ĐỀ w ôn văn lop9(có gợi ý)

*CÁC PHÉP TU TỪ

Các biện pháp tu từ

I. Hệ thống lý thuyết

1- So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B ( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

2. Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Các kiểu nhân hoá thường gặp là:

+ Dùng những từ ngữ gọi người để gọi vật. ( Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!)

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. ( Kiến hành quân đầy đường)

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người( Trâu ơi ta bảo...)

3. dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp :

- dụ hình thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có điểm nào đó tương đồng với nhau vê hình thức:

VD: Ông trời 

Mặc áo giáp đen 

Ra trận

Muôn nghìn cây mía 

Múa gươm...

Trong đoạn trích trên có hai ẩn dụ:

- áo giáp đen: chỉ mây đen (giống nhau đều có màu đen)

- gươm chỉ lá mía (có hình thức bên ngoài giống như thanh gươm)

- dụ phẩm chất: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất

VD: Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh 

- ở VD này: ẩn dụ (cánh bèo lênh đênh) là ẩn dụ phẩm chất dùng để chỉ những kiếp đời nhỏ nhoi, đau khổ, không biết trôi dạt về đâu, sống chết ra sao trước sóng gió của cuộc đời.

- dụ cách thức:đó là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động khi giữa chúng có những nét tương đồng nào đó với nhau.

VD: Cứ như thế hoa học trò thả những cánh sen xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa...

- ẩn dụ 1 là ẩn dụ quen thuộc nên mang tính tượng trưng (còn gọi là phép tượng trưng). Hoa học trò chỉ hoa phượng, một loại hoa quen thuộc gần với tuổi học trò.

- ẩn dụ 2 là ẩn dụ cách thức:

+ Gọi (hoa phượng) thả những cánh sen thay cho cách gọi (hoa phượng) rơi những cánh hoa.

+ Gọi (hoa phượng) mư

*CÁCH VIẾT MỞ BÀI

cách làm mở bài 1. Đúng, trúng và hay Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Theo cô Thanh Thủy: “Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên đúng, chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp” Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp. Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập. “Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay…” Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận. Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng. Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc. 3 nguyên tắc làm mở bài Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé: - Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài. - Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài - Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn…) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài. Mong rằng 4 phương pháp mở bài gián tiếp cùng những nguyên tắc trên sẽ giúp cho các bạn học sinh không còn gặp tình trạng “không biết bắt đầu từ đâu dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng” như bạn sweetnightmare đã bày tỏ trên diễn đàn của Hocmai.vn. Chúc các bạn thành công trong các bài văn của mình, đặc biệt là mở bài phải đúng và cuốn hút đấy nhé!  LUYỆN THI

*ÔN

Phần I ( 3đ )

Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :

1. Xuất xứ sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều ?

2. Chép lại chính xác bốn câu thơ tả cảnh, bốn câu thơ tả người trong các đoạn trích từ Truyện Kiều ( sách Ngữ văn 9 ) mà em cho là hay nhất.

Phần II ( 7 đ) 

Bằng hiểu biết về Núi với con của Y Phương, em hóy:

1. Viết tiếp 6 câu thơ vào câu sau : Một bước chạm tiếng nói 

2. Cho biết nghệ thuật và nội dung chính của đoạn

3. Phân tích đoạn bằng 10 câu văn ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm ).

Gợi ý :

Phần I ( 3đ )

Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy cho biết :

1. Xuất xứ, sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều :

* Xuất xứ của tác phẩm

- Truyện Kiều của Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ).

* Sáng tạo của Nguyễn Du để làm nên kiệt tác Truyện Kiều là rất lớn :

- Cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện là tự sự Nguyễn Du đã chuyển sang kể chuyện bằng thơ lục bát

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật :

+ Khắc hoạ tính các nhân vật điển hình bất hủ có sức sống lâu bền và đã trở thành biểu tượng cho một số loại người trong xã hội như Sở Khanh, Tú Bà , Mã Giám Sinh...

+ Diễn tả nội tâm nhân vật : tâm trạng buòn nhớ, cô đơn , lo sợ cho tương lai của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Miêu tả thiên nhiên ( tả cảnh ngụ tình )...: ở Cảnh ngày xuân; bức tranh tả cảnh ngụ tình ở cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

2. Chép lại chính xác bốn câu thơ tả cảnh, bốn câu thơ tả người trong các đoạn trích từ Truyện Kiều ( sách Ngữ văn 9 ) mà em cho là hay nhất.

- Đoạn đầu trong Cảnh ngày xuân; 

- Đoạn tả chân dung Mã Giám Sinh.

Phần II ( 7 đ) 

Bằng hiểu biết về Nói với con của Y Phương, em hãy:

1. Viết tiếp 6 câu thơ vào câu sau :

Một bước chạm tiếng nói 

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nàh ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

2. Nghệ thuật và nội dung chính của đoạn :

* Nội dung chính của đoạn : Tình thương yêu của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con

- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ

- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương

* Nghệ thuật :

- Cách diễn tả độc đáo, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi

- Giọng điệu tha thiết trìu mến thể hiện qua các câu cảm thán ( yêu lắm con ới ! ; thương lám con ơi ), 

- Xây dựng các hình ảnh cụ thể có tính khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ.

