de thi han 21->35

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 21

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn khí?

Câu 2(02 điểm): Tính hàn của kim loại và hợp kim là gì? Đặc điểm và phân loại tính hàn khi hàn thép các bon?

Câu 3 (03 điểm): Phương pháp kiểm tra mối hàn DT, NDT là gì? Nêu thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn bằng bøc x¹ ?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

­­

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 21

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

Các thông số cơ bản của chế độ hàn khí gồm:

+ Góc nghiêng mỏ hàn so với mặt phẳng hàn được chọn như sau:

Chiều dày càng lớn, nhiệt độ chảy và độ dẫn nhiệt của vật liệu hàn càng cao, góc nghiêng càng lớn.

Ví dụ: Khi hàn đồng góc nghiêng  α = 60÷80o, còn khi hàn chì α ≤ 10o. 

0.5

+ Công suất ngọn lửa: công suất ngọn lửa tính bằng lượng tiêu hao trong một giờ, Vật hàn dày, nhiệt độ chảy, độ dẫn nhiệt cao thì công suất ngọn lửa lớn và ngược lại. Công suất của ngọn lửa khi hàn phải cao hơn hàn trái.

0.5

• Khi hàn thép cacbon thấp, đồng thau, đồng thanh thường chọn lượng tiêu hao C2H2  trong một giờ theo công thức sau:

                        V C2H2= (100 ÷ 120).S [lít/h] - đối với hàn trái

                        V C2H2= (120 ÷ 150).S [lít/h] - đối với hàn phải

                        Trong đó S là chiều dày vật hàn [mm].

• Khi hàn đồng đỏ do tính dẫn nhiệt lớn nên tính theo công thức sau:

                        V C2H2= (150 ÷ 200).S [lít/h]

0.5

+ Đường kính que hàn: phụ thuộc vật liệu hàn và phương pháp hàn. Khi hàn thép cacbon chọn theo công thức kinh nghiệm sau:

                            Hàn trái: d = [mm]

                       Hàn phải: d =  [mm]

0.5

Câu 2

(02 điểm)

1. Tính hàn của kim loại là tổng hợp các tính chất và phương pháp để hàn chúng, bảo đảm cho sau khi hàn ta nhân được mối hàn có chất lượng phù hợp với yêu cầu.

0.5

2. Đặc điểm và phân loại tính hàn khi hàn thép cacbon

Đối với thép người ta phân chia ra những nhóm sau:

a. Tính hàn tốt

Là những thép có thể hàn được bằng tất cả các phương pháp, không cần đến biện pháp công nghệ đặc biệt.

0.5

b. Tính hàn hợp quy cách:

Là khi hàn đạt được chất lượng mối hàn cao, khi hàn phải tuân theo quy trình công nghệ nhất định và phải dùng que hàn phụ, đặc biệt là làm sạch, nhiệt độ trong quá trình hàn bình thường.

0.5

c. Tính hàn có giới hạn:

Là khi hàn đạt được chất lượng bình thường, khi hàn phải sử dụng biện pháp đặc biệt, như thuốc hàn, nung nóng sơ bộ, nhiệt luyện...

0.25

d. Tính hàn không tốt:

Là thép khi hàn áp dụng biện pháp công nghệ đặc biệt nhưng chất lượng mối hàn không đạt yêu cầu mong muốn.

0.25

Câu 3

(03 điểm)

1. Kiểm tra phá hủy (DT-destructive testing) Là phương pháp khi kiểm tra mối hàn bị phá hủy. Phương pháp này nhắm kiểm tra, xác định độ bền cực đại của kim loại mối hàn, chi tiết hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn. Việc kiểm tra phá hủy đối với toàn bộ môi hàn mang tính cục bộ, giá thành cao nên chủ yếu chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên ngành mà không ứng dụng rộng rãi.

0.5

  Kiểm tra không phá hủy(NDT- non destructive testing) là nhóm các phương pháp khi kiểm tra mối hàn không bị phá hủy vẫn còn nguyên hịnh dạng ban đầu.

0.3

 2. Kiểm tra bằng bức xạ :

* Thực chất:

        Phương pháp kiểm tra bằng bức xạ được dùng để xác định khuyết tật bên trong của nhiều loại vật liệu hoặc mối hàn có cấu trúc khác nhau. Khi truyền qua vật kiểm tra, bức xạ ion bị yếu đi do hấp thụ và tán xạ. Mức độ suy giảm phụ thuộc vào chiều dày δ và mật độ ρ cũng như cường độ M và năng lượng E của chính chùm tia. Sự có mặt của khuyết tật kích thước Δδ trong vật làm thay đổi cường độ M và năng lượng chùm tia E khi ra khỏi. Thông tin về sự thay đổi sẽ được ghi nhận lại (trên film, trên màn hình, tấm xeroradiography).

0.5

0.5

* Đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ:

- Khả năng phát hiện khuyết tật phụ thuộc vào loại tia bức xạ (nghĩa là phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia bức xạ): chùm tia bức xạ có năng lượng càng lớn thì có khả năng đâm xuyên vật có chiều dày và mật độ cao càng lớn, tức là càng có khả năng phát hiện được khuyết tật nằm sâu bên trong vật kiểm.

0.2

- Chụp ảnh bức xạ không thể xác định được chính xác chiều sâu của bất liên tục.

0.2

- Nếu bất liên tục có hướng mở rộng theo chiều của chùm tia bức xạ thì ta không thể xác định được bất liên tục đó nhờ chụp ảnh bức xạ.

0.2

- Góc giữa hướng chụp của chùm với hướng nứt hoặc hướng khuyết tật tuyến tính khác có tính chất quyết định tới kết quả của việc kiểm tra và giải đoán.

0.2

- Phương pháp kiểm tra chụp ảnh bức xạ có thể kiểm tra được các vật dày từ 1 – 500mm, với độ nhạy 1 – 2%.

0.2

* Ứng dụng: RT được ứng dụng trong kiểm tra các sản phẩm từ hàn, đúc, rèn và chế tạo máy.

0.2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 22

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1(02 điểm): Tính hàn của kim loại và hợp kim là gì? Đặc điểm và phân loại tính hàn khi hàn thép các bon?

Câu 2 (02 điểm):Ứng suất và biến dạng hàn là gì? Các nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng khi hàn?

Câu 3 (03 điểm): Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn? Nguyên nhân và cách phòng ngừa?                                                                                                                  

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

­­

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 22

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Tính hàn của kim loại là tổng hợp các tính chất và phương pháp để hàn chúng, bảo đảm cho sau khi hàn ta nhân được mối hàn có chất lượng phù hợp với yêu cầu.

0.5

2. Đặc điểm và phân loại tính hàn khi hàn thép cacbon

Đối với thép người ta phân chia ra những nhóm sau:

a. Tính hàn tốt

Là những thép có thể hàn được bằng tất cả các phương pháp, không cần đến biện pháp công nghệ đặc biệt.

0.5

b. Tính hàn hợp quy cách:

Là khi hàn đạt được chất lượng mối hàn cao, khi hàn phải tuân theo quy trình công nghệ nhất định và phải dùng que hàn phụ, đặc biệt là làm sạch, nhiệt độ trong quá trình hàn bình thường.

0.5

c. Tính hàn có giới hạn:

Là khi hàn đạt được chất lượng bình thường, khi hàn phải sử dụng biện pháp đặc biệt, như thuốc hàn, nung nóng sơ bộ, nhiệt luyện...

0.25

d. Tính hàn không tốt:

Là thép khi hàn áp dụng biện pháp công nghệ đặc biệt nhưng chất lượng mối hàn không đạt yêu cầu mong muốn.

0.25

Câu 2

(02 điểm)

1. Ứng suất và báên dạng hàn là trạng thái ứng suất và biến dạng do quá trình hàn gây ra trong khi hàn và tồn tại trong kết cấu sau khi hàn. Nó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và khả năng làm việc của kết cấu hàn.

0.5

2. nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn:

    - Nung nóng không đồng đều kim loại ở vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó.

0.5

   - Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó

0.5

     - Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là nhữngthay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao.

0.5

Câu 3

(03 điểm)

1. Nứt.

  Nứt là sự phá hủy cục bộ liện kết hàn ở trạng thái rắn, được xem là khuyết tật nguy hiểm nhất. Chúng suất hiện trong kim loại cơ bản và kim loại mối hàn.

0.2

a. Nguyên nhân:

- Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc trong kim loại que hàn quá nhiều.

- Co ngót và sự biến đổi tổ chức hay thay đổi thể tích khi kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.

- Nhiệt độ phân bố không đều khi nung nóng và làm nguội vật hàn.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Chọn vật liệu hàn có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp, đồng thời chọn que hàn có tính chống nứt tốt.

- Chọn quy trình hàn thích hợp.

0.2

2. Rỗ hơi là khoảng không gian tồn tại trong phần kim loại mối hàn. Chúng xuất hiện trong kim loại mối hàn.

0.2

a. Nguyên nhân

 - Hàm lượng cácbon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn quá cao, khả năng đẩy ôxy của que hàn kém.

- Dùng que hàn bị ẩm, trên mặt của đầu nối có nước dầu bẩn, gỉ sắt ...

- Tốc độ hàn lớn, bể hàn nguội nhanh.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Dùng que hàn có hàm lượng cácbon thấp, khả năng đẩy ôxy tốt.

- Trước khi hàn, que hàn phải sấy khô và bề mặt vật hàn phải làm sạch triệt để.

- Chọn tốc độ hàn thích hợp.

0.2

3. Lẫn xỉ: là các tạp chất phi kim loại không kịp nổi lên bề mặt mối hàn khi đông đặc.

0.2

a. Nguyên nhân

 - Dòng điện hàn quá nhỏ nên không đủ nhiệt lượng làm cho tính lưu động của bể hàn bị hạn chế.

 - Bề mặt vật hàn chưa được làm sạch triệt để.

 - Làm nguội mối hàn quá nhanh.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Tăng dòng  điện hàn cho thích hợp.

- Triệt để chấp hành công tác làm sạch bề mặt vật hàn. 

- Hạn chế tốc độ nguội của mối hàn.

0.2

4. Hàn không ngấu là những bất liên tục do không có sự liên kết cấu trúc tại giao diện giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn hoặc giữa các lớp hàn.

0.2

a. Nguyên nhân

- Khe hở đầu nối và góc vát quá nhỏ nên kim loại cơ bản khó nóng chảy.

- Nhiệt lượng hồ quang không đủ.

- Góc độ que hàn hoặc cách dao động que hàn không hợp lý.  

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Lắp ráp liên kết hàn đúng kỹ thuật.

- Tăng cường độ dòng điện hàn và giảm chiều dài hồ quang.

- Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp.

0.2

5. Khuyết cạnh là chỗ kim loại cơ bản bị lõm xuống thành rãnh không đều nằm dọc theo mép đường hàn.

0.2

a. Nguyên nhân:

- Dòng điện hàn lớn, hồ quang quá dài.

