Mở đầu: Niên biểu lịch sử
Thời đại đồ đá cũ
30.000 TCN - 12.000 TCN
Người Homo Erectus đã cư ngụ ở Phù Nam. Những cuộc khai quật tại Cần Giờ và sau đó tại Ba Thê đã hé lộ những dấu tích cư trú đầu tiên. Mẫu vật nổi tiếng nhất của Homo Erectus được tìm thấy tại Phù Nam là người vượn người An Thít được phát hiện năm 1912. Homo Sapiens hay người hiện đại đã tới Phù Nam từ khoảng 65.000 trước từ Châu Phi.
Thời kỳ đồ đá cũ Phù Nam cũng có sự độc đáo là sự xuất hiện của các đá móng và công cụ được mài nhẵn sớm nhất trên thế giới, niên đại khoảng 30.000 năm TCN, một công nghệ đặc trưng gắn với sự mở đầu của thời kỳ đồ đá mới, khoảng 10.000 năm TCN, tại phần còn lại của thế giới. Không rõ tại sao những công cụ như thế này lại được làm ra sớm đến thế ở Phù Nam, mặc dù thời kỳ này gắn với sự ấm lên toàn cầu (cách ngày nay khoảng 30.000-20.000 năm). Vì sự độc đáo này, thời kỳ đồ đá cũ Phù Nam không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa theo truyền thống về thời kỳ đồ đá cũ dựa trên công nghệ chế tác đá (công cụ đá mài). Các công cụ thời kỳ đồ đá cũ Phù Nam do đó thể hiện những đặc điểm tiêu biểu của thời kỳ đồ đá giữa và thời kỳ đồ đá mới từ những năm 30.000 TCN.
Những mảnh đồ gốm có niên đại sớm nhất trên thế giới đã được tìm thấy tại Di chỉ Châu Hậu, cho thấy người Phù Nam đã biết làm đồ gốm từ ít nhất là khoảng 20.000 đến 19.000 năm trước, vào cuối Thời kỳ băng hà cuối cùng, chúng được dùng để đựng thực phẩm và nấu ăn. Các phát hiện tại Di chỉ Cả Kiều cho thấy người Phù Nam đã biết thuần hóa chó từ khoảng 12.000 năm trước.
Thời đại đồ đá mới
12.000 TCN - 3.000 TCN
Giai đoạn thời đại đồ đá mới của lịch sử Phù Nam bắt đầu bằng việc nông nghiệp phát triển vượt bậc. Các nghiên cứu gần đây đã xác định quê hương của văn minh lúa nước là vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi lúa nước được thuần hóa lần đầu tiên trên thế giới.
Cùng với nông nghiệp, dân cư ngày càng đông đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực và đủ cung cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại. Cuối thời kỳ đồ đá mới, vùng châu thổ sông Cửu Long, sông Sài Gòn bắt đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập; những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất của chúng được tìm thấy tại di chỉ Bến Nghé, Sài Gòn.
Vào khoảng năm 5.000 TCN, các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ Phù Nam hiện nay, và đã có những làng nông nghiệp từ đồng bằng sông Sài Gòn, sông Cửu Long, sông Đồng Nai. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng cây ăn trái, lúa nước, họ săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, heo và gà. Họ chặt cây để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng rơm hay lá dừa khô, nhiều ngôi nhà như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng biết chế tạo đồ gốm có trang trí. Một số học giả còn khẳng định rằng một hình thức chữ viết nguyên thủy đã xuất hiện ở Phù Nam ngay từ năm 3.000 TCN.
Trên cơ sở văn minh nông nghiệp, các nền văn hóa dần phát sinh ở các địa phương khác nhau dọc theo 2 dòng sông lớn là Sài Gòn và Cửu Long, các nền văn hóa này có ảnh hưởng qua lại hoặc tiếp nối nhau.
Trong suốt giai đoạn này, nhiều sự thay đổi đã xuất hiện như là việc thiết lập và mở rộng một nền kinh tế kết hợp trồng trọt và chăn nuôi gia súc, những sáng tạo về mặt kiến trúc, cũng như là sự tinh vi trong nghệ thuật và chế tác công cụ.
