Tình hình hiện tại
Xuyên không vào năm 1883 vào thân phận của Vua Kiến Phúc nhà Nguyễn thời kì khởi đầu cho sự đô hộ của thực dân Pháp một trong những thời kì đen tối trong lịch sử Việt Nam. Anh Minh một người vô tình được Đức Thánh Lạc Long Quân đưa về quá khứ vào thời điểm để thay đổi lịch sử với sự hỗ trợ của Hệ thống. Tuy vậy với tình hình Đại Nam hiện nay đã cực kì nguy cấp chỉ còn cách 1 năm nữa là thực dân Phác chính thức thành công trong công cuộc đô hộ biến nước ta trở thành thuộc địa của chúng.
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :
Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).
Hiện tại nói không ngoai thì Đại Nam như một con cá nằm trên thớt, đang hấp hối cố gắng chống chả lại một cách vô ích. Quân Pháp hiện tại đã tiến đánh Miền bắc hầu hết các tỉnh Miền Bắc hiện tại đã bị đánh chiếm Thăng Long ( Hà Nội) đang bị đánh chiếm nếu đúng như theo dòng thời gian trong trường hợp thế giới này không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng cánh bướm thì chỉ còn vài tháng nữa thì thực Phác sẽ tiến đánh vào Nam Định. Theo những gì lịch sử thì đã diễn ra thì vào ngày 23-3 năm 1883 tên tướng lĩnh Pháp Henri Rivière để Berthe de Villers cấp dưới cùng 400 quân ở lại Hà Nội để chỉ huy quân Pháp tiến tới Nam Định. Tới ngày 25 thì Rivière đến Nam Định, một lần nữa kịch bản chiếm thành Hà Nội được lặp lại khi tổng đốc Nam Định không tới gặp Rivière theo thư yêu cầu và lập tức quân Pháp chiếm thành Nam Định vào ngày 27 tháng 3.Việc Rivière đánh chiếm Nam Định đánh dấu một bước leo thang quan trọng thể hiện tham vọng của người Pháp tại Miền Bắc
Tức là Chưa đầy 1 tháng nữa kể từ thời điểm bây giờ tới lúc thực dân Pháp tiến đánh. Nghĩ đến đây Anh Minh cảm thấy cực kỳ đau đầu khi mà thời gian để cậu ta chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới rất ngắn. Dù sao thì cũng tạm gác lại chuyện này sắp tới cậu ta sẽ phải lên triều, đây là lần đầu cậu ta bởi trước đó Anh Minh cũng chỉ là một học sinh bình thường đã bao giờ tham gia một cuộc họp quan trong ở mức độ quốc gia như thế này đâu, tuy là khi xuyên không vào cơ thể của vị vua Kiếp Phúc này cậu đã được hệ thống truyền thông tin kí ức vào trong đầu tuy nhiên trong không kí ức nào về việc lên triều, dù sao cũng cũng tránh được Anh Minh xuyên vào cơ thể vị vua trẻ này khi vừa mới lên ngôi vua.
- Kí chủ yên tâm. Trong lúc kí chủ lên triều hệ thống sẽ hỗ trợ kí chủ nên không cần phải lo lắng về điều này.- Hệ thống lên tiếng
- Vậy thì tốt quá ta không có kinh nghiệm về vụ này.
- lảm nhảm đến đây là đủ rồi chuẩn bị tinh thần cho làm đầu lên triều.-Anh Minh tự nói với bản thân mình
Anh Minh vội vàng bước vào trong cung đằng sau cậu ta là những vị quan thái giám có trách nhiệm tham gia chăm sóc Vua.
Bước vào bên trong Anh Minh thấy Ở hai bên đã có đầy đủ các vị quần thần Nhà Nguyễn xếp đều ở hai bên. Tiếp tục tiến bước lên phía trước đước trước ngai vàng của những vị vua Nguyễn được chạm trổ tinh xảo, được nạm các loại ngọc quý, dát vàng và trang trí điêu khắc tinh vi được đặt nơi trang trọng nhất trong chính điện. Quay mặt lại với các vị quần thần lúc này buổi thiết triều chính thức bắt đầu. Kế thúc phần lễ, các quần thần lần lượt lên tiết tâu chiếu về tình hình hiện nay.
- Kính thưa đức vua tình hình thế nước hiện tại đã rất nguy cấp, bọn giặc đã chiếm được Thăng Long và một số tỉnh Bắc kỳ. Hiện tại chúng xã rất ngang ngược mong đức vua đưa quân tiến đánh.- Phe chủ chiến tiếng
- Thần phản đối hiện tại thế giặc đang rất mạnh ta nên hòa đàm với chúng. - các vị quan thần bên phe chủ hòa làn bác lại
- Hòa đàm cái gì chứ bọn giặc đã chiếm được thành thăng long rồi. Thế nước đang cực kì nguy hiểm giờ, giờ không đánh thì còn đợi đến khi nào mới đánh. Giặc ngày càng hung hăng. Các ngươi sợ chết nên mới muốn cầu hòa đúng không? Đúng là một lũ hèn nhát.
Hai bên lời qua tiếng lại không bên nào chịu nhường nhịn nhau. Nếu đây không phải bọn họ đang ở trong hoàng cung thiết triều thì có lẽ bọn họ đã lao vào đấm đá nhau rồi. Thật sự cực kì ầm ĩ.
- Tất cả im lặng!-Anh Minh bắt ngờ lên tiếng .
Cả người cậu ta tỏa ra khí chất của một vị bá vương. Tất cả các vị quần thần xung quanh im lặng toát ra mồ hôi lạnh. Họ bị bất ngờ bởi vị vua trẻ tuổi này sao lại có thể tỏa ra khí chất của một bá vương, một vị vua cầm quyền lâu năm, nhất là hai vị quan phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường người đã phế truất Dục Đức đưa Kiến Phúc lên ngôi hoàng đế của Đại Nam, mục đích thứ sự là loại bỏ Dục Đức do là kẻ vật cản đường hai ông chống Pháp, việc chọn Kiến Phúc chẳng qua là để dễ điều khiển phục vụ cho việc đánh Pháp.
- Ta biết thế nước hiện tại đã lâm nguy nếu không có đối sách đúng đắn để đánh giặc thì chắc chắc thất bại. Ai trong chúng ta đều biết thế giặc mạnh
Nhưng chẳng lẽ bởi thế mà lại sợ hãi đầu hàng bọn chúng hay sao.
Ngừng một chút lấy lại hơi Anh Minh lại tiếp tục nói
-Tổ tiên chúng ta các vị Vua Hùng đã có công dựng nước , chúng ta phải có trách nhiệm giữ lấy nước. Các triều đại trước ta đều đấu tranh đánh bại giặc ngoại xâm. Nay tới thời đại của nhà Nguyễn chẳng nhẽ lại không bằng các triều đại kia. Thời nhà Trần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, Tiền Ngô vương ( Ngô Quyền ) đánh bại quân Nam Hán giành lại độc lập dân tộc ta sau hơn 1000 năm bắc thuộc, Vua Lê lợi đánh bại quân Minh tất cả các chiến tích trên nhờ sự đoàn kết của nhân dân cùng đánh bại chúng. Nay thực dân Pháp đến các vị không thấy dân chúng đang tự mình đánh giặc mà ta lại không giúp đỡ mặc kệ bách tính đi đàm phán với giặc. Các vị ở đây có cảm thấy xấu hổ không?
Nói đến đây Anh Minh nhìn sang phía các vị quần thần theo phe chủ hòa, lúc này bọn họ chỉ có thể nhìn chằm chằm xuống dưới đất không dám đối mặt với Anh Minh.
- Ta cũng giống như các vị thôi muốn tránh chiến tranh muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, thế như liệu có đáng không khi chúng ta lại nhường bước đồng ý với những điều kiện vô lý của chúng để chúng chiếm lấy những mảnh đấy của tổ tiên ông cha ta gây dựng ư ? Nếu như vậy hậu duệ của chúng ta sau này thấy chúng ta hèn nhát như thế này liệu chúng có thể tự hào không khi tổ tiên chỉ là những kẻ hèn nhát không giám đấu tranh ?
- Không ta không thể làm như thế được lương tâm của ta không cho phép điều đấy sảy ra. Các vị ở đây ta tin là ai cũng như vậy hãy khôi phục đất nước này đánh đuổi thực dân Pháp, hãy đánh bại bọn chúng cho bọn nó thấy dân tộc này là một dân tộc Anh Hùng không bao giờ chịu khuất phục.
Lúc này trước những lời nói của Anh Minh các vị quan thần đã hoàn toàn bị thuyết phục, tinh thần dân tộc của tất cả mọi người đều sục sôi tinh thần dân tộc căm thù bọn Thực dân đế quốc Pháp.
- Vậy cho ta hỏi thực dân Pháp đến xâm lược nước ta thì có đánh không hay là đầu hàng cầu hòa để trở thành một nước nô lệ một dân tộc yếu hèn hả?
Toàn bộ các vị quần thần trong cung đều đồng chung một lời nói
- Đánh thưa bệ hạ. Phải đánh cho bọn chúng không bao giờ dám xâm phạm nước ta.
Và lúc này chính là một trong những thời khác hiếm hoi của khi mà toàn bộ các vị quan thần cùng chung ý kiến muốn đánh giặc. Giống như hội nghị Diên Hồng trở thành biểu trưng cho ý chí thống nhất của một dân tộc, thể hiện sự đồng lòng nhất trí giữa nhà nước với người dân trong mối quan hệ vua-tôi, trên-dưới… Hội nghị Diên Hồng cũng mang ý nghĩa như một nguyên lý tạo nên sức mạnh dân tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top