- Góc độ que hàn và cách dao động que hàn không hợp lý.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Chọn chế độ hàn hợp lý.

- Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp.

0.2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 23

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm):Ứng suất và biến dạng hàn là gì? Các nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng khi hàn?

Câu 2 (02 điểm): Thực chất, đặc điểm, của phương pháp hàn MAG? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hàn MIG và hàn MAG?

Câu 3 (03 điểm): Nêu tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn hồ quang tay? phân loại que hàn hồ quang tay?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

­­

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 23

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Ứng suất và báên dạng hàn là trạng thái ứng suất và biến dạng do quá trình hàn gây ra trong khi hàn và tồn tại trong kết cấu sau khi hàn. Nó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và khả năng làm việc của kết cấu hàn.

0.5

2. nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn:

    - Nung nóng không đồng đều kim loại ở vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó.

0.5

   - Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó

0.5

     - Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là nhữngthay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao.

0.5

Câu 2

(02 điểm)

1. Thực chất và đặc điểm của phương pháp hàn MAG

* Thực chất:

     Hàn MAG là quá trình hàn nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật hàn. Hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của môi trường xung quanh bằng khí hoạt tính

0.5

0.5

* Đặc điểm:

   - CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất, giá thành thấp

0.15

   - Năng suất hàn cao gấp 2,5 lâmn so với hàn hồ quang tay.

0.15

   - Hàn được mọi vị trí trong không gian.

0.15

   - Chất lượng mối hàn cao, ít bị cong vênh do tôc độ hàn cao, nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.

0.15

   - Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay trong quá trình hàn ít sinh ra khí độc.

0.15

2. Sự khác nhau cơ bản của hàn MIG và hàn MAG:

    - Hàn MIG sử dụng khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp khí Ar + He)

0.15

   - Hàn MAG sử dụng khí bảo vệ là khí hoạt tính.

0.1

Câu 3

(03 điểm)

1. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn:

- Nâng cao tính ổn định của hồ quang.

- Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường

- Bổ xung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn.

- Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn

- Làm cho quá trình hàn thuận lợi và nâng cao hiệu suất làm việc.

0.5

2. Phân loại que hàn hồ quang tay:

a. Theo công dụng:

Que hàn được chia thành các nhóm sau:

+ Que hàn thép cacbon và thép hợp kim kết cấu.

+ Que hàn thép hợp kim chịu nhiệt.

+ Que hàn thép hợp kim cao và có tính chất đặc biệt.

+ Que hàn đắp

          + Que hàn gang…

0.5

b. Theo  phần hóa học của lớp thuốc bọc:

+ Que hànn tính axít (ký hiệu là A): Thuốc làm vỏ bọc que hàn loại này được chế tạo từ các loại ôxýt (sắt, mangan, silic), ferômangan... Que hàn vỏ thuốc loại này có tốc độ chảy lớn, cho phép hàn bằng cả hai loại dòng điện xoay chiều và một chiều, hàn ở hầu hết vị trí trong không gian. Nhược điểm của nó là mối hàn dễ có khuynh hướng nứt nóng, nên rất ít dùng để hàn các loại thép có hàm lượng lưu huỳnh và cacbon cao.

0.5

+ Que hàn tính kiềm (ký hiệu là B): Ttrong vỏ thuốc chủ yếu là các thành phần như: canxi cacbonat, magiê cacbonat, huỳnh thạch, ferô mangan, silic, titan...Khi hàn se tạo ra khí bảo vệ là CO và CO2 do phản ứng phân ly của cacbonat. Que hàn thuộc hệ bazơ thường chỉ sử dụng với dòng điện hàn một chiều đấu nghịch. Mối hàn ít bị nứt kết tinh, nhưng rất dễ bị rỗ khí. Có thể sử dụng que hàn loại này để hàn các loại thép có độ bền cao, các kết cấu hàn quan trọng.

0.5

+ Que hàn xenlulo (ký hiệu là O hay C): Lõi que hàn này có chứa nhiều tinh bột, xenlulô,... để tạo ra môi trường khí bảo vệ cho quá trình hàn. Muốn tạo xỉ tốt thường cho thêm vào hỗn hợp thuốc một số quang titan, mangan, silic và một số fêrô hợp kim. Đặc điểm của loại qua hàn này là tốc độ đông đặc cảu vũng hàn nhanh nên có thể sử dụng để hàn đứng từ trên xuống, thích hợp để hàn với dòng điện một chiều cung như xoay chiều.

0.5

+ Que hàn rutin (ký hiệu là R): Trong thuốc bọc có thành phần như: ôxýt titan, grafit, mica, canxi và magiê cacbonat, ferô hợp kim ... Que hàn loại này sử dụng đối với cả dòng điện xoay chiều và một chiều, hồ quang cháy ổn định, mối hàn hình thành tốt, ít bắn tóe, nhưng dễ bị rỗ khí và nứt kết tinh trong mối hàn.

0.5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 24

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Thực chất, đặc điểm, của phương pháp hàn MAG? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hàn MIG và hàn MAG?

Câu 2 (02 điểm) Hãy cho biết cấu tạo, tác dụng của lớp thuốc bọc và cách bảo quản que hàn hồ quang tay?

Câu 3 (03 điểm): Trình bày kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối liền mối hàn ?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

­­

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 24

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Thực chất và đặc điểm của phương pháp hàn MAG

* Thực chất:

     Hàn MAG là quá trình hàn nóng chảy, trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật hàn. Hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của môi trường xung quanh bằng khí hoạt tính

0.5

0.5

* Đặc điểm:

   - CO2 là loại khí dễ kiếm, dễ sản xuất, giá thành thấp

0.15

   - Năng suất hàn cao gấp 2,5 lâmn so với hàn hồ quang tay.

0.15

   - Hàn được mọi vị trí trong không gian.

0.15

   - Chất lượng mối hàn cao, ít bị cong vênh do tôc độ hàn cao, nguồn nhiệt tập trung, hiệu suất sử dụng nhiệt lớn, vùng ảnh hưởng nhiệt hẹp.

0.15

   - Điều kiện lao động tốt hơn so với hàn hồ quang tay trong quá trình hàn ít sinh ra khí độc.

0.15

2. Sự khác nhau cơ bản của hàn MIG và hàn MAG:

    - Hàn MIG sử dụng khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp khí Ar + He)

0.15

   - Hàn MAG sử dụng khí bảo vệ là khí hoạt tính.

0.1

Câu 2

(02 điểm)

1. CÊu t¹o:

Gồm 2 phần:

L

1¸2

25±5

15

H×nh 1-1: CÊu t¹o que hµn

0.1

* Phần lõi thép:

     Là những đoạn dây kim loại có chiều dài từ 250 ¸ 450mm tương ứng với đường kính d = 1,6 ¸ 6,0 mm

0.1

* Phần thuốc bọc:

    Là phần bọc ngoài lõi thép, đó là hỗn hợp các hóa chất như: chất tạo xỉ, chất tạo khí, chất khử ôxy, chất hợp kim hóa, chất ổn định hồ quang, các khoáng chất, các fero hợp kim và các chất kết dính.

0.1

2. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn:

- Nâng cao tính ổn định của hồ quang.

- Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường.

- Bổ xung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn.

- Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn.

- Làm cho quá trình hàn thuận lợi nâng cao hiệu suất làm việc.

0.5

3. Cách bảo quản que hàn:

- Que hàn phải để trong kho khô ráo và thông gió tốt. Nhiệt độ trong kho không nhỏ quá 180C

0.2

- Khi bảo quản các loại que hàn phải kê cao (không thấp quá 300 mm), đồng thời phải để cách vách tường lớn hơn 300 mm, đề phòng que hàn ẩm mà biến chất.

0.2

- Kho chứa que hàn phải có thiết bị nung nóng để sấy khô que hàn.

0.2

- Nếu thấy que hàn bị ẩm thì phải sấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

0.2

- Các loại que hàn bị ẩm sau khi sấy khô đem hàn thử, nếu không phát hiện thấy hiện tượng thuốc bọc rơi ra từng mảng, hoặc trên mối hàn không có lỗ hơi thì chứng tỏ que hàn vẫn đảm bảo chất lượng.

0.2

 - Khi làm việc ở ngoài trời đêm cần phải giữ que hàn cho tốt, đề phòng que hàn bị ẩm mà biến chất.

0.2

Câu 3

(03 điểm)

1. Bắt đầu mối hàn:

 Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ vật hàn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu hơi nông, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra tiến hành dự nhiệt vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang ra cho thích hợp và tiến hành hàn bình thường.

0.5

2. Kết thúc mối hàn:

   Là khi kết thúc mối hàn, nếu ngắt hồ quang ngay sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chịu lực chỗ kết thúc mối hàn giảm, sinh ra ứng suất tập trung gây ra nứt. Vì vậy khi kết thúc đương hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách:

- Khi kết thúc mối hàn phải dừng không que hàn chuyển động, rồi từ từ ngắt hồ quang.

- Cũng có thể thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi.

0.5

3. Sự nối liền của mối hàn:

Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn bị hạn chế phải thay que hàn, muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có 4 loại nối sau:

1. Phần đầu mối hàn nối với phần cuối mối hàn trước.

2. Phần cuối của 2 mối hàn nối với nhau.

3. Phần cuối của mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước.

4. Phần đầu 2 mối hàn nối với nhau.

0.5

    Trong quá trình hàn, 4 loại đầu nối mối hàn nói trên đều được áp dụng ở những chỗ nối mối hàn thường có những thiếu sót sau: Mối hàn quá cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để  phòng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối cần chú ý:

0.5

   + Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường.

0.5

  + Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.

0.5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 25

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm) Hãy cho biết cấu tạo, tác dụng của lớp thuốc bọc và cách bảo quản que hàn hồ quang tay?

Câu 2 (02 điểm): Nêu các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay? Thế nào là đường đặc tính ngoài của máy hàn?

Câu 3 (03 điểm): Cho biết thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn bằng siêu âm?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 25

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Cấu tạo:

Gồm 2 phần:

L

1¸2

25±5

15

H×nh 1-1: CÊu t¹o que hµn

0.1

* Phần lõi thép:

     Là những đoạn dây kim loại có chiều dài từ 250 ¸ 450 mm tương ứng với đường kính d = 1,6 ¸ 6,0 mm

0.1

* Phần thuốc bọc:

    Là phần bọc ngoài lõi thép, đó là hỗn hợp các hóa chất như: chất tạo xỉ, chất tạo khí, chất khử ôxy, chất hợp kim hóa, chất ổn định hồ quang, các khoáng chất, các fero hợp kim và các chất kết dính.

0.1

2. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn:

- Nâng cao tính ổn định của hồ quang.

- Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường.

- Bổ sung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn.

- Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn.