Ở những nơi con người sản xuất ra được nhiều lương thực hơn nhu cầu của họ, các chiến binh đã được thúc đẩy để không chỉ đi cướp đoạt mà còn để chinh phục. Và các vị vua chinh phục đã bắt đầu nổi lên ở đồng bằng sông Sài Gòn cũng như sông Cửu Long.
Giai đoạn đầu, lịch sử Phù Nam chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải cho đời sau bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Phù Nam là ở thời kỳ con Rồng cháu Tiên, cách đây khoảng 7.000 - 4.000 năm. Theo các nhà nghiên cứu, các truyền thuyết này phản ánh thời kỳ công xã nguyên thủy đang sắp tan rã, liên minh các bộ lạc đang dần trở thành triều đình nắm quyền lực cai trị dân chúng. Vào khoảng 3.000 TCN, xã hội nguyên thủy ở Phù Nam bước vào giai đoạn tan rã hoàn toàn, xã hội chiếm hữu nô lệ với các giai cấp, triều đại bắt đầu hình thành.
Các nhà khoa học đã phát hiện các chứng cứ cụ thể về nền văn minh Phù Nam có lịch sử 12.000 năm, bao gồm phát hiện di tích hệ thống cổ nhất thế giới (niên đại 12.100 năm), kiến trúc cung đình cổ nhất Phù Nam ở hạ du sông Sài Gòn (niên đại 8.000 năm), phát hiện chữ viết xuất hiện sớm nhất Phù Nam, những đồ dùng (niên đại 6.900 năm), đài quan sát thiên văn sớm nhất thế giới (niên đại 5.100 năm) ở khu vực hạ du sông Sài Gòn, sông Cửu Long. Chứng thực đặc trưng tổng thể của nền văn minh Phù Nam là "đa nguyên, nhất thể, thu gom tất cả trong giao lưu, tương tác lâu dài, cuối cùng hội nhập, ngưng tụ hình thành cốt lõi văn minh với văn hóa An Thít là đại diện, mở ra văn minh triều đại đế quốc Phù Nam"
Phù Nam cổ đại
3.000 TCN - 664 TCN,
Xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử Phù Nam bắt đầu ở đồng bằng sông Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long – giai đoạn cai trị được tin rằng đã bắt đầu khoảng năm 3.000 TCN. Người Phù Nam đã có những đoạn văn khắc dùng để bói toán trên xương thú hoặc mai rùa — được gọi là giáp cốt văn. Nhờ có giáp cốt văn mà ngày nay các nhà khảo cổ có thể kiểm chứng được các sự kiện chính trị, tôn giáo diễn ra vào thời kì này. Lạc Tôn cai quản vùng đất ở đồng bằng sông Sài Gòn, đóng đô tại Sài Gòn, Âu Mã cai quản vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long, đóng đô tại Cần Thơ. Lạc Tôn, Âu Mã bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Để tránh những con cháu sau này nối ngôi đánh phá lẫn nhau, gây ra các cuộc chiến tranh không đáng có, Lạc Tôn và Âu Mã đã hợp nhất hai bộ lạc của mình bằng hôn sự của hai người con là Lạc Văn và Âu Thị, đặt tên vương quốc là Phù Nam, đặt hai kinh đô là Sài Gòn và Cần Thơ. Sài Gòn thì phát triển thành cảng thị giao thương, Cần Thơ thì phát triển thủ phủ nông nghiệp.
Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu xuất hiện. Thời kì này, đồ đồng đã được dùng phổ biến, đạt trình độ chế tác cao. Vương triều Phù Nam cũng thường phái quân đội đi chiến đấu chống lại những bộ tộc lân cận ở vùng phía Nam Á, Đông Nam Á lục địa tràn qua, vùng phía Đông Á tràn xuống và nạn cướp biển ở phía Đông từ Đông Nam Á hải đảo. Lạc Văn và Âu Thị có tất cả trăm người con (gồm 8 người con ruột và 92 người con nuôi của các tướng lĩnh lập công). Để tránh các con tranh giành quyền lực, Lạc Văn và Âu Thị chia 50 người con theo cha ở Sài Gòn, 50 người con theo mẹ về Cần Thơ. Cả nước chia làm 100 trấn chia cho 100 người con cai quản làm thủ lĩnh. Trong đó con trưởng ở Sài Gòn làm thiên tử, đóng đô ở Sài Gòn, hằng năm mùng 1 các con tề tụ tại Sài Gòn tế bái tổ tiên Lạc gia, mùng 2 các con tề tụ tại Cần Thơ tế bái tổ tiên Âu gia. Sự ổn định này chỉ tồn tại được năm đời vua, các đời sau bắt đầu tranh giành quyền lực, từ khi vua Lạc thứ năm phong vương cho các anh em, vì cho rằng đất đai mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị. Bắt đầu thời kì này vương quốc Phù Nam đã bắt đầu thời kì cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Chính sách này khá tương đồng với mô hình chính trị Châu Âu thời Trung cổ, trong đó có rất nhiều tiểu quốc chư hầu được thành lập, vua của nước chư hầu phần lớn đều do con cháu của thiên tử nắm quyền, nước chư hầu có quyền tự trị và có trách nhiệm trung thành với thiên tử. Các lãnh đạo, hay vua của các tiểu quốc đó đều nhận tước hiệu của thiên tử. Từ khi Lạc vương thứ 1 lên ngôi, Lạc vương đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó có việc đặt niên hiệu thiên tử. Và các thiên tử đóng đô ở Sài Gòn chỉ dùng một niên hiệu của vua cha mình từ khi lập quốc, tính từ khi Lạc vương thứ 1 lên ngôi, đến nay chỉ dùng 1 niên hiệu là Thịnh Thế, dù các con có lần lượt lên nối ngôi cũng không thay đổi niên hiệu. Khi Lạc vương thứ 5 lên phong vua chư hầu cho các anh em là năm Thịnh Thế thứ 35.
Từ đó, mỗi vị vua chư hầu có quyền sắp đặt mọi vùng đất quanh mình và có lực lượng quân đội riêng. Và thiên tử ban cho họ những quà tặng như xe ngựa, vũ khí bằng đồng, người hầu và súc vật. Các vị tù trưởng này được phong các tước vị và cai quản vùng lãnh địa của mình như một tiểu quốc thần phục thiên tử. Những vị vua địa phương này truyền ngôi cho con trai mình và tước vị của họ là cha truyền con nối. Và để cai trị vùng đất của mình tốt hơn, vị chư hầu đó lại phong những tước nhỏ hơn cho những người đã từng cầm đầu các nhóm dân ở nơi đó trước khi họ đến. Một hệ thống thứ bậc địa vị và trách nhiệm xuất hiện giữa và bên trong các gia đình, với việc anh lớn thì có quyền cao hơn em, với quy tắc kế tục theo đó những người đàn ông sẽ làm chủ gia đình. Nếu một người quý tộc đã có gia đình mà lại thích một người đàn bà khác, thay vì đuổi vợ khỏi nhà, ông ta có thể đưa người đàn bà kia vào trong gia đình với tư cách vợ lẽ, với cấp bậc thấp hơn vợ mình.
Thời kỳ này, chế độ phong kiến đó có nhiều điểm tốt:
- Nó giúp thiên tử cai trị được một lãnh thổ rộng gấp mười đất của thiên tử mà không phải dùng nhiều quân đội, không tốn sức;
- Nó lập được một tổ chức có trật tự, trên dưới đều có quyền lợi và bổn phận, mà bổn phận của trên (thiên tử) nặng hơn của dưới,
- Nó cho mỗi nước độc lập trong một liên hiệp, do đó vừa tạo được tinh thần quốc gia, vừa tạo được tinh thần tứ hải giai huynh đệ. Tinh thần quốc gia nhờ nó mà không hẹp hòi vì "đất nào cũng là đất của Thiên tử, người nào cũng là dân của Thiên tử"
- Nó trọng ý dân và hoà bình, giải quyết được những mâu thuãn giữa các nước nhỏ mà không phải dùng đến vũ lực. Nó tạo ra một hình thức chiến tranh "lễ độ", "quân tử" rất đặc biệt, khắp thế giới không thấy ở đâu cả.
