Đề tài ktđt

Đề tài 1: Đặc điểm của đầu tư phát triển:

Có 5 đặc điểm:1. quy mô tiền vốn vật tư lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Thực trang ở VN: khả năng tạo lập huy động vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng, lượng vốn cam kết ODA không ngừng tăng:1.7 tỷ USD năm 1993 và 2010 là 6 tỷ USD  nhưng lượng giải ngân thấp chiếm 50% vốn cam kết-> khả năng quản lí vốn đầu tư còn yếu. Vốn FDI năm 2000 là 3 tỷ USD, đến 2008 là hơn 60 tỷ, tập trung chủ yếu vào đầu tư theo chiều rộng: bất động sản và dịch vụ; trong khi đầu tư theo chiều sâu- tạo nền tảng cho nền kte chưa được chú ý đúng mức. Kiều hối năm 2000 là 1.7 tỷ USD, đến nay là > 6,5 tỷ USD. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn trên thị trường chứng khoán tăng 3 lần từ 2000-2010.

2. thời kì đầu tư kéo dài. Thực trạng VN: tình trạng đầu tư dàn trải, công tác quản lí, giám sát chưa tốt-> các công trình sai phạm, chất lượng không tốt ngày càng nhiều. VD: tập đoàn Vinashin. Tình trạng chậm tiến độ: 16.9% dự án là chậm tiến độ, năm 2011 có xu hướng tăng lên- nguyên nhân: khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tái định cư; một số đơn vị thi công không đủ năng lực, khâu tổ chức thực hiện của chủ đầu tư còn yếu.

3. thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài:thực trạng: hoạt động xây dựng cơ chế, phương pháp dự báo khoa học trong hoạt động đầu tư còn yếu, chưa tương xứng với sự gia tăng nhanh chóng của đầu tư ở nước ta.

4.thành quả hoạt động đầu tư phát triển sẽ hoạt động ở ngay nơi nó được tạo dựng lên:Thực trạng: chất lượng một số quy hoạch chưa cao chưa có tầm nhìn dài hạn, tồn tại tình trạng quy hoạch đi sau thực tế, không phù hợp với chiến lược phát triển vùng miền nhất là tại HN và TPHCM.-quy hoạch chưa phù hợp với kinh tế thị trường: là ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu thị trường vd: sự phát triển quá nhanh diện tích café, cá basa,…-> thừa cung, được mùa nhưng mất giá.- Lồng ghép quy hoạch giữa các ngành với nhau, các ngành với vùng lãnh thổ chưa tốt.” Vietnam chỉ là 65 đơn vị kinh tế riêng lẻ”

5.đầu tư phát triển có độ rủi ro cao:thực trạng công tác quản trị rủi ro: công tác quản lí rủi ro chưa được chú ý đúng mức trong những năm qua; đầu tư phát triển ko ngừng tăng cả về quy mô,lĩnh vực nhưng việc nhận dạng, đánh giá,kiểm soát nhằm hạn chế tác động xấu từ các ảnh hưởng bên ngoài còn ở trạng thái bị động. Thực tế đã phản ánh qua 1 số dự án đầu tư sản xuất mía đường, xây dựng hệ thống cảng biển, khu chợ đầu mối…chính tác động từ môi trường xung quanh, điều chỉnh từ nội tại dự án dẫn tới phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả đầu tư của dự án.

 Đề tài 2: Qua các lí thuyết kinh tế, giải thích vai trò của đầu tư tới tăng trưởng phát triển kinh tế.

Đầu tư tác động đến tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ khoa học công nghệ.

1. lí thuyết gia tốc đầu tư: I= x. delta Y

2. lí thuyết quỹ đầu tư nội bộ: I=f(Π) trong đó Π là lợi nhuận thực tế.

3.lí thuyết tân cổ điển về đầu tư: I=f(r, Y)

4.lí thuyết q về đầu tư: q= MP/RC  trong đó:MP là giá trị thị trường của tư bản lắp đặt;RC là chi phí thay thế.

Thực tiễn đầu tư ở Việt Nam:

Trước khi đổi mới( Đại hội Đảng VI-1986)

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung: chỉ có 2 thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể( hợp tác xã). Nhà nước chỉ huy, điều tiết đối với tất cả các hoạt động đầu tư: lập kế hoạch hàng năm( 5-10 năm) giao chỉ tiêu hoạt động cho các xí nghiệp quốc doanh thực hiện, xí nghiệp không cần lo đầu ra đầu vào.

Đầu tư ở thời điểm này chỉ là đầu tư của Nhà nước, cụ thế là ngân sách Nhà nước. Tích lũy tại thời điểm này là tích lũy quốc doanh chỉ có 10% GDP(1980). Tỉ lệ đầu tư/GDP hạn chế từ 7-8%. Tốc độ tăng trưởng năm 84-85-86 là 2-3%( bên cạnh đó, lạm phát ở mức rất cao 3 con số) .điều này tạo sức ép lớn phải đổi mới.

Sau đổi mới( tháng 12 /1986) mở cửa cả cho bên trong lẫn bên ngoài

Bên ngoài: mở cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 1987 thông qua luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. 1988 bắt đầu có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và bắt đầu gia tăng, đạt đến đỉnh 1996, lượng vốn đăng kí vượt con số 9 tỷ USD. Sau đấy chững lại đi xuống, cuối thập niên 90 đi xuống còn gần 2 tỷ USD. Giai đoạn đầu phát triển nhanh vì đi từ con số 0 đến mức được phép đầu tư. Sau đó do khủng hoảng toàn cầu nên đi xuống.

Từ sau năm 2000, có sự phân cấp mạnh mẽ cho các tỉnh, ban quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất. Cho phép địa phương ban hành chính sách ưu đãi về đầu tư. Năm 2003-2004, dòng vốn đầu tư nước ngoài mới bắt đầu hồi phục: năm 2004: vốn đăng kí vượt ngưỡng 4 tỷ usd; năm 2005: vốn đăng kí vượt trên 6 tỷ; năm 2006 vượt trên 9 tỷ. năm 2007 việt nam chính thức gia nhập WTO vốn đăng kí nhảy vọt năm 2008 là trên 60 tỷ usd; năm 2010 trên 18 tỷ.

Mở cho dòng ODA: mốc năm 1993 bắt đầu bình thường hóa quan hệ với 2 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới là Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ toàn cầu. Trước đây ODA chỉ từ khối tương trợ kinh tế. 

Bắt đầu 1.1 tỷ USD từ 93 đến 2010 năm sau lớn hơn năm trước, riêng năm 2010 nhỏ hơn năm 2009; đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho xóa đói giảm nghèo.

FDI và ODA là 2 nguồn đóng góp trực tiếp, bổ sung cho vốn đầu tư.

bên trong: sau khi chính thức thực hiện đổi mới, việt nam chấp nhận xuất hiện nhiều thành phần kinh tế. Năm 88 hội đồng bộ trưởng xác định có nhiều thành phần tham gia đầu tư và có 7 nguồn vốn cho đầu tư. Chưa xác lập được cơ chế huy động, xác lập, quản lí kinh tế nhiều thành phần. năm 1990, bắt đầu thông qua luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân cho phép hình thành khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân,… 1990, vốn đầu tư khu vực tư nhân mới bắt đầu xuất hiện và tăng trưởng. năm 94, 95 tốc độ tăng trưởng khá cao 40-45 %. Đầu năm 90 khi cả đầu tư nước ngoài, trong nước bắt đầu mở rộng, tỷ lệ đầu tư trên GDP bắt đầu tăng, tăng trưởng giai đoạn này cũng ấn tượng  tuy nhiên do khủng hoảng FDI bắt đầu giảm mạnh thì đầu tư tư nhân trong nước cũng đi xuống ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngay lập tức. cuối thập kỉ 90 việt nam phải có 1 số biện pháp mạnh thúc đẩy tăng trưởng. thông qua luật DN( 1999), hiệu lực năm 2000, có điểm mới so với luật công ty trước đây: chỉ được phép đầu tư trong lĩnh vực Nhà nước cho phép, chưa xác nhận là tiền riêng( luật công ty); luật doanh nghiệp: bỏ vốn đầu tư kinh doanh là quyền của người dân, không phải xin phép, ko cần giấy phép đầu tư kinh doanh mà là giấy đăng kí đầu tư, đăng kí kinh doanh; được đầu tư, kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực nhà nước ko cấm.

luật công ty: chỉ có 4000 doanh nghiệp đăng kí, tiền kiểm( kiểm tra trước);luật doanh nghiệp: hậu kiểm( kiểm tra sau khi lập để tránh vấn đề doanh nghiệp ma) => xác định đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng đầu tư xã hội có sự phát triển

cuối thế kỉ 20, đầu tư tư nhân chiếm khoảng 30% thì sau năm 2000 đầu tư tư nhân tiếp tục tăng chiếm khoảng 40% GDP, tốc độ tăng trưởng năm 2000 là 6%, năm 2008 là 7.8%

trong dài hạn, tăng trưởng đầu tư đi kèm với tăng trưởng GDP.

     Đề tài 3: Tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng phát triển.

1.                 đầu tư tác động tới quy mô của tăng trưởng

-đầu tư tác động đến tổng cung tổng cầu: từ 2000-2010: vốn đầu tư nước ta ngày càng tăng kéo theo sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP từ 2004-nay đều vượt mốc 40%, 2007 đạt 45%. Trước 1986, đầu tư khoảng 10%GDP, tăng trưởng kt tương ưng là 2-3%; sau đổi mới, khuyến khích đầu tư >40%GDP-> tăng trưởng ấn tượng 91,95,96 đạt trên 9%.

-đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng GDP trung bình gđ 2000-2007 đạt 7.6%. dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng tăng trưởng VN chủ yếu dựa vào nhân tố theo chiều rộng. Tăng trưởng do yếu tố vốn chiếm tới 56.17% và do yếu tố lao động 23.88%. Tỷ lệ đóng góp của yếu tố TFP còn rất thấp. ICOR của VN còn ở mức cao: gđ 91-95 là 3,5 lần; 07-08 là 6.15 lần, 09 là >8 lần=> chất lượng tăng trưởng thấp.

Tỷ lệ đầu tư/GDP luôn ở mức cao>40% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6-8.5%=> nền kinh tế sử dụng vốn kém hiệu quả.

2.                 đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế

-                     đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: VN đầu tư vào công nghiệp-dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn( công nghiệp>40%; dịch vụ khoảng 50%) tỷ trọng đầu tư trong nông nghiệp giảm dần=> góp phần chuyển dịch cơ cấu kt ngành theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là 38.1% năm 90 giảm còn 20.6% năm 08; công nghiệp là 22.7% năm 90 tăng lên 41.6% năm 08. Chuyển dịch cơ cấu vùng: -cơ cấu đầu tư vào đồng bằng bắc bộ là 27.7%; nam bộ là 30.6%-> hình thành 2 vùng trọng điểm kt: trọng điểm đb sông hồng và trọng điểm đông nam bộ. Cơ cấu thành phần kt:giảm dần tỉ trọng kt Nhà nước( vốn đầu tư kt NN năm 95 là 42% còn 28.6% năm 08)

-                     đầu tư tác động đến trình độ KH-KT. Đầu tư cho khoa học công nghệ có tăng, 2000 là 0,48% GDP -> 2010 là 0,9% GDP. Mức đầu tư cho KH-CN nước ta còn thấp: đầu tư KHCN/người năm 2007 là 5USD, HQ là 10USD, TQ là 20USD. Đa số doanh nghiệp VN là vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu, khả năng đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế.thống kê trên 75% thiết bị của các doanh nghiệp thuộc thế hệ những năm 60 trong đó 70% đã hết khấu hao

-                     đầu tư tác động đên năng suất lao động: chi phát triển nguồn nhân lực càng tăng, những năm qua duy trì tỉ lệ 20% chỉ NSNN làm năng suất lđộng tăng; tuy nhiên năng suất lao động tính theo gtri tuyệt đôi của nước ta thấp hơn nhiều so với TG( kém 50 lần sv Nhật, 49 lần sv Mỹ).

-                     đầu tư tác động đến đời sống kt-xh, xây dựng định hướng chính sách của đất nước: hiện nay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra việc làm cho trên 1.2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác góp phần tăng phúc lợi XH, cải thiện đời sống đưa mức GDP/ người tăng, giảm tỉ lệ thất nghiệp, hạn chế tệ nạn xã hội. ODA, FDI còn góp phần tăng mqh VN và các nước khác trên TG.

3.                 tăng trưởng là điều kiện cải thiện môi trường đầu tư:

-                     thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, hoàn thiện pháp luật về đầu tư, thúc đẩy tăng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ở VN. Sau luật DN 2005, luật đầu tư 2005, VN có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho các DN: - đề cao tinh thần tự do kinh doanh, được tự quyết định về đầu tư trong lĩnh vực pháp luật ko cấm. Nhà đầu tư được NN đảm bảo vốn của nhà đầu tư ko bị quốc hữu hóa…

-                     VN đầu tư đáng kể cho cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước,…tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở VN những năm gần đây giữ ở 10%GDP. Về cơ bản, VN vẫn là nước nông nghiệp, quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ KH-CN hạn chế, tính ổn định minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, mức độ cải thiện môi trường đầu tư chậm hơn so với các nước trong khu vực.

4.                 tăng trưởng tạo tích lũy và tăng cường vốn trong đầu tư:

trong những năm gần đây, quy mô tổng ngân sách ko ngừng tăng=>mức chi đầu tư từ ngân sách tăng. Gđ 2001-2010 tổng chi NSNN tăng bình quân 14.9%/ năm, tỉ trọng đầu tư cho nền kinh tế có xu hướng giảm, cho xã hội có xu hướng tăng.

Đề tài 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư. Giải thích tình hình kích cầu đầu tư ở Việt Nam.

các nhân tố ảnh hưởng:- lợi nhuận kì vọng- lãi suất tiền vay- lợi nhuận thực tế- tốc độ tăng trưởng kinh tế-môi trường đầu tư- chu kì kinh doanh,..

thực trạng:

1.                             thực trạng lợi nhuận kì vọng -> chi đầu tư:

-                     tiềm năng thị trường: dân số 86 triệu người, chỉ số niềm tin người VN cao 118 điểm( thứ 5 TG); doanh thu bán lẻ dự báo tăng 13.6% gđ 2012

-                     rủi ro môi trường đầu tư: môi trường chính trị xã hội ổn định, mức tăng trưởng GDP ổn định, thủ tục hành chính nhiều bất cập, luật ban hành chồng chéo, tính minh bạch ko cao.

-                     Nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất: số lượng lao động nhiều, giá nhân công rẻ, chi phí điện nước, thuê đất rẻ, chất lượng nguồn lao động thấp, phụ thuộc 80% nguyên vật liệu thế giới.

-                     Ưu đãi đầu tư: nhiều ưu đãi, thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông. Hệ thống ưu đãi phức tạp nhất trong khu vực-> khó tiếp cận và quản lí.

2.                             thực trạng lãi suất thực tế tiền vay

-                     lãi suất ko có biến động lớn, lãi suất cơ bản bình quân 2000 là 7.2%; 2007 là 8.3%; gđ 04-06 lãi suất NH tăng liên tiếp-> doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.

3.                             thực  trạng lợi nhuận thực tế

-                     doanh nghiệp NN: tổng lợi nhuận ko ngừng tăng: 2008 tăng 72% so với 2007-> tốc độ chi khu vực NN bình quân tăng 15%/ năm

-                     doanh nghiệp tư nhân: gđ 2000-2008 tổng doanh thu thuần tăng 16 lần, lợi nhuận tăng 27 lần làm tăng chi đầu tư. Tỉ trọng đầu tư 2000 là 22.85% lên 40% năm 2008

-                     doanh nghiệp FDI: năm 2008 lợi nhuận trước thuế là 48.1% , gấp 4,9 lần so với 2000-> thu hút FDI vào VN. Gđ 01-05 quy mô lớn đăng kí là 3.4 triệu USD/ dự án; gđ 06-07 là 14.4 triệu USD/ dự án.

4.                             thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế:

-                     tăng trưởng cao, ổn định trong nhiều năm: tăng trưởng bq 2000-2005 là 7.5%; 2007 là 8.46% là tỉ lệ đầu tư được giữ ổn định tăng đều qua các năm 2005 là 40%, 2007 là 43.1%

-                     cấu trúc tăng trưởng theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. chi nông nghiệp 2000 là 13.85%, 2008 là 6.45% trong khi đó chi công nghiệp dịch vụ chiếm >90%

-                     hiệu quả đầu tư thấp nhưng đang có xu hướng tăng, năng suất lao động tăng-> kích thích đầu tư.

-                     Khó khăn: tăng trưởng chiều rộng là chủ yếu, tỉ trọng đóng góp của vốn, lao động> 3 lần so với đóng góp của TFP

-                     Hiệu quả đầu tư ko cao, thể hiện ở ICOR: 01-06 là 5.1 lần, cao hơn nhiều so với đài loan là 2.7 lần.

5.                             thực trạng chính sách kích cầu

       2008 kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh hưởng đến VN qua thị trường xuất nhập khẩu, niềm tin nhà đầu tư, giảm lợi nhuận kì vọng của nhà đầu tư; đầu tư khu vực công, tư nhân, nước ngoài của VN đều giảm, chỉ số phát triển quy mô vốn đầu tư suy giảm còn 107.8%=> VN đưa ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn giảm thuế, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM…

   - tác động đến lợi nhuận kì vọng: cải thiện môi trưởng đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. đầu tư cơ sở hạ tầng ưu đãi đầu tư, gói kích cầu tăng tức thời lòng tin các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước, quốc tế vào trách nhiệm của NN trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn tin vào triển vọng thị trường, môi trường đầu tư VN=> từ đó tăng lợi nhuận ki vọng, kích thích đầu tư

- tác động tới lãi suất thực tế tiền vay: gói đem lại nhiều hiệu quả tích cực: giảm trực tiếp lãi suất vay vốn của DN, kích thích DN mở rộng đầu tư, hạ giá thành sp, tăng lợi nhuận doanh nghiệp. theo kháo sát hỗ trợ lãi suất có tác động giảm chi phí vay vốn 30-36% giúp giảm giá sp, tiêu thụ hàng tồn kho, tạo việc cho người lao động. hạn chế nguồn vốn hỗ trợ lãi suất giữa các doanh nghiệp ko đồng đểu, chỉ khoảng 20% doanh nghiệp tiếp cận đc với vốn hỗ trợ, hiện tượng doanh nghiệp đảo nợ cũ vay lsuat cao sang vay lãi suất thấp hơn bóp méo mục tiêu của kích cầu.

- tác động tới lợi nhuận thực tế:tích cực: giảm 30% thuế doanh nghiệp trong quý 4/2008 và cả năm 2009, giãn nộp thuế doanh nghiệp trong 9 tháng-> giảm chi phí cho các doanh nghiệp.tính đến khoảng 31.8.2009 có trên 125500 lượt doanh nghiệp vào khoảng 937000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân dược hưởng ưu đãi về chính sach thuế làm tăng lợi nhuận thực tế các doanh nghiệp. Tiêu cực. nhiều doanh nghiệp ko gặp khó khăn vẫn đc giảm thuế, gây thất thoái cho NN

- tác động tới tăng trưởng kinh tế: kt VN vượt khỏi khủng hoảng, GDP 2009 vẫn là 5.32%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 42.6% GDP, tăng 17% sv 2008. ngoài ra chính sách kích cầu còn làm tăng cơ hội kinh doanh của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư=> tăng chi đầu tư.

