VIỆT BẮC- P1
2.1. Tám câu đầu: những phút giây đầu tiên của buổi chia tay đầy bâng khuâng, lưu luyến giữa kẻ ở người đi.
– Bốn câu đầu: lời ướm hỏi của người ở lại.
+ Câu hỏi ngọt ngào, khéo léo “mười lăm năm” cách mạng gian khổ hào hùng, cảnh và người VB gắn bó nghĩa tình với những người kháng chiến; đồng thời khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.
+ Nghĩa tình của kẻ ở- người về được biểu hiện qua các đại từ mình- ta quen thuộc trong thơ ca dân gian gắn liền với tình yêu đôi lứa, cách xưng hô: mình- ta tạo nên sự thân mật, gần gũi. Điệp từ nhớ, láy đi, láy lại cùng với lời nhắn nhủ “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không” vang lên day dứt khôn nguôi.
+ Các từ thiết tha, mặn nồng thể hiện bao ân tình gắn bó.
– Bốn câu sau: tiếng lòng của người cán bộ về xuôi
+ Tuy không trả lời trực tiếp câu hỏi của người ở lại nhưng tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn, cùng với cử chỉ “cầm tay nhau” xúc động bồi hồi đã nói lên tình cảm: chưa xa đã nhớ, sự bịn rịn luyến lưu của người cán bộ với cảnh và người Việt Bắc.
lời có hay không mà là những cử chỉ. Câu thơ bỏ lửng “cầm tay…” diễn tả thái độ nghẹn ngào không nói lên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi.
+ Hình ảnh “áo chàm”- nghệ thuật hoán dụ, trang phục quen thuộc của người dân VB.
khúc dạo đầu của bản tình ca về nỗi nhớ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top