhà ở nông thôn.
· Bộ phận ở
Gồm phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt chung cũng là nơi đặt bàn thờ, phần làm nghề phụ, cất giữ lương thực. Bộ phận này thường được thiết kế theo gian, mỗi gian rộng từ 2,4 đến 3m, chiều sâu từ 4 đến 6m. Hình thức bố trí kiểu hàng hiên.
· Bộ phận bếp, kho
Gồm nhà bếp, kho, nơi xay, giã gạo, bể nước, giếng thơi, sân gia công thức ăn hoặc sinh hoạt. Bếp, kho và nơi xay giã gạo thường được đặt trong một nhà gọi là nhà phụ, nhà phụ này có thể nối với nhà chính bằng một hành lang để ăn cơm mùa hè và làm nghề phụ.
· Bộ phận chuồng trại, vệ sinh
Gồm chuồng gà, vịt, lợn, trâu bò… hố xí hai ngăn. Nên đặt cuối hướng gió và có một khoảng cách ly cần thiết với bộ phận bếp và bộ phận ở.
· Sân vườn
Gồm sân phơi, vườn cây ăn quả, vườn rau, ao cá. Vườn cây, ao cá không những mang lại sản phẩm cho người nông dân mà còn góp phần cải tạo vi khí hậu. Sân phơi dùng làm nơi phơi thóc, ngô, khoai, rơm, củi… nên thường được đặt ngang trước nhà và có ánh nắng trực tiếp, sân phơi cũng có thể đặt ở đầu hồi. Vườn cây ăn quả có thể đặt ở trước nhà hoặc sau nhà.
· Sơ đồ dây chuyền công năng nhà ở nông thôn
· Những điều cần chú ý khi thiết kế nhà ở nông thôn
+ Dựa theo địa hình ( và qui hoạch nông thôn nếu có) nhà ở cần được bố trí ở vị trí tốt nhất của khu đất. Tạo phong cách kiến trúc mới trong nông thôn.
+ Chuồng trại, xí tắm bố trí cuối hướng gió. Cách ly tốt với bếp, nhà ở và giếng nước. Sân phơi cuối hướng gió.
+ Tận dụng vật liệu sẵn có của địa phương.
+ Chú ý đặc điểm phong tục tập quán khí hậu, và kinh nghiệm xây dựng cổ truyền của từng địa phương.
Câu 12: Có những loại đơn nguyên nào? Nêu khái niệm và vẽ hình minh họa. Trình bày cách tổ chức mặt bằng và ưu nhược điểm của nhà ở kiểu đơn nguyên.
· Có 3 loại đơn nguyên
Đơn nguyên giữa, đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên chuyển tiếp
· Khái niệm
- Đơn nguyên giữa nhà gọi là đơn nguyên tiêu chuẩn, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, có 2 mặt tiếp xúc với thiên nhiên.
- Đơn nguyên đầu hồi có 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên, là đơn nguyên có lợi trong việc tổ chức thông gió và lấy sáng.
- Đơn nguyên chuyển tiếp thường gặp trong các giải pháp mặt bằng chữ L, T, I, E…Các kiểu nhà này thường có mặt bằng phức tạp, chỗ chuyển tiếp dễ bị tối, khó giải quyết thông gió, khó bố trí mặt bằng từng căn hộ.
· Vẽ hình minh hoạ
Vẽ 1 trong 3 hình có đầy đủ 3 loại đơn nguyên, ghi chú rõ
· Cách tổ chức mặt bằng
- Cầu thang có thể bố trí ngang hoặc dọc nhà, chiều rộng trên 2,4 m
- Bếp và khối vệ sinh bố trí thành nhóm. Chú ý chiếu sáng
- Ống đổ rác thường bố trí trong bếp, hoặc ở lồng cầu thang, nơi tiện sử dụng chung cho các hộ.
- Mỗi đơn nguyên thường tổ chức từ 4-9 gian kể cả gian cầu thang.
- Mỗi căn hộ có thể bố trí theo kiều thông phòng, kiểu tiền phòng hoặc kiểu hành lang liên hệ. Chú ý cửa, hình dáng, kích thước mặt bằng đảm bảo đi lại, bố trí, vận chuyển đồ đạc hợp lý, dễ dàng.