3. Phân tích đoạn thơ trong 1 đoạn văn dài 10 câu ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng thành phần phụ chú, 1 câu cảm ).

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : thành phần phụ chú, 1 câu cảm

* Các bước tiến hành

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu

+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Tình thương yêu của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con

+ Các ý cần có :

• Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Tác đã giả gợi ra không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt ngập tràn tình yêu thương và âm thanh tiếng nói cười của con thơ. Từng bước đi, từng tiếng nói của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.

• Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua những hình đẹp với các thao tác lao động “đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát ”. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên ấy đã che trở, đã nuôi dưỡng con người về

*ĐỀ #

Đề 19

Phần I : ( 7 điểm ) 

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ. Vậy có nhất thiết phải dùng từ bài thơ không ? Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm ?

2. Chép lại chính xác hai khổ thơ cuối bài và chỉ ra những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đó

3. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được hình tượng người chiến sĩ lái Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm.

Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu qui nạp có độ dài từ 12 đến 15 câu sử dụng một câu chứa lời dẫn trực tiếp và một câu bị động - gạch chân chúng). 

Phần II ( 3đ )

Cho đoạn văn 

“Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn- một màu tím thẫm như bóng tối ” .

1. đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào ? Của ai ?

2. Phần văn bản in nghiêng là thành phần nào của câu ? Vì sao nhân vật lại cảm thấy màu hoa “tím thẫm như bóng tối ” ?

3. Trình bày ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm này.

Đáp án 

Đề 19

Phần I : ( 7 điểm ) 

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ. *Vậy có nhất thiết phải dùng từ bài thơ không : nhan đề tác phẩm viết về những người lính lái xe quả cảm trên những ciếc xe không kính của Phạm tiến Duật vẫn cần có hai chữ “bài thơ ” 

- Bởi hai chữ ấy tạo nên một nhan đề dài là 

- Mà còn tạo nên sự tương phản giữa chất thơ với hiện thực trần trụi của chiến tranh từ những chiếc xe biến dạng.

- Thể hiện cách khám hiện thực, phát hiện chất thơ độc đáo của hồn thơ Phạm Tiến Duật. 

* Cho biết ý nghĩa nhan đề tác phẩm :

( xem phần đáp cho Câu hỏi tự luận của tác phẩm )

2. Chép lại chính xác hai khổ thơ cuối bài và chỉ ra những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đó :

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

* Các biện pháp tu từ :

- Điệp từ, ngữ : Lại đi, lại đi

- Phép tu từ hoán dụ : có một trái tim

- Hình ảnh tượng trưng : trời xanh thêm

3. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc hoạ được hình tượng người chiến sĩ lái Trường Sơn sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm.

Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu qui nạp có độ dài từ 12 đến 15 câu ( sử dụng một câu chứa lời dẫn trực tiếp và một

*Đề 12

Phần I : ( 7 điểm ) 

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo và cho biết xuất xứ của đoạn thơ ?

2. Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.

3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích khổ thơ trên ? ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng 1 câu cảm, 1 câu ghép ; gạch chân các yếu tố đó ).

Phần II ( 3đ ) 

Bằng hiểu biết về văn học trung đại, em hãy :

1. Giới thiệu về tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu ?

2. Kể tên các nhân vật chính trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu ?

ĐÁP ÁN 

Phần I : ( 7 điểm ) 

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo và cho biết xuất xứ của đoạn thơ 

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

- Đoạn thơ trên nằm ở phần thứ hai của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.

2. Chỉ ra nội dung và nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.

* Nội dung chính của đoạn thơ : Khung cảnh của mùa xuân của đất nước

- Một mùa xuân của đất nước đang dựng xây và chiến đấu 

- Một đất nước đang vững vàng đi lên

* Nghệ thuật của đoạn thơ:

- Hình ảnh thơ : 

+ Gần gũi mà nên thơ, gợi cảm : Lộc; nương mạ; người ra đồng

+ Hình ảnh cụ thể : người cầm súng, người ra đồng

- Nghệ thuật so sánh

- Từ láy : hối hả, xôn xao

3. Viết một đoạn văn 10 câu để phân tích khổ thơ trên : ( Kiểu Tổng phân hợp, dùng 1 câu cảm, 1 câu ghép ; gạch chân các yếu tố đó ).

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : câu ghép, 1 câu cảm

* Các bước tiến hành

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu

+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Khung cảnh của mùa xuân của đất nước đang chiến đấu và xựng xây

+ Các ý cần có :

• Một mùa xuân của đất nước đang dựng xây và chiến đấu với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

• Một đất nước với bao con người đang mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước qua hình ảnh “Lộc giắt đầy trên lưng...lộc trải dài nương mạ ”

• Một đất nước đang vững vàng đi lên trong nhịp điệu hối hả và những âm thanh xôn xao được gợi ra từ hình ảnh so sánh kỳ vĩ của thiên “Đất nước như vì sao ”

- Mỗi ý trên triển khai thành 3 câu

- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp :

+ Câu ghép : khẳng định giá trị đoạn thơ đặt ở cuối đoạn văn ( câu có cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng )

+ Câu cảm : bộc lộ cảm xúc của ng

*ĐỀ 13

Phần I : ( 7 điểm ) 

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu

Ta làm con chim hót 

1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên.

2. Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?

3. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết :

Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.

Phần II ( 3đ ) 

Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

- Thế nhà con ở đâu ?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ :

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi :

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai ?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo vag rành rọt :

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm ! 

( Sách Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục )

1. Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào ?

2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu ” ?

3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.

ĐÁP ÁN : ĐỀ 13

Phần I : ( 7 điểm ) 

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có câu

Ta làm con chim hót 

1. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp nối câu thơ trên.

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

2. Nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

Mạch cảm xúc tư tưởng của bài thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ ” của mình vào “mùa xuân lớn của cuộc đời chung”

- Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống tràn đầy của mùa xuân thiên nhiên.

- Từ đó mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước cụ thể với người cầm súng, người ra đồng, vừa khái quát với “ Đất nước như vì sao- Cứ đi lên phía trước”.

- Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ đựoc nhập vào bản hoà ca của cuộc đời, được dâng mùa xuân nho nhỏ của mình hoà vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.

- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế ( mở đầu và kết thúc bài thơ đều có sự hiện diện của xứ Huế : sắc màu tím biếc, nhịp phách tiền đất Huế ).

3. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết :

Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.

Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ :

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : lời dẫn trực tiếp; câu hỏi tu từ

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu

+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.

+ Các ý cần có :

- Khát vọng cao đẹp được dâng cuộc đời mình là mùa xuân nho nhỏ

*ĐỀ 15

Phần I ( 3đ ) 

Các nhân vật : ông hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miêu tả rất ít nhưng vẫn hiện lên với những nét đẹp đáng quí.

Dùng câu trên làm mở đoạn, em hãy viết đoạn văn diễn dịch dài khoảng 12 câu. Trong có có câu mà chủ ngữ là một cụm chủ vị ( gạch chân câu đó ).

Phần II : ( 7 điểm ) 

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Hai khổ thơ trên có trong bài nào ? Ai là tác giả ? Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã hoc trong chương trình Trung học cơ sở. Điểm giống nhau của hai bài thơ đó là gì ?

3. Hãy trình bày cảm nhận của em khi đọc hai câu thơ :

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

4. Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của mình về tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe trong bài thơ trên.

Gợi ý 

Phần I ( 3đ ) 

Các nhân vật : ông hoạ sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miêu tả rất ít nhưng vẫn hiện lên với những nét đẹp đáng quí.

Dùng câu trên làm mở đoạn, em hãy viết đoạn văn diễn dịch dài khoảng 12 câu. Trong có câu mà chủ ngữ là một cụm chủ vị ( gạch chân câu đó ).

- Câu mở đoạn : đề đã cho

- Các ý chính cần có :

• Ông hoạ sĩ : Ông hoạ sĩ - người nghệ sĩ khát khao sáng tạo, đam mê nghệ thuật đến cháy bỏng ; là người từng trải, ông hoạ sĩ có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người. Ông đã cảm nhận rất sâu sắc vẻ đẹp trong tâm hồn anh “ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ...”. 

• Cô kỹ sư hiện lên với suy nghĩ và tình cảm trong sáng tươi tắn về cuộc sống và con người. Cô hiểu về cuộc sống tuyệt đẹp của anh cán bộ khí tượng về “thế giới những con người như anh ”, về con đường mà cô đã lựa chọn, đang đi đi tới - lên công tác ở miền núi; tâm hồn cô bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác.

• Bác lái xe với lời kể hóm hỉnh khiến cô kỹ sư trẻ, ông hoạ sĩ già và người đọc được kích thích sự chú ý chờ đón sự xuất hiện của anh thanh niên - người cô độc nhất thế gian luôn mang nỗi “thèm ” được gặp người. 

Những cảm xúc và suy nghĩ của con người bình dị này đã làm hình ảnh anh thanh niên hiện lên rõ nét hơn , góp phần làm sáng tỏ chủ đề của tác phẩm : có bao nhiêu con người đang thầm lặng cống hiến cho đất nước.

- Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp : câu có chủ ngữ là một cụm chủ vị ( dùng câu đầu giới thiệu về bác lái xe ).

- Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn.

Phần II : ( 7 điểm ) 

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

- Hai khổ thơ trên có trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Bài thơ viết năm 1969, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất là trên tuyến đường Trường Sơn- tuyến giao thông huyết mạch đưa hàng hoá, vũ khí từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

- Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ năm 1969 và được in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.

2. Nội dung của những câu thơ trên:

- Hai

*Đề 18

Phần I : ( 4 điểm ) 

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học của nước nhà.

1. Em hãy cho biết nguồn gốc của tác phẩm và những sáng tạo độc đáo của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm này ?

2. Theo em, chân dung của nhân vật Thuý Kiều đã được tác giả miêu tả bằng những phép tu từ nào ? Hãy viết một đoạn văn về nhân vật Thuý Kiều bằng một đoạn văn dài 10 câu (có sử dụng phép thế và một câu phủ định).

Phần II ( 6 điểm ) 

Chân phải bước tới cha 

1. Hãy chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo câu thơ trên và cho biết chúng thuộc tác phẩm nào, tác giả là ai ?

2. Giới thiệu về tác giả của bài thơ trên.

3. Phân tích đoạn thơ đó trong một trang giấy thi .Trong đó có sử dụng hai phép liên kết câu (gạch chân dưới những từ ngữ này).

Đáp án Đề 18

Phần I : ( 4 điểm ) 

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học của nước nhà.

1. Em hãy cho biết nguồn gốc của tác phẩm và những sáng tạo độc đáo của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm này :

( xem phần I, đề 11)

2. Theo em, chân dung của nhân vật Thuý Kiều đã được tác giả miêu tả:

* Bằng những phép tu từ :

Khắc hoạ chân dung nhân vật bằng bút pháp cổ điển

- Sử dụng những từ ngữ Hán, hình ảnh ước lệ thiên nhiên đẹp như : liễu, hoa, xuân sơn, thu thuỷ để thể hiện vẻ đẹp của con người

- Nghệ thuật tiểu đối tạo sự cân xứng hài hoà

- Nghệ thuật nhân hoá : hoa ghen, liễu hờn

- Nghiêng về gợi tả tác động qua người đọc: tuỳ theo trí tưởng tượng và cảm nhận của mỗi người mà hình dung ra vẻ đẹp đôi mắt của Kiều qua qua “làn thu thuỷ, nét xuân sơn”

- Dùng những điển tích điển cố, thành ngữ 

Tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung của Thuý Kiều vẫn vẫn hiện lên thật sinh động với vẻ đẹp nhan sắc tâm hồn và trí tuệ hoàn hảo.

* Viết một đoạn văn về nhân vật Thuý Kiều bằng một đoạn văn dài 10 câu.

- Câu mở đoạn chứa nội dung khái quát : Nguyễn Du đã phác hoạ bức chân dung của Thuý kiều với vẻ đẹp lý tưởng hoàn hảo về cả nhan sắc tài năng và tâm hồn

- Các ý cần có :

• Vẻ đẹp nhan sắc của trang tuyệt thế giai nhân : Vẻ đẹp giai nhân của Kiều được gợi tả qua hình ảnh đôi mắt- phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ 

+ Làn nước mùa thu dợn sóng từ hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” đã gợi tả thật ấn tượng, sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt

+ Đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tươi tắn lại được gợi lên từ hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn”- đỉnh núi mùa xuân

• Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm them mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm( đàn ), kỳ ( cờ ), thi ( thơ ) , hoạ

*

Đề 17

Phần I : ( 7 điểm )

“ Tôi đến gần quả bom...quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng tháy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng lên từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng ” 

1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào và của tác giả nào? Viết về nội dung gì ? Hãy kể tên hai tác phẩm thơ viết về người lính trong chương trình Ngữ văn 9.

2. Hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn trích trên, chú ý đến biện pháp nghệ thuật chính của đoạn ?

3. Viết một đoạn văn kiểu tổng - phân - hợp dài 15 câu về nhân vật chính của tác phẩm trên. 

Phần II ( 3điểm ) 

Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có câu :

Không có kính, rồi xe không có đèn

1. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp nối câu thơ trên.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết bài thơ viết về cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta ?

3. Phân tích đoạn thơ trên bằng một đoạn văn diễn dịch dài 12 câu

ĐÁP ÁN

Đề 17

Phần I : ( 7 điểm )

“Tôi đến gần quả bom...quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng tháy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng lên từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng ” 

1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê

- Nội dung của đoạn : 

+ Viết về cảm giác, tâm trạng căng thẳng, hành động thận trọng, chính xác của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom trên cao điểm

+ Tâm trạng căng thẳng hồi hộp khi phải đối diện với nguy hiểm , khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tắc.

* Hai tác phẩm thơ viết về người lính trong chương trình Ngữ văn 9 :

- Đồng chí của Chính hữu

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

2. Biện pháp nghệ thuật chính của đoạn : 

- Tâm lý của Phương Định khi đang phá bom được miêu tả rất tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ

- Các chi tiết cụ thể làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, trong sáng mà chân thực.

- Nhiều câu ngắn thể hiện được sự căng thẳng, hiểm nguy của công việc

3. Viết một đoạn văn kiểu tổng - phân - hợp dài 15 câu về nhân vật chính của tác phẩm trên. 

* Đây là câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể

*ĐỀ16

Đề 16

Phần I : ( 7 điểm ) 

Hãy chép lại chính xác 8 câu thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận theo bản in Sách giáo khoa Ngữ văn 9 ( NXB Giáo dục ).

1. Trong đoạn thơ ấy tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào, chỉ ra hiệu quả thẩm mỹ của chúng ?

2. Để phân tích bài thơ Đoàn thuyền đáng cá, một bạn học sinh viết “Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hoàng mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới- những người ngư dân ngày đêm gắn bó với biển Đông. ”

a/ Nếu coi đây là câu mở đoạn theo kiểu tổng - phân - hợp, thì theo em, đề tài của đoạn văn ấy là gì ?

b/ Em hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 10 câu nữa để hoàn thành đoạn văn với đề tài mà em vừa xác định, trong đó có ít nhất hai lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là câu bị động. 

Phần II ( 3đ ) 

Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là truyện ngắn giản dị mà vẫn vô cùng hấp dẫn. Sự hấp dẫn ấy chính là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả.

1. Em hãy nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ? 

2. Cách khắc hoạ nhân vật chính của truyện có gì đặc biệt ? Điều đó đã tạo nên hiệu quả thẩm mỹ gì ?

Đáp án : Đề 16

Phần I : ( 7 điểm ) 

Hãy chép lại chính xác 8 câu thơ đầu trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận theo bản in Sách giáo khoa Ngữ văn 9 ( NXB Giáo dục ).

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng ,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !

1. Trong đoạn thơ ấy tác giả đã sử dụng bút pháp phóng đại, khoa trương để nhiêù hình ảnh thơ đặc sắc đạt hiệu quả thẩm mỹ cao :

- Nghệ thuật so sánh : mặt trời như hòn lửa; Cá thu như đoàn thoi

- Hình ảnh liên tưởng thú vị : vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa; cá dệt biển muôn luồng sáng

- Sáng tạo hình ảnh thơ khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết ba sự vật : cánh buồm, gió khơi, và câu hát của người đánh cá.

- Điệp từ : hát

- Bút pháp nghệ thuật ấy đã khiến bài thơ là một khúc tráng ca về lao động, về thiên nhiên đất nước giàu đẹp.

2. Để phân tích bài thơ Đoàn thuyền đáng cá, một bạn học sinh viết

“ Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hoàng mà còn là lời ngợi ca những con người lao động mới- những người ngư dân ngày đêm gắn bó với biển Đông. ”

a

*ĐỀ 14

Phần I : ( 7 điểm )

Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm nét sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ và đã trở thành một “kỳ bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. Bằng sự hiểu biết về tác phẩm này, anh ( chị ) hãy :

1. Chỉ ra những chi tiết sáng tạo của tác giả trong tác phẩm ?

2. phần cuối của tác phẩm ( kể về cuộc sống nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương )không chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc.

Trình bày những suy nghĩ của mình về nội dung trên trong một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu ( kiểu tổng- phân - hợp, trong đó có sử dụng câu cảm và câu phủ định, gạch chân chúng ) 

Phần II ( 3đ ) 

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

1. Hãy cho biết tên, năm sáng tác và tác giả của bài thơ có những câu thơ trên ?

2. Từ “ mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp ?

ĐÁP ÁN 

ĐỀ 14

Phần I : ( 7 điểm )

Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm nét sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ và đã trở thành một “kỳ bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. 

1. Những chi tiết sáng tạo của tác giả trong tác phẩm :

- Sáng tạo độc đáo từ truyện dân gian trong việc cấu tạo, tô đậm những tình tiết giàu ý nghĩa khiến tác phẩm giàu kịch tính vô cùng hấp dẫn.

+ Dựa trên cốt truyện có sẵn, tác giả, thêm một số chi tiết để khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật như việc Trương Sinh “đem trăm lạng vàng” cưới Vũ Nương để cuộc hôn nhân đâm màu sắc mua bán

+ Tô đậm một số tình tiết chính giàu ý nghĩa: lời nói của bé Đản là cái cớ để Trương Sinh ghen được đưa ra, thông tin ngày một gay cấn khiến truyện đầy kịch tính

- Sáng tạo trong việc kết yếu hợp yếu tố kỳ ảo với những tình tiết hiện thực làm cho thế giới kỳ ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực hơn, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

- Dựng đoạn đối thoại để khắc hoạ quá trình tâm lý, tính cách nhân vật làm nên sự khác biệt giữa tác phẩm thành văn với truyện cổ tích dân gian 

2. Phần cuối của tác phẩm ( kể về cuộc sống nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương ) không chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc:

Trình bày những suy nghĩ của mình về nội dung trên trong một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu ( kiểu tổng- phân - hợp, trong đó có sử dụng câu cảm và câu phủ định, gạch chân chúng ) 

* Đây là câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc

- Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : câu cảm và câu phủ định,

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ từ 12 đến 15 câu

+ Nội dung khái quát của đoạn thơ : Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương không chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc.

+ Các ý cần có :

• Tóm tắt : cuộc sống nơi cung nước và sự trở về dương gian trong chốc lát của Vũ Nương rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng ngắn ngủi, long loáng rồi mờ dần là những yếu tố kỳ ảo đặc sắc của tác phẩm.

• Hình ảnh Vũ Nương trở về chỉ là một thứ ảo ảnh, chỉ đủ an ủi cho người bạc phận khi đã được trả lại danh dự, phẩm tiết.

• Hình ảnh rực rỡ trong chốc lát ấy làm tăng thêm tính bi kịch cho số phận nhân vật : sương khói kỳ ảo tan đi chỉ còn lại sự thực cay đắng : Vũ Nương, người phụ nữ đức hạnh, khao khát hạnh phúc gia đình không được ở lại trần gian; trên bờ chồng và con vẫn đứng đấy trong sự trống vắng và đau đớn vì hối hận.

• Chi tiết này cũng thể hiện rõ nhãn quan hiện thực của sâu sắc của Nguyễn Dữ : Hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay ở thế giới bên kia,

*Đề 8

Phần I (7 đ):

Bằng hiểu biết về Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy:

1. Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre ?

2. Viết một đoạn văn 10 câu phân tích khổ thơ thứ hai của bài theo kiểu diễn dịch có sử dụng phép lặp ? ( gạch chân câu đó)

3. Nhận xét về giọng điệu và tác dụng của nó trong bài thơ ?

Phần II ( 3 đ)

Bằng hiểu biết về Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy cho biết : 

1. Chủ đề, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?

2. Phân tích thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra cha của mình.

ĐÁP ÁN Đề 8

Phần I (7 điểm ):

Bằng hiểu biết về Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy:

1. Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre :

Vào lăng viếng Bác Hồ, nhà thơ đã gặp hình ảnh hàng tre - một hình ảnh thực mà giàu ý nghĩa tượng trưng, biểu tượng

- Hàng tre bát ngát là hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam gợi trong ta bao tình cảm thân thương, gần gũi

- Hàng tre xanh xanh Việt Nam đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về sức sống bền bỉ kiên cường về khả năng đoàn kết, và sự kiên trung.

- Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mang ý nghĩa biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của dân tộc trước thăng trầm lịch sử.

2. Viết một đoạn văn 10 câu phân tích khổ thơ thứ hai của bài theo kiểu diễn dịch có sử dụng phép lặp và một câu ghép ? ( gạch chân những yếu tố đó)

* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :

- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một khổ thơ

- Kỹ năng diễn đạt, phân tích và dựng đoạn văn 

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : phép lặp để liên kết câu, câu ghép

* Các bước tiến hành

- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong 10 câu

+ Nội dung khái quát của khổ : Cảm xúc của nhà thơ khi ngắm nhìn dòng người vào viếng lăng Bác.

+ Các ý cần có :

• Cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi đã khẳng định công lao của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam

Mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh thực của vũ trụ- mặt trời mang sự sống đến cho vạn vật trên trái đất đã làm sâu sắc hơn ý nghĩa cho hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ sau

Mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa ; Bác Hồ là mặt trời của dân tộc Việt Nam - Người đã mang sự sống đến cho dân tộc ta. Câu thơ vừa làm nổi bật sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện lòng tôn kính của đân tộc Việt Nam đối với Bác kính yêu.

• “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực làm rõ nghĩa cho hình ảnh ẩn dụ đẹp đầy sáng tạo của nhà thơ. Dòng người bất tận ngày ngày vào viếng lăng Bác là tràng hoa kết bằng nỗi thương nhớ, thành kính của nhà thơ của người

*Viếng lăng Bác

Mở bài:

_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghĩ cuối cùng của Bác Hồ. Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi.

Thân bài:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

_ Mở đầu bằng lối xưng hô “con”; tình cảm tự nhiên gần gũi

_Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác ( tre tượng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam 

“Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

_ “Ôi” diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh thiêng liêng nơi lăng Bác 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

_ Mặt trời thật đi qua trên lăng hằng ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cúng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó tỏa sáng mãi mãi)

_Viễn Phương đã tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác. Hình ảnh dòng người nối dài vô tận như kết thành tràng hoa dâng lên Bác. Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao đau nhói ở trong tim

_ Tác giả chọn lọc một hình đặc sắc, sinh động, đầy sức gợi cảm “ vầng trăng sáng diệu hiền” ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác.

_ Hình ảnh vầng trăng sáng vĩnh hằng của trời đất tượng trưng cho sự bất tử của Bác.

_ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế, sự nghiệp cao cả của người vẫn còn tồn tại như bầu trời xanh kia. Nhưng sự thật Bác đã ra đi nhà thơ nghe mà “đau nhói ở trong tim”; diễn tả chân thực nỗi nghẹn ngào, tiếc thương.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

_ Khi tạm biệt Bác trở về miền Nam, trong lòng nhà thơ nỗi buồn thương da diết.

_ Với tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người miền Nam đã bày tỏ tha thiết của mình

_ Điệp ngữ “Muốn làm” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ

_ Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm, “cây tre trung hiếu” tình cảm thành kính thiêng liêng của tác giả, của miền Nam biết ơn Bác.

Kết bài:

_ Bài thơ giàu chất trữ tình, đằm thắm, thiết tha, những hình ảnh ẩn dụ thực tế… thể hiện tình cảm chân thành tha thiết, sâu sắc của nhà thơ

_ Tuy Bác đã đi xa nhưng phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác vẫn luôn sống mãi trong hàng triệu trái tim con người Việt

*Mùa xuân nho nhỏ

Mở bài:

_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm

_ Bài thơ được viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống đất nước và ước nguyện được công hiến của tác giả

Thân bài:

Mùa xuân thiên nhiên(khổ 1)

_ Chi tiết: chim hót, hoa nở ( nói về mùa xuân 

_ Mùa xuân rộn ràng, tươi vui, đầy sức sống (Mọc giữa dòng sông xanh, hát vang đồi)

_ Đây là mùa xuân của tưởng tượng sáng tác 11-1980

_ Bài thơ viết khi nhà thơ nằm trên giường bệnh nhưng vẫn lạc quan ( Tôi…hứng) ( thái độ nâng niu

_Giọng điệu thiết tha, yêu đời

Mùa xuân đất nước và con người (khổ 2,3)

_ Người cầm súng ( người lính

_ Người ra đồng ( nông dân

Vì sao nhà thơ nhắc tới họ 

_ Giải nghĩa từ “lộc”

_ Điệp từ “tất cả” và từ láy “hối hả”, “xôn xao”

Khẩn trương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

_ So sánh: “đất nước như vì sao”;sức sông mãnh liệt

_ Từ “cứ”, sự đường hoàng, đỉnh đạc 

Những con người làm nên mùa xuân đất nước

Ước nguyện của tác giả (khổ ...)

_ Sự chuyển đổi ngôi thứ “tôi” ( “ta”

Nói lên mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

_ Điệp ngữ “ta làm”, lối liệt kê: con chim, cành hoa, … ( yếu tố tạo nên mùa xuân 

_Điệp ngữ “dù là” như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

_ Hoán dụ: tuổi 20, tóc bạc: tuổi trẻ, tuổi già

( Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tinh, giản dị 

Kết bài:

_ Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, sáng tạo thể hiện tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành của nhà thơ là muốn giúp mọi người một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đát nước

*Bài thơ Sang Thu

Mở bài:

Giới thiệu bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thĩnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát ( Bài thơ thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ ( thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ

Thân bài:

Khổ 1: Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

Tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng rất mới bằng sự rung động tinh tế:

_ Khứu giác (hương ổi) ( xúc giác ( gió se) ( cảm nhận của lí trí( hình như thu đã về )

_ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua từ “hình như”

( Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy

Khổ 2: Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh

_ Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ-thu đã bắt đầu chuyển đổi “sông dềnh dàng”, “chim bắt đầu vội vã”, “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sanh thu”

_ Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ “chùng chình,dềnh dàng,vắt nửa mình” vốn là những những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động, có hồn

Khổ 3:

_ Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lí trí

_ Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực mưa, nắng, sấm, nhưng gợi cho ta liên tưởng một tầng ý nghĩa khác-ý nghĩa về con người về cuộc sống

Tóm lại:

_ Nghệ thuật bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về ảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống

_ Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước

Kết bài:

_ Khẳng định giá trị NT và ND của bài thơ

_ Nêu cảm xúc khái quát

*ON TAP TRUYEN KIEU

Đê: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du và giá trị tác phẩm “truyện Kiều”.

Gợi ý bài làm:

Nội dung cụ thể

I- Mở bài:

-Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du (thiên tài văn học-“thi sĩ của các thi sĩ”

-Giới thiệu truyện Kiều (tác phẩm lớn của Nguyễn Du, đỉnh cao của nghệ thuật thi ca tiếng Việt).

II-Thân bài : 

a/ Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:

-Thân thế: sinh mất, bút hiệu, quê quán, gia đình

-Thời đại: đầy biến động

-Về cảnh đời :+Năng khiếu văn học bâm sinh

+Trải qua mười năm gió bụi => có vốn sống phong phú.

-Sự nghiệp văn chương : thơ chữ Hán, chữ Nôm.

b/ Thuyết minh về giá trị của truyện Kiều:

-Nguồn gốc.

-Giá trị :

+Nội dung: hiện thực, nhân đạo.

+Nghệ thuật?

III- Kết bài :

Phát biểu chung về tác giả, tác phẩm.

I- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam “thi sĩ của các nhà thi sĩ”. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm lớn nhất của ông, là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thơ ca tiếng Việt.

II-

a/ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:

-Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.

Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

Bao giờ ngàn Hống hết cây

Sông Lam hết nước , họ này hết quan.

Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu hế kỷ XIX . Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật : chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796). “Ông trải qua mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Ông được làm chánh sứ sang Trung Quốc (1913-1914). Năm 1820, ông được cử làm chánh sứ lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi, ông đã mất.

Năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống vô cùng phong phú, kết hợp với trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm:

Về chữ Hán có 3 tập thơ : Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập.

Về chữ Nôm có Truyện Kiều, Văn chiêu hồn....

b/ Truyện Kiều:

Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) mà sáng tạo ra truyện Kiều bằng thơ lục bát dài 3254 câu, đậm đà màu sắc dân tộc.

Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:

Giá trị hiện thực : Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo.

Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

Về nghệ thuật :

Truyện Kiều là kết tinh hành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với tryuện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật.

III-

Nguyễn Du

*ề số 1...

KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2010-2011

Môn:Ngữ văn .lớp .9......

Ngày thi: ..../5/2011

Thời gian làm bài: .90... phút

Câu 1 (.1,5 điểm) Đọc kĩ đoạn sau rồi trả lời câu hỏi: “ Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “ Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: “ Ư, ừ... chào cháu!”. Cô bé nhảy lên phản, vừa mó vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống bên dưới và gọi toáng lên:

- Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!”

a.Đoạn văn trên thuộc tác phẩm nào? Của ai?

b.Tìm phép liên kết có trong đoạn văn?

c.Nêu tác dụng của phép liên kết? 

Câu 2 (2điểm) Cho khổ thơ sau:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...”

(Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải)

a.Từ “lộc” trong đoạn thơ trên được hiểu như thế nào?

b.Viết một đoạn văn từ 3->5 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ , trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái.

Câu 3(1,5điểm) 

Hiện tượng học tủ

Câu 4(5điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” –Viễn Phương

Họ và tên: ................................., SBD....................

GIÁO VIÊN RA ĐỀ

(Họ tên, ký)

Bùi Thị Bích Thảo

HIỆU TRƯỞNG

(Duyệt, ký, đóng dấu)

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO YÊN DŨNG

Đề số 1

Hướng dẫn chấm - THANG ĐIỂM 

KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NAM H?C 2010 - 2011

Môn: Ngữ văn. lớp...9....

Hướng dẫn chấm – Thang di?m g?m .... trang

Chú ý: Dưới đây là hướng dẫn cơ bản, bài làm của học sinh phải trình bày chi tiết. HS giải bằng nhiều cách khác nhau đúng vẫn cho điểm từng phần tương ứng.

Câu

Ý

Nội dung

éi?m

Câu 1

1,5

1

Đoạn văn thuộc tác phẩm “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu

0.50

2

Phép liên kết: phép lặp(cô bé, nó, Nhĩ)

0,25

phép thế: nó- cô bé

0.25

3

Tác dụng: giúp các câu văn trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung

0.50

Câu 2

2.00

1

Nghĩa thực: “lộc” chỉ chồi non, cây non

0.5

hàm : “” phỏt lờn ..

0,5...

2

-.Học sinh viết được đoạn văn từ 3-5 câu..

Nhận ra được nghệ thuật so sánh thông qua từ “như”, điệp từ “tất cả”, từ láy “hối hả, xôn xao”

-Có thành phần tình thái

0,25

0,5

0,25

Câu 3

1,5

Học sinh trình bày thành một đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận mạch lạc , dẫn chứng phù hợp, cụ thể, ngôn ngữ thuyết phục đảm bảo các ý sau:

-Học tủ là học một phần kiến thức nhỏ mà người học cho là quan trọng

-Nguyên nhân: do học sinh lười học, không có phương pháp học cụ thể...

-Hậu quả: Học sinh

*

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

Các em thân mến!

Các em đang có trong tay một cuốn sách nhỏ bổ ích, một người bạn đồng hành trong quá trình tự ôn luyện chương trình Ngữ văn 9 để thi vào lớp 10 Phổ thông trung học. Việc thi tuyển vào lớp 10 là nhằm kiểm tra những kiến thức và kĩ năng mà mỗi em đã tích luỹ được qua quá trình học tập ở trường Trung học cơ sở, đặc biệt tập trung vào chương trình lớp 9, lớp cuối cấp.

Cuốn sách này cấu trúc ba phần:

Phần I: Khái quát kiến thức cơ bản tiếng Việt và Tập làm văn; Ứng dụng vào việc giải quyết các câu hỏi trong đề thi: luyện tập viết đoạn văn.

Phần II: Khái quát kiến thức cơ bản tác phẩm – Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 

Phần III: Giơí thiệu các đề thi và hướng dẫn tự học qua một số đề.

Qua cấu trúc này các em sẽ hình dung ra quá trình tự học của mình với một phương pháp học tập hợp lí mà hiệu quả. 

Trước hết, các em sẽ xem lại phần khái quát kíên thức cơ bản của cả ba mảng: tiếng Việt, Tập làm văn và Văn bản (tác phẩm) lớp 9. Đây là những kíên thức nền, những kíên thức cơ bản cần nắm thật chắc. Xem lại phần này, nếu thấy chỗ nào bản thân mình còn chưa rõ, chưa chắc chắn, còn lơ mơ thì ngay lập tức, xin bạn hãy dành thời gịan để củng cố lại bằng cách này hay cách khác: tự nghiên cứu lại sách giáo khoa, hỏi bạn bè, hỏi thầy cô gịáo dang dạy mình,…Khi xem phần này, các bạn tự chia thành các hệ thống nhỏ là các nhóm kiến

*LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: ( 2,5 điểm )

Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ. 

Câu 2: ( 5 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1: ( 2,5 điểm ) Học sinh chép được chính xác bài thơ cho 0,5 điểm. Nếu sai 3 lỗi về từ ngữ hoặc chính tả thì trừ 0,25 điểm. Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa : nổi - chìm, rắn- nát với nghĩa tả thực là quá trình nặn bánh : do bàn tay con người để bột rắn hoặc nát và quá trình luộc bánh mới cho vào bánh chìm xuống nhưng khi chín thì nổi lên ; Nghĩa tượng trưng : cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương. Câu 2: (5 điểm) Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai - người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý cụ thể như sau : a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước. b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai : - Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt. - Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám... - Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường. c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng. d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.

*LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (1,5 điểm)

Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.

Câu 2: (6 điểm)

Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

GỢI Ý TRẢ LỜI 

Câu1: (2,5điểm) Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :

Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)

+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.

+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm...

+ Cảnh sắc mùa xuân

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: