Văn hóa: Trang phục Đế quốc
1. Phân loại
- Lễ phục: trang phục dùng trong các nghi lễ quan trọng. Đối tượng dùng: vua chúa, quan lại, dân thường.
- Triều phục: Trang phục dùng trong các ngày triều hội trong triều đình xưa, thường là vào mùng 1 và 15 hàng tháng. Đối tượng dùng Vua chúa, quan lại.
- Thường phục: trang phục mặc vào các ngày thường triều trong triều, thường là các ngày mùng 5, 10, 20, 25 hàng tháng. Đối tượng dùng: Vua chúa, quan lại.
- Tiện phục: trang phục mặc thường ngày khi không phải làm việc. Đối tượng dùng: Tất cả.
2. Trang phục Hoàng đế
2.1. Lễ phục
Có 2 loại lễ phục là Lễ phục Cổn Miện dùng trong tế Giao và lễ phục Xuân Thu dùng trong tế Tông Miếu.
2.1.1. Lễ phục Cổn Miện
Cấu tạo chung của bộ Cổn Miện
1) Mũ Miện 12 dây lưu nhìn từ trên xuống.
2) Mũ Miện nhìn từ trực diện.
3) Mũ Miện nhìn ngang.
4) Dây thùy anh màu vàng gắn trâm ngọc.
5) Cái Hốt (còn gọi là Khuê, Trấn Khuê...)
6) Hia
7) Đại đới
8) Cách đới
9) Bội
10) Tạp bội
11) Tiểu thụ
12) Cổn phục 12 chương
Cấu tạo cụ thể của bộ Cổn phục 12 chương (12 hoa văn):
1) Áo xanh đen có 6 chương, bao gồm:
- a, Nguyệt (Mặt trăng)
- b, Nhật (Mặt trời)
- c, tinh thìn ( Sao)
- d, Sơn (Núi)
- e, Long, (Rồng)
- f, Hoa trùng.
2) Thường cũng với 6 chương
3) Tế tất thêu 2 chương là Long và Sơn
4) Đại thụ
Ảnh mặt Lễ phục:
2.1.2. Lễ phục Xuân thu
- Mũ Xuân Thu: làm bằng sa trừu màu đen, đính 1 bông hoa bạc, khảm 1 hạt pha lê lấp lánh.
- Võng Cân: một chiếc, sức bốn khuyên bạc.
- Áo giao lĩnh: làm bằng sa mát thuần chỉ màu thiên thanh, áo lót là bằng sa mát thuần chỉ màu tuyết bạch, đều thêu hoa văn rồng mây, sóng nước. Hoặc làm bằng đoạn bát ti thuần bóng chỉ hai lộ, màu thiên thanh, thêu rồng mây, bên trong lót giao lĩnh 12 hoa mẫu đơn chéo màu ngọc lam. Cổ áo và 2 dải thùy lưu đều dùng màu gốc của áo.
- Thường: làm bằng sa mát thêu hoa nhỏ, màu ngọc lam, viền bằng đoạn Bát ti bóng màu thiên thanh. Kế y làm bằng lụa sống.
- Bít tất: thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu lam, giữa là tơ Bát ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, trong lót lụa đỏ.
- Hia: có thân hia bằng tơ bát ti bóng màu thâm, bên trong lót lĩnh bóng màu bảo lam.
2.2. Triều phục
Bao gồm mũ Cửu Long Thông Thiên (tức mũ Xung Thiên) và Bào phục.
2.2.1. Mũ Cửu Long Thông Thiên
Mũ đại triều Cửu Long Thông Thiên đính 31 hình rồng vàng, 30 hình ngọn lửa, phía trước và sau đều có 1 bác sơn, 1 hoành long, hốt bọc pha lê lấp lánh và hốt thông thiên mỗi thứ 2 chiếc; 1 liên đằng, 1 nhiễu tường, 1 đóa hoa hình tròn, 30 đóa mây đều kết bằng chỉ; các hạng ngọc dùng để khảm sức như hỏa tề, kim cang, trân châu gồm 140 hạt, mắt mỗi con rồng đều khảm 1 hạt trân châu nhỏ. Trước khi đội mũ vua thắt Võng cân sức 4 khuyên vàng.
2.2.2. Bào phục
- Áo bào: Làm bằng sa đoạn màu vàng chính sắc, thêu các hình rồng mấy sóng nước lớn nhỏ và 4 chữ Phúc Thọ, áo sa dày thêu hoa tứ hữu (Mai , lan, cúc, trúc) hoặc loại trừu màu hoa xích thêu hoa tứ hữu. 2 cánh phú hậu ở lưng (xem phần triều phục vua chúa thời Lê Trung Hưng) dùng đoạn Bát ti bóng màu bảo lam, mặt trước và sau đều có 2 chữ Vạn thọ, 3 hình rồng, 2 ống tay áo và 2 cánh đều có 1 hình rồng. Các hoa văn san hô, hỏa lựu đều xâu chuỗi bằng các hạt ngọc châu nhỏ. Cổ áo may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết bạch. Tùy lưu (2 dải thắt nhỏ ở nách tác dụng như cúc áo ) đều thêu hình rồng mây.
- Thường: làm bằng sa mát bóng màu hoa xích, thêu các hình rồng ổ, sóng nước, cổ đồ, bát bảo; phía dưới nối với hình hồi văn, liên đằng, lan can màu hoa xích, gấm đoạn lót lụa màu đỏ, gấm hạng nhất thêu hoa sen thuần vàng màu lục lam. Kế y làm bằng lụa sống.
- Đai: làm bằng đoạn bát ti bóng màu vàng chính sắc may xen với tơ màu xích vũ, đính 18 miếng sừng tê hình mộc dài, bên ngoài bọc vàng khảm 92 hạt trân châu.
- Bít tất: có thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu bảo lam, ở giữa là tơ Bát ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, phía trên gắn hộ tất.
- Hộ tất: là miếng lót đầu gối được buộc vào sau đó mới đi hia len, làm bằng tơ Bát ti bóng màu vàng chính sắc, thêu hình rồng mây, sóng nước, tất cả đều dùng kim tuyến theo kiểu hồi văn, viền gấm hạng nhất thuần vàng màu bảo lam, bên trong lót trừu đỏ bông.
- Hia: có thân hia làm bằng tơ bát ti màu thâm, thêu các hình rồng mây, sóng nước, hoa bằng kim tuyến, bên trong lót tơ bát ti màu đỏ.
Hình ảnh minh hoạt hoàng đế mặc triều phục:
2.3. Thường phục
Bao gồm mũ Cửu Long Đường Cân và Long Bào
2.3.1. Mũ Cửu Long Đường Cân
Loại mũ này là biến thể của mũ Xung Thiên có phần gáy mũ nhô cao, chỏm mũ khum tròn chùm về phía trước, choãi ra 2 bên thành hình chữ bát
2.3.2. Long Bào
Áo bào làm bằng sa mát bóng thuần chỉ, màu vàng chính sắc, bên trong lót cùng màu, thêu rồng ổ lớn và các hình cổ đồ, bát bảo, sóng nước, mắt rồng đều khảm hạt hổ phách màu huyền, còn lại đều xâu chuỗi các hạt châu ngọc nhỏ.
Hai mặt áo và hai ống tay áo đều xâu chuỗi các hạt châu ngọc làm thành hình mỹ tự (Tức là các chữ Phúc, Lộc, Thọ...).
Cổ áo lót đoạn Bát ti bóng màu vàng chính sắc thêu hình rồng mây. Hai dải thùy lưu đều thêu hình rồng mây. Thường dùng sa mát bóng thuần chỉ màu hoa xích, thêu hình rồng ổ, sóng nước, cổ đồ, bát bảo, cành hoa...phía dưới nối với hình hồi văn, liên đằng, lan can màu hoa xích, gấm đoạn lót lụa màu đỏ, gấm hạng nhất thêu hoa sen thuần vàng màu bảo lam. Kế y làm bằng lụa sống. Bít tất có thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu màu bảo lam, ở giữa là tơ Bát ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, lót sa, trừu bóng màu đỏ. Hia giống hia Đại triều
Đặc điểm của Long bào thường phục khác với Long bào triều phục là có rất nhiều hoa văn sóng nước, cổ đồ, bát bảo cùng với các chư Phúc, Lộc, Thọ...được kết từ các hạt ngọc châu. Hoa văn bát bảo (bát bửu) là dạng hoa văn rất phổ biến ở Á Đông ảnh hưởng từ tinh thần đạo Phật và Lão, gồm 8 bảo vật được cho là nếu kết hợp lại trên một bộ trang phục, kiến trúc, đồ đạc...sẽ mang lại may mắn
Hoàng Thái tử sẽ đội mũ Thất Long Đường Cân, có sự gia giảm chi tiết bớt đi so với Cửu Long Đường cân, ngoài ra mũ Cửu Long Đường cân và long bào thường phục cũng được dùng làm lễ phục Tịch Điền. Có điều dạng thức Long bào trong lễ phục Tịch Điền sẽ được cải biên thành áo hẹp tay, xẻ 4 vạt, thắt đai loan, được gọi là áo Long trấn.
Hình ảnh minh họa hoàng đế mặc thường phục 1:
Hình ảnh minh họa hoàng đế mặc thường phục 2:
2.4. Quân phục
Quân phục của được dùng cho duyệt binh, thực hiện các nghi thức về mặt quân sự.
2.4.1. Quân phục truyền thống:
Một bộ quân phục bao gồm mũ võ Đại Long và áo Hoàng bào hẹp tay có vân kiên liền cổ màu xanh thẫm
- Áo bào hẹp tay: làm bằng sa mát bóng thuần chỉ màu vàng chính sắc, thêu rồng mây, sóng nước, cổ đồ, bát bảo, lót trừu màu hoa xích thêu mẫu đơn, bướm. Viền gấm hạng nhất hoa sen thuần vàng màu bảo lam, đều xâu chuỗi các hạt trân châu, san hô nhỏ. Vân kiên liền cổ áo làm bằng đoạn Bát ti bóng màu thiên thanh , thêu rồng mây, sóng nước, cổ đồ, bát bảo.
- Áo ngắn mã quái: hai chiếc, làm bằng tơ Bát ti thâm, thêu hình rồng mây, sóng nước, hình con dơi, ngọn lửa.
- Thường kép: may bằng tơ Bát ti bóng màu vàng chính sắc, thêu đôi phượng và các hình liên đằng, hồi văn. Dưới gấu làm bằng tơ Bát ti bóng màu hoa xích thêu rồng mây, sóng nước, liên đằng, hồi văn, lót trìu màu hoa xích thêu hình mẫu đơn bướm. Bốn bên may liền tơ bát ti bóng màu Ngọc lam. Viền gấm hạng nhất hoa sen thuần vàng màu bảo lam gắn trừu màu đỏ thêu mẫu đơn, bướm. Thùy anh, long bài vàng ba mặt đều bằng vàng hình chiếc mộc rồng mây, xung quanh sợi nhiễu tuyến khảm các loại ngọc hỏa tề, trân châu, kim cang, san hô hơn 300 hạt, hơn 50 dải thùy anh kim tuyến.
- Đai loan: 1 chiếc, lan can kim tuyến Tây dương khảm 1 hạt kim cang hình phương đình. Xung quanh khảm hạt kim cang, bên ngoài bọc vàng, khuy kép, chân cúc xâu chuỗi trân châu, san hô, thanh liễu hình hoa 9 đóa.
- Hia: có thân làm bằng tơ Bát ti màu thâm may xen với tơ Bát ti màu vàng chính sắc, lót tơ Bát ti bóng màu hoa xích
Hình ảnh minh họa hoàng đế mặc quân phục truyền thống:
2.4.2. Quân phục kiểu châu Âu:
Đội nón vàng, đeo ngù vàng ở vai, mang kiếm ở thắt lưng và đi bốt da cao tới gần đầu gối. Áo hẹp tay 4 vạt dùng cho cày ruộng Tịch Điền với quân phục Châu Âu, đội thêm với nón và khăn xếp.
Hình ảnh minh họa hoàng đế mặc quân phục kiểu châu Âu 1:
Hình ảnh minh họa hoàng đế mặc quân phục kiểu châu Âu 2:
Hình ảnh minh họa hoàng đế mặc quân phục kiểu châu Âu 3:
3. Trang phục quan lại
3.1. Lễ Phục
3.1.1. Lễ phục Tế giao
Lễ tế Giao là lễ tế quan trọng bậc nhất trong các triều đại phong kiến Á Đông theo Nho giáo
Đế quốc Phù Nam quy định lễ phục dùng trong Tế Giao là Cổn Miện đồng thời chỉ có hoàng tử, thân vương và các quan từ chính tam phẩm trở lên được dự Tế giao
Hoàng đế đội mũ Miện có 12 dây lưu trên dây lưu xâu 12 viên ngọc, áo Cổn có 12 hoa văn (gọi là Chương)
Cấp dưới thì ít số dây lưu và Chương hơn
Theo quy định thì:
- Hoàng tử và thân vương Cổn Miện 9 dây lưu, 9 chương
- Quan từ chính nhị phẩm trở lên Cổn Miện 6 lưu 5 chương
- Quan văn tòng nhị phẩm và chính tam phẩm Cổn Miện 4 lưu 3 chương
Cổn Miện 9 lưu 9 chương của vương công, hoàng tử, thân vương
1) Mũ Miện : Miện bản trước tròn, sau vuông, trước và sau đều gắn 9 dây lưu, mỗi dây bằng tảo ngũ sắc, 9 tựu, xâu 9 ngọc; trâm ngà, dây hoằng màu huyền đính tua màu đỏ; dây khoáng màu xanh, sung nhĩ chốt ngọc trấn màu trắng.
2) Bác Sơn bằng vàng: Bác sơn là loại trang sức hình trăng lưỡi liềm gắn trên trán các loại mũ Phốc đầu và mũ Xung Thiên, mũ Miện
3) Hốt ngà
4) Áo Cổn: màu xanh, thêu 5 hoa văn (chương) Sơn, Long, Hoa Trùng, Tông di, Hỏa; Long ở 2 vai, Sơn ở lưng, các chương Hỏa, Hoa trùng, Tông di mỗi chương 3 hình ở ống tay áo, cổ áo cùng màu với màu áo.
5) Tế tất: màu đỏ nhạt, thêu 2 chương Hỏa và Sơn.
6) Đại thụ: màu đỏ nhạt, trên thêu 2 chương Hỏa, Sơn, phía dưới nối với tua ngũ sắc.
7) Ngọc bội: 2 dải, mỗi dải 1 ngọc hành, 2 ngọc cư; các loại hoàng, xung nha trở lên đều dùng đồng mạ vàng; từ ngọc hành trở xuống thắt với năm dây chập xâu với trân châu chất liệu ngọc, phía trên có móc thau mạ vàng.
8) Chương Phủ (Hoa văn lưỡi rìu) trên thường
9) Chương Phất (Hoa văn chữ Á 亞) trên thường
Ngoài ra còn có
- Thường: màu đỏ nhạt; thêu 4 chương Tảo, Phấn mễ, Phủ. Phất, mỗi chương 2 hình
- Cách đới: màu đỏ nhạt viền vàng
- Tất: phía trên gắn hộ tất may bằng gấm, hia đầu vuông màu đen.
Cổn miện 6 lưu 5 chương và Cổn Miện 4 lưu 3 chương
Cồn Miện 6 lưu 5 chương dùng cho các quan chính nhị phẩm trở lên
- Mũ Miện: 6 dây lưu, xâu 6 hạt châu, xung quanh miện bản quấn đồng khắc hoa văn mây rủ; mũ mạ vàng sức bác sơn vàng. 2 giao long vàng, 1 kim tuyến, ở chỗ cài trâm cũng sức bằng vàng, còn lại đều theo quy chế Miện phục cho hoàng tử và vương công.
- Áo Cổn: màu xanh 3 chương thêu Phấn Mễ 2 hình ở vai 1 hình ở lưng; Tảo, Tông di ở 2 tay áo, mỗi chương 3 hình; cổ áo như màu áo.
- Thường: màu đỏ nhạt 2 chương, thêu Phủ, Phất mỗi chương 2 hình; cổ áo Trung Đơn làm bằng sa trắng thêu 7 hình Phất.
- Đại Thụ và Tế Tất đều thêu chương Sơn. Đại Thụ làm bằng là trắng, eo không có viền, ở chỗ rủ xuống viền màu lục. Ngọc bội xâu bởi 3 viên ngọc châu thái thảo, còn lại đều theo quy chế bội, thụ như của hoàng tử và vương công. Đai màu đỏ nhạt, mặt trước sức 6 miếng gốm hình vuông lẫn hình quả trám, bề mặt đều khảm đồi mồi, viền đồng mạ vàng.
Cổn miện 4 lưu 3 chương
Dành cho quan văn tòng nhị phẩm và chính tam phẩm
- Mũ Miện: 4 dây lưu xâu 4 viên ngọ, còn lại theo quy chế của quan chính nhị phẩm, có điều lược bỏ đi 2 hình giao long vàng trên mũ.
- Áo Cổn: màu xanh 1 chương thêu Phấn mễ 2 hình ở vai áo, 1 hình ở lưng, ở 2 ống tay áo cũng thêu mỗi bên 2 hình
- Thường: màu đỏ nhạt 2 chương thêu 2 hình Phủ và 2 hình Phất
Tết tất, đại thụ, ngọc bội, đai đều như Cổn Miện 6 lưu 5 chương
3.1.2. Lễ phục Tịch điền
Trong lễ Tịch Điền quan võ mặc áo bào hẹp tay màu lam đội mũ Hổ Đầu.
Quan văn đội mũ Văn Công, mũ Xuân Thu.
Bát cửu phầm quan văn đội Anh Cân, áo Thái y hẹp tay.
Hoàng tử và vương công đội mũ Kim Quan, áo Thái bào hẹp tay màu đỏ.
Các dạng trang phục này đồng thời cũng là các dạng triều phục và thường phục của quan lại được tận dụng để làm lễ phục Tịch Điền
3.2. Triều phục
3.2.1. Triều phục của Thái tử, hoàng tử, thân vương
Thất Long Đường Cân
Thường phục của hoàng đế là Long Bào kết hợp với mũ Cửu Long Đường Cân, thái tử thì sử dụng long bào đỏ kết hợp với mũ Thất Long Đường Cân.
Về kiểu dáng mũ Thất Long Đường Cân gần giống như Cửu Long Đường Cân chỉ có khác là mũ này giảm bớt số hoa văn rồng xuống còn 7 và cũng giảm một số dạng hoa văn khác xuống.
Kết hợp với mũ Thất Long Đường Cân là long bào màu đỏ sẫm (Đại Xích) với rồng 4 móng (mãng bào)
Mũ Bình Đính (Bình Thiên)
Mũ Bình Đính dành cho các hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân vương, thân công, quận công
Hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân vương, quận vương
- Mũ Bình Đính: 6 hoa vàng, 6 rồng, 4 giao long, 24 vân khí, 10 ngọn lửa, 4 nhiễu tuyến, 4 hình cổ đồ và thùy văn, đỉnh mũ trổ 2 hình long vân, bao đỉnh trổ 4 hình long vân, 28 biên bao.
- Áo bào: Áo bào Đại vân màu đỏ sẫm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim.
- Đai: Trước sau có 18 miếng, bề mặt trổ hình mãng khảm vàng, các miếng đai đều bọc vàng.
- Thường: Làm bằng sa mát màu hoa xích ngũ sắc gia kim, thêu hình kỳ lân.
Với hoàng tử, thân vương được phong tước thân công, quốc công
- Mũ Bình Đính: 4 hoa vàng và rồng, 2 giao long, 24 vân khí, 10 ngọn lửa, 4 nhiễu tuyến, 2 hình cổ đồ và thùy văn, đỉnh mũ trổ 2 hình long vân, bao đỉnh trổ 4 hình long vân, 28 biên bao.
- Áo bào: Áo bào tứ linh màu đại xích làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim.
- Đai: Phải trái trước sau 18 miếng; đai của thân công bề mặt trổ hình kỳ lân khảm vàng, đều bọc vàng; đai của quốc công miếng chính giữa ở phía trước trổ hình kỳ lân khảm vàng, 4 miếng hình dẹt ở bên phải và trái mặt trổ hoa khảm vàng, 3 miếng còn lại bề mặt khảm gương, các miếng đai xen kẽ nhau đều bọc vàng.
- Thường : như của thân vương, quận vương
Mũ Kim Quan
Mũ Kim Quan kết hợp với áo bào tứ linh màu đỏ là triều phục của hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công, hương công, huyện hầu và hương hầu.
Về kiểu dáng mũ Kim Quan rất giống mũ Bình Đính chỉ khác về hoa văn và vài dạng trang sức trên mũ.
Cụ thể
Hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công
- Mũ Kim quan: Sức 2 Bác sơn vàng, phía trước và sau 3 hoa vàng, phía trước 4 giao long vàng, trên đỉnh 2 hình mây, 1 cánh sau, 1 hổ kỳ bờm hổ), 2 hổ nhĩ (tai hổ), 6 vân khí, đỉnh mũ trổ 1 thùy văn, 4 ngọn lửa, đều kết chuỗi hạt giả chu.
- Áo bào: Áo bào tứ linh màu hoa xích làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc giả kim.
- Đai: Miếng chính giữa ở phía trước trổ hình kỳ lân khảm vàng, 17 miếng còn lại bề mặt khảm gương, đều bọc vàng.
- Thường: Bằng sa mát màu hoa xích ngũ sắc gia kim, thêu hình kỳ lân.
Hoàng tử, hoàng thân được phong hương công, huyện hầu, hương hầu.
- Mũ Kim Quan: Sức 2 Bác sơn vàng, trước và sau 2 hoa vàng, còn lại như tước quận, huyện công.
- Áo bào, đai, thường: như tước quận, huyện công
Đồ giải 1 chiếc mũ Kim Quan
1) Thùy văn
2) Hổ kỳ
3) Cánh hậu
4) Giao long
5) Hoa vàng
6) Vân khí
7) Hổ nhĩ
3.2.2. Triều phục Quan lại
Mũ Phốc đầu
Quan văn sẽ đội mũ Phốc đầu dáng tròn quan võ đội mũ Phốc đầu dáng vuông
Đồ giải mũ Phốc đầu
Mặt trước
1) Trang sức Bác sơn (còn gọi là khỏa kiều)
2) Hoa vàng
3) Giao long vàng
4) Khỏa giản vàng (còn gọi là hốt)
5) Cánh chuồn mũ đầu bọc vàng (Ở các cấp cao hơn thì viền cánh chuồn được bọc vàng) bề mặt trang trí giao long vàng
Mặt sau
1) Như ý vàng (Đây là chỗ dùng để cài cánh chuồn vào)
2) Nhiễu tuyến (Ở cấp dưới chỉ làm bằng the đen thôi nhưng đây là cấp cao nên được bọc vàng)
Quy chế đội mũ Phốc đầu
- Chính nhất phẩm: 1 Bác sơn vàng, nghạch tường cao 4 phân phía ngoài trổ hình giao long, 2 khoản giản vàng, phía trước 1 hoa vàng, 2 giao long vàng, phía sau 2 hoa vàng, 2 cánh chuồn viền bọc vàng, bề mặt trang sức long bỡn ngọc bằng vàng, đầu cánh chuồn đều sức vàng, 2 như ý và nhiễu tuyến vàng.
- Tòng nhất phẩm: như chính nhất phẩm nhưng ngạch tường cao 3 phân, trổ hình hoa, mặt mũ không có ngọc châu, đầu 2 cánh chuồn không sức vàng.
- Chính nhị phẩm: 1 bác sơn vàng, 2 khỏa giản vàng, phía trước 1 hoa vàng, 2 giao long vàng, phía sau 2 hoa vàng, 2 cánh chuồn viền bọc vàng bề mặt trang sức giao long, 2 như ý và nhiễu tuyến vàng.
- Tòng nhị phẩm: như chính nhị phẩm, chỉ khác là bỏ trang sức giao long ở mặt mũ.
- Chính tam phẩm: 1 bác sơn vàng, 2 khoản giản vàng, phía trước và sau có 1 hoa vàng, 2 giao long vàng, 2 cánh chuồn viền bọc vàng, 2 như ý và nhiễu tuyến vàng.
- Tòng tam phẩm: như chính tam phẩm nhưng bỏ 2 giao long vàng.
- Chính và tòng tứ phẩm: 1 bác sơn bạc, 2 khóa giản vàng, phía trước và sau đều 1 hoa vàng, 2 cánh chuồn viền bọc vàng, 2 như ý và nhiễu tuyến bạc.
- Chính và tòng ngũ phẩm: 1 bác sơn bạc, 2 khoản giản bạc, trước và sau đều 1 hoa bạc, 2 cánh chuồn viền bọc bạc, 2 như ý và nhiễu tuyến bạc.
- Chính tòng lục phẩm: phía trước và sau đều có 1 hoa bạc, 2 cánh chuồn viền bọc bạc, 2 như ý và nhiễu tuyến bạc.
Bào phục
- Quan từ Tam phẩm trở lên mặc mãng bào
- Trong đó quan trên nhất phẩm mặc mãng bào tía
- Chính nhất phẩm mãng bào màu cổ đồng (đỏ nâu hoặc đỏ sậm)
- Tòng nhất phẩm mặc mãng bào màu thiên thanh
- Chính nhị phẩm màu cam bích
- Tòng nhị phẩm màu quan lục (xanh đen hoặc xanh lá đậm)
- Chính tam phẩm áo màu bảo lam
- Tòng tam phẩm màu ngọc lam
- Quan tứ phẩm mặc Giao bào màu quan lục
- Quan ngũ phẩm không mặc mãng hay giao bào mà mặc áo bào bằng trừu thêu hoa màu bảo lam với bổ tử hình vân nhạn (Ngỗng trời).
- Quan Quan lục phẩm mặc áo bào bằng trừu bóng 0 thêu hoa màu bạch lam với Bổ tử Bạch nhàn (gà lôi trắng)
Kết cấu chung của 1 bộ triều phục nhà Nguyễn gồm võng cân - đai - áo bào - mũ Phốc đầu - hốt - hia .
Ngoài ra, Triều phục hay Thường phục của vua quan đều mặc lót trong với Kế y và Thường.
Kế y (còn gọi là Xiêm) loại áo kết hợp với thường dùng để mặc trong, tuy nhiên khác với thường ở các thời trước thì thường của áo Kế y được may liền luôn vào thân áo, trên thường thêu vô số hoa văn cổ đồ, bát bảo, linh thú... màu của thường trùng với màu áo ngoài, còn thân áo Kế y thì là dạng không có ổng tay với cổ tròn.
3.3. Thường phục
Quan văn:
- Trên nhất phẩm: Đội mũ Văn Công sức toàn vàng, 2 dải thùy anh trang sức kim hoa khảm ngọc châu.
- Nhất phẩm: Văn Công toàn vàng.
- Nhị phẩm: Văn Công 0 vàng.
- Tam phẩm: Văn Công 0 vàng.
- Tứ Phẩm: Mũ Đông Pha có hoa vàng ở mặt trước.
- Ngũ phẩm: Đông Pha phía trước 2 hoa và giao long bạc, sau 1 hoa bạc 2 giao long bạc.
- Lục phẩm: Đông Pha trước 1 hoa và 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc.
- Thất phẩm: Mũ Văn Tú Tài, phía trước 1 hoa bạc, 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc.
- Bát phẩm: Văn Tú Tài trước và sau 1 hoa bạc
- Cửu phẩm: Văn Tú Tài trước 1 hoa bạc
- Chưa nhập lưu (Chưa chính thức vào biên chế): Trước sau đều trang sức 1 sợi bạc.
Quan Võ:
- Trên nhất phẩm: Mũ Hổ Đầu: sức toàn vàng
- Từ Nhất tới Tam phẩm: đều đội mũ Hổ Đầu nhưng 0 sức vàng
- Tứ phẩm tới Lục phẩm: Mũ Xuân Thu.
- Tòng thất phẩm tới tòng Cửu Phẩm (Theo quan chế nhà Nguyễn Quan võ từ Thất phẩm trở xuống thì chỉ có tòng không có chính): Mũ Văn Tú Tài
- Chưa nhập lưu: Phong Cân trước sau 1 sợi bạc.
Trong các loại mũ trên thì Đông Pha, Văn Tú Tài và Phong Cân gần như có hình dáng giống hệt nhau chỉ khác về hoa văn, họa tiết.
Mũ Văn Công
Mũ Văn Công là mũ Thường phục của quan Văn Nhất, Nhị và Tam phẩm có 2 dải thùy anh sức hoa vàng khảm ngọc châu
Đồ giải Mũ Văn Công
1) Trang sức giao long vàng
2) Hoa vàng đính ngọc châu
3) Dải thùy anh sức hoa vàng khảm ngọc châu
Mũ Văn Công sẽ được kết hợp với áo thường phục dạng giao lĩnh bằng sa đoạn, cổ áo màu trắng, ngực gắn với bổ phục tùy cấp
Mũ Đông Pha, Văn Tú Tài, Phong Cân
Như đã nói ở trên 3 loại mũ này thực tế có kiểu dáng cơ bản giống y như nhau, chỉ khác nhau về trang sức hoa văn và màu sắc
Văn giai nhân chưa nhập lưu (chưa nhận chức, chưa vào biên chế) sĩ tử thi đỗ, hoặc mãn đại nhiêu học, hoặc sáu năm nhiêu học, mũ dùng Phong Cân, trước sau mũ thêu hoa bạc đều một cái, mặc theo thân phận mình, áo giao lĩnh, sa đoạn bằng các sắc xanh, lục, lam, đen, không bổ tử
Mũ Phong Cân thì còn được dùng làm lễ phục cho dân gian tuy nhiên không được thêm nhiều trang sức và phải nhuộm màu đen. Thứ dân chưa làm quan; phàm có việc nghi lễ gia quan, mũ dùng Phong Cân sắc đen, không thêu hoa, áo dùng áo giao lĩnh màu thâm, giày, tất đều màu đen
Mũ Hổ Đầu
Mũ Hổ Đầu là dạng mũ đặc trưng dành cho võ quan nhà Nguyễn, theo quy chế năm 1804 thì quan Võ từ nhất tới Tam phẩm đội mũ Hổ Đầu với thường phục có Bổ Tử là Kỳ Lân, Bạch Trạch, Sư Tử
Đồ giải 1 mũ Hổ Đầu
1) Bác sơn vàng
2) Hoa vàng
3) Giao long
4) Thùy văn
5) Hổ kỳ
6) Nhiễu tuyến
7) Thùy anh
8) Cổ đồ
Các cấp quan võ được mặc cả áo Mãng Lan cộng với mũ Hổ Đầu
- Thống quản: Đội mũ Hổ Đầu có bác sơn vàng, mặt trước và sau 3 hoa vàng, 2 giao long, 2 cổ đồ và thùy văn, 1 hổ kỳ, biên bao, nhiễu tuyến. Mạc áo Mãng Lan màu tử đàn, may bằng đoạn ngũ sắc gia kim, áo song khai, thường kép.
- Cai quản: 1 hoa vàng phía trước, còn lại như thống quản. Áo Mãng Lan màu tương sẫm.
- Chưởng phủ đô thống: Thêm 2 hình ngọn lửa vàng. Áo Mãng Lan màu tử đàn.
- Thống chế, chưởng vệ: Mũ sức vàng. Áo Mãng Lan màu mộc xích.
- Vệ úy: Bỏ 2 giao long vàng ở trước mũ. Áo Mãng Lan màu tương sẫm.
- Phó vệ úy: Bỏ 2 giao long vàng và hoa vàng. Áo Mãng Lan màu bảo lam và thiên thanh.
Tất cả các cấp trên đều dùng đai có miếng chính giữa phía trước sức vàng, trổ hoa, các miếng ống ở bên trái và phải dùng mai đồi mồi bọc vàng xen kẽ bọc bạc, 0 mạ.
Áo Mãng Lan là một dạng áo sáng tạo độc đáo của nhà Nguyễn dùng cho quan võ mặc khi đang làm nhiệm vụ hoặc mặc làm thường phục, về cơ bản nó chính là Mãng bào nhưng ống tay áo hẹp và bó sát cổ tay, vạt áo cũng ngắn hơn (chỉ dài quá gối một chút).
Mũ Xuân Thu
Mũ Xuân Thu vừa dùng làm mũ tế cho vua lại dùng cả làm mũ thường phục cho quan lại.
Dĩ nhiên mũ Xuân Thu của vua đội chắc chắn cầu kỳ được sức hoa vàng bạc nhiều hơn mũ Xuân Thu thường phục cho quan lại, mũ Xuân Thu đi với thường phục áo giao lĩnh có Bổ tử dành cho quan lại được quy định như sau:
- Hoàng tử, hoàng thân, tôn thất được phong tước thân - quận vương, thân - quốc quận - huyện - hương công, huyện và hương hầu: Đội mũ Xuân Thu sức toàn vàng. Mặc áo giao lĩnh cổ màu trắng, được phép dùng tùy ý 1 trong 4 màu xanh, lục, lam, đen. Bổ tử trên áo giao lĩnh là Kỳ Lân - Bạch Trạch - Sư Tử. Thường nền vàng
- Hoàng tử, hoàng thân, tôn thất được phong tước kỳ ngoại - kỳ nội - đình hâu, trợ quốc khanh: Mũ Xuân Thu sức vàng bạc đan xen, trước và sau đều có 1 hoa bạc, các trang sức hoa, giao long đều bằng bạc. Áo giao lĩnh cổ màu trắng, màu cũng được tùy ý như trên. Bổ tử trên áo là Hổ. Thường nền đỏ.
- Hoàng tử, hoàng thân, tôn thất được phong tước tá quốc - phụng quốc khanh, trợ - tá quốc úy: Mũ Xuân Thu trước 2 hoa và giao long, sau 1 hoa và 2 giao long bằng bạc. Áo giao lĩnh cổ trắng, màu cũng được tùy ý như trên. Bổ tử trên áo là Báo. Thường nền đỏ.
- Hoàng tử, hoàng thân, tôn thất được phong tước phụng quốc úy, trợ - tá - phụng quốc lang: Mũ Xuân Thu trước 1 hoa 2 giao long, sau 1 hoa bạc. Áo giao lĩnh cổ và màu như trên. Bổ tử trên áo là Hùng (Gấu). Thường nền đỏ.
- Công tử được phong tước đình hầu và quan võ tứ phẩm: Mũ Xuân Thu trước sau có 1 hoa vàng, còn lại các trang sức giao long và hoa đều sức bạc. Áo giao lĩnh cổ và màu như trên. Bổ tử trên áo là Hổ. Thường các công tử màu lục, quan tứ phẩm màu đỏ.
- Quan võ ngũ phẩm : Mũ Xuân Thu trước 2 hoa và giao long bạc, sau 1 hoa và 2 giao long bạc. Áo giao lĩnh cổ và màu như trên. Bổ tử hình Báo. Thường nền đỏ.
- Quan võ lục phẩm: Mũ Xuân Thu phía trước 1 hoa và 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc. Áo giao lĩnh cổ và mùa như trên. bổ tử Hùng 9 Gấu). Thường nền đỏ.
3.4. Quy chế bổ phục
- Hoàng Thái tử: Áo thêu rồng 5 móng
- Hoàng tử: Rồng 4 móng
Quan Văn:
- Nhất tới Nhị phẩm: Tiên hạc
- Tam phẩm: Cẩm Kê
- Tứ phẩm: Khổng tước
- Ngũ phẩm: Vân nhạn
- Lục phẩm: Bạch nhàn
- Thất phẩm: Lộ tư
- Bát phẩm: Khê xích (Chim uyên ương đỏ)
- Cửu phẩm: Liêu thuần
Quan Võ:
- Nhất phẩm: Kỳ Lân
- Nhị phẩm: Bạch trạch
- Tam phẩm: Sư tử
- Tứ phẩm: Hổ
- Ngũ Phẩm: Báo
- Lục phẩm: Hùng (gấu)
- Thất phẩm Bưu (hổ con)
- Bát phẩm: Hải mã
- Cửu phẩm: Tê ngưu
Các cấp pháp quan Bổ tử hình Giải trãi
Các quan chưa nhập lưu (chưa vào biên chế) áo không có Bổ tử
Quy chế quan phục cho Tiến sĩ
- Đệ nhất giáp, đệ nhất danh: đội mũ Ô Sa có 1 hoa vàng phía trước, 1 hoa bạc sau, trang sức bác sơn bằng bạc, 2 cánh viền bạc. áo như quan lục phẩm
- Đệ nhất giáp, đệ nhị danh, đệ tam danh: Mũ Ô Sa 1 hoa bạc mạ vàng phía trước, 1 hoa bạc phía sau, 2 cánh viền bạc. Áo bào làm bằng sa, đoạn trơn (không trang trí) màu lam, màu lục; Bổ tử thêu hình mây, thường bằng sa nam, miếng Bổ tử thêu 2 bên cũng hình mây, đai bọc đồng, võng cân, hia.
- Đệ nhị giáp: Ô Sa phía trước và sau đều 1 hoa bạc, 2 cánh viền bạc
- Đệ tam giáp: Ô Sa phía trước và sau đều 1 hoa bạc, 2 cánh không viền bạc.
Đệ nhị giáp, Đệ tam giáp mặc áo bào màu xanh lục may bằng đoạn Bát ti Đại Hoa, đai bọc đoạn xích vũ, 1 miếng phía trước bọc bạc mạ vàng, 2 miếng bọc bạc, đều mặt đồi mồi, 7 miếng còn lại bọc đồng, mặt sừng đen, thường may bằng sa, đoạn tản hoa màu lam. Bổ tử trên áo nền đỏ thêu Bạch Nhàn, võng cân, hia, hốt gỗ.
Quan phục cho cử nhân và cử nhân võ
- Cử nhân văn: đội mũ Văn Tú Tài mặt trước và sau đều đính hoa bạc. Y phục là áo giao lĩnh may bằng vải màu, võng cân, hia.
- Cử nhân võ: Đội mũ Viên đính (Chưa rõ được hình dáng). Y phục là áo Mã Đề bằng trừu Nam Đại Hoa màu bảo lam lót vải đỏ, bổ tử tròn màu xích trử, mặt trước và sau thêu 2 chữ Võ Cử.
Học trò quốc tử giám và tôn sinh
- Học trò quốc tử giám: đội mũ Văn Tú Tài bằng la sa trước đính 1 hoa bạc. Y phục là áo giao lĩnh may bằng sa nam lót lụa trắng, thường lụa quần màu xanh, võng cân, hia.
- Tôn sinh: Đội tứ phương bình định. Y phục là áo giao lĩnh bằng sa hoa thật màu bảo lam lót lụa trắng, thường bằng trừu, võng cân, hia.
Phẩm cấp của bá quan ngoài được phân biệt ở Bổ tử thì còn được phân biệt ở cổ áo nữa. Theo quy chế , cổ áo các quan từ nhất tới tam phẩm màu trắng, các cấp còn lại cổ áo trùng với màu áo quan phục mình mặc.
Hình ảnh minh họa đại triều phục quan viên từ Nhất phẩm đến Lục phẩm:
4. Trang phục hậu phi
4.1. Triều phục - lễ phục Hoàng thái hậu và hoàng hậu
- Hoàng Thái hậu:
+) Mũ đội: Cửu Phượng quan, thân mũ làm bằng lông mã vĩ, trùm búi tó, sức 9 hình phượng múa rồng bay, khảm 9 lạp bổn, 1 miếng vân hoa bó tóc, 1 bác sơn vàng, 12 cánh hoa bướm, 4 trang sức trâm, 2 cành hốt phía trước, 1 vòng liên đằng bọc tóc, 4 đóa hoa mai, 2 đoạn liên đằng trang sức chân tóc, 1 miếng khỏa kiều đằng sau, phô hình phượng nạm vàng một đoạn chỉ, 4 thân trâm bạch kim xâu chuỗi thùy anh, 198 hạt chân trâu cỡ nhỏ, khảm 235 hạt pha lê các loại.
Nghạch cân làm bằng đoạn Bát ti màu thiên thanh lót lĩnh đại tào màu vàng chính sắc sức 4 khuyên vàng, 1 dải thao tơ. Mũ được phép khảm gương và xâu thêm ngọc châu bao nhiêu tùy ý thích của Hoàng thái hậu.
+) Y phục: Phượng bào bằng sa mát màu vàng chính sắc, thêu chữ Thọ ngũ sắc gia kim, hoa, sóng nước xen kẽ kết san hô, gương, lôi trừu màu hoa xích và sa mát thêu hoa. Thường làm bằng đoạn Bát ti bóng màu hoa xích thếu phượng ổ, hoa, sóng nước xen kẽ kết gương Tây. Viền đoạn gấm nền vàng liên đằng, lót sa Hoàng quế, nối liền áo lụa trắng. Bít tất làm bằng lĩnh bóng màu tuyết bạch, lót trừu bóng màu hoa xích, viền cổ bít tất có 2 dây thao làm bằng trừu bóng màu hoa xích. Hài làm bằng tơ lông vũ màu vàng chính sắc thêu phượng xen kẽ kết san hô, trân châu, gương của Tây.
- Hoàng Hậu:
+) Mũ đội: Vẫn là Cửu phượng quan với hình dáng và trang sức như của Thái hậu tuy nhiên Cửu Phượng quan của hoàng hậu không được tùy ý xâu châu ngọc và khảm gương như của Thái hậu.
+) Y phục: Phượng bào làm bằng đoạn Bát Ti bóng màu vàng chính sắc thêu phượng hoa tròn, sóng nước, lót trừu phượng hoa màu hoa xích. Vôt áo làm bằng lĩnh bóng Lai lộ màu tuyết bạch.
Thường làm bằng đoạn Bát ti màu tuyết bạch, thêu phượng hoa tròn xen vàng, lót dải lụa cao bộ màu tuyết bạch. Đai vàng, thân đai dùng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu vàng chính sắc, đều sức vàng, 18 miếng vuông dẹt đều lót mặt gương, khảm hoa vàng trổ rỗng, 2 chiếc móc vàng. Hài làm bằng tơ lông vũ màu đỏ, viền thêu phượng. Bít tất làm bằng lĩnh năm bóng màu tuyết bạch.
4.2. Triều phục - lễ phục Trưởng công chúa
Trưởng công chúa
+) Mũ: Đội mũ Thất phượng quan với hình dáng cơ bản gần như Cửu phượng quan, làm bằng lông mã vĩ trùm búi tọc sức vàng, 4 khỏa kiều vàng, 1 chiếc sức chân tóc, 7 hình phượng bay, 4 miếng cổ đồ, 2 đóa hoa mai, 4 hoa cúc, 7 hoa mận, 4 trâm hoa, 1 vòng trang sức quanh đỉnh đầu, 1 vòng sức quanh viền mũ, đều đính với 1 miếng tuyến khảo trổ hình phượng, 2 miếng khỏa bản, 1 bộ trâm bạch kim xâu 120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê.
+) Y phục: Phượng bào may bằng đoạn bát ti bóng màu hoa xích thêu hình phượng ổ, thường may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai có thân bằng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu hoa xích, sức 18 miếng trang sức vuông dẹt bằng vàng, mặt trang trí cổ đồ, vân phượng lót bằng kính, 1 đôi tất bằng lĩnh bát ti màu tuyết bạch, 1 đôi hài bằng tơ xích vũ thêu phượng.
Công chúa
+) Mũ: Đội mũ Ngũ phượng quan gần như có trang sức và hình dáng giống Thất phượng quan nhưng chỉ có 5 hoa văn phượng vàng trên mũ.
+) Y phục: Áo phượng bào may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai sức vàng và bạch kim.
4.3. Thường phục
Áo Nhật Binh được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa
- Hoàng hậu:
+) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.
+) Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng.
- Công chúa:
+) Mũ: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.
- Cung tần nhất giai:
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu đỏ thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần nhị giai:
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần tam giai:
+) Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát 8 trâm hoa.
+) Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.
- Cung tần tứ giai:
+) Mũ: 1 chiếc nhất Phượng kim ước, 8 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu tím nhạt, 1 thường bằng tơ Bát ti trắng thêu loan.
Khăn vành dây (Gọi tắt là khăn vành) là khổ vải dài chừng 8 -10 m, rộng khoảng 30 cm, được quấn gấp nếp nhiều vòng quanh đầu có lúc lên tới 20 -30 vòng, sau này loại khăn vành này được sử dụng cả trong dân gian làm lễ phục, tới nay trong một số lễ hội có tính chất phục cổ khăn vành vẫn được dùng
Hình ảnh minh họa trang phục hoàng hậu:
Hình ảnh minh họa trang phục áo Nhật Bình và trang phục cung nữ:
5. Trang phục dân thường
Áo dài
- Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm.Hoặc được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc.
- Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
- Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Tà trước bằng tà sau hoặc áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ.
- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, có kiểu tay lỡ hoặc dài đến qua khỏi cổ tay
Quần dài 2 ống:
- Được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần được may bằng vải cứng cáp, hoặc được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Có thể có màu đi tông với màu của áo.
Kiểu tóc:
- Nam: tóc ngắn, cắt cao, hoặc để dài. Quan lại quy định cắt cao
- Nữ: chưa có chồng, tóc dài để xõa, đã có chồng búi tóc lại, rồi dùng vải che tóc, quấn quanh đầu
Phụ kiện:
Nam: đội khăn vành khi dự lễ nghi, bình thường có thể đội hoặc không cần đội
Nữ: có thể kết hợp với trang sức, nón lá, khăn vành
Hình ảnh minh họa trang phục dân thường:
6. Trang phục quân đội
6.1. Các loại trang phục
1) Từ trái qua phải: Lãnh binh - Thống chế - Phó nhất đội - Chưởng vệ
2) Từ trái qua phải: Lính long thuyền (Thủy quân) - Tiểu đội trưởng cấm binh - Lính cẩm vệ - Tiểu đội trưởng cẩm vệ
3) Từ trái qua phải: Lính bắn súng thần công - Kỵ binh hoàng gia - Lính pháo thủ
4) Từ trái qua phải: Lính cận vệ trực tiếp ở cạnh vua - Lính hầu trong cung - Lịnh thị vệ - Lính hầu đèn trong cung
6.2. Các loại phù
Ban các loại phù hiệu bằng vàng bạc cho quan võ (Với quan văn là Ngư Đại) như một thứ để thưởng công và phân biệt đẳng cấp.
6.3. Áo giáp
1) Mũ trụ
2) Giáp thân trên, giáp thân dưới
3) Áo bào mặc lót trong
4) Giáp bảo vệ vai
5) Giày
6.4. Vũ khí
Trước thời kì chưa có súng, thì vũ khí chính là gươm, giáo mác, cung tên.
Sau thời kì phát minh ra thuốc nổ, súng ống thì súng ống của pháo binh thì cỡ lớn là súng đại bác, súng thần công; nhỏ là súng hỏa mai.
Tất cả đơn vị được trang bị hỏa khí như ống phun lửa, quả nổ, súng điều sang (gồm thạch cơ điều sang, thần cơ điều sang, bắc cơ điều sang), pháo (súng thần cơ, thần công thiết bác)
6.5. Các loại lính
Cấm binh: cấm vệ quân, nhiệm vụ bảo vệ kinh thành, tử cấm thành, bảo vệ hoàng đế và hoàng tộc
Vệ binh: quân đội chính quy, thường tại ngũ, chủ yếu đóng ở kinh kỳ cùng các tỉnh thành
Cơ binh: lính mộ địa phương nên còn gọi là biền binh hay mộ binh, khi cần tới thì gọi nhưng thời bình thì về quê làm ruộng, chủ yếu là bổ sung thêm cho lực lược chính quy hay đóng ở phủ huyện. Phép luân phiên đó gọi là "Biền binh định lệ". Các đơn vị thì chia làm ba phiên; hai phiên cho về quê, chỉ giữ một phiên. Hết hạn lại thay phiên ra sung vào quân dịch
6.6. Đơn vị và cấp chỉ huy Vệ binh
Các đơn vị: Bộ binh, Thủy binh, Hải binh, Pháo binh, Tượng binh, Kỵ binh
Ngạch cấp chỉ huy: Tướng quân, Thống chế, Đề đốc, Lãnh Binh, Phó Lãnh Binh
Ngạch võ quan
(phẩm trật: quan tước - huy hiệu trên bố tử - tương đương tiếng Pháp - đơn vị chỉ huy)
- Nhất phẩm: Ngũ quân Đô Thống chưởng phủ sự, Ngũ quân Đô Thống - kỳ lân - maréchal - đạo
- Nhị phẩm: Thống chế, Đề đốc, Chưởng vệ - bạch trách - général - doanh (2.500-4.800 lính)
- Tam phẩm: Lãnh binh, Vệ úy, phó Vệ úy, Đốc binh - sư tử - colonel, commandant de la Garde impériale - vệ (500-600 lính) tiếng Pháp: bataillon
- Tứ phẩm: Quản cơ, phó Quản cơ, Hiệp quản - hổ - chef de régiment provincial - cơ (500-600 lính) régiment
- Ngũ phẩm: Cai đội báo - capitaine - đội (50 lính) compagnie
- Lục phẩm: Chánh đội trưởng suất đội - hùng - lieutenant
- Thất phẩm: Chánh đội trưởng suất thập - bưu - sergent - thập (10 lính) escouade
- Bát phẩm: Đội trưởng suất thập - hải mã - caporal - ngũ (5 lính) section
- Cửu phẩm: Thơ lại - tê ngưu - sergent-fourrier
Hình ảnh minh họa trang phục quân đội:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top