- Tránh bố trí hành lang quanh co, gẫy khúc nhiều, bề rộng hành lang giao thông trong căn hộ tối thiểu 1m
· Ưu điểm
- Thích hợp cho việc bố trí nhiều hộ;
- Mỗi tầng số hộ không nhiều, giữa các hộ thường lợi dụng cầu thang ngăn cách, đường giao thông công cộng ít, diện tích thừa không nhiều, đảm bảo sống yên tĩnh;
- Tổ hợp mặt bằng linh hoạt giữa các căn hộ và giữa các đơn nguyên.
· Nhược điểm
- Khó tổ chức thông gió xuyên phòng cho tất cả các hộ;
- Nếu đơn nguyên có nhiều căn hộ thì sẽ có căn hộ bị tối hành lang;
- Loại đơn nguyên mỗi tầng hai căn hộ sử dụng một cầu thang sẽ không kinh tế.
Câu 13: Nêu các thành phần chức năng của căn hộ. Phân tích một thành phần mà anh chị thích trong bộ phận ở của căn hộ.
Các thành phần chức năng của căn hộ:
· Bộ phận ở
+ Phòng tiếp khách
+ Phòng sinh hoạt chung
+ Phòng ngủ
+ Phòng làm việc
· Bộ phận phục vụ
+ Bếp
+ Phòng ăn
+ Khối WC (vệ sinh)
· Bộ phận giao thông và những bộ phận phụ khác
+ Tiền phòng
+ Hành lang
+ Cầu thang
+ Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời
+ Kho và tủ tường
· Phân tích phòng tiếp khách hoặc phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ hoặc phòng làm việc theo:
+ Tính chất sử dụng
+ Tiêu chuẩn diện tích
+ Liên hệ không gian
+ Bố trí nội thất
+Một số chú ý khác
Hệ số chiếu sáng…
Câu 14: Trình bày các bộ phận chức năng trong công trình công cộng. Vẽ sơ đồ khu cửa vào chính của một trụ sở cơ quan
· Khu trung tâm cửa vào
- Là bộ phận chủ yếu giải quyết mối quan hệ giao thông. Một công trình công cộng có thể tổ chức một hoặc nhiều khu trung tâm cửa vào. Thường thì có cửa vào chính và phụ. Khu trung tâm cửa vào chính thường đặt ở mặt chính công trình, thể hiện bộ mặt của công trình, gồm có các bộ phận sau:
+ Bậc cửa
+ Hiên cửa
+ Tiền sảnh
+ Phòng gửi mũ áo
+ Phòng thường trực
+ Phòng tiếp khách
+ Các phòng chức năng khác(phòng giải lao, phòng đợi, khu vệ sinh, buồng điện thoại công cộng, quầy bar, canteen, quán nét...)
· Các phòng làm việc
- Các phòng làm việc thường bố trí dọc hành lang quây quanh một nút giao thông hoặc một phòng chờ công cộng. Phòng làm việc có thể là phòng làm việc hành chính, phòng học, phòng thí nghiệm, thiết kế...
- Nhìn chung loại phòng này không có yêu cầu khá cao về mặt kiến trúc, tuy nhiên cần chú ý thiết kế phòng sao cho phù hợp về diện tích, ánh sáng, nội thất, dụng cụ làm việc...
· Phòng quần chúng
- Là phòng có diện tích lớn, sử dụng cho đông người như phòng khán giả, hội trường, phòng trưng bày, triển lãm, phòng đợi bến xe...
- Khi thiết kế, chú ý tạo ra không gian thông thoáng, giao thông đi lại thông tiện, đảm bảo an toàn thoát người. Ngoài ra cần chú ý về mặt âm thanh, ánh sáng (nghe rõ, nhìn rõ).
· Bộ phận giao thông
- Hành lang
+ Tuỳ theo tính chất công trình mà bề rộng hành lang to nhỏ khác nhau. Hành lang giữa (>=1.8m) thường có kích thước rộng hơn hành lang bên (>=1.5)
+ Để tăng thêm tính sinh động về hình thức kiến trúc, có thể thiết kế cho ngồi thư giãn dọc hành lang hoặc không gian trưng bày.
