đề thi thử TNPT 2014

Đề cương ôn tập tn lớp 12 ( 2014 )

Bài 1 :

1.      Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

“Ai có việc ở xa về vào nhà thống lí PÁ Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa dệt vải, chẻ củi hay cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó có bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra

1.                  Đoạn văn sau nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích (1.0 điểm)  ( Sự xuất hiện của nhân vật Mị )

2.                  Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên (1.0 điểm( nhà văn đặt nhân vật cạnh những vật vô tri vô giác để giới thiệu thân phận của nhân vật )

2. “Bước vào thế kỉ mới,nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới….

 nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước”

                                       (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới

                                    Trích trong Một góc nhìn tri thức NXB Trẻ- TPHCM 2002).

     Đoạn văn trên của Vũ Khoan đang nói đến thói quen nào của người Việt Nam?  ( thói quen sùng ngoại hoặc bài ngoại )

 Nếp nghĩ sùng ngoại, hay bài ngoại sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước ?                                                                                               (2.0 điểm)   ( sùng ngoại đánh mất nét văn hóa dân tộc , bài ngoại sẽ không theo kịp sự phát triển của thế giới . Tiếp nhận cái lạ phải có sự chọn lọc )

3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

  “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.

       Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?   (1.0 điểm)

                       ( thái độ : tin tưởng của thế hệ trước với thế hệ sau )

 

Bài 2 :

1. Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản.

“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.

Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007)

( đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”)

2. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

 Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic... Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó.

Đoạn văn nháp: “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”.

 - Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn

- Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan

- Dùng từ sai: đối địch;

- Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn

3.  Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau:

“Chúng đem bom ngàn cân 

Dội lên trang giấy trắng 

Mỏng như một ánh trăng ngần 

Hiền như lá mọc mùa xuân”

(Trang giấy học trò - Chính Hữu)

 

Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là :

- Ẩn dụ, đối lập và so sánh.

- Ẩn dụ: hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như…

- Tác dụng: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả

 

Bài 3 :

 

1. Chän nhËn ®Þnh ®óng nhÊt trong c¸c nhËn ®Þnh ë tõng c©u sau.

C©u 1: “Gäi tªn ng­êi vµ sù vËt” lµ chøc n¨ng cña tõ lo¹i:

    A. §éng tõ; B. Danh tõ; C. Phã tõ ; D. ChØ tõ.

C©u 2: Cã thÓ dïng ®¹i tõ “t«i” ®Ó x­ng h« trong tr­êng hîp:

A. Häc sinh nãi chuyÖn víi thÇy c« gi¸o;            B. Em t©m sù víi chÞ.

C. Hai ng­êi lín tuæi gÆp nhau lÇn ®Çu;              D. Con nãi chuyÖn víi bè mÑ.

C©u 3: Trî tõ “®Õn” trong c©u “T«i d¹y nã ®Õn khæ mµ nã vÉn kh«ng hiÓu.” cã chøc n¨ng:

A. NhÊn m¹nh h¬n møc ®é khæ;                   B. BiÓu lé c¶m xóc ®au xãt.

C. ThÓ hiÖn sù khinh th­êng;                       D. §¸nh gi¸ n¨ng lùc mét ng­êi.

2.  §iÒn tõ thÝch hîp vµo chç trèng ®Ó cã ®­îc nhËn ®Þnh vÒ ý nghÜa c¸i chÕt cña L·o H¹c.

C¸i chÕt cña l·o H¹c trong truyÖn ng¾n cïng tªn cña Nam Cao thÓ hiÖn tËp trung nhÊt gi¸ trÞ...........................vµ...........................tiÕn bé cña t¸c phÈm.

  ( hin thc , nhân đạo )

3.  C©u th¬:

Nh÷ng kÎ v¸ trêi khi lì b­íc,

Gian nan chi kÓ viÖc con con.

trong bµi th¬ “ §Ëp ®¸ ë C«n L«n” cña Phan Ch©u Trinh dïng nghÖ thuËt g× lµ chÝnh ? DiÔn t¶ néi dung g× ? ( Khoa trương , khẳng định khí phách anh hùng và nghị lực của người tù )

4.  TrËt tù tõ trong c©u Ph¸p ch¹y, NhËt hµng, vua B¶o §¹i tho¸i vÞ biÓu thÞ ®iÒu g× ?

A.    Thø tù tr­íc – sau cña c¸c sù viÖc, sù kiÖn.

B.     Nh©n d©n ta tho¸t khái c¶nh “mét cæ ba trßng”.

C.     Møc ®é quan träng cña c¸c sù viÖc lóc ®ã.

D.    Bän thùc d©n , ph¸t xÝt, phong kiÕn bÞ ®¸nh ®æ.

 

Bài 4 :

 

1 . Tìm các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi logic… trong đoạn văn nháp sau :

Qua tác phm V Nht ca Kim Lân đã cho ta thy được bc tranh năm đói khốc liệc, tố cáo tội ác của thực dân Nhật và thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Nhưng tác giả còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong nạn đói: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương, đùm bọt lẫn nhau”.

- Lỗi chính tả: Khốc liệc, đùm bọt

- Lỗi dùng từ: thực dân Nhật, nhưng…

- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ: “Qua tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy…”

- Lỗi logic: Nhật => Pháp sai trình tự thời gian; từ “nhưng” sử dụng chưa đúng vì ý hai câu không tương phản với nhau.

Bài 5 + Bài 6

 

Anh ( chị) hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                       THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.

Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…

                                             Trần Đăng Khoa

1-     Câu thơ “ Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng” miêu tả điều gì? (0,25đ)

( Câu thơ miêu tả cảnh đoàn tàu ra khơi, những áng mây trắng như treo ngang cánh buồm, rất thơ mộng. )

2-     Câu thơ “ Biển ồn ào, em lại dịu êm” sử dụng những biện pháp tu từ gì? (0,25đ)

A-   So sánh    B- Nhân hóa   C- Hoán dụ   D- Đối lập.

3-     Khổ thơ 1 và 2 thể hiện tâm trạng của người lính biển  như thế nào? ( 0,25đ)

 (   Khổ 1va 2 thể hiện cuộc chia tay đầy cảm động của người lính hải quân với người và đất liền,  tâm trạng lưu luyến trước lúc ra khơi làm nhiệm vụ của người lính biển. )

4-     Từ “ buông neo” trong câu thơ “tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc” có nghĩa là gì? ( 0,25đ)  

  (Nghĩa đen vật nặng thả xuống nước để giữ tầu không di chuyển. Nghĩa bóng: Nơi người lính biển cùng đồng đội làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời tổ quốc ).

5-     Khổ thơ 3 gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của người linh biển?( 0,25đ)

(Cuộc sống ở nơi xa đầy khó khăn gian khổ  không có hơi ấm của đất liền. Người lính không cô đơn vì có tình yêu lứa đôi và tình yêu biển cả. )

6-     Hình ảnh “ những vành tang trắng” trong câu thơ “ Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”  có ý nghĩa biểu tượng như thế nào? (0,25đ)

(Nghĩa thực: Vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố. Nghĩa biểu tượng : Những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh. )

7-     Phân tích cấu trúc ngữ pháp  trong dòng thơ sau” Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng.”?( 0,25đ)  

       Anh/ đứng gác. Trời/ khuya. Đảo/ vắng

C1            V1        C2   V2       C3      V3

8-     Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người lính biển trong khổ thơ thứ 4?(0,25đ)  ( Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ hy sinh chắc tay súng nơi đảo xa bảo vệ đất nước.)

9-     Tại sao tác giả lại viết:

                                     “ Vòm trời kia có thể sẽ không em

         Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”? (0,25đ)

( Với người lính biển “Em” và “ Biển” là tất cả. Nếu không còn em thì cũng không còn “ Biển” nữa, và anh cũng không còn.)

10-                        Câu thơ “ Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong cả 5 khổ thơ, điều đó có ý nghĩa gì? (0,25đ)

A-     Làm tăng giá trị nghệ thuật   B- Nhấn mạnh chủ đề  C- Ca ngợi người lính biển  D- Khẳng định trong tâm hồn người lính biển tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu  biển trời Tổ Quốc.

11-                        Nêu chủ đề bài thơ? (0,5 đ) Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu Tổ Quốc và tình yêu biển cả của người lính biển. Đối với người chiến sĩ Hải quân tình yêu Tổ Quốc và tình yêu lứa đôi  luôn gắn bó khăng khít,  hòa làm một nâng đỡ tinh thần và nuôi dưỡng khát vọng bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc

12-                         Đọc xong bài thơ em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với biển đảo Tổ Quốc qua mẩu tin sau: ( 0,5đ)

Tàu cá cùng 8 ngư dân bị tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa

(Dân trí) - Sáng 8/3, nguồn tin của Dân trí cho biết, tàu cá Khánh Hòa KH 90746-TS của ông Phan Quang (SN 1965, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã cập biến an toàn sau khi bị một tàu “lạ” khống chế trên vùng biển Hoàng Sa và lấy đi nhiều tài sản.

Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h ngày 21/2, tàu cá KH 90746-TS (công suất 320CV) đang hành nghề câu cá nhám ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì bị một tàu “lạ” tiếp cận, đưa người xông lên khống chế 8 ngư dân. Số tài sản bị lấy đi gồm: 2 máy bộ đàm, 1 máy định vị, 4 bộc câu cá nhám, 8 điện thoại di động, 7 bộ vi cá nhám cùng các giấy tờ quan trọng khác.

Theo thông tin, 8 ngư dân trên tàu cá Khánh Hòa bị tàu “lạ” khống chế gồm: Lê Hữu Toàn (SN 1982), Phan Thanh Bình (SN 1988), Phan Thanh Minh (SN 1990), Nguyễn Thanh Thảo (SN 1988), Nguyễn Thành Tân (SN 1990), Nguyễn Văn Tô (SN 1984), Trần Quang Hiếu (SN 1970) và chủ tàu là ông Phan Quang (SN 1965); cùng trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Sau khi cập bờ vào 4h sáng ngày 7/3, chủ tàu cá KH 90746-TS đã báo cáo vụ việc cho lực lượng đồn biên phòng 366 (đóng ở Ninh Hải, Ninh Hòa, Khánh Hòa). Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.

Dân trí tiếp tục thông tin tới bạn đọc.     ( Viết Hảo )

(  Người thanh niên xác định lý tưởng học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Kiên quyết phản đối những hành động vi phạm chủ quyền biển đảo quê hương. Sẵn sàng chắc tay súng bảo vệ biển đảo khi đất nước cần. )

Bài 7 :

Cho đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao? Người thì đứng há miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư Hoạch vào bờ hỏi han rối rít.

(Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam)

Câu 1: Thông tin nào dưới đây về đoạn văn trên là đúng/ sai?

Thông tin

Đúng

Sai

1.      Tác giả đoạn văn trên được mệnh danh là nhà Nam Bộ học.

x

2.      Đoạn văn thuộc loại văn bản không hư cấu.

x

3.      Đối tượng miêu tả chính của đoạn văn là Tư Hoạch.

x

4.      Ngôn ngữ của đoạn văn mang sắc thái Trung bộ.

x

 

Câu 2: Đoạn văn trên đã miêu tả lại cảnh tượng gì? Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề gì?

(Đoạn văn trên miêu tả cảnh đàn sấu rừng U Minh Hạ bị người bắt sấu trói lại, giong về và thái độ của dân trong xóm trước cảnh tượng đó.

Chủ đề: Hình ảnh thiên nhiên U Minh bí ẩn, dữ dội và hình ảnh con người Việt Nam nơi này hiền lành, chân chất mà dũng cảm, tài trí. )

Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy?

( So sánh: “Sấu… đen ngòm như khúc cây khô dài” . Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh sấu rừng U Minh.

Liệt kê: Người thì…, người khác…., vài người…Tác dụng: miêu tả những thái độ khác nhau của mọi người, nhấn mạnh tính li kì của câu chuyện. )

Câu 4: Các nhân vật trong đoạn văn có những thái độ khác nhau. Nếu anh/ chị là một trong những nhân vật ấy, anh chị có thái độ như thế nào? Vì sao?

 ( Sửng sốt, khấn vái: sợ hãi trước cảnh tượng kì lạ.  . Dạn: Dũng cảm, ân cần, hỏi han.)

Câu 5: Từ đoạn văn, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thời đại hiện nay?

( Xưa: Con người chinh phục thiên nhiên. Nay: Con người có nhiều hành động tàn phá thiên nhiên. )

 

Bài 8 :

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tìm các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi logic… trong đoạn văn nháp sau :

Qua tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy được bức tranh năm đói khốc liệc, tố cáo tội ác của thực dân Nhật và thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Nhưng tác giả còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong nạn đói: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tình yêu thương, đùm bọt lẫn nhau”.

- Lỗi chính tả: Khốc liệc, đùm bọt

- Lỗi dùng từ: thực dân Nhật, nhưng…

- Lỗi ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ: “Qua tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy…”

- Lỗi logic: Nhật => Pháp sai trình tự thời gian; từ “nhưng” sử dụng chưa đúng vì ý hai câu không tương phản với nhau.

b. Hãy xác định nội dung chính của đoạn văn sau và đặt tên cho đoạn văn :

Sau cuộc khảo sát, nghiên cứu trên 2.000 trẻ em trong độ tuổi 3-18, nhóm các nhà nghiên cứu Hà Lan và Úc nhận thấy mức độ tổn hại ở trẻ sẽ cao nếu cả cha mẹ đều hút thuốc lá. Siêu âm cho thấy sự thay đổi độ dày thành động mạch chính dẫn máu lên cổ và đến não bộ của trẻ sống trong gia đình có cha mẹ hút thuốc lá, từ đó gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ trong cuộc sống sau này của trẻ em.

Các chuyên gia cảnh báo không có “mức độ an toàn” trong việc hút thuốc lá thụ động. Họ khuyến cáo gia đình tránh hút thuốc lá trong một không gian nhỏ với sự hiện diện của trẻ và tốt nhất là không nên hút thuốc lá dù có trẻ ở cùng hay không.

(Báo Tuổi Trẻ ngày 17/4/2014)

Nội dung chính của đoạn văn: Cha mẹ không nên hút thuốc lá, vì sẽ khiến cho trẻ bị dày động mạch, dẫn đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ sau này.

Tên đoạn văn: Hút thuốc là thụ động và tổn hại động mạch ở trẻ. (có thể dùng từ ngữ tương tự)

c) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau (2 điểm):

Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

. Biện pháp nhân hóa:

- “nét mặt quê hương”

- “gốc lúa bờ tre hồn hậu… căm hờn”

Tác dụng: Bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết và niềm căm hờn lũ giặc dày xéo quê hương. Diễn đạt sinh động, biểu cảm.

Bài 9 :

 Đọc và trả lời câu hỏi

          Quê hương

                     ( Tế Hanh )


"Chim bay dọc biển mang tim cá"


Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới 
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông 
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang 
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... 

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ 
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về 
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe 
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng 

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm 
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi 
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi 
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!



Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau :

1.      Câu thơ : “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng “ báo hiệu điều gì ?

            ( báo hiệu điều tốt đẹp “ chữ hồng “  )

2.      Hình ảnh con thuyền được miêu tả qua những từ ngữ nào ? sử dụng biện pháp tu từ gì ?

 (  so sánh : con tuấn mã , vượt trường giang )

3.      “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ “

Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

(  nhân hóa : con thuyền trở nên có sự sống , gắn bó mật thiết với làng chài )

4.      Em hiểu “ mùi nồng mặn “ là thế nào ?

  ( mùi riêng của làng biển vừa nồng hậu , vừa mặn mà , đằm thắm )

5.      Xác định chủ đề của bài thơ ?

  ( Tình yêu quê hương và nỗi nhớ sâu đậm , niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương )

 Bài 10 :

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

"Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che được cái màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra; ý hẳn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi; đó là một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công: nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo, nếu trái lại, ít nhất đã có một đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: Cái này khiến không một chàng trai nào phải phân vân. Người ta tránh thị như tránh một vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi, thị vẫn chưa có chồng" 
 -  Xác định thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng khi miêu tả chân dung Thị Nở ? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật ấy ?

(  Hoán dụ ở đây được lập lại như một nhấn mạnh để đi đến cùng cực của cái xấu và cái bất hạnh: làm như tả thế vẫn chưa đủ xấu, tác giả còn bồi thêm mỗi lần (đã thế..., đã thế..., và thị lại..., và thị lại... ) một chi tiết mới, tiếp sức cho chi tiết cũ; như thể càng nhìn kỹ cái diện mạo ấy, càng thấy sự tán tận lương tâm của Thượng đế và định mệnh. Nam Cao sần sùi, trần trụi, vẽ cuộc đời : Diện mạo phản ảnh bản chất và số phận con người.)

Bài 11 :

Đọc và trả lời câu hỏi :

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giam sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nướng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và tác dụng của chúng ?

 ( được tạo nên bởi năm câu hỏi tu từ và những điệp ngữ : nào đâu, đâu những…diễn tả kỉ niệm của con hổ khi còn ở rừng. cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm. Ở đó, hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho nó.Từ đó thể hiện nỗi khao khát vươn tới cái cao cả, phi thường, không chấp nhận cái tầm thường , vô nghĩa. )

Bài 12 :

1 . Hãy xác định nội dung chính của đoạn văn sau và đặt tên cho đoạn văn

Sau cuộc khảo sát, nghiên cứu trên 2.000 trẻ em trong độ tuổi 3-18, nhóm các nhà nghiên cứu Hà Lan và Úc nhận thấy mức độ tổn hại ở trẻ sẽ cao nếu cả cha mẹ đều hút thuốc lá. Siêu âm cho thấy sự thay đổi độ dày thành động mạch chính dẫn máu lên cổ và đến não bộ của trẻ sống trong gia đình có cha mẹ hút thuốc lá, từ đó gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ trong cuộc sống sau này của trẻ em.

Các chuyên gia cảnh báo không có “mức độ an toàn” trong việc hút thuốc lá thụ động. Họ khuyến cáo gia đình tránh hút thuốc lá trong một không gian nhỏ với sự hiện diện của trẻ và tốt nhất là không nên hút thuốc lá dù có trẻ ở cùng hay không.

(Báo Tuổi Trẻ ngày 17/4/2014)

( Nội dung chính của đoạn văn: Cha mẹ không nên hút thuốc lá, vì sẽ khiến cho trẻ bị dày động mạch, dẫn đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ sau này.

Tên đoạn văn: Hút thuốc là thụ động và tổn hại động mạch ở trẻ. (có thể dùng từ ngữ tương tự)

2.   Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau :

Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

(. Biện pháp nhân hóa:

- “nét mặt quê hương”

- “gốc lúa bờ tre hồn hậu… căm hờn”

Tác dụng: Bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết và niềm căm hờn lũ giặc dày xéo quê hương. Diễn đạt sinh động, biểu cảm. )

 

Bài 13 :

. Cho đoạn văn văn sau:  

            "...Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

         Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

            Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

            Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

            Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn...". (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).

a/ Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn văn? ( PCNN chính luận )

b/  Nội dung của đoạn trích trên như thế nào? Nghệ thuật cơ bản nhất của đoạn trích trên là gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? ( Tố cáo tội ác của thực dân P . Nghệ thuật : Biệp pháp liệt kê + điệp từ chúng + lặp cú pháp + ngôn ngữ giàu hình ảnh + giọng văn hùng hồn đanh thép à nổi bật những tội ác điển hình, toàn diện, thâm độc, tiếp nối, chồng chất, khó rửa hết của thực dân Pháp )

Bài 14 :

Điền vào đoạn văn các dấu câu thích hợp

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy  một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc  nhưng nó không được phép gạt bỏ  từ chối những gì thời đại đem lại .”

                                                                                                                         (Chế Lan Viên )

Cần đặt một số dấu câu:

- Dấu chấm giữa hai từ dòng sông.

- Dấu chấm trước cụm từ dòng ngôn ngữ.

- Dấu hai chấm sau từ cũng vậy

- Dấu phẩy trước từ nhưng và sau từ gạt bỏ.

 

Bài 15 :

Đọc và trả lời câu hỏi :

 

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

     ( Hữu Thỉnh )

Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của chúng ?

(  Tõ l¸y gîi h×nh + nh©n ho¸ => ý th¬ míi l¹ giµu liªn t­ëng c¶m xóc: h×nh ¶nh mét lµn s­¬ng máng, nhÑ, duyªn d¸ng, yÓu ®iÖu ®ang chuyÓn ®éng nhÑ nhµng n¬i ®­êng th«n, ngâ xãm )

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top