Lý thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế sự tốt đẹp không kéo dài, khi quyền lực Thiên tử suy yếu ở Sài Gòn, thì các anh em lật đổ để lên làm Thiên tử. Mỗi lần lật đổ thay thế thiên tử như vậy là mỗi lần thay đổi niên hiệu, trải qua tất cả thảy 18 lần thay đổi niên hiệu (tức dòng vua mới lật đổ dòng vua cũ thì mới thay đổi niên hiệu, con nối ngôi cha không thay đổi niên hiệu, cho đến khi có dòng vua mới lật đổ dòng vua đang trị vì này), và chấm dứt vào năm 664 khi Lạc Quốc tái thống nhất đất nước, đặt hiệu là Lạc Hoàng Đại Đế. Khi Lạc Hoàng Đại Đế lên ngôi để tưởng nhớ 18 đời dòng chính đã làm thiên tử, truyền đặt lệ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm lễ giỗ chung 18 đời dòng chính thiên tử. Để ngắn gọn và dễ nhớ, trong dân gian thường gọi là lễ giỗ 18 đời thiên tử, dần dần thành 18 đời vua. Chính sự ngắn gọn dễ nhớ trong dân gian, đã khiến nhiều người sau này đặt nghi vấn về tính xác thực của triều đại tồn tại cả trăm năm nhưng chỉ có 18 vị vua. Cũng may, nhờ có giáp cốt văn ghi lại 18 đời dòng chính thiên tử, cũng như lịch sử giai đoạn này, mà chúng ta hiểu rõ lễ giỗ 18 đời vua là lễ giỗ của 18 đời dòng chính làm thiên tử!
Phù Nam phong kiến
664 TCN - 1780
Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu Lạc Hoàng Đại Đế lên ngôi tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai là giai đoạn Đế quốc Phù Nam. Trong thời gian trị vì, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho con ông sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia trung ương tập quyền chặt chẽ, thủ đô đặt tại Sài Gòn. Học thuyết của Pháp gia của Lạc Hoàng Đại Đế đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Học thuyết này tỏ ra rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự nhưng lại không tốt trong thời bình. Lạc Hoàng Đại Đế dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối. Điều này khiến cho con ông kế tục sau này phải đưa thêm vào các trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn. Các đóng góp quan trọng khác của Lạc Hoàng Đại Đế gồm thống nhất và tiêu chuẩn hóa pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Phù Nam sau giai đoạn các vương các cứ đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế.
Lạc Hoàng Đại Đế còn thống nhất và tiêu chuẩn hóa y phục, lễ phục cho cả Đế quốc Phù Nam. Trong đó có những quy định khác biệt về trang phục cho các giai tầng trong xã hội, dựa trên các tiêu chí: chất liệu vải, màu sắc, cách may, họa tiết trang trí, thậm chí cả số lượng y phục dành cho từng hạng người cũng có những quy định rất chặt chẽ. Áo vua thêu rồng, áo hoàng tử trang trí lân, áo hoàng hậu công chúa thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đuôi), áo công chúa thêu chim loan (giống như chim phượng nhưng chỉ có 1 dải đuôi). Mũ đại triều của vua có 9 hình rồng hướng thiên bằng vàng. Mũ của hoàng thái hậu chỉ thêu 9 con phượng; mũ của cung giai thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 chim phượng đến 7 chim phượng. Thần dân thì áo dài, khăn đóng.
Các loại vải lụa dùng để may trang phục, mũ mão cho vua chúa, hoàng thân quốc thích đều là hàng cao cấp
Sau khi Lạc Hoàng Đại Đế mất, con ông Lạc Tông Đại Đế lên ngôi đã thay đổi trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn. Sự thống nhất về chính trị giúp mang lại sự thịnh vượng. Các nguồn lợi dưới thời kì này lớn gấp ba lần thời cha ông. Cuộc sống dễ chịu phát triển, và nghệ thuật nảy nở với sự phát triển dân số. Các thành phố - thủ đô văn hóa - trở nên đông đúc hơn. Những người chủ đất cũng mò về đấy, và những người giàu có thì hàng đống. Các khu vườn điểm tô cho thành phố. Có các trung tâm vui chơi, với các tiệm trà hay rượu, các nhà chứa, rạp hát, múa rối, xiếc và tung hứng. Phù Nam cũng xây dựng một nền công nghiệp sắt lớn - nền tảng cho một xã hội công nghiệp hiện đại. Các tàu buôn Phù Nam có số lượng rất lớn, và ngày càng tăng. Số lượng thương mại tăng lên gấp nhiều lần. Chính sự cải cách này đã tạo tiền đề cho Đế Quốc ngày càng lớn mạnh. Phù Nam có đội hải quân lớn nhất thế giới, với ước tính 317 tàu, một số chiếc dài đến 440 feet và rộng 180 feet, những chiếc tàu có từ bốn đến chín cột buồm cao tới 90 feet, và với đội thủy thủ lên đến 500 người.
Sự thịnh trị kéo dài đến hơn trăm năm, đến thời Lạc Cảnh Đại Đế, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, hoàng đế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên, đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Phù Nam. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và kinh đô Sài Gòn.
Kinh thành Sài Gòn nằm ở bờ tây sông Sài Gòn với tổng diện tích hơn 1 km2. Kinh thành là một công trình cung đình kết hợp phòng thủ quân sự theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây. Kinh thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Bao bọc và bảo vệ Kinh thành Sài Gòn là 2 vòng thành gọi là vòng thành Lão Cầm và vòng thành Bán Bích với tổng diện tích bảo vệ gần 100 km2. Kiến trúc cung đình ở Sài Gòn là sự pha trộn kiến trúc Nam Á và Đông Á. Với mái ngói, rường cột theo lối Đông Á, với họa tiết hoa văn chạm sắc khảm xà cừ theo lối Nam Á, sân vườn, hồ nước dày đặc, tạo nên tổng thể hài hòa, mát mẻ, độc đáo của riêng đế quốc Phù Nam.
Một số hình ảnh kinh thành Sài Gòn:
Phù Nam trung đại (ngoại thích và quân chủ chuyên chế)
1780 - 1901
Vào khoảng năm 1780, triều đình phù Nam bị ngoại thích chi phối. Cộng với việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Phù Nam bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống ngoại thích bùng nổ khắp nơi với sự lãnh đạo của các đại danh vốn trước đây bề ngoài khuất phục ngoại thích đã lấy cớ ngoại thích liền nổi dậy chống lại. Tháng 12 năm 1801 chế độ ngoại thích chấm dứt. Tháng 1 năm 1802, chính quyền mới do Lạc Minh Đại Đế bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Lạc Minh Đại Đế theo hình thức quân chủ chuyên chế bắt đầu.
Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ. Quân đội Phù Nam áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Phù Nam. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Đồng/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Đồng/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Phù Nam có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.
Phù Nam cận đại (quân phiệt và tư bản chủ nghĩa)
1901 - 1945
Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Phù Nam phát triển. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Phù Nam, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, có Đảng bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Phù Nam.
Cái chết của Lạc Thế Đại Đế năm 1926 để lại khoảng trống quyền lực; nội các cộng hòa đã tan rã. Điều này đã mở đường cho Thời kỳ quân phiệt mà phần lớn Phù Nam bị cai trị bằng cách thay đổi liên minh của các nhà lãnh đạo quân sự cấp tỉnh cạnh tranh làm thủ tướng, đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Suy thoái kinh tế và bế tắc ngoại giao. Xuất khẩu giảm sút. Phá sản xảy ra thường xuyên, nhiều người thất nghiệp. Sự khủng hoảng này đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 thì mới ổn định trở lại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top