de8-tkdoto
Đề 8 C©u 1: Xác định số làn xe trên trắc ngang
1 Khái niệm
Việc xác định số làn xe và bề rộng phần xe chạy là cân bằng giữa khả năng thông hành của phần xe chạy (cung) và cường độ vận chuyển ngày đêm của năm tương lai (cầu).
Năm tương lai là năm thứ 20 sau ngày đưa dường vào khai thác .
Cường độ xe của năm tương lai có thể xác định theo :
-mô hình tuyến tính : Nt=No(1+qt) (3-7)
-mô hình hàm mũ : Nt=No(1+q)t-1 (3-8)
Trong đó :
Nt - cường độ xe chạy ngày đêm của năm tương lai ;
No - cường độ xe trung bình ngày đêm của năm xuất phát ;
t - thời gian dự báo năm ;
q - hệ số công bội (VN : q= 0,1- 0,12 theo tốc độ tăng trưởng GDP).
Khả năng thông hành của phần xe chạy được thể hiện qua hệ số mức độ phục vụ Z (tỷ lệ giữa cường độ xe đang chạy với khả năng thông hành) , Z càng nhỏ thì điều kiện xe chạy càng thuận lợi , thông thường Z = 0.45-0.55.
2 Số làn xe yêu cầu
Số làn xe yêu cần thiết xác định theo biểu thức :
n = (3-9)
Trong đó :
n - lấy theo bội số đã làm tròn theo hướng có dự trữ;
P - năng lực thông hành của một làn xe (số xe lớn nhất có thể chạy qua một tiết diện hoặc một đoạn đường trong một đơn vị thời gian , thường là một giờ)
P = [xe / h]
V-vận tốc của xe (km/h) ;
d- cự ly an toàn giữa hai xe (m) .
C©u 2 C¸c kiÓu ¸o ®êng
Trong điều kiện vật liệu và công nghệ thi công áo đường (mặt đường) hiện nay ở nước ta có các loại áo đường chính sau đây:
1 Áo đường mềm Áo đường mềm thường gồm có lớp mặt và các lớp mỏng
Lớp mặt là bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của xe chạy (lực đứng , lực ngang) và các yếu tố tự nhiên ( nắng mưa, nhiệt độ) .Lớp mặt là nhựa bi tum mỏng (<15cm)
Chiều dày tổng cộng của kết cấu áo đường thường từ 30 60 cm .
Áo đường mềm có hai loại : loại có lớp móng bằng vật liệu hạt và loại có lớp móng gia cố nhựa
a) Áo đường mềm có lớp móng bằng vật liệu hạt
Lớp móng bằng vật liệu hạt không gia cố chất liên kết nên độ cúng của kết cấu áo đường nhỏ , phụ thuộc vào cường độ đất nền và chiều dày lớp móng .
Vì chiều dày của lớp mặt bi tum mỏng nên nền đất cũng tham gia chịu tải trọng thẳng đứng truyền xuống .
Kết cấu áo đường lọai này chỉ thích hợp với các tuyến đường có lưu lượng xe nhỏ và ít xe nặng chạy
b) Áo đường mềm có lớp móng gia cố nhựa
-Loại áo đường này có nhiều lớp nhựa , thường áp dụng trên các tuyến đường coa nhiều xe nặng chạy .
-Độ cứng và cường độ chịu kéo của các lớp móng gia cố nhựa cho phép giảm nhanh ứng suất truyền xuống nền đường .
Lớp mặt thường được làm bằng vật liệu có cường độ cao , gia số nhựa đường (bê tông, đá thiên nhiên..)
2 Áo đường nửa cứng
-Kết cấu áo đường nửa cúng gồm một lớp mặt nhựa bi tum đặt trên móng gia cố chất liên kết rắn trong nước (thường là gia cố xi măng)được làm thành một hoặc hai lớp với tổng chiều dày từ 20 - 50 cm
-Do lớp móng gia cố bằng chất liên kết rắn trong nước có độ cứng lớn nên ứng suất nén thẳng đứng truyền xuống nến đất rất nhỏ .
Các lớp móng gia cố chất liên kết rắn trong nước (lớp cấp phối đá , cát gia cố xi măng , bê tông nghèo) khi đông cứng thường bị co lại nên gây ra các đường nứt ngang , vì vậy khi sử dụng loại kết cấu áo đường này cần có biện pháp chống truyền nứt từ móng lên lớp mặt ( bằng cách tăng chiều dày lớp mặt nhựa bitum lên).
3 Áo đường cứng ( áo đường bê tông xi măng)
Kết cấu áo đường cứng gồm một lớp bê tông xi măng dày từ 15- 40cm đặt trên lớp móng .
Tấm bê tông xi măng thường làm bằng bê tông không cốt thép dài 4- 5 m rộng 3-4m
-Do tấm bê tông có độ cứng lớn nên nó thu nhận tải trọng xe chạy gây ra và truyền xuống nền móng trên một diện tích rộng , vì vậy khác với áo đường mềm , nền móng ở đây chịu lực không đáng kể .
-Do đặc điểm chịu lực như vậy nên áo đường bê tông xi măng phải được làm bằng bê tông xi măng cường độ cao . Các nước thường dùng bê tông xi măng 50/400 (Rkn=50kg/cm2,Rn =400kg/cm2) để làm áo đường .
Lớp móng tuy không tham gia chịu lực lớn nhưng yêu cầu chất lượng phải đồng đều , phải ổn định với nước , phải đủ cường độ đảm bảo cho máy móc thi công và vận chuyển đi lại (hiện nay thường làm lớp móng bằng bê tông nghèo , cát gia cố ximăng ...)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top