- Cầu thang
+ Kích thước phải tuân theo tiêu chuẩn tính toán thoát người. Thường bề rộng 1.4-1.8m, khoảng cách giữa hai cầu thang tối đa 40m, hành lang cụt đến cầu thang không quá 25m.
· Các phòng phụ trợ
- Các phòng phụ trợ thường là phòng vệ sinh, kho, phục vụ nước, phòng kỹ thuật điện nước, phòng nghỉ nhân viên...
· Sơ đồ khu cửa vào chính của một trụ sở cơ quan
Hình 3.2 trang 60
Câu 15: Trình bày và vẽ sơ đồ minh họa các hình thức thiết kế mặt bằng công trình công cộng.
· Thiết kế mặt bằng kiểu hành lang:
- Áp dụng cho công trình có nhiều phòng có diện tích nhỏ, độc lập về sử dụng như nhà làm việc hành chính, trường học, bệnh viện ... gồm 3 loại:
+ Nhà bố cục kiểu hành lang bên
+ Nhà bố cục kiểu hành lang giữa
+ Nhà bố cục kiểu hành lang kết hợp
1. Bố cục kiểu hành lang bên
2. Bố cục kiểu hành lang giữa
3. Bố cục kiểu hành lang kết hợp
· Thiết kế mặt bằng kiểu xuyên phòng :
Loại này không có hành lang, giao thông nối tiếp từ phòng này sang phòng khác (cửa hàng, siêu thị, triển lãm, bảo tàng...
- Ưu điểm: Diện tích giao thông ít, liên hệ các phòng nối tiếp nhau.
Chú ý đường đi không nên dài quá để tránh chồng chéo. Phải bố trí thoát người khi có sự cố.
· Thiết kế mặt bằng kiểu phóng xạ:
Loại này không có hành lang, mà có một không gian ở trung tâm. Từ không gian này có thể đi vào tất cả các phòng khác bố trí xung quanh. Loại này linh hoạt và dễ gây ấn tượng trang trọng. Thường áp dụng cho các công trình trưng bày, bảo tàng, trung tâm giao dịch...
· Thiết kế mặt bằng kiểu phòng lớn :
Loại này không có hành lang, kiến trúc trọng tâm là một không gian lớn. Ngăn chia không gian trong không gian lớn ấy bới các vách ngăn nhẹ. Loại này thường thấy ở các công trình như Chợ, Siêu thị, không gian đa năng...
Câu 16: Nêu một số khái niệm về nhìn rõ (điểm quan sát thiết kế Đ, tia nhìn, độ nâng cao tia nhìn). Vẽ hình và trình bày cách thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần.
· Điểm quan sát thiết kế Đ là điểm bất lợi nhất (khó nhìn thấy nhất) mà khi người quan sát nhìn thấy
được thì tất cả điểm còn lại của vùng đối tượng cần quan sát sẽ được nhìn thấy.
Vd: Trong giảng đường → Đ thuộc mép dưới của bảng
Trong phòng khán giả ca nhạc nhẹ → Đ thuộc mép dưới của Phông
Trong bể bơi → Đ thuộc đường bơi trong cùng gần khán giả.
· Tia nhìn là đường thẳng nối mắt người quan sát đến điểm Đ gọi là tia nhìn (T)
T1≡ T2 => M2 không nhìn được Đ
· Độ nâng cao tia nhìn C là khoảng cách giữa hai tia nhìn liền kề để từ mắt của
người quan sát ở hàng ghế phía trước gióng thẳng đứng lên 1 đoạn cắt tia nhìn của người ngồi sau liền kề.
Tuỳ theo thể loại công trình mà C có thể lấy theo qui định từ 60 ÷ 180 mm
C sân vận động = 180
C giảng đường= 60 ÷80
C phòng ca nhạc= 80 ÷110
· Các thông số hình học
+ l là khoảng cách từ hàng ghế đầu tiên đến vùng đối tượng cần quan sát, l = 2,7 ÷ 3,6m
+ d là khoảng cách giữa các hàng ghế G1G2,G2G3, ….. : d = 0,8m ÷ 1,2m
+ hsk là chiều cao của bục (sân khấu): hsk = 0,9m ÷ 1,05 m
+ hqs1 là vị trí của mắt người quan sát thuộc hàng ghế đầu tiên so với nền: hqs1 = 1,15m ÷ 1,2 m
· Cách dựng
+ Dựng đường mắt M1..Mn
Trong đó M1 đã có (M1 cao 1,2m so với nền) , còn Đ được xác định tuỳ theo thể loại công trình. Nối M1 với Đ ta có t1
Tìm M2 : từ M1 gióng đường thẳng đứng 1 đoạn C theo qui định, xác định được M1’.Nối M1’ với Đ (có t2) cắt G2 tại điểm M2. Lần lượt xác định M3, M4, M5,…., Mn . Nối M1 đến Mn ta sẽ có đường mắt.
+ Từ vị trí G1 của nền, kẻ một đường song song với đường mắt sẽ có nền dốc cần tìm.
+ Để hạn chế độ dốc của nền người ta cho phép từ 5 ÷ 7dãy ghế đầu có thể hạ thấp C so với quy định từ 15 ÷ 20 %. Các dãy ghế sau lấy C theo quy định.
· Vẽ hình cách thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần
Câu 17: Trình bày nguyên lý thiết kế mặt bằng tổng thể nhà trẻ, mẫu giáo. Vẽ sơ đồ minh họa.
· Nhà chính
Là bộ phận chủ yếu để các cháu ăn nghỉ. Công trình này cần phải thuận lợi trong liên hệ với sân chơi, sảnh và các bộ phận khác. Công trình này phải được xây dựng cách chỉ giới đường bộ tối thiểu 15m.
· Sân chơi
Thường tổ chức theo 2 loại (Sân chơi theo nhóm và sân chung).
Sân chơi riêng từng nhóm (70-100m2) tùy theo loại nhóm (lứa tuổi) mà bố trí cho phù hợp với tâm lí của trẻ và cách giáo dục. Ví dụ: trong sân có bố trí ghế ngồi, nơi cho con bú…(nhà trẻ), giàn hoa che nắng, bập bênh, thang leo, đu quay, hố cát, bể nước…(mẫu giáo).
Sân chơi chung là nơi để các cháu tập thể dục, ca múa tập thể… Tiêu chuẩn diện tích từ 2-2.2m2/cháu. Khi thết kế sân chơi phải có khoa học và nghệ thuật, cần có thêm ghế ngồi, giàn hoa, bồn hoa, đài phun nước…tạo hình sinh động, ngộ nghĩnh, hợp với tuổi thơ.
· Vườn quan sát tự nhiên
Nhằm giáo dục cho trẻ hiểu biết về thiên nhiên, thói quen lao động. Trong vườn có chỗ trồng cây ăn quả, trồng rau, chuồng nuôi súc vật. Diện tích tiêu chuẩn 1m2/cháu.
· Đường đi
Thường được tổ chức làm 2 loại phù hợp với nội dung sử dụng.
Loại nhỏ (1.2 – 1,5m) để cô nuôi đẩy xe nuôi, cô và cháu đi dạo.
Loại lớn (3 – 3,5m) đủ để đưa ôtô chuyên dụng chở dụng cụ, lương thực, thực phẩm, cứu hoả, cấp cứu…
· Cây bóng mát và vườn hoa
Cây xanh tạo bóng mát, không khí trong lành, gắn bó công trình với thiên nhiên, làm cho công trình đẹp thêm. Cây trồng tránh loại có chất độc, có quả chín rụng, hoa quả dễ thối rữa.
· Sân phơi và công trình phụ
Dùng để phơi áo quần, tả lót, để thùng rác, kho dụng cụ…
· Vẽ sơ đồ mặt bằng tổng thể nhà trẻ, mẫu giáo
Tham khảo hình 3.9 trang 70
Câu 18: Trình bày nguyên lý thiết kế mặt bằng tổng thể trường học phổ thông. Vẽ sơ đồ minh họa.
· Nhà học
Là công trình chính quan trọng nhất, khi xây dựng cần chú ý:
- Hướng của các lớp học là hướng Bắc Nam
- Thông thoáng tốt
- Thuận tiện trong việc liên hệ với sân vườn, lối đi, lối ra vào cổng.