 Đề tài 5: mối quan hệ giữa 2 nguồn vốn trong nước, nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế VN

1. vai trò

-                     vốn trong nước đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kt

-                     vốn trong nước định hướng cho thay đổi cơ cấu kt, cân bằng thị trường hàng hóa, giúp tăng trưởng, phát triển toàn diện đồng đều.

-                     vốn trong nước đảm bảo phát triển toàn diện ko mất cân đối giữa các vùng miền kinh tế

-                     vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp NN

-                     vốn trong nước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo nền tảng cho ptr kinh tế.

-                     sự lớn mạnh, ổn định vốn trong nước giúp hạn chế mặt tiêu cực của nguồn lực nước ngoài

-                     vốn nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

-                     vốn nước ngoài thúc đẩy chuyển giao cộng nghệ, tăng trình độ công nghệ nước nhận đầu tư

-                     vốn nước ngoài tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế

-                     vốn nước ngoài đóng góp đáng kể vào NSNN và cân đối vĩ mô

-                     vốn nước ngoài góp phần tạo việc làm tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực

-                     vốn nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế VN với thế giới

2. Mối quan hẹ và thực trạng

- kết hợp hai nguồn vốn làm tăng tổng đầu tư toàn xã hội

-Vốn trong nước tác động gián tiếp tới nguồn vốn nước ngoài

- vốn trong nước xây dựng công trình giao thông then chốt: dường bộ, sân bay, bến cảng, đường sắt, công trình thủy lợi, nâng cấp làm mới công trình điện, thông tin liên lạc, tạo điều kiện phát triển sx, thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

- đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển, xã hội, tăng trưởng kinh tế, đóng góp đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư là 13.1% năm 90 lên 32.3% năm 95; gđ 06-07 là 16%

- tác động lan tỏa của vốn đầu tư nước ngoài đến các thành phân kinh tế khác trong nền kinh tế: lan tỏa theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc, theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.

- đầu tư nước ngoài làm tăng trực tiếp nguồn vốn trong nước: thời kì 96-2000 nộp NSNN 1,49 tỷ USD. Gđ 01-05 trên 3.6 tỷ usd, 06-07 trên 3 tỷ usd. Đầu tư nước ngoài tác động tích cực đên cân đối NS, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế, thông qua chuyển vốn vào VN.

Đề tài 6: Mối quan hệ lãi suất, tỉ suất lợi nhuận, quy mô vốn đầu tư.

-                     lãi suất tăng, đầu tư giảm, ngược lại

-                     tỷ suất lợi nhuận tăng, quy mô vốn đầu tư tăng

-                     lãi suất tăng, tỉ suất lợi nhuận giảm

-                     lãi suất tăng-> đầu tư giảm-> tỉ suất lợi nhuận tăng

-                     lãi suất giảm-> đầu tư tăng-> tỉ suất lợi nhuận giảm

-                     tỉ suất lợi nhuận tăng-> đầu tư tăng-> lãi suất tăng

-                     tỉ suất lợi nhuận giảm-> đầu tư giảm-> đầu tư giảm

thực trạng đầu tư ở VN

        1.lãi suất ảnh hưởng đến quy mô đầu tư: khi lãi suất giảm -> tỉ trọng vốn đầu tư./GDP tăng. 2010 lãi suất cơ bản giảm 0.8% so với 2009=> đây là nguyên nhân kích thích đầu tư tăng. Tỉ lệ đầu tư tăng 1.8% 2010 so với 2009. tình trạng lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp co cụm sản xuất kinh doanh, giai đoạn này kinh tế đang phát triển theo chiều rộng nên lợi nhuận/ vốn ko cao=> lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng=> giá thành sản phẩm cao trong khi tăng giá bán trong bối cảnh lạm phát cao rất khó khăn=> tất yếu doanh nghiệp ko muốn mở rộng sản xuất. Đặc biệt ở VN trong điều kiện lãi suất tăng vốn NH sẽ dồn vào doanh nghiệp lớn, dự án lớn ở khu vực DNNN kết quả doanh nghiệp vừa và nhỏ càng khó tiếp cận vốn vay hơn.

        2.tỉ suất lợi nhuận quy mô vốn đầu tư:

    Nếu phân theo nhóm ngành thì về cơ bản nhóm ngành công nghiệp, xây dựng có tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất, xếp sau đó là nhóm dịch vụ và thấp nhất là nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tương ứng với đó là vốn đầu tư khu vưc công nghiệp lớn nhất chiếm 41%, dịch vụ: gần 30% , nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

   Năm 2011 sẽ là năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ khá triệt để, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp, những nhóm ngành nào ít bị ảnh hưởng bởi lãi suất và lạm phát sẽ là những nhóm ngành có thể đạt được mức tỷ suất lợi nhuận tốt hơn những ngành khác trong năm 2011.

   Theo dự đoán nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, hoá chất và ngân hàng vốn lớn nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì tỷ suất lợi nhuận với quy mô vốn đầu tư gia tăng vào năm 2011.

3. thực trạng mối quan hệ giữa 3 yếu tố: 2005 luật doanh nghiệp sửa đổi tạo thuận lợi cho kt tư nhân làm quy mô vốn đầu tư tăng mạnh-> lãi suất tăng, hiệu quả biên của vốn giảm mạnh, thể hiện qua ICOR tăng mạnh lên tới 4.88 lần.

Đề 7: cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lĩ

1.     cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn:

-         cùng sự gia tăng vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong đầu tư. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách: phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng toàn bộ nguồn lực sản xuất của xã hội, phát huy mọi lợi thế và khai thác tiềm năng sẵn có của đất nước. Chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực của toàn xã hội, đầu tư phát triển nhằm thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Hướng hợp lí của cơ cấu đầu tư là việc nâng cao tỉ trọng huy động vốn trong dân cư, vốn tín dụng, ưu đãi và giảm tỉ trọng vốn đầu tư từ NSNN nhằm hạn chế tình trạng thừa vốn trong dân cư trong khi vốn đầu tư cho nền kinh tế bị hạn chế.

-         Tổng vốn đầu tư phát triển 2007 đã tăng 28% so với 2006 cao hơn kế hoạch đề ra. Vốn đầu tư phát triển đều ở cả 3 khu vực: kt quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trong dân tăng  mạnh nhất 35% so với năm trước; tỉ trọng đầu tư trong nc có xu hướng gia tăng hơn. Tính chung giai đoạn 01-07 tổng vốn đầu tư từ NSNN chiếm 22.3% tổng vốn đầu tư xã hội=> vẫn cao=> vẫn chưa hợp lí.

2.     cơ cấu vốn đầu tư hợp lí là cơ cấu mà vốn đầu tư dược ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất phù hợp với yêu cầu và mục tiêu hạn chế của số liệu đầu tư trong cơ câu vốn đầu tư của khu vực NN 2002 khoảng 55-60% là vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Giai đoạn vừa qua, số lượng công trình đầu tư dở dang nước ta nhiều gây lãng phí thất thoát=> cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lí.

3.     cơ cấu đầu tu theo ngành kinh tế:  VN cơ cấu đầu tư theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực có sự chú ý đến các lĩnh vực phát triển con người, giáo dục, y tế, văn hóa, thế thao=> khá hợp lí

4.     cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ: giai đoạn 91-06 cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bước đầu khắc phục được sự phát triển không đồng đều giữa các vùng khó khăn. Nhưng đầu tu còn dàn trải chưa tập trung đúng mức vào những vùng kinh tế trọng điểm. Việc phân bổ vốn đầu tư cho các vùng cần phải căn cứ vào các tiềm năng và điều kiện ban đầu về điều kiện tự nhiên và dân cư xã hội, tiềm năng của vùng có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phat triển kinh tế.

 Đề tài 8: tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam

1.     chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế.

Gđ 01-05 đóng góp vùng tây nguyên  chỉ chiếm 4% GDP( đông nam bộ là 30.6%) nhà nước đẩy mạnh đầu tư vào vùng này, phần nào đã đưa vùng tăng trưởng đi lên

Gđ 06-2010: đóng góp bình quân GDP của tây nguyên tăng 5% tuy nhiên sự tăng lên này khá nhỏ, thể hiện chất lượng đầu tư chưa tốt

2.     chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: ngành nông nghiệp từ chỗ là quan trọng nhất gđ 86-90 đã dần nhường chỗ cho công nghiệp dịch vụ. Ti trọng đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng giá trị đầu tư vẫn tăng qua các năm: năm 05 là 26 nghìn tỷ VNĐ, đến 2009 khoảng 45 nghìn tỉ vnđ.

Tỉ trọng công nghiệp dịch vụ tăng qua các năm thể hiện đúng chủ trương của NN dẫn đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020.

3.     chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

 kinh tế NN vẫn chiếm vị trí chủ đạo nhưng tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm dần giai đoạn 2000-2006 trên 50% tổng vốn đầu tư đến 2008 còn 28.6%

tỉ trọng khu vực vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 là 22.9% đến 2008 là 45.7%.

tuy có sự chuyển dịch nhưng quá trình chuyển dịch này diễn ra vẫn còn chậm, sự thay đổi vẫn rất nhỏ, chưa theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới.

Đề tài 9: đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, tình hình đầu tư của hệ thống doanh nghiệp NN

1.     nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp: đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư bổ sung hàng dự trữ, đầu tư phát triên nhân lực, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đầu tư phát triển thương hiệu, đầu tư khác.

2.     đầu tư hệ thống doanh nghiệp NN: - đầu tư tài sản cố định: - doanh nghiệp NN ở VN hiện nay đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn một số mặt hạn chế, khó khăn về điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống điện nước. Thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng khá phổ biến. Thực trạng chạy, bán dự án nhiều, đầu tư xây dựng cơ bản tràn lan=> tạo nợ đọng xây dựng cơ bản. Ưu: đã có nhiều công trình, nhà xưởng được xây dựng thêm và phát huy tác dụng.

-         đầu tư bổ sung hàng dự trữ: nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu, công nghệ phụ trợ trong nước chưa phát triển,các ngành công nghiệp lớn ở VN chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu. Dệt may xuất khẩu gần 8 tỷ USD năm 2007 nhưng phần lớn số ngoại tệ chi trả nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu bên ngoài. Chưa lập được kế hoạch tồn trữ hợp lí: nhiều doanh nghiệp chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, kế hoạch giữa các bộ phận tách rời nhau. Kế hoạch bán hàng trên thông tin từ khách hàng vào thị trường, bỏ qua khả năng đáp ứng của công ty-> vẫn xảy ra tồn trữ thiếu hụt hay quá mức trong sản xuất-> ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

-         đầu tư phát triển nhân lực: doanh nghiệp NN hiện đang sử dụng một lực lượng lao động đông đảo nhưng năng suất lao động thấp, hiệu quả chưa cao, tính kỉ luật kém, 2007 cung chỉ đáp ứng 30% so với nguồn cầu, tăng 142% và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của DN. Điều kiện làm việc của công nhân còn thiếu thốn, điều kiện y tế chưa chú trọng đúng mức.

-         Đầu tư phát triển khoa học công nghệ: nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến phát triển KH-CN., tỉ trọng chi cho công tác nghiên cứu của các tổng công ty khoảng 0.05-0.1% trong khi ở các nước phát triển là 5-6%

-         Đầu tư phát triển thương hiệu: doanh nghiệp NN đã có nhận thức tốt hơn về vấn đề thương hiệu nhưng họ đang đứng trước bài toán khó: ko biết bắt đầu từ đâu để phát triển thương hiệu.

     Đề tài 10: nội dung nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp, thực trạng huy đống sử dụng vốn của DNNN VN

1.     nội dung:

-         vốn chủ sở hữu: vốn ban đầu, vốn từ lợi nhuận ko chia, phát hành cổ phiểu

-         vốn nợ: phát hành trái phiếu công ty, vốn tín dụng NH, vốn tín dụng thương mại

-         tín dụng thuê mua

2.     thực trạng huy động của DNNN

-         theo mục đích sử dụng:a. đầu tư xây dựng cơ bản: phần lớn vốn đầu tư được sử dụng để đầu tư xây dựng cơ bản. 01-05 trên 85nghin tỉ đồng riêng 06 trên 300 nghìn tỉ đồng; b, vốn lưu động bổ sung: 01-05 lượng hàng tồn trữ tương đối lớn, 20-25%, đang có xu hướng giảm dần-> đây là tín hiệu tốt;c. Vốn đầu tư phát triển khác: đầu tư KH-CN chưa được chú trọng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, có được chú trọng nhưng kết quả chưa cao; đầu tư phát triển thương hiệu, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

-         theo nguồn gốc sở hữu vốn: a. Vốn chủ sở hữu: DNNN làm ăn thua lỗ cuối 04 chỉ còn 25% hoạt động hiệu quả, cơ chế tái bao cấp phổ biến . từ 01 số lượng DNNN được cổ phần hóa tăng đáng kể; b, vốn nợ: theo báo cáo bộ tài chính, 2007 tổng vốn chủ sở hữu của 70 tập đoàn, tổng công ty NN là 323 nghìn tỉ đồng, nhưng số vốn huy động lên đến 448 nghìn tỉ đồng. 28/70 tập đoàn tổng công ty  đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp vào ngân hàng, chứng khoán, bđs,... với giá trị gấp 8.7 lần vốn chủ sở hữu.

-         Tín dụng thuê mua: hình thức đi thuê tài sản ( gồm cả động sản, BĐS) nhưng VN chỉ giới hạn trong động sản, ở VN từ những năm 90 đã có 1 số công ty thực hiện chức năng cho thuê tài chính, mới đầu chỉ là cho thuê thuần, sau đó có cả cho thuê vận hành.

Đề tài 11: Mối quan hệ đầu tư tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Mối quan hệ đầu tư tài sản vô hình- tài sản hữu hình:

-         tác động đầu tư tài sản hữu hình tới đầu tư vào tài sản vô hình: + đầu tư vào hữu hình là cơ sở , nền tảng để đầu tư vào tài sản vô hình;+ đầu tư vào tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy đầu tư vào tài sản vô hình;+ giá trị tài ản vô hình phải năm trong tài sản hữu hình chứa nó

-         tác động đầu tư vào tài sản vô hình tới đầu tư vào tài sản hữu hình:+ đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình+ đầu tư vào tài sản vô hình tạo điều kiện thúc đẩy trở lại đầu tư vào tài sản hữu hình.

Thực trạng:

-         mối quan hệ đầu tư vào tài sản hữu hình tác động tới tài sản vô hình:

+ tích cực: hiện nay hệ thống cơ sở nhà xưởng ngày càng mởi rộng, trang thiết bị hiện đại=> tạo điềukiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước, nhiều sản phẩm đã có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài và vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

+ tiêu cực: tuy đã hiện đại hơn trước nhiều nhưng so với các nước trên TG, hệ thống máy móc thiết bị của VN chủ yếu nhập khẩu từ bên ngoài với nhiều thiết bị cũ, lỗi thời. Hơn 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp bị hỏng nghiêm trọng hoặc không được bảo dưỡng. Ngành mũi nhọn là cơ khí đã lạc hậu 40 năm so với các nước trong khu vực: do thực trạng như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm VN, sản phẩm chất lượng ko cao và ảnh hưởng đến thương hiệu của VN, ko cạnh tranh được với thị trường.

Mqh giữa đầu tư TSVH và TSHH:

theo số liệu thống kê, trên thế giới từ 50-90% giá trị do 1 lao động tạo ra là nhờ vào việc quản trị các TSVH. Theo khảo sát mới đây, tại 1200 doanh nghiệp VN, chỉ có 0.1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp dành cho đầu tư mới công nghệ, thiết bị. Nhập khẩu công nghệ hàng năm của các DNNN chỉ dưới 10% ,tổng kim ngạch nhập khẩu =1/4 các nước phát triển. Do hạn chế trong đổi mới công nghệ dẫn đến khả năng cạnh tranh kém, doanh thu thấp. DNNN liên tục gặp trục trặc khó khăn trong vốn do đầu tư vào TSHH, mở rộng sản xuất kinh doanh.

-         đầu tư phát triển nguồn nhân lưc: 2009: 14730 tỷ, 2011 dự kiến 22600 tỷ

-         cải thiện môi trường làm việc: 50-60% DN ko có cơ sở làm việc riêng phải sử dụng ngày nhà mình, bảo hộ lao động ko đảm bảo.

-         Phát triển thương hiệu 95% doanh nghiệp đươc hỏi trả lời cần phát triển thương hiệu nhưng chỉ 20% biết phải làm sao để phát triển. 16% DN có bộ phận chuyên trách/ phòng tiếp thị chịu trách nhiệm chính về hoạt động tiếp thị. Do hạn chế về tài chính nên nhiều DN còn ngần ngại trong việc đầu tư xây dựng, đăng kí bảo hộ thương hiệu.

Đề 12: đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế xh

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là 1 bộ phận của đầu tư phát triển: nó là việc tiêu dùng vốn trong hiện tại tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao, khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực người lao động, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực: vĩ mô: đầu tư phát triển gd- đt, chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động; góc độ vi mô: đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho y tế, an sinh xh, cải thiện môi trường làm việc, chi phí tiền lương để duy trì tái sản xuất sức lao động , tiền thưởng cho người lao động.

Kết quả, hạn chế: - đầu tư cho giáo dục: đã được chú trọng và cải thiện; - đầu tư cho y tế: chưa đáp ứng đủ nhu cầu, vẫn trong tình trạng quá tải;- đầu tư cải thiện môi trường làm việc: ko gian làm việc, các hoạt động vui chơi giải trí giảm áp lực khi làm việc;- đầu tư về chi phí tiền lương, tiền thưởng: tiền lương cơ bản đã được điều chỉnh nhiều lần, lương cơ bản thấp, ko kịp với sự tăng giá cả thị trường-> khó khăn cho người lao động.

Đề 13: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

-“Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư trên  cơ sở cải tạo và  mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có,xây dựng mới với  những kĩ thuật công nghệ cơ bản như cũ.”

Đặc điểm: + lượng vốn sử dụng lớn và khê đọng lâu

+thời gian thực hiện đầu tư và thu hồi vốn đầu tư lâu

+tính chất kĩ thuật, độ mạo hiểm cao

- “Đó  là hoạt động đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở cải tạo,mở rộng,nâng cấp,đồng bộ hoá,hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật hiện  có ,hoặc xây dựng lại ,hoặc đầu tư mới  một dây chuyền công nghệ,xây dựng một nhà máy mới nhưng kĩ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hoặc   kĩ thuật trung  bình của ngành ,vùng nhằm  duy trì năng lực đã có.”

Đặc điểm: Trong đẩu tư theo chiều sâu khối lượng vốn sử dụng ít hơn,thời gian thực hiện ít hơn và độ mạo hiểm thấp  hơn so  với đàu tư theo chiều rộng.Tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng về lao động.Do tính chất công nghệ hiện đại ,đồng bộ hoá,tự động hoá mà trong đầu tư theo chiều sâu không yêu cấu mức tăng lao động tăng cùng với mức tăng của máy  móc,mức tăng của vốn.

Mối liên hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu:

Hai hình thức đầu tư  này thường được thực hiện ở  những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư theo chiều rộng tiến hành khi bắt đầu sản xuất  kinh doanh, hoặc trong quá trinh sản xuất kinh doanh muốn mở rộng quy  mô.Còn đầu tư theo chiều sâu tiến hành khi dây chuyền sản xuất đã cũ, khó tiếp tục duy trì năng suất hiện có. Có lúc hai hình thức này đươc  tiến   hành cùng một lúc và rất có thể bị lẫn vào nhau.

-Đầu tư theo chiều rộng là cơ sở nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả.

-Đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất,tiếp tục đầu tư theo chiều rộng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: