de thi hoa

Trang 1/3 - Mã đề thi 135

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(đề thi có 03 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2007

Môn thi: HOÁ HỌC - Bổ túc

Thời gian làm bài: 60 phút

Mã đề thi 135

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:.............................................................................

..

Câu 1: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối

lượng bột nhôm đã phản ứng là (Cho Al = 27)

A. 10,4 gam. B. 2,7 gam. C. 5,4 gam. D. 16,2 gam.

Câu 2: Nguyên tử kim loại có cấu hình electron 1s22s22p63s1 là

A. K (Z = 19). B. Li (Z = 3). C. Na (Z = 11). D. Mg (Z = 12).

Câu 3: Chất phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3 đun nóng tạo ra Ag là

A. axit axetic. B. glixerin. C. rượu etylic. D. anđehit axetic.

Câu 4: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là

(Cho H = 1, Fe = 56)

A. 6,72 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.

Câu 5: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. dầu hỏa. B. phenol lỏng. C. nước. D. rượu etylic.

Câu 6: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Al3+, Fe3+. B. Na+, K+. C. Cu2+, Fe3+. D. Ca2+, Mg2+.

Câu 7: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc).

Kim loại kiềm là (Cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)

A. Li. B. Rb. C. K. D. Na.

Câu 8: Glixerin là rượu có số nhóm hiđroxyl (-OH) là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 9: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là

A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. protit.

Câu 10: Chất tham gia phản ứng trùng hợp là

A. vinyl clorua. B. propan. C. toluen. D. etan.

Câu 11: Đun nóng C2H5OH ở 170 oC với xúc tác H2SO4 đặc thu được anken là

A. C5H10. B. C3H6. C. C2H4. D. C4H8.

Câu 12: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe.

Câu 13: Chất chỉ có tính khử là

A. FeCl3. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe.

Câu 14: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch

A. H2SO4 loãng. B. FeSO4. C. H2SO4 đặc, nóng. D. HCl.

Câu 15: Dung dịch NaOH có phản ứng với dung dịch

A. KCl. B. FeCl3. C. K2SO4. D. KNO3.

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được

dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là (Cho C = 12, O = 16, Na = 23)

A. 5,3 gam. B. 10,6 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9 gam.

Trang 2/3 - Mã đề thi 135

Câu 17: Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là

A. Na. B. Ag. C. Cu. D. Fe.

Câu 18: Este etyl axetat có công thức là

A. CH3COOC2H5. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. CH3CH2OH.

Câu 19: Công thức cấu tạo của polietilen là

A. (-CF2-CF2-)n. B. (-CH2-CHCl-)n.

C. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. D. (-CH2-CH2-)n.

Câu 20: Chất có tính chất lưỡng tính là

A. Al(OH)3. B. NaOH. C. AlCl3. D. NaCl.

Câu 21: Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là

A. Al(OH)3. B. NaOH. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)3.

Câu 22: Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

B. MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl.

C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

D. CaO + CO2 → CaCO3.

Câu 23: Cho các phản ứng:

H2N - CH2 - COOH + HCl → H3N+- CH2 - COOH Cl-.

H2N - CH2 - COOH + NaOH → H2N - CH2 - COONa + H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic

A. có tính chất lưỡng tính. B. chỉ có tính axit.

C. chỉ có tính bazơ. D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 24: Trung hoà 6,0 gam axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100 ml dung dịch

NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)

A. C2H5COOH. B. CH2 = CHCOOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.

Câu 25: Chất có chứa nguyên tố oxi là

A. saccarozơ. B. toluen. C. benzen. D. etan.

Câu 26: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. B. Na2O và H2O.

C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. dung dịch NaOH và Al2O3.

Câu 27: Công thức chung của axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n(COOH)2 (n≥0). B. CnH2n+1COOH (n≥0).

C. CnH2n-2COOH (n≥2). D. CnH2n-1COOH (n≥2).

Câu 28: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất

khí đó là

A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NH3.

Câu 29: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng manhetit. C. quặng boxit. D. quặng đôlômit.

Câu 30: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. Fe3O4.

Câu 31: Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Cu. B. Ag. C. Na. D. Fe.

Câu 32: Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat (C6H5ONa) tạo thành phenol. Chất đó là

A. NaCl. B. CO2. C. C2H5OH. D. Na2CO3.

Trang 3/3 - Mã đề thi 135

Câu 33: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối

(C2H5NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)

A. 8,15 gam. B. 8,10 gam. C. 0,85 gam. D. 7,65 gam.

Câu 34: Chất không phản ứng với NaOH là

A. phenol. B. axit clohiđric C. rượu etylic. D. axit axetic.

Câu 35: Cho 9,2 gam rượu etylic (C2H5OH) phản ứng vừa đủ với Na, sau phản ứng thu được V lít

khí H2 (ở đktc). Giá trị V là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít.

Câu 36: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch

A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaCl. D. HCl.

Câu 37: Số đồng phân rượu ứng với công thức phân tử C3H8O là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 38: Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức

A. (-COOH). B. (-NH2). C. (-CHO). D. (-OH).

Câu 39: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. kết tủa trắng xuất hiện.

C. bọt khí bay ra. D. bọt khí và kết tủa trắng.

Câu 40: Thuốc thử dùng để phân biệt rượu etylic và axit axetic là

A. dung dịch NaCl. B. quỳ tím. C. dung dịch NaNO3. D. kim loại Na.

-----------------------------------------------

----------------------------------------------------- HẾT ----------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fiction