- Công trình phải cách xa chỉ giới đường đỏ tối thiểu 15m.
- Diện tích xây dựng chiếm 5%-10% diện tích khu đất.
· Vườn thực nghiệm
- Giúp học sinh tìm hiểu, quan sát thực tế, gắn lý thuyết với thực hành.
- Vườn có thể là vườn ươm cây, ghép cây, vườn động vật, vườn khí tượng.
- Thông qua hoạt động thực nghiệm này mà giúp học sinh có ý thức lao động.
- Diện tích xây dựng chiếm 25%-30% tổng diện tích khu đất.
· Sân chơi
- Để học sinh nghỉ ngơi, chơi đùa trong giờ giải lao, tham gia hoạt động ngoại khoá.
- Có sân chơi chung, có thể tập trung toàn trường khi cần thiết.
- Có sân chơi nhỏ, nhiều cây bóng mát, có thể có ghế ngồi để học sinh ôn bài, trao đổi bài.
- Diện tích xây dựng chiếm 25%-30% tổng diện tích khu đất.
· Cây bóng mát
- Trong sân trường nên trồng cây có nhiều tác dụng để tạo bóng mát cho học sinh nghỉ ngơi, chơi đùa, ngăn tiếng ồn và bụi từ ngoài vào, tạo cho nhà trường có phong cảnh tươi vui, đẹp đẽ. Chú ý không trồng cây sát công trình, tránh che lấp ánh sáng lớp học, không trồng cây có quả chín rụng gây ruồi muỗi, mất vệ sinh.
- Diện tích xây dựng chiếm 10%-15% tổng diện tích khu đất.
· Công trình phụ và phục vụ
- Gồm nhà kho, bếp, nhà xí, bể rác, giếng nước... Thường phải chú ý trong việc bố trí để tạo môi trường trong lành. Diện tích xây dựng chiếm 2%-3% tổng diện tích khu đất.
· Sân bãi thể dục thể thao
- Là nơi dành cho các hoạt động TDTT để cho học sinh luyện tập, vui chơi, thi đấu…trong các giờ học chính khóa hay ngoại khóa, thường có các đường chạy, khu tập điền kinh, sân bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá...
- Sân bãi TDTT nên đặt xa nhà học, có hàng cây ngăn cách, hướng Bắc-Nam để tránh chói mắt. Chú ý thoát nước trên sân bãi.
· Vẽ sơ đồ mặt bằng tổng thể trường học phổ thông
Tham khảo hình 3.14 trang 81
Câu 19: Trình bày nguyên lý thiết kế bộ phận điều trị của bệnh xá, nhà hộ sinh. Vẽ 2 dạng mặt bằng bố trí giường bệnh.
Là bộ phận chữa bệnh nhân nội trú, gồm
- Phòng bệnh nhân
- Phòng ăn
- Phòng trực ban
- Phòng tiêm băng
- Phòng vệ sinh, kho dụng cụ
- Phòng giải trí, tiếp khách...
· Phòng bệnh nhân
- Là nơi cơ bản nhất của bộ phận điều trị, chiếm diện tích lớn nhất cho nên yêu cầu phải thoáng mát, thuận tiện cho bác sĩ phục vụ. Số giường trong phòng bệnh nhân:
· Loại ít giường (1-2 giường) dùng cho bệnh nhân có tiêu chuẩn cao, dùng cho bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm(7m2/ người). Diện tích phòng thường 10-15 m2
· Loại nhiều giường (4-20 giường) loại này thuận tiện cho việc theo dõi, phục vụ bệnh nhân nhưng ồn ào, không thoải mãi, dễ mất vệ sinh(4-6 m2/giường)
· Cách bố trí giường bệnh
Bố trí giường trong phòng bệnh nhân cần chú ý sao cho bệnh nhân không bị chói mắt vì ánh sáng cửa sổ, thông thoáng giữa các giường bệnh tốt, nhất là vào ban đêm khi giường bệnh mắt màn mà vẫn đảm bảo không khí lưu thông tốt. Khoảng giữa các giường bệnh đủ kích thước tiện cho bác sĩ thăm bệnh. Cách bố trí giường bệnh nhân có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn kích thước của phòng, cũng như việc xác định cửa sổ và cửa ra vào.
Khi tổ hợp mặt bằng và bố trí các phòng bệnh nhân, cần phải chú ý tới đặc điểm tính chất của bệnh nhân mà bố trí cho phù hợp (trẻ em, người lớn, phụ nữ, phụ sản, truyền nhiễm, bệnh nội khoa hay ngoại khoa…) mà chọn phương án ở tầng trên hay tầng dưới, sự riêng biệt độc lập, đầu hướng gió hay cuối hướng gió…
· Phòng ăn có 3 hình thức bố trí
· Có thể bố trí phòng ăn riêng, ăn ở hành lang hoặc trong phòng bệnh nhân.
- Bố trí thành phòng ăn
+ Ưu điểm: gọn gàng, phục vụ thuận tiện, vệ sinh dễ dàng
+ Nhược điểm: bệnh nhân phải đi xa, ngồi ăn tập trung đông người, ồn ào, gây ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh truyền nhiễm khó có điều kiện cách li.
- Bố trí ăn ở hành lang
+ Ưu điểm: tiện cho bệnh nhân không phải đi lại xa, điều kiện cách ly được tốt hơn
+ Nhược điểm: dễ mất vệ sinh công cộng, ảnh hưởng đến giao thông.
- Bố trí ngay trong phòng bệnh nhân: loại này đòi hỏi diện tích phòng bệnh nhân phải đủ lớn.
· Phòng tiêm băng
- Cần đầy đủ ánh sáng, lối ra vào thuận tiện cho bệnh nhân ngoại trú, sử dụng nước dễ dàng.
- Diện tích phụ thuộc số bàn làm việc của bệnh xá
+ 1 bàn 14 m2
+ 2 bàn 20 m2
+ 3 bàn 25 m2
· Vẽ hình 2 dạng mặt bằng bố trí giường bệnh
Hình 3.25 trang 99
Câu 20: Nêu các bộ phận trong công trình trụ sở cơ quan. Trình bày cách bố trí hội trường trong công trình trụ sở cơ quan. Vẽ hình các dạng bố trí đó.
· Các bộ phận trong công trình trụ sở cơ quan
- Các phòng làm việc hành chính
- Phòng làm việc chuyên ngành
- Các phòng công cộng và phục vụ
· Trong trụ sở cơ quan thường có loại phòng họp nhỏ ít người. Loại phòng này phục vụ cho cuộc họp dưới 100 người, thường diện tích khoảng 100 m2. Loại này có nội dung đơn giản, có thể bố trí trong công trình, cùng chung chiều cao với các phòng khác. Thiết kế loại phòng này không gặp trở ngại nhiều về âm thanh, về tầm nhìn và ánh sáng. Sàn nhà thường làm phẳng.
· Đối với phòng họp lớn (hội trường khoảng 500 chỗ) thường được bố trí trong các cơ quan lớn hay các công trình trụ sở liên quan. Loại phòng này thường được sử dụng đa năng vào các mục đích như hội họp, các hoạt động văn nghệ, hòa nhạc, diễn kịch, chiếu phim, giới thiệu trưng bày, và các sinh hoạt đông người khác của cơ quan…cho nên mặt bằng cần được nghiên cứu để sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
· Có 2 cách bố trí hội trường
- Bố trí chung trong khối công trình: chiều cao hội trường phụ thuộc vào chiều cao tầng nhà. Nếu bố trí ở tầng dưới, việc tổ chức giao thông được thuận tiện nhưng kết cấu lại phức tạp. Nếu bố trí ở tầng trên cùng, chiều cao nhà không bị khống chế nhưng giao thông cho số đông người lại phức tạp hơn.
- Bố trí thành 1 khối riêng tách khỏi khối nhà chính, có khoảng cách sân vườn xen kẽ, có liên hệ với nhà chính bằng hành lang cầu. Cách này rất thuận tiện về mặt sử dụng, việc giải quyết chiều cao tầng nhà, kết cấu dễ dàng hơn song chiếm diện tích đất nhiều,khi thiết kế cần phải chú ý giải quyết hình khối sao cho gắn bó hài hòa với công trình chính, tạo thành một tổ hợp khối thống nhất.
· Vẽ hình minh họa
- Hình 3.29 trang 109
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top