Đề2Câu 1: phân tích thành phần kinh tế tư nhân
Đề2
Câu 1: phân tích thành phần kinh tế tư nhân, tại sao nói thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò động lực trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm:
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ
- Kinh tế tư bản tư nhân
*Kinh tế cá thể, tiểu chủ
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động và gia đình
- Thành phần kinh tế này đc tồn tại ở phạm vi tương đối rộng,cả thành thị và nông thôn,có vị trí quan trọng lâu dài,cần được khuyến khích giúp đỡ phát triển ,làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước,hoặc phát triển cao hơn.
- hiện nay ở nước ta thành phần kinh tế này có phần lớn hoạt động dưới hình thức hệ gia đình là bộ phận đông đảo,có tiềm năng to lớn,có vị trí quan trọng lâu dài trong việc tạo ra nhiều của cải,vật chất cho xã hộ và giải quyế việc làm cho người lao động.Vì vậy,nhà nước càn tạo đk và giúp đỡ họ.
*kinh tế tư bản tư nhân
- -Dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động của người làm thuê
- Thành phần này có vai trò đáng kể trong việc phát triển llsx ,góp phần giải quyết vốn, việc làm cho người lao động,có nhiều kinh nghiệm sản xuất và quản lý
- Thành phần này tồn tại trong những ngành có lợi cho dân sinh và được pháp luật quy định.Thành phần này tồn tại trong suốt quá trình quá độ ,hoạt động theo pháp luật và hình đảng trước pháp luật
- Vì thế kinh tế tư bản tư nhân cần phải được “ xóa bỏ mọi rào cản tâm lý xh và môi trường kih doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển ko hạn chế trong mọi nganh nghề kể cả lĩnh vực quan trọng của kinh tế mà pháp luật ko cấm”
tại sao nói thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò động lực trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
Thứ nhất, kinh tế tư nhân tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn, đóng góp đáng kể vào giá trị thu nhập của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới lại coi nhẹ vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân.
- Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ở các nước có nền kinh tế phát triển cao và hiệu quả, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân của khu vực kinh tế tư nhân bao giờ cũng cao hơn khu vực kinh tế nhà nước.
- Thứ ba, kinh tế tư nhân tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước; tham gia tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội.
- Thứ tư, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế tư nhân đã và đang từng bước khẳng định vị trí “chỗ dựa thiết yếu” của nó theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Nó đã thực sự trở thành một bộ phận của kinh tế dân doanh, thể hiện định hướng phát triển theo nguyên tắc “lấy dân làm gốc” với mục tiêu thực hiện dân giàu, nước mạnh. Kinh tế tư nhân đang có cơ hội phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, cả về quy mô số lượng lẫn chất lượng.
- Thứ năm, phát triển kinh tế tư nhân là một tất yếu xuất phát từ quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu chúng ta chỉ coi kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng mà không đặt kinh tế tư nhân vào đúng vị trí của nó, thì về thực chất, chúng ta vẫn coi sở hữu là mục đích của mọi chính sách. Chúng ta không thể để quan hệ sản xuất vượt quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như trước đây, cũng như không thể “ép” kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải có tiềm lực lớn hơn kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong khi chúng chưa đủ khả năng làm điều đó một cách hiệu quả.
Câu2 :phân tích quan điểm của hồ chí minh về vai trò của đạo đức cách mạng. các quan điểm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người sinh viên hiện nay?
*Quan điểm của hcm về vai trò của đạo đức cách mạng.
Khi đánh giá vai trò đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là cách mạng, Hồ Chí Minh coi đó là nền tảng của người cách mạng, cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nỗi việc gì”. Người so sánh: “Làm cách mạnh để cải tạo xã hội củ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng đó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải: “Là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người nói, cán bộ đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, thì không phải “viết lên trán chữ cộng sản là được dân yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức”
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chổ đó là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ. Nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì đều là người cao thượng.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh thần một khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành sức mạnh vật chất.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản…; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu_ kiêu ngạo,…
Đạo đức là cái gốc của cách mạng, nhưng phải biết nhận thức đức và tài có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì mà trái lại còn có hại cho dân. Mặc khác, cần phải thấy trong đức có tài, tài càng lớn thì đức phải càng cao. Vì đức – tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạnh đến thắng lợi
Câu3 :làm rõ bài học kinh nghiệm "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1975 đến nay?
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng đã xác định cả nước chuyển sang giai đoạn mới.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin, dựa vào thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng nhận định: "Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản "
Những nǎm gần đây, tình hình quốc tế chuyển biến rất phức tạp. Trước sau như một, Đảng ta và nhân dân ta kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa và nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới.
Sức mạnh của thời đại trong giai đoạn hiện nay là sức mạnh của quy luật tiến hoá lịch sử; là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; là xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới; là các lực lượng đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, v.v.. Loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, dù lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co.
Sức mạnh của dân tộc là: chính quyền thuộc về nhân dân; nước nhà đi vào giai đoạn hoà bình xây dựng; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo; chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu; tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối phong phú, đa dạng; nước ta ở vào khu vực phát triển kinh tế nǎng động, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng.
Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng.
Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chính quyền và các thành quả cách mạng.
Xây dựng một nền vǎn hoá mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ.
Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, kết hợp tốt giữa các lợi ích: cá nhân, tập thể và xã hội.
Hình thành một cộng đồng xã hội Việt Nam, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng.
Không ngừng củng cố, tǎng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Thực hiện chính sách đối ngoại nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và giải quyết nhiều vấn đề khác có lợi ích toàn cầu.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là điều kiện quan trọng nhất của việc kết hợp, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Những tư tưởng chiến lược nói trên của Đảng là đúng đắn. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cụ thể hoá và hoàn chỉnh những tư tưởng đó nhằm khai thác đầy đủ nhất sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đường lối kết hợp giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một bài học lớn của Đảng ta. Với đường lối đó, Đảng ta góp phần bảo vệ tính trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc sôvanh. Nhờ lực lượng hùng hậu do đường lối này đưa lại, quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ngày nay, tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với nội dung mới, Đảng sẽ tiếp tục tạo ra lực lượng lớn mạnh bảo đảm cho Đảng làm tròn nhiệm vụ lịch sửtrong giai đoạn cách mạng hiện nay là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top