- Làm cho quá trình hàn thuận lợi nâng cao hiệu suất làm việc.

0.5

3. Cách bảo quản que hàn:

- Que hàn phải để trong kho khô ráo và thông gió tốt. Nhiệt độ trong kho không nhỏ quá 180C

0.2

- Khi bảo quản các loại que hàn phải kê cao (không thấp quá 300 mm), đồng thời phải để cách vách tường lớn hơn 300 mm, đề phòng que hàn ẩm mà biến chất.

0.2

- Kho chứa que hàn phải có thiết bị nung nóng để sấy khô que hàn.

0.2

- Nếu thấy que hàn bị ẩm thì phải sấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

0.2

- Các loại que hàn bị ẩm sau khi sấy khô đem hàn thử, nếu không phát hiện thấy hiện tượng thuốc bọc rơi ra từng mảng, hoặc trên mối hàn không có lỗ hơi thì chứng tỏ que hàn vẫn đảm bảo chất lượng.

0.2

 - Khi làm việc ở ngoài trời đêm cần phải giữ que hàn cho tốt, đề phòng que hàn bị ẩm mà biến chất.

0.2

Câu 2

(02 điểm)

*  Các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay:

- Điện áp không tải (U0) của máy hàn phải đủ để gây và duy trì hồ quang cháy ổn định nhưng không được quá cao ( tối đa U0 ≤ 80V) để không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cụ thể:

+ Đối với nguồn điện hàn xoay chiều:

U0 = (55 ÷ 80)v; Uh= (25 ÷ 45)v.

+ Đối với nguồn điện hàn một chiều:

U0 = (30 ÷ 55)v; Uh = (16 ÷ 35)v.

0.4

- Máy hàn hồ quang tay có đường đặc tính ngoài là đường cong dốc liên tục, khi  điện áp có sự biến thiên theo sự thay đổi của chiều dài hồ quang thì cường độ dòng điện hàn thay đổi ít.

0.4

- Khi hàn hồ quang tay hiện tượng ngắn mạch xảy ra làm cho cường độ dòng điện hàn lớn có thể gây cháy máy. Do vậy máy hàn phải có dòng điện ngắn mạch: I0 ≤ ( 1,3 ÷ 1,4)Iđm.

0.4

- Máy hàn hồ quang tay  phải điều chỉnh được nhiều chế độ hàn khác nhau.

0.4

* Đường đặc tính ngoài của máy hàn là đường thể hiện mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế của máy hàn

0.4

Câu 3

(03 điểm)

1.Thực chất:

     Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm dựa trên cơ sở nghiên cứu sự lan truyền và tương tác của các dao động đàn hồi (phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, tán xạ) có tần số cao được truyền vào vật thể cần kiểm tra.

     Nguyên lý cơ bản của kiểm tra bằng siêu âm được trình bày như hình vẽ sau:

0.5

1)- đầu dò phát; 2)- vật kiểm; 3)-  khuyết tật;

 4)- đầu dò thu (truyền qua); 5)- đầu dò thu (phản hồi)

0.5

Sóng siêu âm truyền qua môi trường kèm theo sự suy giảm năng lượng do tính chất của môi trường. Cường độ sóng âm hoặc được đo sau khi phản xạ (xung phản hồi) tại các mặt phân cách (khuyết tật) hoặc đo tại bề mặt đối diện của vật kiểm tra (xung truyền qua). Chùm sóng âm phản xạ được phát hiện và phân tích để xác định sự có mặt của khuyết tật và vị trí của nó. Mức độ phản xạ phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật lý của vật liệu ở phía đối diện với bề mặt phân cách và ở phạm vi nhỏ hơn vào các tính chất vật lý đặc trưng của vật liệu đó.

0.5

2. Đặc điểm

- Một số ưu điểm của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:

·        Độ nhạy cao cho phép phát hiện được những khuyết tật nhỏ.

·        Khả năng đâm xuyên  cao cho phép kiểm tra các tiết diện dày.

·        Độ chính xác cao trong việc xác định vị trí và kích thước khuyết tật.

·        Cho phép kiểm tra nhanh và tự động.

·        Chỉ cần tiếp cận từ một phía của vật kiểm.

0.5

- Những hạn chế của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:

·        Hình dạng của vật kiểm có thể gây khó khăn cho công việc kiểm tra.

·        Khó kiểm tra các vật liệu có cấu tạo bên trong phức tạp.

·        Phương pháp này cần phải sử dụng chất tiếp âm là mỡ.

·        Đầu dò phải tiếp xúc hợp lý với bề mặt mẫu trong quá trình kiểm tra.

·        Hướng của khuyết tật có ảnh hưởng đến khả năng phát hiện khuyết tật.

·        Thiết bị rất đắt tiền.

·        Nhân viên kiểm tra phải có rất nhiều kinh nghiệm.

0.5

3. Ứng dụng:

    Phương pháp siêu âm được sử dụng để phát hiện các khuyết tật trong vật liệu cơ bản trước khi hàn, khuyết tật sau khi hàn. Tuy không thật chính xác nhưng được sử dụng rộng rãi trong việc đo độ dày nhất là khi tiếp cận chỉ một phía. Trong nghiên cứu chúng được dùng để xác định các tính chất cơ học và cấu trúc của vật liệu.

0.5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 26

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Nêu thực chất, đặc điểm và công dụng của phương pháp hàn TIG?

Câu 2 (02 điểm): Trình bày kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn và cắt kim loại bằng hàn hồ quang ?

Câu 3 (03 điểm):Cho mối hàn giáp mối như hình vẽ:

Biết rằng lực kéo N=260 KN, =28 KN/cm2, Vật liệu có S = 8 mm, = 600. Hãy xác định chiều rộng của tấm ghép để kết cấu đảm bảo điều kiện bền. 

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 26

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

*Thực chất:

  Hàn TIG (tungsten inert gas) là quá trình hàn bằng điện cực không nóng chảy,  trong môi trường khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp của Ar + He) có tác dụng ngăn cản những tác động có hại của ôxy và nitơ trong không khí và ổn định hồ quang.

0.2

0.4

* Đặc điểm :     

- Tạo ra mối hàn có chất lượng cao đối với hầu hết kim loại và hợp kim

0.2

- Nhiệt tập trung cao cho phép tăng tốc độ hàn, giảm biến dạng.

0.2

- Có thể tự động hóa khi hàn.   

0.2

- Mối hàn không phải làm sạch sau khi hàn vì không có xỉ và không có kim loại bắn tãe..

0.2

- Dễ quan sát bể hàn.

0.2

- Hàn được mọi vị trí trong không gian.        

0.2

* Công dụng :

     Hàn TIG được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt rất thích hợp trong hàn thép hợp kim cao, kim loại màu và hợp kim của chúng.

0.2

Câu 2

(02 điểm)

Kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn và cắt kim loại bằng hồ quang:   

- Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao cần phải tiếp đất tốt, tránh tình trạng hở điện và gây nên tai nạn.

0.2

- Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt, tránh tình trạng bị dò hỏng hoặc bị cháy.

0.2

- Khi ngắt hoặc đóng cầu dao, thường phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về một bên, để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên lúc mở và đóng cầu dao.

0.4

- Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt, phải đi giầy cao su hoặc dùng tấm khô để lót ở dưới chân.

0.4

- Khi làm việc ở trong ống tròn và những vật bằng kim loại, phải đệm những tấm cách điện ở dưới chân, để tránh thân thể tiếp xúc với vật hàn.

0.4

- Nếu thấy có người bị điện giật, thì phải ngay lập tức ngắt nguồn điện hoặc tách người bị điện giất ra khỏi nguồn điện (tuyệt đối không dùng tay kéo người bị điện giật)

0.4

Câu 3

(3 điểm)

Theo thuyết bền ta có:

 (1)

0,5

(2)

0,5

0,25

Để đảm bảo điều kiện bền thì biểu thức sau phải thoả mãn:

  (3)

0,5

Trong đó :

                Fh = S.L

                L là chiều dài của đường hàn.

- Thay số vào (3) ta có:  cm.

0,5

- Thay L 10,05 cm vào (2) ta có:

 ( do )

Thỏa mãn điều kiện ứng suất cắt.

0,5

Vậy chiều rộng tấm thép là:   cm.

Ta chọn tấm thép có chiều rộng là B = 9 cm = 90 mm.

0,25

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 27

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Nêu các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay? Thế nào là đường đặc tính ngoài của máy hàn?

Câu 2 (02 điểm): Vẽ sơ đồ cấu tạo, nêu nguyên lý làm việc của máy hàn xoay chiều một pha có lõi sắt di động? Trình bày các ưu nhược điểm khi hàn hồ quang bằng dòng xoay chiều?

Câu 3 (03 điểm):Cho kết cấu chịu lực như hình vẽ:

Biết lực kéo N = 450KN, = 28KN/cm2, B = 260mm. Viết công thức kiểm nghiệm độ bền mối hàn và xác định bề dày của tấm ghép để kết cấu đảm bảo điều kiện bền.

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 27

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

*  Các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay:

- Điện áp không tải (U0) của máy hàn phải đủ để gây và duy trì hồ quang cháy ổn định nhưng không được quá cao ( tối đa U0 ≤ 80V) để không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cụ thể:

+ Đối với nguồn điện hàn xoay chiều:

U0 = (55 ÷ 80)v; Uh= (25 ÷ 45)v.

+ Đối với nguồn điện hàn một chiều:

U0 = (30 ÷ 55)v; Uh = (16 ÷ 35)v.

0.4

- Máy hàn hồ quang tay có đường đặc tính ngoài là đường cong dốc liên tục, khi  điện áp có sự biến thiên theo sự thay đổi của chiều dài hồ quang thì cường độ dòng điện hàn thay đổi ít.

0.4

- Khi hàn hồ quang tay hiện tượng ngắn mạch xảy ra làm cho cường độ dòng điện hàn lớn có thể gây cháy máy. Do vậy máy hàn phải có dòng điện ngắn mạch: I0 ≤ ( 1,3 ÷ 1,4)Iđm.

0.4

- Máy hàn hồ quang tay  phải điều chỉnh được nhiều chế độ hàn khác nhau.

0.4

* Đường đặc tính ngoài của máy hàn là đường thể hiện mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế của máy hàn

0.4

Câu 2

(02 điểm)

1. Cấu tạo: Gồm khung từ B, trên khung từ được quấn 2 cuộn dây sơ cấp W1 và cuộn dây thứ cấp W2. Cuộn dây thứ cấp được chia thành 2 phần, đồng thời để điều chỉnh số vòng dây trên máy có lắp tấm nối dây, dùng để điều chỉnh sơ dong điện, ở giữa hai cuộn dây đặt lõi từ di động để điều chỉnh kỹ dòng điện.

0.5

2. Nguyên lý làm việc:

0.5

Lõi từ di động trong khung dây tạo ra sự phân nhánh của từ thông Ф0.

Nếu lõi từ 4 nằm trong mặt phẳng của khung từ 3 thì trị số từ thông Ф0 sẽ chia làm hai phần, một phần là từ thông Ф đi qua lõi từ 4, một phần Ф2 đi qua cuộn dây thứ cấp W2 bị giảm đi, sưc điện động cảm ứng sinh ra trong cuộn thứ cấp nhỏ và dong điện sinh ra trong mạch hàn nhỏ. Ngược lại điều chỉnh lõi từ 4 chạy ra tạo nên khoảng trống không khí lớn thì từ thông sẽ lớn lúc này sức điện động cảm ứng lớn tạo cho dong điện trong mạch hàn lớn.

0.5

3. Ưu nhược điểm khi hàn hồ quang bằng dòng xoay chiều:

* Ưu điêm:

- Thiết bị đơn gian, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

- Hồ quang ít bị thổi lệch.

0.25

* Nhược điểm:

- Hồ quang không ổn định.

- Không hàn được bằng que hàn một chiều.

0.25

Câu 3

(3 điểm)

Theo thuyết bền ta có công thức kiểm nghiệm độ bền mối hàn:

                   Trong đó: t là ứng suất tiếp.

là ứng suất tiếp giới hạn

                       h là chiều dày tính toán của mối hàn góc.

0,5

0,5

Đây là mối hàn chồng nên để đảm bảo điều kiện bền thì biểu thức sau phải thoả mãn:      

0,5

Trong đó .

0,25

Thay các giá trị vào biểu thức ta có:

  h   = 0,48 cm.

0,5

cm.

0,5

- Như vậy để mối hàn được đảm bảo độ bền ta chọn bề dày của tấm ghép là S = 7 mm.

0,25

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 28

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Trình bày kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn và cắt kim loại bằng hàn hồ quang ?

Câu 2 (02 điểm): Trong hàn khí, dùng các loại khí nào để hàn thép các bon? Nêu tính chất và cách điều chế các loại khí đó?

Câu 3 (03 điểm):Chế độ hàn là gì? Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn hồ quang tay?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 28

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

Kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn và cắt kim loại bằng hồ quang:   

- Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao cần phải tiếp đất tốt, tránh tình trạng hở điện và gây nên tai nạn.

0.2

- Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt, tránh tình trạng bị dò hỏng hoặc bị cháy.

0.2

- Khi ngắt hoặc đóng cầu dao, thường phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về một bên, để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên lúc mở và đóng cầu dao.

0.4

- Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt, phải đi giầy cao su hoặc dùng tấm khô để lót ở dưới chân.

0.4

- Khi làm việc ở trong ống tròn và những vật bằng kim loại, phải đệm những tấm cách điện ở dưới chân, để tránh thân thể tiếp xúc với vật hàn.

0.4

- Nếu thấy có người bị điện giật, thì phải ngay lập tức ngắt nguồn điện hoặc tách người bị điện giất ra khỏi nguồn điện (tuyệt đối không dùng tay kéo người bị điện giật)

0.4

Câu 2

(02 điểm)

1. Khí hàn thường dùng để hàn thép cacbon gồm ôxy kỹ thuật và C2H2 vì nhiệt độ ngọn lửa cao khoảng 3200oC.

0.4

2. Tính chất và cách điều chế khí hàn:

a/ ôxy kỹ thuật:

    - Tính chất: Ôxy là loại khí không màu, không mùi, không vị, không độc và không cháy nhưng nó duy trì sự cháy; ôxy kỹ thuật chứa từ  98,5 - 99,5% và khoảng  0,5 - 1,5% tạp chất.

0.4

    - Điều chế : Ôxy dùng để hàn khí chủ yếu điều chế bằng phương pháp làm lạnh không khí xuống dưới -1830C ta thu được ôxy.

      Trong các phân xưởng cơ khí, chủ yếu dùng ôxy thể khí, để giảm thể tích bình chứa, thông thường ôxy được nén ở áp suất cao và chứa bằng bình thép có dung tích 40 lít, áp suất 150 at.

0.4

b.  Khí Axêtylen

  - Tính chất: Axêtylen là chất khí không màu, có mùi đặc trưng, rất độc ; là hợp chất của cacbon và hyđrô, có công thức hóa học là C2H2 khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn 1,09 kg/m3, nhiệt lượng khi cháy với ôxy là 11.470 Cal/m3. 

0.4

   - Điều chế: Khi nấu chảy hỗn hợp vôi sống và than cốc trong lò điện (nhiệt độ từ 1900 - 23000C) ta thu được đất đèn kỹ thuật:

CaO + 3C → CaC2 + CO ↑

     Đất đèn kỹ thuật chứa khoảng 65 ¸ 80% CaC2, khoảng 10-25% CaO và khoảng 6% các tạp chất như (CO2, SiO2).

     Khi cho đất đèn tác dụng với nước ta thu được Axêtylen theo phản ứng:

                             CaC2 + 2H2O = C2H2 ­+ Ca(OH)2 + Q

0.4

Câu 3

(03 điểm)

    Chế độ hàn là tổng hợp các tính chất cơ bản của quá trình hàn để đảm bảo nhận được mối hàn có hình dáng, kích thước mong muốn. Đặc trưng cho chế độ hàn điện gồm:

 1. Đường kính que hàn:

Để nâng cao hiệu suất, có thể chọn đường kính que hàn lớn. Nhưng hàn bằng que hàn có đường kính lớn mối hàn hình thành không tốt và tăng cường độ làm việc của thợ hàn. Do đó chọn đường kính que hàn to, nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

0.5

+ Bề dày của vật hàn.

+ Loại đầu nối.

+ Vị trí mối hàn.

+ Thứ tự lớp hàn.

Trong trường hợp chung quan hệ giữa đường kính que hàn với bề dày vật hàn có thể dùng công thức sau:       

0.5

- Đối với hàn giáp mối:

d

=

S

+

1

2

0,25

- Đối với mối hàn góc chữ T:   

d

=

K

+

2

2

          Trong đó:    - d: Đường kính que hàn (mm)

                             - S: Chiều dày chi tiết hàn (mm)

                             - K: Cạnh mối hàn (mm).

0,25

  2. Cường độ dòng điện hàn:

      Dòng điện hàn có những ảnh hưởng tới hình dạng,kích thước, chất lượng mối hàn cũng như năng suất hàn.

     Bằng phương pháp tính toán gần đúng khi hàn thép ở vị trí hàn bằng, áp dụng công thức sau:

I = ( b + a d ) d

(A)

0,25

       Trong đó:      

                 I: Cường độ dong điện hàn (A)

                b, a là  hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (b =20, a = 6)

                 - d: Đường kính que hàn (mm)

      Nếu vật có chiều dày lớp S > 3d hoặc khi hàn các liên kết chữ T, để đảm bảo hàn ngấu phải tăng dòng điện hàn lên 10 - 15%. Nếu vật hàn mỏng S < 1,5d hoặc khi hàn đứng, phải giảm dòng điện hàn xuống 10 – 15%. Khi hàn ngang, hàn trần giảm dòng điện hàn xuống 15- 20%.   

0,25

3. Điện thế của hồ quang:

       Điện thế hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định: hồ quang dài điện thế cao và ngược lại. Do đó nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn, chiều dài hồ quang không vượt quá đường kính que hàn.

0,5

   4. Tốc độ hàn:

     Tốc độ hàn là tốc độ di chuyển về phái trước của que hàn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của công việc hàn. Trong quá trình hàn nên căn cứ tình hình cụ thể để điều chỉnh tốc độ hàn, nhắm đảm bảo cho mối hàn cao thấp, rộng hẹp đều nhau.

0,5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 29

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Vẽ sơ đồ cấu tạo và nêu nguyên lý làm việc của máy hàn chỉnh lưu hàn 3 pha kiểu cầu ?

Câu 2 (02 điểm): Hãy cho biết thực chất, đặc điểm và công dụng của hàn?

Câu 3 (03 điểm):Nêu các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay? Phân loại máy hàn điện hồ quang tay?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 29

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo:

1

2. Nguyên lý làm việc:

       Trong mỗi phần sáu chu kỳ có một cặp chỉnh lưu làm việc, tuần tự như sau: 1-5, 2-4 và 3-6. Kết quả là trong toàn bộ chu kỳ dòng điện hàn được chỉnh lưu liên tục và đường cong điện thế gần trở thành đường thẳng. Như vậy dòng điện xoay chiều 3 pha sau khi chỉnh lưu trở thành dòng một chiều.

1

Câu 2

(02 điểm)

1.Thực chất.

    Hàn là quá trình nối hai đầu của một hoặc nhiều chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy hay dẻo. Khi hàn ở trạng thái chảy thì ở chỗ nối của vật hàn chảy ra và sau khi đông đặc ta nhận được mối hàn. Khi hàn ở trạng thái dẻo thì chỗ nối được nung đến trạng thái dẻo; khi ấy khả năng chuyển động thẩm thấu các phần tử của kim loại hàn tăng lên , dưới tác dụng của ngoại lực chúng liên kết với nhau tạo thành mối hàn.

0.5

2. Đặc điểm

- Tiết kiệm nguyên vật liệu:

     + So với tán đinh ri-vê, hàn tiết kiệm được 10 ¸ 20% khối lượng kim loại.

     + So với đúc, hàn tiết kiệm được 50% trọng lượng.

     + Sử dụng hàn trong xây dựng nhà cao tầng, cho phép giảm 15% trọng lượng sườn vì kèo, đồng thời việc chế tạo và lắp ráp chúng cũng được giảm nhẹ, độ cứng vững kết cấu lại tăng lên.

0.5

- Hàn giảm được giá thành, năng suất cao, độ bền của kết cấu tăng.

0.1

- Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau.

0.1

- Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo.

0.1

- Độ bền của mối hàn cao, mối hàn kín. Do kim loại của mối hàn tốt hơn kim loại vật hàn; mối hàn chịu được áp suất cao.

0.1

- Hàn giảm được tiếng động khi sản xuất.

0.1

* Tuy nhiên hàn cũng có nhược điểm là sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt, làm giảm khả năng chịu tải trọng động của mối hàn; vật hàn bị cong vênh...

0.25

3. Công dụng của hàn

 - Chế tạo: Nói chung các bộ phận máy đều được chế tạo bằng hàn.

Ví dụ: Nồi hơi, ống, bình chứa, sườn nhà, cầu, tàu...

- Sửa chữa: Những chi tiết bộ phận hỏng hoặc mòn.

Ví dụ như: Bánh răng bị mòn, vật đúc bị khuyết tật...

0.25

Câu 3

(03 điểm)

1. Các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay:

    - Điện áp không tải (U0) của máy hàn phải đủ để gây và duy trì hồ quang cháy ổn định nhưng không được quá cao ( tối đa U0 ≤ 80V) để không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cụ thể:

0.5

0.25

+ Đối với nguồn điện hàn xoay chiều:

U0 = (55 ÷ 80)v; Uh= (25 ÷ 45)v.

+ Đối với nguồn điện hàn một chiều:

U0 = (30 ÷ 55)v; Uh = (16 ÷ 35)v.

0.25

   - Máy hàn hồ quang tay có đường đặc tính ngoài là đường cong dốc liên tục, khi  điện áp có sự biến thiên theo sự thay đổi của chiều dài hồ quang thì cường độ dòng điện hàn thay đổi ít.

0.25

   - Khi hàn hồ quang tay hiện tượng ngắn mạch xảy ra làm cho cường

độ dòng điện hàn lớn có thể gây cháy máy. Do vậy máy hàn phải có dòng điện ngắn mạch: I0 ≤ ( 1,3 ÷ 1,4)Iđm.

0.25

   - Máy hàn hồ quang tay  phải điều chỉnh được nhiều chế độ hàn khác nhau.

0,25

2. Phân loại máy hàn:

     Gồm: máy hàn điện xoay chiều, máy hàn điện một chiều và máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu.

0,5

     * Máy hàn điện xoay chiều được chia làm hai nhóm chính: Nhóm có từ thông tán bình thường và nhóm có từ thông tán cao.

0,25

     * Máy hàn một chiều chia thành 4 kiểu chính:

         - Máy hàn điện một chiều có cuộn kích thích độc lập.

          - Máy hàn điện một chiều có cuộn kích thích mắc song song và khử nối tiếp.

         - Máy hàn điện một chiều với từ trường ngang.

         - Máy hàn điện một chiều có các cực từ lắp rời.

0,25

  * Máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu chia thành 2 kiểu chính:

    - Máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu một pha.

         - Máy hàn bằng dòng điện chỉnh lưu ba pha.

0,25

1. Các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay:

    - Điện áp không tải (U0) của máy hàn phải đủ để gây và duy trì hồ quang cháy ổn định nhưng không được quá cao ( tối đa U0 ≤ 80V) để không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cụ thể:

0.5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 30

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Trong hàn khí, dùng các loại khí nào để hàn thép các bon? Nêu tính chất và cách điều chế các loại khí đó?

Câu 2 (02 điểm): Phân loại điện cực vonfram và nêu các yêu cầu khi sử dụng điện cực vonfram trong hàn TIG?

Câu 3 (03 điểm):Nêu các nguyên nhân gây ra ứng suất và biến dạng hàn? Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 30

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Khí hàn thường dùng để hàn thép cacbon gồm ôxy kỹ thuật và C2H2 vì nhiệt độ ngọn lửa cao khoảng 3200oC.

0.4

2. Tính chất và cách điều chế khí hàn:

a/ ôxy kỹ thuật:

    - Tính chất: Ôxy là loại khí không màu, không mùi, không vị, không độc và không cháy nhưng nó duy trì sự cháy; ôxy kỹ thuật chứa từ  98,5 - 99,5% và khoảng  0,5 - 1,5% tạp chất.

0.4

    - Điều chế : Ôxy dùng để hàn khí chủ yếu điều chế bằng phương pháp làm lạnh không khí xuống dưới -1830C ta thu được ôxy.

      Trong các phân xưởng cơ khí, chủ yếu dùng ôxy thể khí, để giảm thể tích bình chứa, thông thường ôxy được nén ở áp suất cao và chứa bằng bình thép có dung tích 40 lít, áp suất 150 at.

0.4

b.  Khí Axêtylen

  - Tính chất: Axêtylen là chất khí không màu, có mùi đặc trưng, rất độc ; là hợp chất của cacbon và hyđrô, có công thức hóa học là C2H2 khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn 1,09 kg/m3, nhiệt lượng khi cháy với ôxy là 11.470 Cal/m3. 

0.4

   - Điều chế: Khi nấu chảy hỗn hợp vôi sống và than cốc trong lò điện (nhiệt độ từ 1900 - 23000C) ta thu được đất đèn kỹ thuật:

CaO + 3C → CaC2 + CO ↑

     Đất đèn kỹ thuật chứa khoảng 65 ¸ 80% CaC2, khoảng 10-25% CaO và khoảng 6% các tạp chất như (CO2, SiO2).

     Khi cho đất đèn tác dụng với nước ta thu được Axêtylen theo phản ứng:

                             CaC2 + 2H2O = C2H2 ­+ Ca(OH)2 + Q

0.4

Câu 2

(02 điểm)

1. Điện cực Wolfram:

       Wolfram được dùng làm điện cực hàn do có tính chịu nhiệt cao (nhiệt độ nóng chảy là 34100C), phát xạ điện tử tương đối tốt, làm iôn hóa hồ quang và duy trì tính ổn định hồ quang. Wolfram có tính chống ôxy hóa rất cao.

0.4

Thành phần hóa học của một số loại điện cực Volfram

Tiêu chuẩnAWS

W (min)

%

Th

%

Zr

%

Tổng tạp chất

(max) %

EWP

EWTh-1

EWTh-2

EWTh-3

EWZr

99,5

98,5

97,5

98,95

99,2

-

0,8 ÷ 1,2

1,7 ÷ 2,2

0,35 ÷ 0,55

-

-

-

-

-

0,15 ÷ 0,40

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0.5

Màu nhân diện một số loại điện cực thông dụng

Ký hiệu

Thành phần

Màu nhân diện

EWP

EWCe-2

EWLa-1

EWTh-1

EWTh-2

EWZa-1

EWG

Wolfram tinh khiết

97,3% W, 2% oxit ceri

98,3% W, 1% oxit lantan

98,3% W, 1% oxit thori

97,3% W, 2% oxit thori

99,1% W, 0,25% oxit zircon

94,5% W

Xanh lá cây

Da cam

Đen

Vàng

Đỏ

Nâu

Xám

0.5

2. Một số yêu cầu khi sử dụng điện cực Wolfram:

- Cần chọn dòng điện thích hợp với kích cỡ điện cực được sử dụng. Dòng điện quá cao sẽ làm hỏng đầu điện cực, dòng điện quá thấp sẽ gây ra sự ăn mòn, nhiệt độ thấp và hồ quang không ổn định.

0.1

- Đầu điện cực phải được mài hợp lý theo hướng dẫn kèm theo điện cực.

0.1

- Điện cực phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận, tránh nhiễm bẩn từ môi trường.

0.1

- Dòng khí bảo vệ phải được duy trì không chỉ trước và trong khi hàn mà cả sau khi ngắt hồ quang cho đến khi điện cực nguội.

0.1

- Phần nhô điện cực ở phía ngoài mỏ hàn (chụp khí) phải được giữ ở mức ngắn nhất, tuy theo ứng dụng và thiết bị để đảm bảo được bảo vệ tốt bằng dòng khí trơ.

0.1

- Cần tránh sự nhiễm bẩn điện cực do tiếp xúc giữa điện cực nóng với kim loại mối hàn.

0.1

Câu 3

(03 điểm)

1. Nguyên nhân chính gây ra ứng suất biến dạng khi hàn:

   - Nung nóng không đồng đều kim loại vật hàn làm cho những vùng ở xa nguồn nhiệt ít bị biến dạng nhiệt chúng sẽ cản trở sự biến dạng ở vùng lân cận mối hàn do vậy sẽ xuất hiện ứng suất trong mối hàn và vùng kim loại lân cân nó.

0.5

   -  Độ co ngót của kim loại nóng chảy ở mối hàn sau khi kết tinh. Kết quả trong mối hàn sẽ xuất hiện các lực nén theo phương dọc cũng như phương ngang so với trục mối hàn tạo ra trường ứng suất dư ở đó.

0,5

          - Sự thay đổi tổ chức kim loại ở vùng tiệm cận mối hàn là nhữngthay đổi về kích thước và vị trí sắp xếp của các tinh thể kim loại, đồng thời kéo theo sự thay đổi thể tích của kim loại trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Sự thay đổi cục bộ như vậy dẫn đến việc tạo thành nội ứng suất. Khi hàn các thép hợp kim và các bon cao có khuynh hướng tôi thì các ứng suất này có thể đạt tới các giá trị rất cao.

0,5

 2. Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng trong khi hàn

  - Khi hàn các vật dày, các loại thép dễ bị tôi thì cần phải xem xét việc nung nóng sơ bộ trước khi hàn, đồng thời phải giảm bớt cường độ dòng điện hàn hoặc công suất ngọn lửa hàn, để tránh suất hiện các vết nứt. Nung nóng sơ bộ vật hàn để giảm ứng suất và biến dạng dư đáng kể

0,25

  - Khi hàn các chi tiết bị kẹp chặt, dễ sinh ra ứng suất lớn. Do đó trình tự thực hiện các mối hàn trong kết cấu phải làm sao cho vật hàn luôn luôn ở trạng thái tự do, nhất là đối với mối hàn giáp mối là loại mối hàn có độ co ngang lớn.

0,25

  - Các mối hàn đối xứng và song song nên hàn đồng thời bằng nhiều thợ hoặc thực hiện một cách xen kẽ và đối xứng.

0,25

    - Chế độ hàn cần chọn sao cho vùng ảnh hưởng nhiệt càng nhỏ càng tốt.

0,25

  - Hàn theo phương pháp phân đoạn nghịch sẽ giảm được biến dạng vì nội lực sinh ra chỉ ở từng khu vực nhỏ và hường về vùng lân cận đối diện.

         Đặc biệt lhi hàn các gân tăng cứng cho dầm thép chữ I, cần đảo hướng hàn.

0,25

  - Để khử biến dạng góc thường dùng phương pháp tạo biến dạng ngược trước khi hàn.

0,25

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 31

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Nêu thực chất, đặc điểm và công dụng của hàn?

Câu 2 (02 điểm): Cho mối hàn giáp mối như hình vẽ.Biết rằng lực kéo N=260KN ,  =28KN/cm2, vật liệu có S = 8mm. Hãy xác định chiều rộng  của tấm ghép để kết cấu đảm bảo điều kiện bền.                                                                                                                    

S

N

N

B

Câu 3 (03 điểm): Phương pháp kiểm tra mối hàn DT, NDT là gì? Nêu thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn bằng bøc x¹ ?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 31

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1.Thực chất.

    Hàn là quá trình nối hai đầu của một hoặc nhiều chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy hay dẻo. Khi hàn ở trạng thái chảy thì ở chỗ nối của vật hàn chảy ra và sau khi đông đặc ta nhận được mối hàn. Khi hàn ở trạng thái dẻo thì chỗ nối được nung đến trạng thái dẻo; khi ấy khả năng chuyển động thẩm thấu các phần tử của kim loại hàn tăng lên , dưới tác dụng của ngoại lực chúng liên kết với nhau tạo thành mối hàn.

0.5

2. Đặc điểm

- Tiết kiệm nguyên vật liệu:

     + So với tán đinh ri-vê, hàn tiết kiệm được 10 ¸ 20% khối lượng kim loại.

     + So với đúc, hàn tiết kiệm được 50% trọng lượng.

     + Sử dụng hàn trong xây dựng nhà cao tầng, cho phép giảm 15% trọng lượng sườn vì kèo, đồng thời việc chế tạo và lắp ráp chúng cũng được giảm nhẹ, độ cứng vững kết cấu lại tăng lên.

0.5

- Hàn giảm được giá thành, năng suất cao, độ bền của kết cấu tăng.

0.1

- Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau.

0.1

- Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo.

0.1

- Độ bền của mối hàn cao, mối hàn kín. Do kim loại của mối hàn tốt hơn kim loại vật hàn; mối hàn chịu được áp suất cao.

0.1

- Hàn giảm được tiếng động khi sản xuất.

0.1

* Tuy nhiên hàn cũng có nhược điểm là sau khi hàn vẫn tồn tại ứng suất dư, tổ chức kim loại gần mối hàn không tốt, làm giảm khả năng chịu tải trọng động của mối hàn; vật hàn bị cong vênh...

0.25

3. Công dụng của hàn

 - Chế tạo: Nói chung các bộ phận máy đều được chế tạo bằng hàn.

Ví dụ: Nồi hơi, ống, bình chứa, sườn nhà, cầu, tàu...

- Sửa chữa: Những chi tiết bộ phận hỏng hoặc mòn.

Ví dụ như: Bánh răng bị mòn, vật đúc bị khuyết tật...

0.25

Câu 2

(02 điểm)

Theo thuyết bền ta có:

0.5

0.5

- Để mối hàn đảm bảo điều kiện bền  thì biểu thức sau phải thoả mãn:

                                                        (*)

Trong đó :

                Fh = S.L

                L là chiều dài của đường hàn.

0.5

- Thay vào (*) ta có:  

0.25

- Như vậy để đảm bảo điều kiện bền của mối hàn ta chọn tấm thép có chiều rộng là B = 117 mm.

0.25

Câu 3

(03 điểm)

1. Kiểm tra phá hủy (DT-destructive testing) Là phương pháp khi kiểm tra mối hàn bị phá hủy. Phương pháp này nhắm kiểm tra, xác định độ bền cực đại của kim loại mối hàn, chi tiết hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn. Việc kiểm tra phá hủy đối với toàn bộ môi hàn mang tính cục bộ, giá thành cao nên chủ yếu chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên ngành mà không ứng dụng rộng rãi.

0.5

  Kiểm tra không phá hủy(NDT- non destructive testing) là nhóm các phương pháp khi kiểm tra mối hàn không bị phá hủy vẫn còn nguyên hịnh dạng ban đầu.

0.3

 2. Kiểm tra bằng bức xạ :

* Thực chất:

        Phương pháp kiểm tra bằng bức xạ được dùng để xác định khuyết tật bên trong của nhiều loại vật liệu hoặc mối hàn có cấu trúc khác nhau. Khi truyền qua vật kiểm tra, bức xạ ion bị yếu đi do hấp thụ và tán xạ. Mức độ suy giảm phụ thuộc vào chiều dày δ và mật độ ρ cũng như cường độ M và năng lượng E của chính chùm tia. Sự có mặt của khuyết tật kích thước Δδ trong vật làm thay đổi cường độ M và năng lượng chùm tia E khi ra khỏi. Thông tin về sự thay đổi sẽ được ghi nhận lại (trên film, trên màn hình, tấm xeroradiography).

0.5

0.5

* Đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ:

- Khả năng phát hiện khuyết tật phụ thuộc vào loại tia bức xạ (nghĩa là phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia bức xạ): chùm tia bức xạ có năng lượng càng lớn thì có khả năng đâm xuyên vật có chiều dày và mật độ cao càng lớn, tức là càng có khả năng phát hiện được khuyết tật nằm sâu bên trong vật kiểm.

0.2

- Chụp ảnh bức xạ không thể xác định được chính xác chiều sâu của bất liên tục.

0.2

- Nếu bất liên tục có hướng mở rộng theo chiều của chùm tia bức xạ thì ta không thể xác định được bất liên tục đó nhờ chụp ảnh bức xạ.

0.2

- Góc giữa hướng chụp của chùm với hướng nứt hoặc hướng khuyết tật tuyến tính khác có tính chất quyết định tới kết quả của việc kiểm tra và giải đoán.

0.2

- Phương pháp kiểm tra chụp ảnh bức xạ có thể kiểm tra được các vật dày từ 1 – 500mm, với độ nhạy 1 – 2%.

0.2

* Ứng dụng: RT được ứng dụng trong kiểm tra các sản phẩm từ hàn, đúc, rèn và chế tạo máy.

0.2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 32

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Phân loại điện cực vonfram và nêu các yêu cầu khi sử dụng điện cực vonfram trong hàn TIG?

Câu 2 (02 điểm): Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của kim loại lỏng từ que hàn vào bể hàn?

Câu 3 (03 điểm): Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn? Nguyên nhân và cách phòng ngừa?                                                                                                                  

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 32

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Điện cực Wolfram:

       Wolfram được dùng làm điện cực hàn do có tính chịu nhiệt cao (nhiệt độ nóng chảy là 34100C), phát xạ điện tử tương đối tốt, làm iôn hóa hồ quang và duy trì tính ổn định hồ quang. Wolfram có tính chống ôxy hóa rất cao.

0.4

Thành phần hóa học của một số loại điện cực Volfram

Tiêu chuẩnAWS

W (min)

%

Th

%

Zr

%

Tổng tạp chất

(max) %

EWP

EWTh-1

EWTh-2

EWTh-3

EWZr

99,5

98,5

97,5

98,95

99,2

-

0,8 ÷ 1,2

1,7 ÷ 2,2

0,35 ÷ 0,55

-

-

-

-

-

0,15 ÷ 0,40

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0.5

Màu nhân diện một số loại điện cực thông dụng

Ký hiệu

Thành phần

Màu nhân diện

EWP

EWCe-2

EWLa-1

EWTh-1

EWTh-2

EWZa-1

EWG

Wolfram tinh khiết

97,3% W, 2% oxit ceri

98,3% W, 1% oxit lantan

98,3% W, 1% oxit thori

97,3% W, 2% oxit thori

99,1% W, 0,25% oxit zircon

94,5% W

Xanh lá cây

Da cam

Đen

Vàng

Đỏ

Nâu

Xám

0.5

2. Một số yêu cầu khi sử dụng điện cực Wolfram:

- Cần chọn dòng điện thích hợp với kích cỡ điện cực được sử dụng. Dòng điện quá cao sẽ làm hỏng đầu điện cực, dòng điện quá thấp sẽ gây ra sự ăn mòn, nhiệt độ thấp và hồ quang không ổn định.

0.1

- Đầu điện cực phải được mài hợp lý theo hướng dẫn kèm theo điện cực.

0.1

- Điện cực phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận, tránh nhiễm bẩn từ môi trường.

0.1

- Dòng khí bảo vệ phải được duy trì không chỉ trước và trong khi hàn mà cả sau khi ngắt hồ quang cho đến khi điện cực nguội.

0.1

- Phần nhô điện cực ở phía ngoài mỏ hàn (chụp khí) phải được giữ ở mức ngắn nhất, tuy theo ứng dụng và thiết bị để đảm bảo được bảo vệ tốt bằng dòng khí trơ.

0.1

- Cần tránh sự nhiễm bẩn điện cực do tiếp xúc giữa điện cực nóng với kim loại mối hàn.

0.1

Câu 2

(02 điểm)

1. Trọng lực của các giọt kim loại:

          Những giọt kim loại hình thành trong mặt đầu que hàn dịch chuyển theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Trọng lực này làm chuyển dịch giọt kim loại vào bể hàn khi hàn bằng (sấp) và có tác dụng ngược lại khi hàn trần (ngửa). Còn hàn đứng một phần kim loại dịch chuyển từ trên xuống dưới.

0.25

2. Sức căng bề mặt:

          Sinh ra do tác dụng của phân tử. Lực phân tử này luôn luôn có khuynh hướng tạo cho bề mặt chất lỏng một năng lượng nhỏ nhất. Vì vậy sức căng tạo cho bề mặt những giọt kim loại có dạng hình cầu. Những giọt kim loại này chỉ mất đi khi chúng rơi vao bể hàn và bị sức căng kéo thành dạng chung của bể hàn.

          Sức căng bề mặt giữ cho kim loại lỏng của bể hàn khi hàn trần không bị rơi.

0.5

3. Cường độ điện trường:

 - Dòng điện đi qua que hàn sinh ra quanh nó một điện trường ép lên que hàn có tác dụng làm mặt cắt ngang giảm đến 0.

0.2

- Lực này cắt kim loại đầu que hàn thành những giọt.

0.2

- Do sức căng bề mặt cường độ điện trường ở danh giới nong chảy que hàn thắt lại.

0.2

- Mặt cắt ngang giảm, mật độ dòng điện tăng, mặt khác điện trở cao nên nhiệt lớn. Do đó kim loại lỏng đến trạng thái sôi, tao ra áp lực đẩy giọt kim loại vào bể hàn.

0.2

- Mật độ dòng điện giảm dần từ que hàn đến vật hàn do đó không có hiện tượng kim loại lỏng từ vật hàn vào que hàn.

0.2

4. Áp lực trong:

          Kim loại lỏng ở đầu que hàn bị quá nhiệt mạnh, nhiều phản ứng hóa học xảy ra ở đó và sinh ra các chất khí.

          Ở nhiệt độ cao thể tích các chất khí tăng lên gây nên nột áp lực mạnh, đẩy giọt kim loại lỏng tách khỏi que hàn rơi vào bể hàn.

0.25

Câu 3

(03 điểm)

1. Nứt.

  Nứt là sự phá hủy cục bộ liện kết hàn ở trạng thái rắn, được xem là khuyết tật nguy hiểm nhất. Chúng suất hiện trong kim loại cơ bản và kim loại mối hàn.

0.2

a. Nguyên nhân:

- Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc trong kim loại que hàn quá nhiều.

- Co ngót và sự biến đổi tổ chức hay thay đổi thể tích khi kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.

- Nhiệt độ phân bố không đều khi nung nóng và làm nguội vật hàn.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Chọn vật liệu hàn có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp, đồng thời chọn que hàn có tính chống nứt tốt.

- Chọn quy trình hàn thích hợp.

0.2

2. Rỗ hơi là khoảng không gian tồn tại trong phần kim loại mối hàn. Chúng xuất hiện trong kim loại mối hàn.

0.2

a. Nguyên nhân

 - Hàm lượng cácbon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn quá cao, khả năng đẩy ôxy của que hàn kém.

- Dùng que hàn bị ẩm, trên mặt của đầu nối có nước dầu bẩn, gỉ sắt ...

- Tốc độ hàn lớn, bể hàn nguội nhanh.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Dùng que hàn có hàm lượng cácbon thấp, khả năng đẩy ôxy tốt.

- Trước khi hàn, que hàn phải sấy khô và bề mặt vật hàn phải làm sạch triệt để.

- Chọn tốc độ hàn thích hợp.

0.2

3. Lẫn xỉ: là các tạp chất phi kim loại không kịp nổi lên bề mặt mối hàn khi đông đặc.

0.2

a. Nguyên nhân

 - Dòng điện hàn quá nhỏ nên không đủ nhiệt lượng làm cho tính lưu động của bể hàn bị hạn chế.

 - Bề mặt vật hàn chưa được làm sạch triệt để.

 - Làm nguội mối hàn quá nhanh.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Tăng dòng  điện hàn cho thích hợp.

- Triệt để chấp hành công tác làm sạch bề mặt vật hàn. 

- Hạn chế tốc độ nguội của mối hàn.

0.2

4. Hàn không ngấu là những bất liên tục do không có sự liên kết cấu trúc tại giao diện giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn hoặc giữa các lớp hàn.

0.2

a. Nguyên nhân

- Khe hở đầu nối và góc vát quá nhỏ nên kim loại cơ bản khó nóng chảy.

- Nhiệt lượng hồ quang không đủ.

- Góc độ que hàn hoặc cách dao động que hàn không hợp lý.  

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Lắp ráp liên kết hàn đúng kỹ thuật.

- Tăng cường độ dòng điện hàn và giảm chiều dài hồ quang.

- Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp.

0.2

5. Khuyết cạnh là chỗ kim loại cơ bản bị lõm xuống thành rãnh không đều nằm dọc theo mép đường hàn.

0.2

a. Nguyên nhân:

- Dòng điện hàn lớn, hồ quang quá dài.

- Góc độ que hàn và cách dao động que hàn không hợp lý.

0.2

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Chọn chế độ hàn hợp lý.

- Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp.

0.2

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

----------o0o----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 33

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Cho mối hàn giáp mối như hình vẽ.Biết rằng lực kéo N=260KN ,  =28KN/cm2, vật liệu có S = 8mm. Hãy xác định chiều rộng  của tấm ghép để kết cấu đảm bảo điều kiện bền.                                                                                                                    

S

N

N

B

Câu 2 (02 điểm): Hồ quang hàn là gì? Cấu tạo và sự phân bố nhiệt của hồ quang hàn?

Câu 3 (03 điểm): Nêu tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn hồ quang tay? phân loại que hàn hồ quang tay?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

----------o0o----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 33

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

Theo thuyết bền ta có:

0.5

0.5

- Để mối hàn đảm bảo điều kiện bền  thì biểu thức sau phải thoả mãn:

                                                        (*)

Trong đó :

                Fh = S.L

                L là chiều dài của đường hàn.

0.5

- Thay vào (*) ta có:  

0.25

- Như vậy để đảm bảo điều kiện bền của mối hàn ta chọn tấm thép có chiều rộng là B = 117 mm.

0.25

Câu 2

(02 điểm)

* Hå quang hµn lµ sù phãng ®iÖn m¹nh vµ liên tụctrong kho¶ng kh«ng khÝ gi÷a hai ®iÖn cùc tr¸i dÊu.

0.25

0.5

*CÊu t¹o vµ sù ph©n bè nhiÖt cña hå quang hµn:

Hå quang hàn do dßng ®iÖn mét chiÒu t¹o ra:

          - Khu vùc cùc ©m cã nhiÖt ®é 3200oC, nhiÖt l­­îng to¶ ra lµ 38% cña tæng nhiÖt l­îng hå quang.

0.5

- Khu vùc cùc d­­¬ng cã nhiÖt ®é 3400oC, nhiÖt l­­îng to¶ ra lµ 42% cña tæng nhiÖt l­îng hå quang.

0.25

- Cét hå quang cã nhiÖt ®é lªn ®Õn 6000oC nh­ng  nhiÖt l­­îng to¶ ra lµ 20% cña tæng nhiÖt l­­îng hå quang.

0.25

Víi dßng ®iÖn xoay chiÒu nhiÖt ®é, nhiÖt l­­îng ph©n bè trªn que hµn vµ vËt hµn ®Òu nhau.

0.25

Câu 3

(03 điểm)

1. T¸c dông cña líp thuèc bäc que hµn:

- N©ng cao tÝnh æn ®Þnh cña hå quang.

- B¶o vÖ kim lo¹i láng khái t¸c ®éng cña kh«ng khÝ ngoµi  m«i tr­êng

- Bæ xung nguyªn tè hîp kim ®Ó n©ng cao c¬ tÝnh mèi hµn

- Khö « xy khái kim lo¹i mèi hµn.

- Lµm cho qu¸ tr×nh hµn thuËn lîi vµ n©ng cao hiÖu suÊt lµm viÖc.

0.5

2. Ph©n lo¹i que hµn hå quang tay:

a. Theo c«ng dông:

Que hµn ®­­îc chia thµnh c¸c nhãm sau:

+ Que hµn thÐp cacbon vµ thÐp hîp kim kÕt cÊu.

+ Que hµn thÐp hîp kim chÞu nhiÖt.

+ Que hµn thÐp hîp kim cao vµ cã tÝnh chÊt ®Æc biÖt.

+ Que hµn ®¾p.

+ Que hµn gang,…

0.5

b. Theo  phần hóa học của lớp thuốc bọc:

+ Que hµn tính axÝt (ký hiÖu lµ A): Thuèc lµm vá bäc que hµn lo¹i nµy đượcchÕ t¹o tõ c¸c lo¹i «xÝt (s¾t, mangan, silic), fer«mangan… Que hµn vá thuèc lo¹i nµy cã tèc ®é ch¶y lín, cho phÐp hµn b»ng c¶ hai lo¹i dßng ®iÖn xoay chiÒu vµ mét chiÒu, hµn ë hÇu hÕt vÞ trÝ hµn kh¸c nhau trong kh«ng gian. Nh­îc ®iÓm cña nã lµ mèi hµn dÔ cã khuynh hướng nøt nãng, nªn rÊt Ýt dïng ®Ó hµn c¸c lo¹i thÐp cã hµm lượng lưuhuúnh vµ cacbon cao.

0.5

+ Que hµn tínhkiềm (ký hiÖu lµ B): trong vá thuèc chñ yÕu lµ c¸c thµnh phÇn nh­­: canxi cacbonat, magiª cacbonat, huúnh th¹ch, fer« mangan, silic, titan… Khi hµn sÏ t¹o ra khÝ b¶o vÖ lµ CO vµ CO2 do ph¶n øng ph©n ly cña cacbonat. Que hµn thuéc hÖ baz¬ th­­êng chØ sö dông víi dßng ®iÖn hµn mét chiÒu ®Êu nghÞch. Mèi hµn Ýt bÞ nøt kÕt tinh, nh­­ng rÊt dÔ bÞ rç khÝ. Cã thÓ sö dông que hµn lo¹i nµy ®Ó hµn c¸c lo¹i thÐp cã ®é bÒn cao, c¸c kÕt cÊu hµn quan träng.

0.5

+ Que hµn xenlulo (ký hiÖu lµ O hay C): Lo¹i que hµn nµy cã chøa nhiÒu tinh bét, xenlul«,… ®Ó t¹o ra m«i trường khÝ b¶o vÖ cho qu¸ tr×nh hµn. Muèn t¹o xØ tèt th­­êng cho thªm vµo hçn hîp thuèc mét sè quÆng titan, mangan, silic vµ mét sè fer« hîp kim. §Æc ®iÓm cña lo¹i que hµn nµy lµ tèc ®é ®éng ®Æc cña vòng hµn nhanh nªn cã thÓ sö dông ®Ó hµn ®øng tõ trªn xuèng, thÝch hîp ®Ó hµn víi dßng ®iÖn mét chiÒu còng  như­ xoay chiÒu.

0.5

+ Que hµn rutin (ký hiÖu lµ R): Trong thuèc bäc cã c¸c thµnh phÇn như­: oxÝt titan, grafit, mica, caxi vµ magiê cacbonat, fer« hîp kim… Que hµn lo¹i nµy sö dông ®èi víi c¶ dßng ®iÖn xoay chiÒu vµ mét chiÒu, hå quang ch¸y æn ®Þnh, mèi hµn h×nh thµnh tèt, Ýt b¾n toÐ, nhưngdÔ bÞ rç khÝ vµ nøt kÕt tinh trong mèi hµn.

0.5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 34

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của kim loại lỏng từ que hàn vào bể hàn?

Câu 2 (02 điểm): Trình bày đặc điểm của các ngọn lửa dùng trong hàn khí?

Câu 3 (03 điểm): Trình bày kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối liền mối hàn ?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 34

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

1. Trọng lực của các giọt kim loại:

          Những giọt kim loại hình thành trong mặt đầu que hàn dịch chuyển theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới. Trọng lực này làm chuyển dịch giọt kim loại vào bể hàn khi hàn bằng (sấp) và có tác dụng ngược lại khi hàn trần (ngửa). Còn hàn đứng một phần kim loại dịch chuyển từ trên xuống dưới.

0.25

2. Sức căng bề mặt:

          Sinh ra do tác dụng của phân tử. Lực phân tử này luôn luôn có khuynh hướng tạo cho bề mặt chất lỏng một năng lượng nhỏ nhất. Vì vậy sức căng tạo cho bề mặt những giọt kim loại có dạng hình cầu. Những giọt kim loại này chỉ mất đi khi chúng rơi vao bể hàn và bị sức căng kéo thành dạng chung của bể hàn.

          Sức căng bề mặt giữ cho kim loại lỏng của bể hàn khi hàn trần không bị rơi.

0.5

3. Cường độ điện trường:

 - Dòng điện đi qua que hàn sinh ra quanh nó một điện trường ép lên que hàn có tác dụng làm mặt cắt ngang giảm đến 0.

0.2

- Lực này cắt kim loại đầu que hàn thành những giọt.

0.2

- Do sức căng bề mặt cường độ điện trường ở danh giới nong chảy que hàn thắt lại.

0.2

- Mặt cắt ngang giảm, mật độ dòng điện tăng, mặt khác điện trở cao nên nhiệt lớn. Do đó kim loại lỏng đến trạng thái sôi, tao ra áp lực đẩy giọt kim loại vào bể hàn.

0.2

- Mật độ dòng điện giảm dần từ que hàn đến vật hàn do đó không có hiện tượng kim loại lỏng từ vật hàn vào que hàn.

0.2

4. Áp lực trong:

          Kim loại lỏng ở đầu que hàn bị quá nhiệt mạnh, nhiều phản ứng hóa học xảy ra ở đó và sinh ra các chất khí.

          Ở nhiệt độ cao thể tích các chất khí tăng lên gây nên nột áp lực mạnh, đẩy giọt kim loại lỏng tách khỏi que hàn rơi vào bể hàn.

0.25

Câu 2

(02 điểm)

Căn cứ vào tỉ lệ hỗn hợp khí hàn, ngọn lửa hàn có thể chia thành ba loại:

        1. Ngọn lửa bình thường:

          Khi tỉ lệ:   

0.1

0.2

Ngọn lửa này chia ra làm ba vùng:

- Vùng hạt nhân: Có màu sáng trắng, nhiệt lượng thấp và trong đó có cacbon tự do nên không dùng để hàn vì làm mối hàn thấm cacbon trở nên giòn.

- Vùng cháy không hoàn toàn: Có màu sáng xanh, nhiệt độ cao (32000C) có CO và H2 là hai chất khử ôxy nên gọi là vùng hoàn nguyên hoặc vùng cháy chưa hoàn toàn.

- Vùng cháy hoàn toàn: Có màu nâu sẫm nhiệt độ thấp, có C2 và nước là những chất khí sẽ ôxy hóa kim loại vì thế còn gọi là vùng ôxy hoá ở đuôi ngọn lửa, cacbon bị cháy hoàn toàn nên gọi lạ vùng cháy hoàn toàn.

0.5

2. Ngọn lửa ôxy hóa:

          Khi tỉ lệ:    

0.1

0.2

    Tính chất hoàn nguyên của ngọn lửa bị mất, khi cháy sẽ mang tính chất ôxy hóa nên gọi là ngọn lửa ôxy hóa, lúc này nhân ngọn lửa ngắn lại, vùng giữa đặc biệt không rõ ràng ngọn lửa này có màu sáng trắng.

0.2

3. Ngọn lửa cacbon hóa:

          Khi tỉ ịê:      

0.1

0.2

    Vùng ngọn lửa thừa cacbon tự do và mang cacbon hóa lúc này nhân ngọn lửa kéo dài và nhập vào vùng giữa có màu nâu sẫm.

0.2

    Qua sự phân bố về thành phần, về nhiệt độ của ngọn lửa hàn, áp dung ngọn lửa để hàn như sau:

     Ngọn lửa bình thường có tác dụng tốt vùng cách nhân ngọn lửa từ 2 – 3mm có nhiệt độ cao nhất , thành phần của khí hoàn nguyên( CO và H­2 nên dùng để hàn).

     Ngọn lửa cacbon hóa dùng khi hàn gang (bổ xung cacbon khi hàn bị cháy). Tôi bề mặt, hàn đắp thép  và hợp kim đồng thau, cắt hơi, đốt sạch bề mặt.

0.2

Câu 3

(03 điểm)

1. Bắt đầu mối hàn:

 Khi mới bắt đầu hàn nhiệt độ vật hàn thấp, nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu hơi nông, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra tiến hành dự nhiệt vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang ra cho thích hợp và tiến hành hàn bình thường.

0.5

2. Kết thúc mối hàn:

   Là khi kết thúc mối hàn, nếu ngắt hồ quang ngay sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chịu lực chỗ kết thúc mối hàn giảm, sinh ra ứng suất tập trung gây ra nứt. Vì vậy khi kết thúc đương hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách:

- Khi kết thúc mối hàn phải dừng không que hàn chuyển động, rồi từ từ ngắt hồ quang.

- Cũng có thể thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi.

0.5

3. Sự nối liền của mối hàn:

Khi hàn hồ quang tay vì chiều dài que hàn bị hạn chế phải thay que hàn, muốn đảm bảo mối hàn liên tục phải nối chúng lại với nhau. Có 4 loại nối sau:

1. Phần đầu mối hàn nối với phần cuối mối hàn trước.

2. Phần cuối của 2 mối hàn nối với nhau.

3. Phần cuối của mối hàn sau nối với phần đầu mối hàn trước.

4. Phần đầu 2 mối hàn nối với nhau.

0.5

    Trong quá trình hàn, 4 loại đầu nối mối hàn nói trên đều được áp dụng ở những chỗ nối mối hàn thường có những thiếu sót sau: Mối hàn quá cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để  phòng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối cần chú ý:

0.5

   + Đối với đầu nối mối hàn kiểu thứ nhất và thứ tư thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn (rãnh hồ quang), kéo dài hồ quang, cho dừng lại ở rãnh hồ quang, rồi lập tức rút ngắn chiều dài hồ quang thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn bình thường.

0.5

  + Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu thứ hai và thứ ba phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải kéo dài hồ quang, sau đó lại tiếp tục hàn một đoạn rồi để hồ quang tự tắt.

0.5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 35

Hình thức thi: Tự luận

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi)

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC

Câu 1 (02 điểm): Hồ quang hàn là gì? Cấu tạo và sự phân bố nhiệt của hồ quang hàn?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày phương pháp kiểm tra mối hàn bằng  thẩm thấu?

Câu 3 (03 điểm): Cho biết thực chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn bằng siêu âm?

PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------o0o----------

ĐÁP ÁN

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I

NGHỀ HÀN

MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ

MÃ ĐỀ: HLT 35

TT

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(02 điểm)

* Hồ quang hàn là sự phóng điện mạnh và liên túc trong khoảng không khí giữa hai điện cực trá dấu.

0.25

0.5

*Cấu tạo và sự phân bố nhiệt của hồ quang hàn:

Hồ quang hàn do dòng điện một chiều tạo ra:

  - Khu vực cực âm có nhiệt độ 32000C, nhiệt lượng toả ra là 38% của tổng nhiệt lượng hồ quang.

0.5

  - Khu vực cực âm có nhiệt độ 34000C, nhiệt lượng toả ra là 42% của tổng nhiệt lượng hồ quang.

0.25

  - Cột hồ quang có nhiệt độ lên đến 60000C, nhưng nhiệt lượng toả ra là 20% của tổng nhiệt lượng hồ quang.

0.25

Với dòng điện xoay chiều nhiệt độ, nhiệt lượng phân bố trên que hàn và vật hàn đều nhau.

0.25

Câu 2

(02 điểm)

Kiểm tra bằng  cách thấm mao dẫn (PT-penetrant testing):

    Phương pháp này được dùng để phát hiện và định vị các khuyết tật trên bề mặt hoặc thông lên bề mặt như: nứt, kiểm tra bằng thấm mao dẫn được dùng để kiểm tra các vật liệu là hợp kim bền nhiệt ,vật liệu phi kim, chất dẻo …trong các ngành chế tạo máy,giao thông

0.75

Kiểm tra bằng thấm mao dẫn dựa trên các hiện tượng cơ bản là mao dẫn, thẩm thấu, hấp thụ và khuếch tán.

0.25

Nguyên lý cơ bản của phương pháp được thể hiện qua các bước cơ bản sau:

         Bước 1: Làm sạch bề mặt vật kiểm.

         Bước 2: Bôi hoặc phun chất thấm có khả năng thấm vào các mạch mao dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thấy vị trí khuyết tật

          Bước 3: Sau khi thấm sâu vào trong, tiến hành làm sạch bề mặt loại bỏ phần chất thấm thừa.

    Bước 4: Bôi hoặc phun chất hiện lên bề mặt, lớp hiện sẽ kéo chất thấm lên bề mặt tạo nên các chỉ thị bất liên tục có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc kính lúp.

    Bước 5: Kiểm tra, giải đoán các khuyết tật trong điều kiện chiếu sáng hoặc dưới tác động của tia cực tím.

   Bước 6: Làm sạch vật kiểm

Thiết bị kiểm tra bằng thấm mao dẫn

0.75

    Đây là phương pháp sử dụng các dung dịch để thẩm thấu vào các vết nứt, rỗ khí nhỏ của liên kết hàn mà không thể quan sát bằng mắt thường, sau đó dùng các chất hiện thị màu phát hiện ra vị trí mà dung dịch thẩm thấu còn nằm lại ở các vết nứt cụng như rỗ khí.

  Chú ý: Phương pháp kiểm tra này chỉ phát hiện được các khuyết tật mở ra trên bề mặt vật kiểm tra .  

0.25

Câu 3

(03 điểm)

1.Thực chất:

     Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm dựa trên cơ sở nghiên cứu sự lan truyền và tương tác của các dao động đàn hồi (phản xạ, khúc xạ, hấp thụ, tán xạ) có tần số cao được truyền vào vật thể cần kiểm tra.

     Nguyên lý cơ bản của kiểm tra bằng siêu âm được trình bày như hình vẽ sau:

0.5

1)- đầu dò phát; 2)- vật kiểm; 3)-  khuyết tật;

 4)- đầu dò thu (truyền qua); 5)- đầu dò thu (phản hồi)

0.5

Sóng siêu âm truyền qua môi trường kèm theo sự suy giảm năng lượng do tính chất của môi trường. Cường độ sóng âm hoặc được đo sau khi phản xạ (xung phản hồi) tại các mặt phân cách (khuyết tật) hoặc đo tại bề mặt đối diện của vật kiểm tra (xung truyền qua). Chùm sóng âm phản xạ được phát hiện và phân tích để xác định sự có mặt của khuyết tật và vị trí của nó. Mức độ phản xạ phụ thuộc nhiều vào trạng thái vật lý của vật liệu ở phía đối diện với bề mặt phân cách và ở phạm vi nhỏ hơn vào các tính chất vật lý đặc trưng của vật liệu đó.

0.5

2. Đặc điểm

- Một số ưu điểm của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:

·        Độ nhạy cao cho phép phát hiện được những khuyết tật nhỏ.

·        Khả năng đâm xuyên  cao cho phép kiểm tra các tiết diện dày.

·        Độ chính xác cao trong việc xác định vị trí và kích thước khuyết tật.

·        Cho phép kiểm tra nhanh và tự động.

·        Chỉ cần tiếp cận từ một phía của vật kiểm.

0.5

- Những hạn chế của phương pháp kiểm tra bằng siêu âm:

·        Hình dạng của vật kiểm có thể gây khó khăn cho công việc kiểm tra.

·        Khó kiểm tra các vật liệu có cấu tạo bên trong phức tạp.

·        Phương pháp này cần phải sử dụng chất tiếp âm là mỡ.

·        Đầu dò phải tiếp xúc hợp lý với bề mặt mẫu trong quá trình kiểm tra.

·        Hướng của khuyết tật có ảnh hưởng đến khả năng phát hiện khuyết tật.

·        Thiết bị rất đắt tiền.

·        Nhân viên kiểm tra phải có rất nhiều kinh nghiệm.

0.5

3. Ứng dụng:

    Phương pháp siêu âm được sử dụng để phát hiện các khuyết tật trong vật liệu cơ bản trước khi hàn, khuyết tật sau khi hàn. Tuy không thật chính xác nhưng được sử dụng rộng rãi trong việc đo độ dày nhất là khi tiếp cận chỉ một phía. Trong nghiên cứu chúng được dùng để xác định các tính chất cơ học và cấu trúc của vật liệu.

0.5

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: