Đề cương XHH Nông Thôn

ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN

Câu 1.1 (4.0 điểm): Xã hội học nông thôn là gì? Anh/chị hãy trình bày vị trí và vai trò của xã hội học nông thôn trong hệ thống khoa học. Cho ví dụ minh họa.

(nêu khái niệm: XHH nông thôn. Vị trí, vai trò của XHH nông thôn)

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Vị trí, vai trò của XHH nông thôn trong hệ thống khoa học:

- Với tư cách chuyên ngành xã hội học độc lập, xã hội học nông thôn đóng vai trò là trung tâm liên ngành xã hội học. Thực ra, mỗi một chuyên ngành xã hội học độc lập đều là trung tâm liên ngành xã hội học trong phạm vi đối tượng nghiên cứu xã hội học chuyên biệt của nó. Đương nhiên hướng đích mục tiêu nghiên cứu khác nhau, xã hội học đại cương nhằm làm sáng tỏ toàn bộ biện chứng tổng thể xã hội, còn chuyên ngành xã hội học (như xã hội học nông thôn,xã hội học đô thị, v,v...) nhằm làm sáng tỏ toàn bộ biện chứng khu vực xã hội (nông thôn, đô thị,v,v...).

- Nông thôn không phải là đối tượng nghiên cứu độc quyền của xã hội học, các khoa học xã hội - nhân văn khác như kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, v,v...đều lấy nông thôn làm đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Ngoài xã hội học nông thôn còn có kinh tế học nông thôn, chính trị học nông thôn, tâm lý học nông thôn, v,v... Do đặc thù của xã hội học là tiếp cận bao quát toàn bộ biện chứng xã hội tổng thể, cho nên trong nghiên cứu khoa học củ thể, chuyên biệt về nông thôn, xã hội học nông thôn trở thành trung tâm liên ngành nghiên cứu khoa học về nông thôn.

- Xã hội học nông thôn thống nhất các chức năng của một chuyên ngành nghiên cứu khoa học cụ thể, chuyên biệt, đó là nghiên cứu khoa học, dạy học, ứng dụng khoa học tham gia trực tiếp vào đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.

Chức năng của XHH nông thôn:

- Nhận thức khoa học là một năng lực cao cấp của con người và của các tổ chức, thiết chế xã hội. Năng lực này cần phải và có thể chuyển giao cho mọi người có lý trí lành mạnh qua quá trình giáo dục, đào tạo.

- Dạy học xã hội học nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng của chuyên ngành xã hội học nông thôn. Nhưng dạy học cái gì là do kết quả nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt của xã hội học nông thôn.

- Nhiệm vụ nghiên cứu xã hội học nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu của chuyên ngành khoa học này. Bởi vì không có kết quả nghiên cứu khoa học thì lấy cái gì mà dạy và học. Đối với xã hội học nông thôn, dạy học xã hội học nông thôn sẽ đào tạo chuyên gia nghiên cứu cho chuyên ngành xã hội học nông thôn và chính các chuyên gia này sẽ góp phần sản xuất tri thức, phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn, cung cấp nội dung khoa học cho dạy học xã hội học nông thôn.

Câu 1.2 (4.0 điểm): Hãy phân tích nhận định sau: "Xã hội học nông thôn như là khoa học về xã hội nông thôn, nó cố gắng khám phá ra các quy luật phát triển của xã hội nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức xã hội nông thôn, cơ cấu và các chức năng, những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó...". (nêu khái niệm: XHH nông thôn, XH nông thôn. Nội dung đối tượng n/c)

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Khái niệm XH nông thôn:

- Newell.L: "XH nông thôn không phải là một XH khép kín giống như nó thường được trích dẫn. Nó là một tập hợp của các quan hệ của các cá nhân làm nông nghiệp, là chính lien kết với nhau và lien kết với môi trường bên ngoài."

- Kolb và Brunern: " XH nông thôn là một hệ thống các tổ chức được hình thành do cả những người nông dân và những người khác sống trong làng – xã hình thành. Xã hội này có đặc tính cơ bản là đóng kín tương đối, sản xuất nông nghiệp là chính và tự cấp, tự túc, quan hệ bằng mối ràng buộc tình cảm cộng đồng và có sự thuần nhất văn hóa hơn ở đô thị."

XHH nông thôn như là khoa học n/c về xã hội nông thôn:

- XHH nông thôn n/c các quan hệ xã hội ở nông thôn, đây là những quan hệ xã hội mang nét đặc thù, đặc trưng và khắc họa những nét riêng của xã hội nông thôn. Trong các quan hệ xh người ta phân thành các quan hệ giai cấp – xh, quan hệ cư trú – xh, quan hệ dân tộc –xh, cá quan hệ nghề nghiệp lao động – xh ...

- XHH nông thôn n/c các quy luật chi phối, điều tiết các quan hệ xh, chẳng hạn như mqh qua lại giữa nông thôn và đô thị; mqh, liên hệ giữa nông dân và các giai cấp, tầng lớp khác trong xh nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc trong tiến trình vận động của tiểu hệ thống xã hội đặc thù này.

- XHH nông thôn n/c cơ cấu xh và quá trình vận động biến chuyển của cơ cấu xh đó, những yếu tố tác động đến sự vận động và chuyển đổi cơ cấu xh này, mqh giữa các tầng lớp và giai cấp xh trong tiểu hệ thống xã hội nông thôn.

- XHH nông thôn n/c các sự kiện xh ở nông thôn, mà sự kiện xh – là những biến cố thực tế, những mẫu của thực tại xh, những hiện tượng, những quá trình, v.v tạo thành đối tượng hoạt động của con người và được phản ánh vào ý thức con người dưới hình thức lời nói, mà độ chính xác của chúng được xác lập một cách chặt chẽ.

- XHH nông thôn còn bao hàm n/c chủ thể nông thôn như phân biệt giữa nhóm người nông dân và các nhóm dân cứ khác sinh sống ở nông thôn.

→ Nội dung đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn là các sự kiện, vấn đề, bản chất của tồn tại xã hội nông thôn và quy luật biến đổi của con người nông thôn và của cả hệ thống xã hội nông thôn, bao gồm những tương tác nội tại hệ thống giữa người và người, giữa các bộ phận, các tổ chức, thiết chế gia đình, giáo dục, y tế, kinh tế, tôn giáo, v,v... ở nông thôn và những tương tác giữa con người và cả hệ thống xã hội nông thôn với môi trường của nó như nông thôn khác với đô thị, với công nghiệp và với môi trường sinh thái tự nhiên.

Câu 1.3 (4.0 điểm): Nông thôn và xã hội nông thôn là gì? Anh/chị hãy phân tích đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn.

(nêu khái niệm: nông thôn, XH nông thôn. Đối tượng n/c gồm phạm vi và nội dung đối tượng n/c)

Khái niệm nông thôn:

- Writh: "Nông thôn là nơi xa xôi so với các trung tâm thành phố, là nơi có mật độ dân số thấp, sản xuất các mặt hàng giản đơn và lên quan nhiều đến nông nghiệp, có ít dịch vụ, xh, duy trì kiểm soát xh bằng cách phi chính thức và tính tổ chức rất giản đơn."

- Osipov: "Nông thôn là một cộng đồng xh – lãnh thổ được hình thành một cách nhất định về lịch sử trong quá trình phân công lao động xh và đặc điểm của nó là số lượng dân cư ít ỏi, mật độ dân cư tương đối thấp với vai trò đáng kể của lao động nông nghiệp."

- Howard Newby: có 4 đặc điểm để nhạn dạng nông thôn gồm

1. Sản xuất nông nghiệp hoặc liên quan nhiều đến nông nghiệp trên dựa trên đất đai.

2. Cộng đồng quy mô nhỏ, có mạt độ dân số tương đối thấp.

3. Văn hóa truyền thống thuần nhất và biến đổi chậm chạp.

4. Môi trường sống chưa bị mất cân bằng, hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Khái niệm XH nông thôn:

- Newell.L: "XH nông thôn không phải là một XH khép kín giống như nó thường được trích dẫn. Nó là một tập hợp của các quan hệ của các cá nhân làm nông nghiệp, là chính lien kết với nhau và lien kết với môi trường bên ngoài."

- Kolb và Brunern: " XH nông thôn là một hệ thống các tổ chức được hình thành do cả những người nông dân và những người khác sống trong làng – xã hình thành. Xã hội này có đặc tính cơ bản là đóng kín tương đối, sản xuất nông nghiệp là chính và tự cấp, tự túc, quan hệ bằng mối ràng buộc tình cảm cộng đồng và có sự thuần nhất văn hóa hơn ở đô thị."

Đối tượng n/c của XHH nông thôn:

Phạm vi n/c của XHH nông thôn được xác định theo logic đi từ cái chung đến cái riêng, nghĩa là từ xác định đối tượng của xã hội học nói chung đến xác định đối tượng của xã hội học nông thôn.

Đối với xã hội nói chung, thì phạm vi đối tượng của nó là xã hội với tư cách hệ thống đặc biệt.

Hệ thống xã hội rất phức tạp, yếu tố của hệ thống xã hội là con người, giữa người và người có nhiều loại quan hệ khác nhau: quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá, v,v...

Hệ thống xã hội bao gồm nhiều tiểu hệ thống và bộ phận khác nhau,đó là các cơ cấu, tổ chức và thiết chế xã hội khác nhau như gia đình, giáo dục, y tế, tôn giáo, v,v... Xã hội với tư cách hệ thống có quan hệ với môi trường vật chất nhân tạo và môi trường tự nhiên.

Sự tương tác giữa xã hội với môi trường trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội, là để nhằm làm sáng tỏ bản chất cũng như những tính quy luật biến đổi xã hội với tư cách hệ thống đặc biệt. Như vậy, phạm vi đối tượng của xã hội học là tam giác con người - xã hội - môi trường tự nhiên. Một cách tương ứng, phạm vi đối tượng của xã hội học nông thôn là tam giác con người nông thôn - xã hội nông thôn - môi trường tự nhiên nông thôn.

Nội dung đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện, vấn đề, bản chất của tồn tại, quy luật biến đổi của con người với tư cách thành viên xã hội (yếu tố của hệ thống xã hội) và của các hệ thống xã hội, bao gồm những tương tác nội tại hệ thống và tương tác với môi trường bên ngoài. Một cách tương ứng, nội dung đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn là các sự kiện, vấn đề, bản chất của tồn tại xã hội nông thôn và quy luật biến đổi của con người nông thôn và của cả hệ thống xã hội nông thôn, bao gồm những tương tác nội tại hệ thống giữa người và người, giữa các bộ phận, các tổ chức, thiết chế gia đình, giáo dục, y tế, kinh tế, tôn giáo, v,v... ở nông thôn và những tương tác giữa con người và cả hệ thống xã hội nông thôn với môi trường của nó như nông thôn khác với đô thị, với công nghiệp và với môi trường sinh thái tự nhiên.

Đối tượng nghiên cứu khoa học không chỉ là những đặc điểm bản chất và tính quy luật của khách thể nghiên cứu mà còn là những đặc điểm bản chất và tính quy luật của bản thân quá trình nghiên cứu khách thể đó. Vận dụng vào xã hội học nông thôn, ta thấy đối tượng của xã hội học nông thôn không chỉ là hệ thống xã hội nông thôn mà còn là lịch sử xã hội học nông thôn, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn.

Câu 1.4 (4.0 điểm): Vì sao trong khoa học Xã hội học lại cần có Xã hội học nông thôn với tư cách là một chuyên ngành xã hội học chuyên biệt? Cho ví dụ minh họa.

(nêu khái niệm XHH, XHH nông thôn. Câu 1.1 + câu 1.3)

Khái niệm XHH : XHH là một lĩnh vực khoa học xh nghiên cứu quy luật, tính quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ, tương tác qua lại giữa con người và xã hội.

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Vị trí, vai trò của XHH nông thôn trong hệ thống khoa học:

- Với tư cách chuyên ngành xã hội học độc lập, xã hội học nông thôn đóng vai trò là trung tâm liên ngành xã hội học. Thực ra, mỗi một chuyên ngành xã hội học độc lập đều là trung tâm liên ngành xã hội học trong phạm vi đối tượng nghiên cứu xã hội học chuyên biệt của nó. Đương nhiên hướng đích mục tiêu nghiên cứu khác nhau, xã hội học đại cương nhằm làm sáng tỏ toàn bộ biện chứng tổng thể xã hội, còn chuyên ngành xã hội học (như xã hội học nông thôn,xã hội học đô thị, v,v...) nhằm làm sáng tỏ toàn bộ biện chứng khu vực xã hội (nông thôn, đô thị,v,v...).

- Nông thôn không phải là đối tượng nghiên cứu độc quyền của xã hội học, các khoa học xã hội - nhân văn khác như kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, v,v...đều lấy nông thôn làm đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Ngoài xã hội học nông thôn còn có kinh tế học nông thôn, chính trị học nông thôn, tâm lý học nông thôn, v,v... Do đặc thù của xã hội học là tiếp cận bao quát toàn bộ biện chứng xã hội tổng thể, cho nên trong nghiên cứu khoa học củ thể, chuyên biệt về nông thôn, xã hội học nông thôn trở thành trung tâm liên ngành nghiên cứu khoa học về nông thôn.

- Xã hội học nông thôn thống nhất các chức năng của một chuyên ngành nghiên cứu khoa học cụ thể, chuyên biệt, đó là nghiên cứu khoa học, dạy học, ứng dụng khoa học tham gia trực tiếp vào đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.

Chức năng của XHH nông thôn:

- Nhận thức khoa học là một năng lực cao cấp của con người và của các tổ chức, thiết chế xã hội. Năng lực này cần phải và có thể chuyển giao cho mọi người có lý trí lành mạnh qua quá trình giáo dục, đào tạo.

- Dạy học xã hội học nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng của chuyên ngành xã hội học nông thôn. Nhưng dạy học cái gì là do kết quả nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt của xã hội học nông thôn.

- Nhiệm vụ nghiên cứu xã hội học nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu của chuyên ngành khoa học này. Bởi vì không có kết quả nghiên cứu khoa học thì lấy cái gì mà dạy và học. Đối với xã hội học nông thôn, dạy học xã hội học nông thôn sẽ đào tạo chuyên gia nghiên cứu cho chuyên ngành xã hội học nông thôn và chính các chuyên gia này sẽ góp phần sản xuất tri thức, phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn, cung cấp nội dung khoa học cho dạy học xã hội học nông thôn.


Đối tượng n/c của XHH nông thôn:

Phạm vi n/c của XHH nông thôn được xác định theo logic đi từ cái chung đến cái riêng, nghĩa là từ xác định đối tượng của xã hội học nói chung đến xác định đối tượng của xã hội học nông thôn.

Đối với xã hội nói chung, thì phạm vi đối tượng của nó là xã hội với tư cách hệ thống đặc biệt.

Hệ thống xã hội rất phức tạp, yếu tố của hệ thống xã hội là con người, giữa người và người có nhiều loại quan hệ khác nhau: quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá, v,v...

Hệ thống xã hội bao gồm nhiều tiểu hệ thống và bộ phận khác nhau,đó là các cơ cấu, tổ chức và thiết chế xã hội khác nhau như gia đình, giáo dục, y tế, tôn giáo, v,v... Xã hội với tư cách hệ thống có quan hệ với môi trường vật chất nhân tạo và môi trường tự nhiên.

Sự tương tác giữa xã hội với môi trường trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội, là để nhằm làm sáng tỏ bản chất cũng như những tính quy luật biến đổi xã hội với tư cách hệ thống đặc biệt. Như vậy, phạm vi đối tượng của xã hội học là tam giác con người - xã hội - môi trường tự nhiên. Một cách tương ứng, phạm vi đối tượng của xã hội học nông thôn là tam giác con người nông thôn - xã hội nông thôn - môi trường tự nhiên nông thôn.

Nội dung đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện, vấn đề, bản chất của tồn tại, quy luật biến đổi của con người với tư cách thành viên xã hội và của các hệ thống xã hội, bao gồm những tương tác nội tại hệ thống và tương tác với môi trường bên ngoài. Một cách tương ứng, nội dung đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn là các sự kiện, vấn đề, bản chất của tồn tại xã hội nông thôn và quy luật biến đổi của con người nông thôn và của cả hệ thống xã hội nông thôn, bao gồm những tương tác nội tại hệ thống giữa người và người, giữa các bộ phận, các tổ chức, thiết chế gia đình, giáo dục, y tế, kinh tế, tôn giáo, v,v... ở nông thôn và những tương tác giữa con người và cả hệ thống xã hội nông thôn với môi trường của nó như nông thôn khác với đô thị, với công nghiệp và với môi trường sinh thái tự nhiên.

Đối tượng nghiên cứu khoa học không chỉ là những đặc điểm bản chất và tính quy luật của khách thể nghiên cứu mà còn là những đặc điểm bản chất và tính quy luật của bản thân quá trình nghiên cứu khách thể đó. Vận dụng vào xã hội học nông thôn, ta thấy đối tượng của xã hội học nông thôn không chỉ là hệ thống xã hội nông thôn mà còn là lịch sử xã hội học nông thôn, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học nông thôn.

Câu 1.5 (4.0 điểm): Anh/chị hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học nông thôn. Cho ví dụ minh họa.

(nêu khái niệm: XHH nông thôn. 5 chức năng, 5 nhiệm vụ)

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Chức năng: Với tư cách là chuyên ngành Xã hội học, Xã hội học nông thôn cũng thực hiện chức năng của Xã hội học như: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng dự đoán dự báo.

- Thứ nhất, Xã hội học nông thôn cung cấp những tri thức cần thiết để hiểu biết thực trạng của xã hội nông thôn Việt Nam. Nó tái tạo lại bức tranh hiện thực sinh động để có được cách nhìn nhận đúng bản chất của xã hội nông thôn và qua đó nó thực hiện chức năng nhận thức. Nhiệm vụ lý luận của Xã hội học nông thôn thể hiện ở chỗ nó cung cấp những tri thức, lý thuyết về xã hội học nông thôn, trên cơ sở định hình một hệ thống tri thức khoa học về xã hội nông thôn.

- Thứ hai, Xã hội học nông thôn cung cấp và làm giàu hệ thống tri thức về xã hội nông thôn, bổ sung vào kho tàng nhận thức về một đối tượng đặc thù của thế giới khách quan. Những nghiên cứu cụ thể của Xã hội học nông thôn sẽ đem lại những cách nhìn khoa học về cơ chế vận hành của xã hội nông thôn, đem lại những thông tin cho công tác quản lý điều hành xã hội. Những đề xuất và kiến nghị cụ thể của các cuộc nghiên cứu về nông thôn sẽ đem lại đóng góp nhất định cho việc đề ra các chính sách phát triển xã hội.

- Thứ ba, từ những thông tin mà Xã hội học nông thôn thu thập được giúp cho các nhà quản lý xã hội có cơ sở lập các kế hoạch phát triển xã hội, định hướng xây dựng chính sách xã hội đúng đắn hợp quy luật. trên cơ sở đó có những kiến nghị về chính sách phát triển xã hội hợp lý.

- Thứ tư, mực tiêu chung của mọi nghiên cứu Xã hội học về nông thôn đều thống nhất ở chỗ, bằng những số liệu, thông tin thu thập một cách khoa học, các nhà nghiên cứu Xã hội học có được những khuyến nghị về phương pháp, giải pháp nhằm cải tạo và thay đổi những mục tiêu kinh tế - xã hội để nâng cao phúc lợi cho người dân nông thôn.

- Thứ năm, Xã hội học nông thôn đem lại một sự hiểu biết cụ thể thấu đáo về sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị và các phân hệ khác của xã hội. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp chiến lược cũng như sách lược nhằm xóa đi sự khác biệt đó.

Kết quả là, XHH nông thôn có được một hệ thống tri thức về thục tại xh nói chung và xh nông thôn nói riêng.

Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ thực tiễn: n/c để giải thích những hiện tượng mới nảy sinh trong đời sống xh nông thôn trong tiến trình đổi mới.

- Nhiệm vụ lý luận: xây dựng hệ thống các khái niệm và phạm trù để từ đó xây dựng một lý thuyết XHH về nông thôn.

- Mặc khác, XHH nông thôn cần đưa ra được những dữ liệu để dựa trên cơ sở đó hoạch định được chính sách phát triển nông thôn trong thời kỳ CNH – HĐH, chỉ ra những xu thế tất yếu mà xh nông thôn phải trải qua trong tiến trình đổi mới đất nước.

- XHH nông thôn cũng có nhiệm vụ chỉ ra được những cơ sở để phát triển cân đối, hài hòa giữa nông thôn và đô thị; phục vụ và đáp ứng được những nhiệm vụ của Đảng và nhân dân đặt ra.

- Một nhiệm vụ nữa là XHH nông thôn phải chỉ ra được con đường phát triển để nông thôn VN hòa nhập vào tiến trình phát triển của khu vực và thế giới, những vẫn giữ được bản sắc riêng của nông thôn Việt Nam.

Câu 1.6 (4.0 điểm): Anh/chị hãy trình bày lịch sử hình thành và phát triển xã hội học nông thôn trên thế giới.

(nêu khái niệm: XHH nông thôn. Nêu 3 đợt sóng.)

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Lịch sử chuyên ngành xã hội học nông thôn bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX bước sang đầu thế kỷ XX, có thể phân tách thành ba giai đoạn lớn, ta gọi là ba đợt sóng lớn như sau:

1.1 Đợt sóng thứ nhất đó là sự tăng trưởng và phát triển xã hội học nông thôn ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX bước sang đầu thế kỷ XX. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn đầu này là nghiên cứu xã hội học nông thôn được chính phủ Mỹ khuyến khích phát triển. Uỷ ban đời sống nông thôn trong chính phủ Mỹ, được tổng thống Mỹ T. Roosevelt chỉ định thành lập đã nêu gương những công trình nghiên cứu xã hội học nông thôn của Chales Anderson (ĐH tổng hợp Chicago) Buthefied ĐH tổng hợp Michigan), Jonh Morris Gilin (ĐH tổng hợp North Decota), Thomas Nixon Carvec (ĐH tổng hợp Harvard) v,v... Năm 1916 J.M.Gillettee xuất bản cuốn "xã hội học nông thôn", có thể nói đây là sách giáo khoa đầu tiên về xã hội học nông thôn dùng cho trình độ đại học. Sau đệ trình báo cáo của UB đời sống nông thôn này cho chính phủ Mỹ vào năm 1917 các công trình nghiên cứu xã hội học nông thôn đã được khuyến khích triển khai trên diện rộng và cả theo chiều sâu.

Cũng vào cuối năm đó, một ban chuyên về nghiên cứu xã hội học nông thôn đã được thành lập trong hội xã hội học của Mỹ. Năm 1919 cục kinh tế nông nghiệp thành lập ra ban dân số và đời sống nông thôn do C.H. Golpin lãnh đạo. Golpin là tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng: "Tự quản xã hội của cộng đồng nông dân" (1919). Thêm một đóng góp quan trọng nữa vào sự hình thành chuyên ngành xã hội học nông thôn.

Từ đây, hội đồng nghiên cứu KHXH Mỹ, hội đông hàn lâm viện Mỹ coi trọng đầu tư chuyên ngành xã hội học nông thôn.

1.2 Đợt sóng thứ hai đó là sự tăng trưởng và phát triển xã hội học nông thôn ở cả Mỹ và Tây Âu vào thập kỷ trước và vài ba thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ II. Nếu như xã hội học nói chung hình thành và tăng truởng sớm hơn ở châu Âu, sau đó lan rộng sang Mỹ thì đối với xã hội học nông thôn tình hình ngược lại, hình thành và tăng trưởng sớm hơn ở Mỹ và sau đó lan rộng sang châu Âu và các châu lục khác.

Vào những năm 1930 - 1932 ở Mỹ đã được công bố công trình nền tảng của nghiên cứu xã hội học nông thôn, đó là Một cuốn sách gốc có hệ thống trong xã hội học nông thôn do P.A.Sopokin, C. Zimmerman, C.Golpin chủ biên với 3 tập dày cộp: 625tr, 667tr và 752tr.

Các chức năng chính của một chuyên ngành khoa học như nghiên cứu khoa học, dạy học và tư vấn khoa học cụ thể đều được khuyến khích phát triển. Năm 1936 Tạp chí "xã hội học nông thôn" được phát hành, 3 tháng một số. Năm 1937 Hội xã hội học nông thôn Mỹ được thành lập. Đến năm 1957 nhóm công tác xã hội học nông thôn châu Âu ra đời và sau đó, Uỷ ban xã hội học nông thôn châu Âu được thành lập. Năm 1964 Ủy ban XHH nông thôn châu Âu cùng với Hiệp hội xã hội học nông thôn Mỹ tổ chức Đại hội thế giới lần thứ nhất về xã hội học nông thôn và Đại hội thế giới lần thứ hai về xã hội học nông thôn đã được tiến hành vào năm 1968.

Nhiều chuyên khảo và sách giáo khoa xã hội học nông thôn đã được xuất bản trong thời gian này:

* C. Stropp: "XHH nông thôn". Bài viết và tư liệu, 1969.

* B. G Galeski: "XHH nông thôn ở Ba Lan", 1970.

* "Các khái niệm cơ bản của XHH nông thôn", H.C.Stevens dịch, 1972.

1.3 Đợt sóng thứ ba . Quốc tế hoá và toàn cầu hóa chuyên ngành xã hội học nông thôn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Tuy ra đời muộn, còn non trẻ, nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt là mấy thập kỷ cuối của thế kỷ XX xã hội học nông thôn tăng trưởng nhanh chóng về lượng và trưởng thành về chất. Cho đến những năm 1980 - 1990 có lẽ xã hội học nông thôn đã có mặt khắp các nước, đặc biệt là trong chương trình dạy học đại học và các trung tâm nghiên cứu KHXH và Nhân văn. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu.

* Lý Thủ Kinh chủ biên. Xã hội học nông thôn Trung Quốc. Nxb Nhân dân Trung Nguyên, Hà Nam, Trung Quốc, 1989, 340tr

* V. Starovenov. Xã hội học nông thôn . Trong sách giáo khoa xã hội học do G.V.Osipov chủ biên. Nxb Tư tưởng. Moscova, 1990, tr214 - 224.

* A.R. Desai chủ biên. Xã hội học nông thôn ở ấn Độ. Popular Prakashan Private Limited, Bombay, 1990, tr....

* Hans Raj. Xã hội học nông thôn . Swyeet Publications Delhi, 1992, 401 tr

Trong các sách kể trên, đã ghi nhận ở phần thư mục rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học nông thôn ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới: Bắc Phi, châu Phi da đen, Trung Mỹ, Mỹ La Tinh, Bắc Mỹ, Đông Nam á, Ttung Quốc, Tây Ba Nha, Pháp, Anh, Hy Lạp, ấn Độ, Airơlen, Israel, Italia, Nhật Bản, Madagascar, Trung Đông, Hà Lan, Ba lan, Đức, Thuỷ Điển, Thuỵ sĩ, Tiệp Khắc, Hunggari, Liên Xô cũ, Nam Tư cũ, Australia, v,v...

→ Có thể nói bước vào đầu thế kỷ XXI của thiên niên kỷ mới, xã hội học nông thôn đã trưởng thành trong tư cách một chuyên ngành xã hội học độc lập với đầy đủ các chức năng khoa học của nó: (1)Nghiên cứu khoa học chuyên biệt, (2) Dạy học khoa học chuyên biệt, (3)Tư vấn khoa học củ thể, chuyên biệt và (4)Tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển KT - XH nông thôn.

Câu 1.7 (4.0 điểm): Anh/chị hãy trình bày đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam. Phân tích quá trình hình thành và phát triển xã hội học nông thôn tại Việt Nam.

(nêu khái niệm: XH nông thôn. Đặc trưng, những nghiên cứu của xhh nông thôn VN)

Khái niệm XH nông thôn:

- Newell.L: "XH nông thôn không phải là một XH khép kín giống như nó thường được trích dẫn. Nó là một tập hợp của các quan hệ của các cá nhân làm nông nghiệp, là chính lien kết với nhau và lien kết với môi trường bên ngoài."

- Kolb và Brunern: " XH nông thôn là một hệ thống các tổ chức được hình thành do cả những người nông dân và những người khác sống trong làng – xã hình thành. Xã hội này có đặc tính cơ bản là đóng kín tương đối, sản xuất nông nghiệp là chính và tự cấp, tự túc, quan hệ bằng mối ràng buộc tình cảm cộng đồng và có sự thuần nhất văn hóa hơn ở đô thị."

Đặc trưng của xh nông thôn: (8 đặc trưng)

- Thứ nhất, nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xh truyền thống, đặc trưng và nổi trội là hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Thứ hai, trình độ phát triển của nền sản xuất xh ở nông thôn gồm những tụ điểm quần cư thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng.

- Thứ ba, mật độ dân cư thấp.

- Thứ tư, có môi trường tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với tự nhiên hơn, và nó luôn được thi vị hóa thành hình ảnh của nông thôn: cây đa, bến nước, con đò, dòng sông,...

- Thứ năm, nông thôn có lối sống đặc thù – lối sống nông thôn, lối sống của cộng đồng xh, được hình thành chủ yếu trên cơ sở của một hoạt động lao động nông nghiệp.

- Thứ sáu, lối sống nông thôn quy định hành một đặc trưng nổi trội của nông thôn – tính cố kết cộng động, nhờ đó mà phân biệt hẳn với cộng đồng đô thị.

- Thứ bảy, lối sống nông thôn làm cho cung cách ứng xử xh nặng về luật tục, lễ nghi hơn tính pháp lý.

- Thứ tám, văn hóa nông thôn một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, truyền thống dân tộc.

Quá trình hình thành và phát triển của XHH nông thôn:

- Trước CMT8 đã có nhiều khảo cứu khoa học về nông thôn VN. Năm 1936 Pierre Gourou đã công bố công trình "Những nông dân đồng bằng Bắc Bộ". Năm 1944, Nguyễn Văn Huyên đã công bố nghiên cứu của mình với đề tài "La civilization annamte". Năm 1952 một học giả Pháp đã viết công trình khảo cứu XHH về nông thôn VN, trong "Việt Nam – XHH về một cuộc chiến tranh".

- Những năm 80, Viện XHH tiến hành cuộc khảo sát XHH về gia đình nông dân đồng bằng Bắc Bộ và các kết quả n/c đã được công bố trên tạp chí XHH.

- Trong thời kỳ đổi mới, Ban Nông nghiệp Trung ướng đã chủ trì và tiến hành nghiên cứu về thực trạng kinh tế xh nông thôn Việt Nam trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới và kết quả được công bố trong công trình "Kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay". Trong những năm tiếp theo, một loạt các cuộc khảo sát XHH của các chương trình khoa học cấp Nhà nước về con người, và thực trạng xh nông thôn đã được tiến hành.

- Những năm gần đây, tạp chí "Nông thôn mới", cơ quan ngôn luận của Hội nông dân VN được phát hành. Ngoài ra còn có nhiều báo chí, tạp chí khác cũng đề cập đến nông thôn về các mặt văn hóa, tôn giáo, lịch sử,...

- Trong mấy năm gần đây, tạp chí XHH đăng tải nhiều bài viết chuyên bàn về XHH nông thôn của một số tác giả trong và ngoài Viện XHH.

- Về hoạt động n/c thực tiễn, cho đến nay nước ta mới có một Phòng XHH nông thôn. Đây là cơ quan n/c về nông thôn đầu tiên ở VN.

- XHH nông thôn cũng được giảng dạy cho sinh viên khoa XHH (thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia HN).

Qua đó cho thấy XHH ngày càng có những bước chuyển mới tham dự vào việc nghiên cứu đời sống xh nông thôn.

Câu 1.8 (4.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nông thôn? Phân tích những dấu hiệu để phân biệt nông thôn và đô thị. Cho một ví dụ minh họa.

(nêu khái niệm: nông thôn. Dấu hiệu phân biệt)

Khái niệm nông thôn:

- Writh: "Nông thôn là nơi xa xôi so với các trung tâm thành phố, là nơi có mật độ dân số thấp, sản xuất các mặt hàng giản đơn và lên quan nhiều đến nông nghiệp, có ít dịch vụ, xh, duy trì kiểm soát xh bằng cách phi chính thức và tính tổ chức rất giản đơn."

- Osipov: "Nông thôn là một cộng đồng xh – lãnh thổ được hình thành một cách nhất định về lịch sử trong quá trình phân công lao động xh và đặc điểm của nó là số lượng dân cư ít ỏi, mật độ dân cư tương đối thấp với vai trò đáng kể của lao động nông nghiệp."

- Howard Newby: có 4 đặc điểm để nhạn dạng nông thôn gồm

5. Sản xuất nông nghiệp hoặc liên quan nhiều đến nông nghiệp trên dựa trên đất đai.

6. Cộng đồng quy mô nhỏ, có mạt độ dân số tương đối thấp.

7. Văn hóa truyền thống thuần nhất và biến đổi chậm chạp.

8. Môi trường sống chưa bị mất cân bằng, hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Dấu hiệu phân biệt nông thôn và đô thị:

Dấu hiệu

Nông thôn

Đô thị

Về nghề nghiệp

Đa số làm nghề trồng trọt, một số ít làm nghề phi nông nghiệp.

Phần lớn gắn với những nghề chế tạo, cơ khí, thương nghiệp, ngoại thương, nghề tự do, các nghề phi nông nghiệp khác.

Môi trường

Môi trường tự nhiên ưu trội hơn mt nhân tạo. Con người có mlh trực tiếp với tự nhiên.

Sự tách biệt với tự nhiên lớn hơn. Mt nhân tạo ưu trội hơn mt tự nhiên. Ít dựa vào tự nhiên. Bê tong và sắt thép.

Kích cỡ cộng đồng

Những nông trại ở rộng hay cộng đồng nhỏ. Văn minh nông nghiệp tương phản với kích cỡ cộng đồng. Gia đình mở rộng phụ thuộc vào các cộng đồng xh

Thường lớn hơn so với kích cỡ cộng đồng nông thôn. Kích cỡ cộng đồng tương ứng với văn minh công nghiệp. gia đình hạt nhân, tính độc lập của gia đình đô thị cao hơn trong mqh với các cộng đồng đô thị

Mật độ dân số

Thấp hơn mật độ của cộng đồng đô thị. Mật độ dân cư và tính nông thôn là 2 khái niệm tương phản.

Đông hơn so với cộng đồng nông thôn. Mật độ dân cư và tính đô thị là 2 khái niệm tương ứng.

Tính hỗn tạp và tính thuần nhất của dân cư

Mang tính thuần nhất cao hơn về các đặt điểm chủng tộc và tâm lý.

Tính phức tạp (đa dạng) của dân cứ đô thị.

Sự khác biệt xh và phân tầng xh

Có sự phân tầng về mặt kinh tế những không rõ rệt. XH cổ truyền: phân tầng mang tính đẳng cấp. Thu nhập bình quân không cao.

Khoảng cách xh lớn, mang nét đặc trưng của xh hiện đại. Phân tầng xh rõ rệt về mặt kinh tế: phân tầng giàu nghèo. Đặc điểm khác nhau của sự phân tầng là vị thế xh về mặt giai cấp có sự phân hóa xh cao.

Di động xh

Di động xh theo lãnh thổ, nghề nghiệp không lớn, khó diễn ra. Thường cá nhân di cứ từ nông thôn lên đô thị.

Di động nghề thấp, thường cả đời làm nghề ông cha để lại, do phân công lao chưa cao, trình độ chuyên môn thấp.

Tính chất của nghề là truyền nghề. Phân biệt nghề chính và nghề phụ.

Di động xh dễ dàng hơn, mạnh hơn. Thông thừng có sức hút dân cư từ nông thôn ra đô thị.

Di động nghề cao, dễ chuyển nghề. Trình độ nghề nghiệp thường cao, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ năng, kỹ xảo và kỹ thuật của nghề.

Nghề có được là do đào tạo. Không phân biệt nghề chính phụ một cách rõ ràng như ở nông thôn.

Dễ thay đổi vị thế xã hội.

Tính chất của hoạt động kinh tế

Tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu, nền kinh tế khép kín, năng lực dư thừa, thị trường khó phát triển.

Mục đích là tạo ra lợi nhuận. Sự phát triển đô thị tạo ra quan hệ sản xuất tư bản. làm giàu bằng thị trường.

Hợp tác lao động

Sự hợp tác mang tính chất đổi công, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất và trong các công việc khác của cuộc sống.

Hợp tác mang tính chất trao đổi theo cơ chế thị trường – ngã giá song phẳng. Quan hệ hàng hóa là quan hệ kinh tế nổi trội – mọi cái có thể đem ra mua bán, kể cả sức lao động.

Chi tiêu hàng ngày

Chi tiêu tiết kiệm, nhưng đôi khi cũng vượt quá khả năng thu nhập do những tục lệ chi phối.

Chi tiêu có kế hoạch.

Tương tác xh

Tính cá nhân bị hạn chế, tính cộng đồng nổi trội trở thành quy luật của cộng đồng. Cá nhân bị hòa tan vào trong mối trường xh. Quan hệ giao tiếp xh mang tính hữu danh, cung cách ứng xử ang nặng tính khuôn mẫu truyền thống.

Cá nhân được giải phóng nên tự do giao tiếp, cơ hội giao tiếp rộng và nhiều sự chọn lựa hơn. Tính chất của quan hệ xh mang tính chính thức hơn – giao tiếp ẩn danh. Quan hệ theo "địa chỉ" nhất định.

Hôn nhân

Coi là thiêng liêng, nhưng còn mang nặng tính chất tục lệ truyền thống, nặng nề về thủ tục, nghi lễ.

Ít xảy ra ly dị khi đã thành hôn.

Cơ hội giao tiếp và lựa chọn bạn đời bị hạn chế và bó hẹp trong không gian xh xh của cộng đồng.

Hôn nhân đôi khi mang tính sắp đặt theo ý muốn của cộng đồng thân tộc.

Cưới xin có tính đến đẳng cấp: môn đăng hộ đối.

Hôn nhân là biểu tượng và là kết quả của tình yêu.

Ở đô thị cơ hội lựa chọn bạn đời lớn hơn.

Thịnh hành tự do luyến ái, kết hôn và tự nguyện cao hơn nông thôn.

Ảnh hưởng và chi phối của gia đình không đáng kể như ở nông thôn.

Hôn nhân ít bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo. Hôn nhân ít bị yếu tố đẳng cấp chi phối.

Hàng xóm láng giềng

Thân mật, chia ngọt sẻ bùi do những giá trị xh cộng đồng chi phối. Các quan hệ xh láy quan hệ tình cảm làm cơ sở, coi trọng các quan hệ cộng đồng, bằng hữu,...

Các quan hệ thân tộc được thay thế bởi những quan hệ đồng nghiệp, quan hệ công việc, quan hệ tác nghiệp v.v... Mối liên hệ ràng buộc xh, "đoàn kết xh" bị giảm thiểu,...

Câu 1.9 (4.0 điểm): Xã hội nông thôn có những căn tính bản chất nào? Phân tích những đặc trưng của những căn tính đó. Cho ví dụ minh họa.

(nếu khái niệm: xh nông thôn. Nêu 3 căn tính và phân tích)

Khái niệm XH nông thôn:

- Newell.L: "XH nông thôn không phải là một XH khép kín giống như nó thường được trích dẫn. Nó là một tập hợp của các quan hệ của các cá nhân làm nông nghiệp, là chính lien kết với nhau và lien kết với môi trường bên ngoài."

- Kolb và Brunern: " XH nông thôn là một hệ thống các tổ chức được hình thành do cả những người nông dân và những người khác sống trong làng – xã hình thành. Xã hội này có đặc tính cơ bản là đóng kín tương đối, sản xuất nông nghiệp là chính và tự cấp, tự túc, quan hệ bằng mối ràng buộc tình cảm cộng đồng và có sự thuần nhất văn hóa hơn ở đô thị."

Căn tính bản chất của xh nông thôn: tự phân tích nha.

1. Tính truyền thống

2. Tính cộng đồng

3. Tính hiện đại

Câu 1.10 (4.0 điểm): Anh/chị hãy phân tích các mối quan hệ cơ bản giữa xã hội nông thôn và xã hội đô thị. Cho ví dụ minh họa.

Khái niệm XH nông thôn:

- Newell.L: "XH nông thôn không phải là một XH khép kín giống như nó thường được trích dẫn. Nó là một tập hợp của các quan hệ của các cá nhân làm nông nghiệp, là chính lien kết với nhau và liên kết với môi trường bên ngoài."

- Kolb và Brunern: " XH nông thôn là một hệ thống các tổ chức được hình thành do cả những người nông dân và những người khác sống trong làng – xã hình thành. Xã hội này có đặc tính cơ bản là đóng kín tương đối, sản xuất nông nghiệp là chính và tự cấp, tự túc, quan hệ bằng mối ràng buộc tình cảm cộng đồng và có sự thuần nhất văn hóa hơn ở đô thị."

Khái niệm Xã hội đô thị: Xh đô thị là một điểm dân cư hiện đại, là nơi tập trung những dân cư có hoạt động phi nông nghiệp, thực hiện các chức năng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ, là nơi tập trung chức năng quản lý hành chính của một địa phương. Đó còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của một vùng, một lãnh thổ nhất định.

Mối quan hệ giữa xh nông thôn và xh đô thị:

1. Các quan hệ trao đổi cái lợi ích vật chất:

- Thể hiện thông qua trao đổi các sản phẩm vật chất, những nguyên vật liệu, những hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng...

- Phương thức trao đổi theo nhiều hình thức khác nhau, chủ thể thực hiện gồm các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tư nhân và nhà nước

- Do tấc động của cơ chế kinh tế thị trường nên sự tao đổi diễn ra nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị hiếu của cả nông thôn và đô thị. Yếu điểm của hoạt động kinh tế thị trường là làm cho chi phí, giá cả cao..., gây ra những hậu quả xh nhất định.

- Những quan hệ này tạo ra cơ chế tự điều chỉnh và tự cân bằng, ảnh hưởng đến các quan hệ xh, điều tiết các quan hệ của cá nhân và các cộng đồng xh ở nông thôn.

2. Trao đổi các dịch vụ xh:

- Là sản phẩm đặc thù của lao động xh, là hoạt động xh không mang hình thái vật chất, thể hiện ra trong sự cải tạo những đặc tính, hình thức hay sự bố trí trong khồn gian của các vật hay chủ thể.

- Những loại hình dịch vụ đặc thù như: dịch vụ vật tư, dịch vụ nông nghiệp, các dịch vụ phục vụ đời sống, dịch vụ phục vụ và cung cấp những hàng hóa nhu yếu phẩm cho đời sống hàng ngày, thông tin báo chí v.v...

- Đây là những loại dịch vụ do các tổ chức quốc doanh cũng như các tổ chức tư nhân thực hiện.

- Trong các dịch vụ xh đó, những dịch vụ phục vụ nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống ở nông thôn, vì các dịch vụ này không chỉ cung cấp những vật tư nông nghiệp, mà còn có vai trò quyết định đến sự thịnh vượng của nền sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng sản xuất ở nông thôn.

- Bên cạnh những dịch vụ xh tích cực, một loại hình dịch vụ "đen" đã xuất hiện và đang len lõi vào nông thôn, gây nên những hệ quả xh xấu, tạo ra những lệch lạc xh nhất định.

3. Quan hệ và trao đổi thông tin:

- Trao đổi thông tin là quastrinhf áp dụng những thành tựu khoa học vào việc trao đổi những tin tức về mọi mặt đời sống xh dưới dạng những ký tự nhằm mở rộng kiến thức và kỹ năng lao động.

- Giữa nông thôn và đô thị có nhiều kiểu và hình thức trao đổi thông tin như sau:

· Mạng thông tin qua điện thoại dưới mọi hình thức.

· Thông tin kinh tế - xh đặc thù được tiến hành trao đổi thông tin qua những hệ thống truyền tin đặc biệt, chuyên dụng giữa nông thôn và đô thị.

· Những thông tin được trao đổi qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, radio, tivi. Phát triển các mạng thông tin bưu điện, đặc biệt là mạng điện thoại, để thông tin giữa các vùng miền, giữa đô thị và nông thôn thông suốt.

· Những thông tin trao đổi qua những sách báo khoa học ký thuật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân nông thôn về những tri thức khoa học thường thức trong sản xuất nông nghiệp, về những tri thức khác trong mọi lĩnh vực của đời sống thường nhật.

· Dịch vụ trao đổi thông tin nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu càu của người dân về học vấn và văn hóa nghệ thuật.

· Cung cấp thông tin về các sự kiện xh mang tính thời sự. Thông thường những tin tức này do cơ quan chuyên ngành thực hiện.

- Qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, những thông tin được truyền tải đến người dân nông thôn gồm những thông tin về thời sự trong nước và quốc tế, những thông tin quản lý – xh, thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về văn hóa, thông tin kinh tế, chính trị - xh,...

4. Trao đổi những giá trị được tạo ra:

- Trao đổi những giá trị vật chất: là trao đổi những vật phẩm và trao đổi lao động xh. Các trao đổi thể hiện thông qua hoạt động của ngân hàng, kho bạc, tín dụng, đầu tư sản xuất, tái sản xuất, v.v. Một trong những biện pháp để điều hòa trao đổi vật chất giữa nông thôn và đô thị có hiệu lực nhất là chính sách thuế của nhà nước.

- Trao đổi lao động: diễn ra trong hoạt động lao đọng sản xuất xh. Về hình thức, cung cách trao đổi thể hiện ra thành: (1). Quá trình đáp ứng những nhu cầu về sức lao động ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị. Nó biểu hiện dưới hình thức trao đổi nhân công lao động từ nông thôn chuyển ra đô thị trong những lúc nông nhàn. (2). Những cuộc điều động nhân lục theo kế hoạch của các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế v.v. (3). Sự điều động cán bộ theo như càu phát triển của chính xh nông thôn.

Sự trao đổi sức lao động nhằm những mục tiêu sau: (1). Bù vào những sự thiếu hụt dân cứ và lao động ở những nơi còn ít dân cư sinh sống. (2). Nhập và chuyển cư về đô thị để bù lấp những vị trí xh theo yêu cầu của sự thuyên chuyển công tác ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị. (3). Đáp ứng nhu cầu của đời sống thường nhật trong quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ. (4). Thỏa mãn nhu cầu về lao động trong quá trình CNH – HĐH.

- Quá trình trao đổi dân cư: là quá trình cá nhan hau nhóm xh di chuyển từ nông thôn ra cư trú tại đô thị vì lý do nhất định. Quá trình trao đổi dân cứ theo quy luật di dân dẫn đến hậu quả làm cho xh noogn thôn bị "nghèo đi" về nhân lực xh, làm giảm thiếu số lao động ở nông thôn, thay đổi chất lượng, thành phần của lao dộng nông thôn.

Để n/c những vấn đề như vậy cần có những khảo cứ xhh về từng lĩnh vực nhằm khắc họa được chân dung của hệ thống các quan hệ qua lại giữa nông thôn và đô thị, giải thích được những nguyên nhân cũng như những yếu tố tác động đến các quan hệ vĩ mô này.

Câu 1.11 (4.0 điểm): Anh/chị hãy phân tích một trong các cách tiếp cận nghiên cứu xã hội học nông thôn (tiếp cận hệ thống, tiếp cận tương tác, tiếp cận cơ cấu – chức năng, tiếp cận xung đột). Cho ví dụ minh họa.

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Cách tiếp cận hệ thống:

- Tiếp cận hệ thống đối với n/c xh nông thôn có nghĩa là xem xét xh nông thôn như là một phân hệ xh đặc thù, với tính cách là hệ thống chỉnh thể, là " tổng thể" những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ xh, các hình thức cộng đồng của con người nông thôn v.v

- Với cách tieps cận hệ thống cho phép xem xét các mqh, các mlh của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng xh trong nôn thôn với tư cách là những yếu tố cấu thành nên chỉnh thể xh nông thôn. Nhờ vào cách tiếp cận này, có thể chỉ ra được cấu trúc của xh nông thôn, cơ cấu của nó với tư cách là một tổng thể các mối liên hệ giữa các thành tố chưa trong hệ thống.

- Nhờ vào cách tiếp cận hệ thống, khi tiến hành n/c xh nông thôn cho phép xem xét toàn diện, khách quan, cụ thể hệ thống các mlh, các mqh xh ở nông thôn, cơ cấu của nó và những biểu hiện của tiểu hệ thống này. Mặt khác, nó cũng cho phép n/c các mlh, quan hệ của con người, xh con người với môi trường tự nhiên, môi trường xh, môi trường văn hóa,..., kể cả mối quan hệ với các xh cụ thể khác trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, trong quá trình hòa nhập vào khu vực của xh Việt Nam.

Câu 1.12 (4.0 điểm): Hãy trình bày cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu xã hội học nông thôn. Cho ví dụ minh họa.

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Cách tiếp cận hệ thống:

- Tiếp cận hệ thống đối với n/c xh nông thôn có nghĩa là xem xét xh nông thôn như là một phân hệ xh đặc thù, với tính cách là hệ thống chỉnh thể, là " tổng thể" những hình thức hoạt động khác nhau của con người, các quan hệ xh, các hình thức cộng đồng của con người nông thôn v.v

- Với cách tiếp cận hệ thống cho phép xem xét các mqh, các mlh của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng xh trong nôn thôn với tư cách là những yếu tố cấu thành nên chỉnh thể xh nông thôn. Nhờ vào cách tiếp cận này, có thể chỉ ra được cấu trúc của xh nông thôn, cơ cấu của nó với tư cách là một tổng thể các mối liên hệ giữa các thành tố chưa trong hệ thống.

- Nhờ vào cách tiếp cận hệ thống, khi tiến hành n/c xh nông thôn cho phép xem xét toàn diện, khách quan, cụ thể hệ thống các mlh, các mqh xh ở nông thôn, cơ cấu của nó và những biểu hiện của tiểu hệ thống này. Mặt khác, nó cũng cho phép n/c các mlh, quan hệ của con người, xh con người với môi trường tự nhiên, môi trường xh, môi trường văn hóa,..., kể cả mối quan hệ với các xh cụ thể khác trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, trong quá trình hòa nhập vào khu vực của xh Việt Nam.

Câu 1.13 (4.0 điểm): Hãy trình bày cách tiếp cận cấu trúc – chức năng trong nghiên cứu xã hội học nông thôn. Cho ví dụ minh họa.

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Cách tiếp cận cấu trúc – chức năng:

- Nội dung của cách tiếp cận cáu trúc – chức năng thể hiện ở chỗ "bất kỳ hệ thống hành động nào (một xh, một thể chế, một nhóm nhỏ...) đều có những nét nổi bật chung nhằm hoạt động thành công và những điều kiện tiên quyết phải được thực thi.

- Để nghiên cứu một hệ thống, cần miêu tả những cấu trúc đặc trưng và chức năng của hệ thống rồi nghiên cứu xem trạng thái ổn định của hệ thống trong quá trình tương tác giữa hai hoặc nhiều chủ thể hành động được hình thành và duy trì như thế nào?

- Với cách tiếp cận này cho phép xem xét quá trình xhh hóa cá nhân trong môi trường xh nông thôn, trong đó có quá trình xh hóa gia đình, trong cộng đồng thân tộc, cộng đồng làng xã. Đó là quá trình cá nhân học đóng vai trò xh của mình, mà quá trình này dài suốt cả đời. Nhờ vào lý thuyết cấu trúc – chức năng cho phép tiến hành n/c cụ thể những tiểu hệ thống xh nông thôn, những vai trò xh mà cá nhân học hỏi và thực thi trong quá trình hoạt động.

Câu 1.14 (4.0 điểm): Anh/chị hãy trình bày các bước cơ bản để thực hiện một cuộc nghiên cứu xã hội học nông thôn.

Trong XHH, XHH nông thôn có 2 tư cách:

- XHH nông thôn là một khuynh hướng chuyên ngành XHH. Xã hội nông thôn, những sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại và phát triển của nó là đối tượng nghiên cứu chung của xã hội học đại cương và của chuyên ngành xã hội học khác nhau.

- XHH nông thôn trở thành một chuyên ngành XHH độc lập. XHHNT không phải là "cái đuôi" của xã hội học đại cương, mà là một sự tích hợp hệ thống để tạo ra cái mới - một chuyên ngành mới. Chuyên ngành XHH nông thôn là làm sáng tỏ đặc thù riêng của các sự kiện, vấn đề, quy luật tồn tại, biến đổi nông thôn với tư cách một hệ thống xã hội tương đối độc lập

→ XHH nông thôn là khoa học về xã hội nông thôn, có cố gắng khám phá ra cái quy luật phát triển của XH nông thôn, nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cách thức tổ chức XH nông thôn, cơ cấu và các chức năng những mục tiêu và các khuynh hướng phát triển của nó.

Các bước thực hiện n/c xhh nông thôn:

1. Chọn đề tài nghiên cứu:

- Đề tài nghiên cứu là những vấn đề xh được nhà nghiên cứu quan tâm và muốn khám phá để giải thích nó một cách khoa học. Vấn đề nghiên cứu trở thành đối tượng lao động của nhà n/c sẽ trở thành đề tài n/c.

- Đề tài n/c còn được hình thành trên cơ sở của nhận thức. Đó là những vấn đề mà trong quá trình phân tích dữ liệu, nhà XHH muốn lý giải bản chất của nó một cách khoa học.

2. Tổng quan về vấn đề n/c:

- Xác định những điểm mà các tác giả trước đã giải quyết, và xem họ giải quyết đến đâu. Những gì mà những người n/c trước chưa giải quyết thấu đáo, triệt để. Trên cơ sở đó phát họa ra ý đồ nghiên cứu của mình.

- Sau khi tóm lược những tư tưởng chính, cần xác định mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

3. Lập giả thuyết n/c:

- Giả thuyết n/c là sự cụ thể hóa mục tiêu đề tài n/c. Nhờ vào giải thuyết n/c mà tiến trình n/c tập trung, từ đó những dữ liệu thu được mang tính khoa học.

- Giả thuyết là những giả định có căn cứ về cơ cấu của đối tượng n/c, về sự vận động và biến đổi của nó. Những gì giả thuyết nêu ra đều cần phải được chứng minh trong quá trình n/c bằng những số liệu thuyết phục, thông tin xác thực, đáng tin cậy.

4. Định nghĩa và thao tác hóa khái niệm:

- Định nghĩa khái niệm là xác định nội hàm của khái niệm sử dụng trong n/c. Nói cách khác định nghĩa khái niệm đem lại tính chính xác trong cách hiểu thuật ngữ công cụ.

- Thao tác hóa khái niệm là sự chuyển hệ khái niệm lý luận trừu tượng về đối tượng thành hệ khái niệm công tác, cho phép nhận thức bằng nhận thức cảm tính, có thể đo lường xh. Đó là quá trình xác định những chỉ báo kinh nghiệm cho phép đo lường đối tượng n/c.

- Khi thao tác hóa các khái niệm cần chú ý đến việc xác định các mức độ đo của chúng.

5. Lựa chọn và xây dựng các phương pháp:

- Thông thường trong bước này cần xác định những phương pháp n/c XHH được lựa chọn để thu thập thông tin XHH sơ cấp như: phân tích tài liệu, chọn mẫu, các phương pháp nghiên cứu chọn mẫu,...

6. Lập bảng hỏi:

- Bảng hỏi lập ra cần được điều tra thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi của nó. Nếu bảng hỏi chưa hợp lý, chưa phù hợp đối với đối tượng n/c thì cần chỉnh lý làm sao cho có thể thu thập thông tin chính xác, chân thực nhất.

7. Chuẩn bị địa bàn n/c và chọn mẫu n/c:

- Chọn địa bàn n/c sao cho địa bàn đó hội đủ những đặc trưng xh mà cuộc n/c đã dự định từ trước.

- Cử người đi tiền trạm để n/c sơ bộ, chọn những điểm n/c sao cho mang tính đại diện nhất v.v

- Căn cứ vào những kết quả n/c ban đầu đó, liên hệ với những nhà chức trách địa phương để họ có sự chuẩn bị trợ giúp cho n/c, cũng như cung cấp những tài liệu lưu trữ liên quan tại địa phương; xác định cơ cấu tổng thể để chọn ra mẫu phù hợp với mục tiêu và phương pháp tiến hành n/c đã dự định.

8. Tập huấn điều tra viên:

- Đây là công đoạn để người đi n/c (n/c viên) làm quen với nội hàm các khái niệm đã sử dụng trong bảng hỏi cũng như làm quen với những tình huống xh có thể xảy ra để họ tự tin bước vào cuộc n/c.

9. Triển khai n/c tổng thể theo mẫu:

- Trong quá trình này, những số liệu được thu thập đòi hỏi phải chân thực khách quan, nhất là đối với n/c điền dã hay n/c XHH thực nghiệm. Tính chủ động, tích cực, sự nhanh nhạy và phẩm chất trung thực của n/c viên được đặt lên hàng đầu.

- Việc làm sạch những thông tin thu được là hết sức quan trọng. Cần phải loại đi những thông tin không chính xác, sự thiếu thông tin và những thông tin bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan của người đi điều tra n/c.

10. Xử lý số liệu, phân tích và đánh giá thông tin.

- Đây là một quá trình hết sức phức tạp đòi hỏi tay nghề của một chuyên gia. Hiện nay thường sử dụng các chương trình thống kê dành cho các khoa học xh.

11. Viết báo cáo về kết quả n/c.

- Việc tái tạo lại cơ cấu của đối tượng n/c, các yếu tố, những quy luật chi phối các mối liên hệ, các quan hệ của đối tượng n/c cũng như động thái và sự biến đổi của đối tượng cần được mô tả trong những báo cáo này. Việc đánh giá những hệ quả của sự phát triển và biến đổi của đối tượng n/c cũng cần được lưu ý trong khi lý giải.

12. Nghiệm thu công trình n/c.

Câu 1.15 (4.0 điểm): Hãy lựa chọn một đề tài nghiên cứu về xã hội nông thôn mà anh/chị quan tâm nhất (gia đình, dòng họ, thiết chế, văn hóa, làng xã, .v.v..) và xác định: tự làm

- Tên đề tài: vấn đề - đối tượng n/c + không gian n/c + thời gian n/c (giai đoạn 5 năm / hiện nay)

- Mục tiêu nghiên cứu:

- Đối tượng: là tên đề tài, khách thể là người cung cấp thông tin ở nơi tiến hành n/c, phạm vi nghiên cứu gồm thời gian, không gian và nội dung n/c của đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu

- Lý thuyết áp dụng.

Câu 2.1 (6.0 điểm): Cơ cấu xã hội là gì? Trình bày bản chất của cơ cấu xã hội nông thôn. Anh/chị hãy phân tích cơ cấu lao động nghề nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Cho ví dụ minh họa.

Cơ cấu xh là tổng thể các mqh và các mlh xh tương đối bền vững, là khái niệm chỉ cách thức tổ chức của một xh và cho thấy tính tổ chức của nó trong một giai đoạn nhất định của Lịch sử. Cơ cấu xh còn là toàn thể mlh tương đối ổn định giữa các yếu tố trong một hệ thống xh.

Bản chất của cơ cấu xh nông thôn chính là một hệ thống những địa vị xh và vai trò xh của các chủ thể hành động trong xh nông thôn. Một mặt các chủ thể đó là thành tố cấu thành quần thể xh theo những cách thức quần cư, cách thức liên kết nhất định, với những mqh nhất định để tạo thành xh nông thôn nhất định.

Cơ cấu lao động – nghề nghiệp xh ở nông thôn là một trong những loại hình cơ cấu cơ bản của nông thôn được xét theo vị thế xh trong ngành nghề lao động, nó cho iets trong nông thôn có hệ thống những vị trí xh nào giành cho các chủ thể hoạt động lao động, và hệ thống đó nằm trong, và thuộc về những lĩnh vực ngành nghề lao động nào.

- Cấu trúc nghề nghiệp lao động xh theo chiều ngang là khái niệm chỉ số hệ thống vị trí xh, vai trò trong sản xuất ở nông thôn được xác lập ra thông qua các ngành nghề, loại hình công việc mà mỗi cá nhân nông thôn tham gia để tạo ra sản phảm đáp ứng nhu cầu của họ và nhu cầu chung cho xh.

- Cấu trúc nghề nghiệp lao động xh theo chiều dọc là khái niệm chỉ hệ thống vị trí xh, vai trò, chức năng hoạt động của những người chiếm giữ, là những vị thế xh khác nhau trong cùng một ngành lao động sản xuất xh ở nông thôn. Cơ cấu này thể hiện rõ nét trong những hoạt động lao động sản xuất của những ngành nghề thủ công; khi sản xuất nông nghiệp còn mang tính thủ công thì sự phân biệt, khoảng cách xh giữa những vị trí xh trong hoạt động lao động sản xuất chỉ có thể thông qua thu nhập và trình độ làm kinh tế của các hộ gia đình.

Câu 2.2 (6.0 điểm): Phân tầng xã hội là gì? Phân tích các kiểu phân tầng xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Cho ví dụ minh họa.

Phân tầng xh là khái niệm chỉ sự phân bố các thành viên xh, nhóm xh, một cộng đồng xh thành những tầng lớp xh khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xh cũng như một số khác biệt về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cứ trú, lối sống v.v... Phân tầng xh là một biểu hiện trực tiếp, cụ thể của quan hệ xh bất bình đẳng giữa các cá nhân, nhóm xh.

Các kiểu phân tầng xh ở Việt Nam hiện nay:

- Phân tầng xh về mặt kinh tế - sự phân tầng giàu – nghèo:

· Tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phân hóa giàu – nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Quá trình này diễn ra nhanh ở những vùng ven đô, ven thị trấn và những nơi có nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển.

· Sự nghèo đói cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường dẫn đến một hậu quả đáng buồn là: tính cộng đồng xh, mqh tương thân tương ái, đoàn kết làng xóm giảm. Những tệ nạn xh: cờ bạc, lô đề, đánh nhau v.v .... Ngày càng gia tăng.

· Tùy thuộc vào những điều kiện kt – xh của các vùng miền, khu vực, sự phân tầng diễn ra theo các hình thức và mức độ khác nhau. Nền tảng của sự phân tầng xh ở nông thôn do sự chuyển đổi lao động – nghề nghiệp xh gây ra.

· Phần lớn trong các vùng nông thôn nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng quan hệ sản xuất khép kín tự cung tự cấp. Chính vì vậy, thị trường chưa được chuẩn bị đầy đủ để tạo ra sự biến chuyển trong hoạt động sản xuất. Sự manh mún của sản xuất nông nghiệp làm cho cơ hội gia tăng sản lượng khó để có được nguồn hàng nào đó, trên cơ sở đó có thể thu hút vốn đầu tư. Điều kiện tự nhiên cũng đóng một vai trò khá quan trọng cho việc đầu tư sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Việc thu hòi vốn chạm, vì phải thu theo mùa vụ. Dó đó, dễ dẫn đến tình trạng khó chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp. Điều đó làm cho quá trình phân hóa ở nông thôn diễn ra chậm hơn, mang tính lặng lẽ, tự phát hơn.

· Sự phân tầng xh về mặt "giàu – nghèo" còn có thể xem xét qua mức tiêu dùng vật chất của người dân nông thôn. Sự giàu lên hay nghèo đi trong nông thôn còn phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô, việc tổ chức thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào hệ thống chính sách phát triển sản xuất và phát triển xh nói chung.

- Sự phân tầng về tuổi tác:

· Các cá nhân trong một làng xóm thường tôn trọng nhua theo lão, tước, xỉ. trong những thứ bậc đó thì giá trị "trọng lão, trọng tuổi" đã làm cho các cá nhân trong xh nông thôn phân vị theo lứa tuổi.

· Nhưng ở nông thôn, sự phân tầng theo tuổi tác hiện nay không còn mấy quan trọng nữa. nó chỉ còn ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ để họ sống theo một đạo nghĩa làm người. Nhưng sự phân biệt trong ứng xử về mặt tuổi tác còn nguyên giá trị truyền thống của nó, nhất là đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nông thôn.

- Sự phân tầng theo giới:

· Đây là sự phân tầng xh đặc thù cho xh phương Đông. Trong hệ tư tưởng Nho giáo, vai trò của người phụ nữ nông thôn trong xh truyền thống bị lu mờ trước cộng đồng, họ không có một chút quyền hành gì cả.

· Nhưng cuộc CMT8 đã làm đảo lộn trật tự xh, phụ nữ đã được giải phóng. Vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong xh nông thôn được thay đổi.

· Tuy nhiên cho đến nya thời gian lao động của phụ nữ vẫn nhiều hơn đàn ông 2 – 4 giờ hàng ngày. Chính vì thế phụ nữ mất đi cơ hội tham gia vào công việc đoàn thể xh nông thôn.

Phân tầng xh trong các cộng đồng xh nông thôn là một tất yếu. Bản thân sự phân tầng xh do nhiều yếu tố gây ra và tất yếu chịu sự chi phối rất nhiều của cơ chế đổi mới hiện nay.

Câu 2.3 (6.0 điểm): Hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của nông dân Việt Nam. Cho ví dụ minh họa.

Các cá nhân nông thôn tập hợp thành những nhân vật xã hội điển hình cho xã hội nông thôn. Trong bất kỳ xã hội nông nghiệp nào nông dân cũng là người đại diện nổi bật cho xã hội nông thôn.

Trong xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống, người nông dân Việt Nam chiếm tỷ lệ tuyệt đối (trên 90% là nông dân). Đây là lực lượng tạo ra những sản phẩm xã hội quan trọng – lương thực, thực phẩm và những nhu yếu phẩm quan trọng để duy trì sự tồn tại của xã hội. Do đặc điểm của xã hội truyền thống mà tập doàn những người nông dân này đã tạo thành một giai cấp xã hội, một sứ mệnh lịch sử nhất định trong quá khứ và hiện nay, họ là đồng minh của giai cấp công nhân Việt Nam. Tập đoàn này có những đặc trưng cơ bản như sau: (5 đặc trưng)

- Phương tiện sản xuất chủ yếu của họ là đất đai. Chính vì vậy họ luôn gắn bó với ruộng đất.

- Họ là những người luôn suy nghĩ trên những mảnh ruộng cá nhân của mình. Chính vì thế, luôn nảy sinh những đầu óc thủ cựu, tư tưởng hẹp hòi. Chủ nghĩa cá nhân hàng ngày hàng giờ dễ nảy sinh.

- Họ là những người có bản chất chân thật, chất phác, thật thà, thân thiện... Những tính cách này họ có được là do lối sống cộng đồng của họ tạo ra.

- Những người nông dân thường là những người có ít cơ hội thay đổi lối sống, tập quán canh tác của mình. Trong xã hội nông thôn, thường họ là những người có trình độ học vấn thấp.

- Người nông dân có tính cách riêng của mình. Trong đời sống của mình họ đã tạo ra xã hội nông dân. Đây là một cộng đồng xã hội đặc thù của hệ thống xã hội nông thôn. Xã hội nông dân được đặc trưng bởi lối sống nông dân, một lối sống mang đậm nét cộng đồng: thân thiện, thật thà, đơn giản, đoàn kết trong đời sống sinh hoạt.

Câu 2.4 (6.0 điểm): Phân biệt các tuyến quan hệ cá nhân – gia đình – dòng họ trong hệ thống xã hội nông thôn truyền thống và trong thời kỳ đổi mới.

Mối quan hệ cá nhân- gia đình-dòng họ trong xã hội nông thôn truyền thống

- Mỗi thành viên của gia đình cũng là thành viên của cộng đồng gia đình hay cộng đồng làng xóm. Chính vì thế, mỗi thành viên của gia đình dù là trai hay gái đều có ổn phận hoàn thành nghĩa vụ và vai trò của mình trong xã hội.

- Do vậy, ở nông thôn Việt Nam, mỗi thành viên luôn thuộc về một cộng đồng xã hội nhất định. Họ luôn có trách nhiệm với công việc mà họ đang phải làm. Những trách nhiệm xã hội không thể tránh khỏi, được cộng đồng ủy thác qua những vai trò xã hội mà anh ra đảm nhiệm.

- Trong xã hội truyền thống, với tư cách là chủ thể hoạt động xã hội, và là thành viên của cộng đồng làng xã, cá nhân phải gia nhập vào làng-anh ta phải được ghi tên vào sổ bạ của làng - một việc làm hết sức trang trọng, nó khẳng định vị trí xã hội của anh ta.

- Trong xã hội nông thôn truyền thống, chế độ công điền của cộng đồng làng xã luôn chi phối việc tổ chức gia đình thành hộ sản xuất và gắn vó các cá nhân với làng. Con người phụ thuộc vào làng xã không đơn giản chỉ là quan hệ với "nơi chôn nhau, cắt rốn" của các thành viên. Mỗi người trong gia đình nông thôn coi trách nhiệm với gia đình là hạnh phúc cá nhân, coi lễ nghĩa cao hơn tình cảm cá nhân, riêng tư.

- Trong đời sống, hoạt động của mình, các cá nhân đều coi mọi vấn đề của gia đình mình là hệ trọng. Gia đình nề nếp là gia đình trong đó mọi người làm lụng, học hành, tổ chức được cuộc sống ổn định và các thành viên sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng, hòa thuận theo cộng đồng làng xóm. Giá trị xã hội đó vẫn còn mang tính ưu trội chi phối hành vi của cá nhân nông thôn. "Trong ấm ngoài êm" là cái đích cuối cùng mà các thành viên của mỗi gia đình lựa chọn.

- Gia đình nề nếp, điều quan trọng là cha mẹ giáo dục con cái... Đó là trách nhiệm chung của cha mẹ, trưởng họ. Gia đình nề nếp đòi hỏi người trưởng gia luôn quan tâm đến gia đình, có trách nhiệm, gương mẫu, công minh và uy tín.

- Trong xã hội nông thôn truyền thống, người dân nông thôn không bao giờ nhân danh cá nhân để khẳng định mình trong cuộc sống. Vì thế, cá nhân xã hội cuiar con người nông thôn bị "lu mờ", chìm sau "gia đình" và cộng đồng mà nó là thành viên luôn gắn bó khăng khít với cá nhóm xã hội đó.

- Trong mỗi gia đình, theo quan niệm của Nho giáo, mỗi thành viên đề có một vị trí trong cái tôn ti trật tự của đình.

- Từ khi sinh ra, con người đã trở thành thành viên của cộng đồng xã hội, đứa trẻ lớn lên như thế nào đều phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh nó. Vì thế, việc trở thành thành viên gắn bó và trung thành với cộng đồng là quan trọng. Vai trò của mỗi cá nhân trong gia đình, làng xã hình thành từ đó.

- Tính cộng đồng đã nảy sinh tư tưởng "một người làm quan cả họ được nhờ", chi phối của nó gây ra mặt tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực.

- Phụ nữ chưa có được vị trí xã hội như nam giới. Theo quan niệm xã hội truyền thống trước đây, người phụ nữ chỉ có những vai trò làm vợ, làm mẹ, tề gia nội trợ trong gia đình. Ngoài gia đình, ngay trong dòng họ, họ không có được vị trí tôn trọng: không có tiếng nói trong việc ra những quyết định quan trọng của cộng đồng xã hội thân tộc. Nhưng trong gia đình, về phương diện quản lý kinh tế, vị thế của người phụ nữ lại được tôn trọng hơn.


Quan hệ cá nhân với gia đình, dòng họ trong thời kỳ đổi mới

- Vị trí và vai trò xã hội của mỗi cá nhân nông thôn hiện nay được xác định bởi chính các điều luật của Hiến pháp, các văn bản pháp lý. Con người nông thôn hiện đại có những quyền tự do hoạt động được xã hội chấp nhận và cho phép như bình quyền, tự do cư trú, tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do thân thể và nhà ở... Nó làm cho sự ràng buộc giữa các cá nhân, các cộng đồng xã hội (làng, họ) có xu hướng lỏng lẻo hơn, uyển chuyển hơn.

- Ngoài những ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa hiện đại, các thế hệ còn chịu sự chi phối của các tầng lớp, thế hệ trên.

- Trong quan hệ xã hội, uy tín của bậc cao niên (ông bà) còn tác động khá sâu sắc trong hoạt động sống của các cá nhân trong gia đình. Vai trò của người cao tuổi trong nông thôn còn là một chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt những nghiên cứu về an ninh xã hội.

- Cơ chế kinh tế thị trường đang ngày càng bắt rễ, ngấm ngầm ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng nông thôn, làm cho vị trí người già trong kinh tế hộ gia đình có nhiều thay đổi so với vị trí của người già trong xã hội truyền thống. Hệ quả là, người già đang có xu thế suy giảm địa vị trong hệ thống xã hội ở nông thôn.

- Các quan hệ xã hội giữa anh và em chú bác trong gia đình đều chịu sự can thiệp, chi phối của nhiều yếu tố xã hội khác nhau. Nhưng ảnh hưởng của người cao tuổi ở nông thôn còn đậm nét truyền thống. Hơn thế, những ứng xử trong họ ngoài làng chịu ảnh hưởng, chi phối của những luật tục, của những quy tắc, quy định trong mỗi hương ước của làng, chi phối bởi các quy định trong tông pháp của dòng họ.

Câu 2.5 (6.0 điểm): Gia đình và hộ gia đình là gì? Phân tích những chức năng cơ bản của gia đình nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cho ví dụ minh họa.

Khái niệm gia đình: Gia đình là một nhóm người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư của cá nhân, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ và thực hiện.

Khái niệm hộ gia đình: Hộ gia đình là một khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý. Ở nông thôn có nhiều kiểu tổ chức hộ gia đình, như hộ gia đình nông nghiệp, hộ gia đình nông – phi nông, hộ gia đình phi nông nghiệp.

Mỗi gia đình đều có những chức năng cơ bản của nó, đặc trưng nhất là những chức năng:

1. Chức năng sinh đẻ: Gia đình là nơi tái sản xuất con người cho xã hội. Đây là một trong những chức năng cơ bản của gia đình. Nhờ có sự hoạt động đặc thù này của gia đình mà xã hội được tái tạo ra các thế hệ để duy trì giống loài.

2. Chức năng kinh tế: Mỗi gia đình đều có một hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cảu các thành viên trong gia đình, nhằm tái tạo sức lao động cũng như thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tinh thần của gia đình và chi phí sản xuất.

3. Chức năng giáo dục: Gia đình là môi trường đầu tiên cá nhân sinh ra và tiếp xúc với người khác trong xã hội. Đây cũng là môi trường để xã hội hóa cá nhân. Những thành viên mới của gia đình học những khuôn mẫu tác phong, những chuẩn mực xã hội, những giá trị xã hội để thực hiện những vai trò trong gia đình, vai trò xã hội mà họ phải đảm trách. Chính vì thế, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên dạy cho con cái biết phải làm những gì mà xã hội đường thời cho là hợp lý, là đúng. Kết quả là, trẻ em có được những tri thức nhất định trong ứng xử và hoạt động xã hội. Người mẹ trong gia đình là người thầy đầu tiên của mỗi con người xã hội.

4. Chức năng chăm sóc người già và trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên.

5. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình. Đây là nơi các thành viên tìm thấy sự hòa thuận, chỗ dựa về mặt tinh thần của mình.

6. Chức năng thỏa mãn như cầu tôn giáo. Gia đình là nơi "cứ trú cuối cùng" của những tư tưởng tôn giáo.

7. Chức năng nghỉ ngơi giải trí. Làm thỏa mãn những nhu cầu của các thành viên: du lịch, nghỉ mát, v.v

8. Chính gia đình cũng là nơi thỏa mãn nhu cầu tình dục của các bậc cha mẹ.

Câu 2.6 (6.0 điểm): Anh/chị hãy trình bày những đặc điểm của hộ gia đình nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ (truyền thống, bao cấp và đổi mới). Cho ví dụ minh họa

Khái niệm hộ gia đình: Hộ gia đình là một khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý. Ở nông thôn có nhiều kiểu tổ chức hộ gia đình, như hộ gia đình nông nghiệp, hộ gia đình nông – phi nông, hộ gia đình phi nông nghiệp.

*Hộ gia đình trong làng xã truyền thống

- Trong xã hội phong kiến, làng xã nông thôn xưa lấy nông nghiệp là nền sản xuất chủ yếu cho nên thường trong mỗi làng, nhóm hộ gia đình nông dân là cơ bản. Trong mỗi làng có sự phân chia đẳng cấp nhà dân, mỗi nhà có phân vị rõ ràng : "sỹ - nông – công – thương": mà nền tảng của nó chính là giá trị cộng đồng nông thôn – "dĩ nông vi bản". Chính vì thế số đông trong làn truyền thống là gia đình nông dân. Trong số đó các hộ gia đình nông thôn xưa tồn tại các kiểu hộ gia đình chủ yếu sau đây:

1. Gia đình nhà nông nghèo.

2. Gia đình khá giả (trung lưu).

3. Hộ gia đình nông dân giàu ( nhà giàu).

4. Hộ gia đình nhà Nho.

5. Hộ gia đình thợ thủ công.

6. Hộ gia đình thương nhân.

*Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ bao cấp

- Trong những năm 60 – 70 và những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, xã hội nông thôn Việt Nam nằm trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp. Nông thôn được hợp tác hóa và người dân hầu hết đều thuộc về các hợp tác xã. Cơ chế tập trung quan lieu bao cấp đã tạo ra sức ỳ trong cung cách làm ăn của người nông dân. Chính cung cách này làm cho các thành viên hộ gia đình trở nên thụ động trong công việc lao động sản xuất, tổ chức các hoạt động gia đình.

- Trong những năm hoạt động lao động theo phương thức hợp tác xã, thu nhập của các gia đình phụ thuộc vào năng suát của hợp tác xã. Mỗi làng đều được tổ chức hoạt đọng sản xuất theo mô hình hợp tác xã. Thu nhập của các hộ gia đình xã viên là không cao vì nó phụ thuộc và các định mức do Đại hội xã viên hợp tác xã quyết định. Những thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu phát triển bằng chăn nuôi, làm vườn, thủ công,...

- Hoạt động lao động sản xuất của gia đình, trong giai đoạn này tồn tại một vấn đề là công cụ, trâu bò và phương tiện sản xuất chính – đất đai – tập trung vào trong tay hợp tác xã. Do hoạt động sản xuất theo kế hoạch hợp tác xã nên cách thức tổ chức hoạt động lao động sản xuất trong gia đình ít nhiều có hiệu quả như gia đình trung nông ngày xưa. Lao động sản xuất theo tổ đội, một mặt tạo ra sự lỏng lẻo, thụ động trong công tác tổ chức kinh tế hộ gia đình, mặt khác nó cũng tạo điều kiện cho những giá trị xã hội tiên tiến du nhập vào gia đình. Trong giai đoạn này, những quan niệm về dân chủ, về bình đẳng cũng tìm thấy mảnh đất bắt rễ vào nông thôn Việt Nam.

- Trong thời kỳ này, số hộ gia đình nông thôn hạt nhân hóa nhanh. Trong các hộ gia đình, phần lớn là đàn bà con gái, vắng bóng những chồng, đàn ông. Nhờ vào lao động tập thể nên hình thành quan hệ xã hội bình đẳng, do vậy quan hệ họ hàng không ràng buộc như xã hội truyền thống. Ở các làng, các hộ đều có trách nhiệm như nhau trước cộng đồng xã hội và cộng đồng làng xóm.

- Sau công cuộc cải tạo công thương nghiệp và tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam, ở nông thôn Việt Nam tồn tại hai loại hình gia đình chủ yếu:

1. Gia đình xã viên hợp tác xã (phổ biến nhất).

2. Gia đình cán bộ.

*Gia đình nông thôn trong thời kỳ đổi mới

- Cơ chế kinh tế tự chủ trong hạch toán kinh doanh gây ra những tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế cũng như các mặt khác của đời sống gia đình nông thôn, đặc biệt là hộ gia đình nông dân – một bộ phận quan trọng trong hệ thống hoạt động kinh tế của các làng xóm nông thôn Việt Nam.

- Quan hệ giữa các hộ gia đình với xóm thôn được thay đổi.

- Trong gia đoạn hiện nay, hệ giá trị gia đình trong cộng đồng làng xã đã có những chuyển đổi, nhưng vẫn còn tồn tại những giá trị căn bản mang đậm nét truyền thống như:

· Gia đình – một tổ ấm, một chỗ dựa tinh thần

· Nơi xây dựng, rèn luyện nhân cách, làm cho các cá nhân có khả năng phát triển vươn lên cao hơn.

· Vì tự do, hạnh phúc cá nhân, nhưng không để cho người già bơ vơ, cô đơn. Tránh li dị vô trách nhiệm, trẻ em không phải thiếu thốn tình cảm.

· Gia đình phải có trật tự, nền nếp êm ấm và lễ nghĩa để đạt đến hòa thuận, cư xử theo "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".

· Chú trọng đến vấn đề bình đẳng nam, nữ trong gia đình.

- Hiện nay, trong tiến trình đổi mới, hộ gia đình nông dân không còn là một loại hình gia đình cơ bản của làng xã nữa. Trong các xóm thôn của làng xã diễn ra quá trình phân công lại lao động – nghề nghiệp, đòi hỏi các hộ gia đình nông dân tự chủ sản xuất, tự chủ cả việc phân công lao động trong hộ gia đình: mặt khá, đang diễn ra xu thế mở rộng ngành nghề lao động sản xuất.

- Trong thời kỳ đổi mới, xuất hiện quá trình chuyển đổi của các làng thành các làng thuần nông, làng hỗn hợp. Trong đó, loại làng hỗn hợp có xu thế gia tăng cùng với sự giải thể hoạt động sản xuất truyền thống.

- Trong nhiều gia đình của nhiều làng xã đã xảy ra những mâu thuẩn, xung đột giữa các thế hệ về quan niệm và định hướng giá trị.

- Trong tiến trình đổi mới hiện nay, gia đình trong làng xã đã trở thành một thành phần kinh tế độc lập, có vai trò quyết định đối với sự phát triển sản xuất. Sự tự chủ của cá hộ gia đình làm cho mỗi thành viên của nó năng động hơn. Chính quyền tự chủ sản xuất, hạch toán kinh doanh đã làm cho người nông dân trong làng xã gắn bó hơn với cộng đồng của mình.

- Gia đình nông thôn Việt Nam hiện đại có những đặc trưng nổi bật sau:

· Trong gia đình nông thôn cơ cấu nhân khẩu có chiều hướng suy giảm

· Trong xã hội nông thôn hiện nay, gia đình hạt nhân chiếm tỷ lệ cao

· Trong gia đình nông thôn, chủ hộ gia đình là nữ chiếm tỷ lệ không cao. Điều này khẳng định, trong gia đình nông thôn hiện đại vẫn còn chịu ảnh hưởng của chế độ Nho giáo.

· Gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội được thể hiện trong chức năng hoạt động kinh tế của nó. Trong các chức năng của gia đình Việt Nam thì chức năng kinh tế chưa bao giờ bị xếp xuống hàng thứ yếu.

Câu 2.7 (6.0 điểm): Trình bày những khái niệm: dòng họ, họ nội, họ ngoại, gia tộc. Hãy vẽ 1 sơ đồ biểu thị quan hệ xã hội trong dòng họ và giải thích sơ đồ đó.

Khái niệm dòng họ: Dòng họ trước hết là một thiết chế đặc thù của nhóm xh thân tộc, một biến thái gia đình, nó là một nhóm xh lớn, vượt lên trên gia đình và bieur thị mlh huyết thống chặt chẽ của chế độ thân tộc. Họ hàng – một đặc trưng nổi trội của xh Á Đông.

Khái niệm gia tộc: Gia tộc là khái niệm chỉ một nhóm xh gồm một số thành viên có quan hệ ruột thịt gần gũi với nhau về dòng máu, có những quan hệ tình cảm thân thuộc; có một hệ giá trị nhất định, mà phần lớn là những giá trị gia đình. Đây là một nhóm người cùng chia sẻ những mục tiêu hoạt động chung chủ yếu là giúp đỡ lẫn nhau và hướng đến củng cố, giữ gìn tình đoàn kết máu mủ ruột rà. Họ trân trọng sợi dây liên hệ huyết tộc nhiều hơn. Đó chính là quan hệ nội tộc.

Khái niệm họ nội: Họ nội – cộng đồng những người trong một nhóm xh đặc thù lấy quan hệ nam quyền làm trọng là những người có chung một ông tổ của dòng họ. những người này được coi là có máu mủ ruột rà với nhau. Thường những nhóm huyết tộc này có nhà thờ họ, mơi thờ ông tổ chung. Trong nhóm này có phân bố quyền uy theo thứ bậc.

Khái niệm họ ngoại: Họ ngoại là khái niệm chỉ cộng đồng thân tộc của những người về phía người phụ nữ. Ông bà ngoại là người đẻ ra mẹ, tức là người phụ nữ về làm dâu trong một cộng đồng huyết tộc nào đó.

Vẽ sơ đồ : tự vẽ

Câu 2.8 (6.0 điểm): Làng xã là gì? Hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam truyền thống. Cho ví dụ minh họa.

Khái niệm làng xã: : Làng là từ chỉ đơn vị tụ cư nhở nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân Việt. Làng là sản phẩm của lịch sử, làng luôn nhận vào nó những dấu án đổi thay củ đất nước, làng xã. Thường làng xã được quan niệm như một hình thái tổng hợp khép kín, hình thành trên quy mô sản xuất nhỏ, đáp ứng nhu cầu tự túc của chính mình.

Những đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam truyền thống:

1. Mỗi làng đều có "sổ đinh", "sổ điền" của làng.

- Đây là một hoạt động quản lý nhan khẩu của làng. Căn cứ vào sổ đinh này mà làng xác định vị thế xh cho mỗi thành viên, phân bổ đất đai, phân bổ làm nghĩa vụ với nhà nước.

- Việc phân bổ thuế, sưu, chia đất công trong làng đều đụng đến quyền lợi của từng người, của từng hộ. Căn cứ vào sổ đinh người ta xác định nguonf gốc xuất xứ của thành viên của làng.

2. Trong làng xh truyền thống tồn tại sự phân biệt dân bản địa và dân ngụ cư.

- Dân bản địa ở trong làng, còn dân ngụ cư ở ngoài rìa làng. Dân ngụ cư là những người dân, vì lý do nào đó sống tha phương, họ đến trú ngụ ở làng khác; họ không được coi là dân làng, mất quyền làm dân, bị phan biệt đối xử, bắt chịu lao dịch nặng hơn, đóng góp nhiều hơn, phải chạy chọt lâu dài, tốn kém để được ghi tên vào danh bạ làm dân làng.

- Mỗi người dân của làng đều có trách nhiệm gắn bó với quê hương bản quán, họ bị trói chặt vào cộng đồng xh này. Những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác trước cộng đồng nặng đến nỗi họ không dám dứt bỏ khỏi cộng đồng họ đang sống. Những nghĩa vụ đó cũng không cho phép người dân rời làng.

- Chính những quy định của làng đã tạo ra tính bất biến của hệ thống làng xã. Tính bất biến này đã làm cho làng xã phát triển theo mô thức: trong làng không có gì khiến cho người ngoài chú ý đến, và ngược lại cư dân trong làng không có động cơ gì mà bỏ làng ra đi. Chính vì vậy đã tạo ra "thế giới riêng, biệt lâp" của mỗi làng.

3. Mỗi làng đều có thủ tục gia nhạp vào làng:

- Đây là một trong những nghi lễ công nhận thành viên mới của lang cổ truyền Bắc Bộ.

- Có 2 hình thức để công nhận một người con của làng. Đối với những sinh linh mới ra đời đều được công nhận bằng "lễ mọn"; đặc biệt đối với bé trai, khi mới sinh đã được vào "giáp" của làng với tư cách là thành viên dự bị. Đối với những người dân ngụ cư, muốn chuyển thành dân chính cư phải thỏa mãn 2 điều kiện: đã cư trú ở làng từ 3 đời trở lên và phải có một ít điền sản. Sau khi đã làm bổn phận đóng góp cho làng, làm nghĩa vụ như một thành viên bình thường của làng, họ cũng vẫn được làng chia rượng đất. Tùy từng lang, những người dân "hạng 2" của làng xin "được nhập làng" bằng một "lễ khao" làng.

4. Làng là một đơn vị tự quản:

- Làng quản lý và phân cấp công điền, công thổ cho các thành viên bản quán của mình. Chính việc làng được phân bổ đất đai cho các thành viên của mình đã làm cho tính cộng đồng của quần cư được củng cố cũng chắc thêm. Trên cơ sở đó, một sự tự quản nông thôn của mỗi làng hình thành.

- Mỗi làng đều có một yếu tố kinh tế cộng đồng, một hoạt động kinh tế chung.

- Tính tự trị, tự quản là đặc trưng đặc thù của các cộng đồng làng VN. Mỗi làng VN đều có một lãnh thổ riêng cho nên có thể coi làng là cộng đồng lãnh thổ. Mỗi thành viên trong làng đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng lãnh thổ của làng.

5. Làng xã – một cộng đồng kinh tế chung: Mỗi làng là một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp, một đơn vị tiểu sản xuất công nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế theo hình thức tự cung tự cấp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cộng đồng. Trên cơ sở hoạt động kinh tế như vậy, mỗi làng đều có công quỹ riêng. Có làng có những ngành nghề thủ công hay nghề bí truyền riêng và nó được giữ bí mật cho riêng làng.

6. Làng có một bộ máy kỳ hào, chức dịch rong coi mọi công việc trong làng: đối nội và đối ngoại. Bộ máy này được tạo ra trên cơ sở của một hệ thống các vị trí xh của làng. Bộ máy tự quản của làng truyền thống là hệ quả của sự phân hóa nội bộ trong làng. ở mỗi làng đều tồn tại một quá trình phân hóa xh, một quá trình phân tầng xh diễn ra trong lịch sử phát triển làng xã.

7. Mỗi làng có luật lệ riêng được làng ghi nhận dưới danh nghĩa "hương ước". Đôi khi luật lệ này trái với cả pháp luật của nhà nước. Do tính khép kín nên: "phép vua thua lệ làng"; chức dịch kỳ hào có thể tỏ chức thành một pháp đình riêng để phạt vạ trong làng.

8. Thông thường mỗi làng đều có một loại hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thông qua việc thờ cúng của làng. Nội dung hoạt động thờ cúng của mỗi làng đều được ghi vào hương ước thành những điều, mà thờ cúng thành Hoàng là trọng tâm. Nội dung cụ thể gồm:

- Lịch thờ cúng trong năm.

- Lễ vật thờ cúng.

- Việc tổ chức thờ cúng. Thông thường làng giao cho các giáp đảm nhận hàng năm hay một kỳ thờ cúng, hết năm lại thay cho giáp khác. Trong các đình của lang còn có thủ từ coi giữ đền đình, các hạng dân cũng tham gia biện lễ.

- Việc tổ chức thờ cúng, rước sách có 3 hoạt động chính: tế lễ, rước sách; các nghi lễ và trò chơi; các cuộc đua tài giữa các giáp trong làng.

9. Đình là biểu tượng của làng, là trung tâm của lang về mọi phương diện. Trong làng xưa đình là trung tâm hành chính. Mọi công việc quan trọng của làng đều được bàn soạn ở đây. Đình là trung tâm văn hóa của làng, vì các lễ nghi, các lễ hội đều được tiến hành ở đình. Đình còn là trung tâm tôn giáo, vì đình là nơi thờ Thành Hoàng và thần Hoàng làng. Nó cũng là nơi để thi hành pháp chế của làng, dùng để ngả vạ hay phạt vạ những thành viên vi phạm các quy ước cảu làng. Trong tâm thức cảu các thành viên nông thôn, đình trở thành một biểu trưng với giá trị tình cảm thiêng liêng.

10. Mỗi làng đều có yếu tố vũ trang:

- Do hoàn cảnh xh truyền thống, do tính tự quản của làng nên có nhu cầu tự vệ. Chính vì thế, trong mỗi làng đều có đội (phiên) tuần. Đây là thành tố vũ trang của làng. Khi có cướp, có giặc người ta đánh mõ báo động để huy động sức người ra đói phó đánh trả, làng trở thành phiên chế võ trang không thường trực. Chính yếu tố này đã tạo nên truyền thống đặc thù của dân tộc VN – truyền thống giữ nước.

- Làng chiến đấu là một trong những tổ chức quân sự của nhân dân ta tiến hành chiến tranh nhân dân. Mỗi làng trở thành một thành trì, một pháo đài để chiến đấu ngoan cường chống lại ngoại xâm.

11. Đối với những làng có nghề phụ, nghề thủ công thì những người này không thoát ly khỏi nông nghiệp, nếu thoát ly thì họ tổ hức thành phương hội theo đơn vị làng. Trong xh VN truyền thống tồn tại nhiều làng nghề khác nhau ở nông thôn. Truyền nghề là một phương thức đào tạo trong các làng nông thôn truyền thống. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự trường tồn và tính độc đáo của các nghề thủ công ở nông thôn. Yếu tố này hiện vẫn còn lưu dấu ấn trong nông thôn hiện đại.

12. Trong mỗi làng đề có một "chợ" để trao đổi hàng hóa của làng, hoặc của vài ba làng.

- Đây chính là yếu tố kinh tế hàng hóa thị trường chưa phát triển, nó còn ở dạng sơ khai. Sự hiện diện của chợ đã làm cho làng trở thành một đơn vị mang tính tổng thể - có cả hoạt động nông – công – thương nghiệp. Nó làm cho làng trở thành một đơn vị kinh tế - xh mang tính khép kín. Mỗi làng đều có thể tự cấp tự túc mà không giao lưu trao đổi với xh bên ngoài. Tính độc lập khuôn gói con người của làng theo cách xh hóa của nó.

- Chợ có vai trò tạo ra môi trường giao tiếp xh. Trong xh truyền thống, đây là yếu tô động của nông thôn. Chợ Tết được xem là một sinh hoạt văn hóa của người dân nông thôn VN; một hình thức giải trí đặc thù của nông thôn VN.

13. Làng có tổ chức của riêng mình, đó là những tổ chức họ, ràng buộc với nhau bằng sợi dây huyết tộc, máu mủ và bằng tổ chức nội bộ của dòng họ.

- Làng VN truyền thống luôn luôn tỏ ra là một cộng đồng xh tự quản. Nó có một cách thức tổ chức và những chuẩn mực hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ.

- Trong cơ cấu xh của làng truyền thống tồn tại hai loại nhóm xh chính thức với chức năng quản lý và điều hành hoạt động cảu làng: hội đồng làng đây là cơ quan điều hành những công việc chung của làng; nhóm chức dịch có nhiệm vụ thực hiện những chủ trương, quyết định của nhà nước.

- Bộ máy hành chính của làng vừa là công cụ đắc lực của nhà nước quân chủ ở làng xã, lại vừa là đại diện của dân làng trước nhà nước. Và dưới cùng là tầng lớp dân thường.

- Những vị trí xh trong làng như vậy tạo nên tầng lớp trên và tầng lớp dưới cùa làng. Những thứ bậc xh đó tạo thành những đẳng cấp theo ngôi thứ rõ ràng , gắn liền với ngôi thứ là quyền lợi vật chất và tinh thần trong làng.

- Làng vừa là một cộng đồng, một nhóm xh, vừa là một hệ thống xh phức tạp.

14. Làng là một đơn vị làm nghĩa vụ với nhà nước:

- Làng là nơi thực hiện những chính sách mà nhà nước giao xuống, là người giao dịch với nhà nước thay cho các thành viên của mình. Làng có tính cộng đồng cao, và qua đó nó có tính độc lập trong điều hành các hoạt động của những thành viên của làng. Những quy ước trong hương ước cùng với tính độc lập của làng làm cho làng xã trở thành một cộng đồng tự quản.

- Nghĩa vụ đối với nhà nước được thể hiện thành sưu, thuế tiền. Làng đảm bảo nghĩa vụ binh dịch cho nhà nước. Việc thực hiện các nghĩa vụ này thường được làng giao cho các giáp thực hiện.

15. Làng ổn định lau dài cùng với sự hình thành và phát triển của cộng đồng xh. Có những làng trường tồn trong lịch sử hàng ngàn năm.

16. Làng có từ xưa nhưng bản thân quần cư này đã qua nhiều đợt cải tổ. Đã có một thời chùa là nơi tổ chức lễ hội văn hóa, là trung tâm của làng,...

17. Làng có một nền văn hóa riêng và tạo thành tiểu văn hóa. Đó là văn hóa dân gian, văn hóa làng. Mỗi làng đều có những tổ chức văn hóa.

18. Mỗi làng đều có một ý thức hệ - ý thức hệ của một cộng đồng xh. Làng chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Ảnh hưởng rõ nét nhất và để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong nông thôn VN là những tư tưởng của Nho giáo.

19. Cá nhân xh nông thôn bị tan biến, lu mờ trong cộng đồng làng xã, gia đình và họ bị cột chặt vào cộng đồng đó.

- Mỗi người có trách nhiệm góp sức mình vào công việc chung của làng. Tất cả những trách nhiệm đề ra được các thành viên trong làng thực hiện nghiêm túc. Hoàn thành những công việc được làng giao, cư xử sao cho đúng với ý của làng,... đó là mục tiêu ứng xử của các thành viên trong làng.

- Ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trở thành ý thức dân chủ làng xã của người nông dân. Ý thức hệ của cộng đồng đã chi phối chặt chẽ những người dân sống trong lũy tre làng. Trong hành động, mõi cá nhân đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, tính cá nhân bị mất đi, và người ta hành động theo mục tiêu và lý tưởng chung của cộng đồng.

Câu 2.9 (6.0 điểm): Tại sao nói: "Làng xã Việt Nam là một cộng đồng tự quản"? Anh/chị hãy cho ví dụ và phân tích để chứng minh nhận định: "phép vua thua lệ làng".

"Làng xã VN là một cộng đồng tự quản" là vì:

- Làng có chế độ quản lý ruộng đất, thổ điền riêng:

· Làng quản lý và phân cấp công điền, công thổ cho các thành viên bản quán của mình. Chính việc làng được phân bổ đất đai cho các thành viên của mình đã làm cho tính cộng đồng của quần cư được củng cố cũng chắc thêm. Trên cơ sở đó, một sự tự quản nông thôn của mỗi làng hình thành.

· Mỗi làng đều có một yếu tố kinh tế cộng đồng, một hoạt động kinh tế chung.

· Tính tự trị, tự quản là đặc trưng đặc thù của các cộng đồng làng VN. Mỗi làng VN đều có một lãnh thổ riêng cho nên có thể coi làng là cộng đồng lãnh thổ. Mỗi thành viên trong làng đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng lãnh thổ của làng.

- Làng xã – một cộng đồng kinh tế chung: Mỗi làng là một đơn vị kinh tế tự cung tự cấp, một đơn vị tiểu sản xuất công nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế theo hình thức tự cung tự cấp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cộng đồng. Trên cơ sở hoạt động kinh tế như vậy, mỗi làng đều có công quỹ riêng. Có làng có những ngành nghề thủ công hay nghề bí truyền riêng và nó được giữ bí mật cho riêng làng.

- Làng có một bộ máy kỳ hào, chức dịch rong coi mọi công việc trong làng: đối nội và đối ngoại. Bộ máy này được tạo ra trên cơ sở của một hệ thống các vị trí xh của làng. Bộ máy tự quản của làng truyền thống là hệ quả của sự phân hóa nội bộ trong làng. ở mỗi làng đều tồn tại một quá trình phân hóa xh, một quá trình phân tầng xh diễn ra trong lịch sử phát triển làng xã.

- Mỗi làng có luật lệ riêng được làng ghi nhận dưới danh nghĩa "hương ước". Đôi khi luật lệ này trái với cả pháp luật của nhà nước. Do tính khép kín nên: "phép vua thua lệ làng"; chức dịch kỳ hào có thể tổ chức thành một pháp đình riêng để phạt vạ trong làng. Hương ước là một hệ thống các lệ làng, có thể coi đó là hệ thống các luật tục. Hương ước hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống "thuần phong mỹ tục" của làng. Nó đề ra hình thức trừng phạt đối với những việc làm trái với lệ làng, những hình thức khen thưởng đối với những việc làm có ích, có lọi và làm tốt của mọi thành viên trong làng.

Ví dụ: tự cho

Câu 2.10 (6.0 điểm): Hương ước là gì? Phân tích nội dung, vai trò của hương ước trong quản lý làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại.

Hương ước là một hệ thống các lệ làng, có thể coi đó là hệ thống các luật tục. Hương ước hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống gọi là "thuần phong mỹ tục" của làng.

- Mỗi bản hương ước đều chủ yếu tập trung vào các quy định sau:

1. Những quy ước về chế độ ruộng đất.

2. Những quy ước về việc khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường.

3. Những điều ngăn chặn tệ nạn cờ bạc hay ngăn chặn những quan hệ nam nữ bất chính.

4. Những quy ước về tổ chức xh và trách nhiệm của các thành viên và các chức dịch trong làng.

5. Những quy ước về văn hóa tinh thần, tín ngưỡng.

Vai trò của hương ước:

- Hương ước là một trong những công cụ quản lý của làng xã nông thôn xưa. Đối tượng của quản lý rất rộng như: quản lý trong KT, quản lý xh, quản lý VH... Mỗi đối tượng đều có một phương thức quản lý và công cụ quản lý khác nhau như bằng luật pháp, bằng phong tục, bằng đạo đức, bằng tôn giáo v.v mà các thành viên trong cộng đồng xh đó phải tuan tuân theo. Với tư cách là công cụ quản lý của làng, hương ước điều chỉnh các mqh xh trong cộng đồng làng xã. Nó bao gồm các quy định về sự thưởng, phạt.

- Hương ước – công cụ để nhà nước phong kiến can thiệp vào làng xã và quản lý làng, điều hòa lợi ích giữa làng và nhà nước thông qua việc xác lập các nghĩa vụ của làng đối với nướ, và qua việc thừa nhận về mặt pháp lý của nhà nước dối với hương ướng mỗi làng. Hương ước là hiện thân của sự dung hòa về quyền lợi giữa nhà nước và làng xã, giữa luật tục và luật pháp.

Câu 2.11 (6.0 điểm): Trình bày cơ cấu xã hội của làng xã Việt Nam hiện đại. Chọn hai vùng lãnh thổ điển hình và phân tích sự khác biệt về cơ cấu xã hội của làng xã Việt Nam hiện nay.

- Cơ cấu xh là khái niệm chỉ cách thức tổ chức của một xh và cho thấy tính tổ chức của nó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Cơ cấu xh còn là toàn thể các mlh tương đối ổn định giữa các yếu tố trong một hệ thống xh.

- Trong làng xã VN luôn tồn tại những vị trí xh dành cho các cá nhân, các nhóm xh đặc thù của làng xã. Chính vì làng như một cộng đồng tự quản mang những nét độc lập trong sự tồn tại của nó nên trong mỗi làng đều có một cơ cấu xh của nó. Nhìn về tổng thể các làng VN hiện nay đều có những nét chung, giống nhau về cơ cấu, có một Ban quán lý thôn (làng), trong đó có một người có vị trí xh quan trọng đứng đầu bộ máy quản trị này – trưởng thôn.

- Trưởng thôn là người lãnh đạo thôn được các thành viên cử ra để điều hành hoạt động của thôn phù hợp với yêu cầu của chính quyền nhà nước và phù hợp với những mục tiêu mà cộng đồng làng xã đã đề ra và đam bảo tổ chức thực hiện những chủ trường của Đảng và Chính phủ trong địa phương mình. Trưởng thôn là nhân vật trung gian giữa nhà nước với xóm thôn.

- Vị trí xh của các giới trong làng xã. Trong làng xã, do đặc trưng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, lao động nghành nghề mà vị trí của các giới trong cộng đồng là khác nhau. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo làm cho vị trí, vai trò của các giới ở làng truyền thống khá khác biệt nhau.

- Trong làng xã VN còn tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm xh, các cộng đồng nhỏ trong làng. Những dòng họ có nhiều đóng góp cho làng nước, hay có nhiều thành viên có chức sắc cũng ảnh hưởng nhất định đến việc bàn bạc, thực hiện các công việc chung của cộng đồng.

Phân tích 2 vùng văn hóa: không biết làm.

Câu 2.12 (6.0 điểm): Thiết chế xã hội là gì? Chức năng của các thiết chế xã hội ở nông thôn Việt Nam. Hãy phân tích một trong các thiết chế xã hội nông thôn mà anh/chị quan tâm nhất (kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, tôn giáo tín ngưỡng, làng xã, pháp luật).

Thiết chế xh là một hệ thống những chuẩn mực và các vai trò xh gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và thực hiện những chức năng xh nhất định. Thiết chế xh cũng là những giải pháp xh nhằm đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu căn bản của xh, nó được xh đặt ra theo đòi hỏi của thực tiễn xh.

Thiết chế xh có 2 chức năng cơ bản: kiểm soát và điều chỉnh xh.

1. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xh. Thiết chế xh tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân, những hành vi, giải pháp cho hoạt động của mình nhằm đạt đến những mục tiêu đặt ra và cùng chia sẻ với mọi người trong nhóm, cộng đồng xh và môi trường xh mà cá nhân đang sống. Nhờ vào sự thực thi chức năng này, các cơ quan xh trong nhóm, trong cộng đồng xh được duy trì và tái tạo. Các thiết chế xh căn cứ vào hệ giá trị xh của nhóm, cộng đồng xh để điều chỉnh sự hoạt động của các thành viên.

2. Chức năng kiểm soát xh. Đây là một chức năng cơ bản của thiết chế xh. Nó ép buộc các cá nhân xh thực hiện đúng những yêu cầu của nhóm, cộng đồng xh về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhóm cộng đòng xh, và đối với các thành viên khác. Sự kiểm soát thông qua 2 con đường: con đường chính thức và con đường phi chính thức.

Thiết chế kinh tế:

- Thiết chế kinh tế ở nông thôn thể hiện ra ở chỗ: nó quy định phần ruộng đất mà các thành viên của nó được hưởng, nó tạo ra một phương thức phân phối sản phẩm đặc thù: tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Hiện nay cơ chế kinh tế ấy đang dần biến đổi theo cơ chế thị trường.

- Trong thời kỳ đổi mới, thiết chế kinh tế không chỉ chi phối cách thức sản xuất mà cả cách thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm so cho phù hợp với cơ chế kinh tế hàng hóa.

- Trong xh truyền thống, nền sản xuất nông nghiệp ở cộng đồng làng xã đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của chính cộng đồng. Nền sản xuất dựa trên chế độ công điền. Ruộng đất là của làng được phân bổ theo sổ đinh. Các hoạt động kinh tế của cá thành viên trong làng đều theo khuôn gói trong cộng đồng làng xã.

- trong thời kỳ đổi mới, trong nông thôn diễn ra quá trình phân công lại lao động xh. Kinh tế làng xã không còn là nền kinh tế tự cung tự cấp, không còn kinh tế tập thể chỉ huy như trong giai đoạn hợp tác xã trước đây. Hộ gia đình nông thôn trở thành đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh hàng hóa và tự chủ trong phân công lao động.

- Hiện tại, nền sản xuất nông nghiệp VN còn manh mún và chỉ mới có dấu hiệu hợp tác giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất.

- Nền kinh tế nông thôn VN phát triển đến một trình độ nhất định sẽ làm xuất hiện những hình thái hợp tác. Đó là tất yếu của quá trình xh hóa sản xuất.

Câu 2.13 (6.0 điểm): Hãy trình bày nét đặc điểm của các thiết chế xã hội cơ bản ở nông thôn Việt Nam. Cho ví dụ minh họa.

Thiết chế xh là một hệ thống những chuẩn mực và các vai trò xh gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và thực hiện những chức năng xh nhất định. Thiết chế xh cũng là những giải pháp xh nhằm đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu căn bản của xh, nó được xh đặt ra theo đòi hỏi của thực tiễn xh.

Đặc điểm của các thiết chế xh cơ bản ở nông thôn VN: (7)

1. Thiết chế kinh tế ở nông thôn thể hiện ra ở chỗ nó quy định phần ruộng đất mà các thành viên của nó được hưởng, nó tạo ra một phương thức phân phối sản phẩm đặc thù: tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu. Qua đócho thấy ở nông thôn phương thức sản xuất, trao đổi và lưu thông còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Hiện nay cơ chế kinh tế ấy đang dần biến đổi theo cơ chế thị trường. Cơ chế kinh tế thị trường đã và đang kiểm soát, chi phối sự thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào phương thức trao đổi và phân phối lưu thông ở nông thôn.

2. Thiết chế chính trị ở nông thôn đảm bảo cho các thành viên của nó thực hiện quyền làm chủ thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cộng đồng nông thôn. Nó kiểm soát sywh tham dự của các thành viên nông thôn (ở độ tuổi công dân) vào các công việc của Nhà nước, đoàn thể và đảm bảo các quyền lợi của mỗi thành viên trong đời sống chính trị nông thôn. Nó hạn chế tính cô lập của các cộng đồng làng xã do truyền thống quá khứ để lại. Nhưng nó động viên các thành viên làm đúng, đủ và triệt để trách nhiệm của mình trước xã hội: hạn chế những đòi hỏi không thích hợp của các cá nhân, các nhóm xã hội.

3. Hệ thống thiết chế giáo dục nông thôn đang thay đổi theo cơ chế kinh tế thị trường. Thiết chế giáo dục có chức năng quan trọng nhất là xã hội hóa con người nông thôn theo những hướng định sẵn, là một trong những cái nôi bảo lưu văn hóa của dân tộc, của cộng đồng. Trong đó gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội nói chung là những cái nôi tôi luyện các thành viên cho xã hội. Thiết chế giáo dục nông thôn thể hiện thành những hình thức giáo dục khác nhau: giáo dục gia đình, giáo dục cộng đồng, giáo dục trường công, trường tư v.v... Nó có hai hoạt động đặc thù: dạy và học. Đây là một trong những thiết chế quan trọng, đảm bảo tạo ra những thành viên mới trung thành với cộng đồng nông thôn, và tạo ra những con người xã hội.

4. Thiết chế y tế nông thôn là một trong những loại hình thiết chế xã hội căn bản của nông thôn. Nó bảo vệ cho sức khỏe cho các thành viên trong cộng đồng cũng như nó tham gia vào sự tái tạo dân số xã hội. Vai trò của thiết chế y tế ở nông thôn thể hiện qua các chức năng hoạt động của nó như sau: 1/ phòng và chữa bệnh, 2/ tuyên truyền về vệ sinh môi trường, 3/ thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, 4/ thực hiện những chương trình y tế quốc gia... Trong nông thôn hiện nay có nhiều loại hình chăm sóc sức khỏe như sau: y tế gia đình, y tế cộng đồng, y tế dân tộc, y tế nhà nước, y tế tư nhân.

5. Thiết chế tôn giáo và tín ngưỡng: Trong nông thôn Việt Nam truyền thống cũng như hiện đại tồn tại những hình thức tín ngưỡng khác nhau. Mỗi gia đình đề có sự thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng đó thể hiện trong việc thờ cúng những đồ vật thiêng. Mỗi cộng đồng nông thôn thường có những nơi thờ cúng riêng (miếu thờ). Khác với tín ngưỡng, tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, có những giáo lý của mình, và có hệ tư tưởng tôn giáo. Tôn giáo có chức năng kiểm soát các thành viên của nó thông quá các hệ thống chuẩn mực tôn giáo. Mặt khác nó có cách hành lễ riêng. Nó góp phần củng cố trật tự xã hội theo luật lệ của nó, bởi vì tôn giáo là "thuốc phiện của nhân dân". Thiết chế tôn giáo buộc các thành viên trong cộng đồng nông thôn trung thành với niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên, qua đó trung thành với cộng đồng tôn giáo của họ. Hơn thế, nhờ hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo, các thành viên của nó học được những cung cách hành động trong các quan hệ xã hội của cộng đồng, tạo ra đạo đức tôn giáo và "lương tâm tập thể của họ".

6. Làng là một thiết chế xã hội thể hiện ra ở chỗ, mỗi làng đều có một quy định riêng của làng mình. Đó là hương ước của những làng trong xã hội truyền thống, nay là những quy ước của các làng hiện đại. Nó còn thể hiện qua việc chi phối các hoạt động của mọi thành viên của nó qua nghi lễ, tập quán, phong tục, tập tục, tục lễ của mỗi làng. Phương tiện kiểm soát hữu hiệu nhất của làng xã đối với các thành viên của nó chính là dư luận xóm làng. Mỗi thành viên trong làng đều có vai vế thưc bậc và chức vụ của nó. Làng luôn kiểm soát chặt chẽ mọi thành viên của nó đến mức các cá nhân đều tìm thấy mình trong chính làng xã của họ.

7. Thiết chế pháp luật ở nông thôn là từ chỉ hệ thống luật pháo ở nông thôn. Đó là hệ thống pháp luật của Nhà nước được triển khai nhằm đảm bảo cho mọi thành viên của nông thôn tuân thủ những chuẩn mực pháp lý, đảm bảo thực hiện các quyền công dân, đòi hỏi mỗi thành viên của xã hội nông thôn có trách nhiệm tuân thủ những yêu cầu của luật pháp Nhà nước. Nó được thể hiện trong những văn bản pháp quy, những luật định được Nhà nước và Chính phủ ban hành nhằm duy trì ổn định trật tự xã hội, an ninh chính trị và an toàn xã hội không chỉ cho xã hội nói chung.

Câu 2.14 (6.0 điểm): Văn hóa là gì? Văn hóa nông thôn Việt Nam có những nét đặc trưng nào? Cho ví dụ minh họa.

Xã hội học nhìn nhận văn hóa như một di sản văn hóa, như là một tập hợp những quan niệm, những giá trị, những chuẩn mực và những mục tiêu mọi người trong xh cùng nhau chia sẻ trong đời sống hoạt động hàng ngày của họ. Những khuôn mẫu tác phong nói trên đặc thù cho từng nhóm, cộng đồng xh, đặc thù cho mỗi xh nhất định.

Đặc trưng của văn hóa: (7)

1. Trước hết, mỗi một cộng đồng xh đều có hệ giá trị văn hóa riêng, do đó nó có sắc thái văn hóa riêng, đặc trưng cho cộng đồng xh của nó. Nét đặc thù là ở chỗ mỗi làng đều có văn hóa riêng của nó. Và được xác định trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt chung sống cộng cư của các làng quê. Những đặc trưng cảu văn hóa nông thôn có thể thấy được qua một một số nét tiểu biểu của lễ hội của làng xã. Hằng năm, rất đều đặn, cứ đến kỳ hạn, dân các làng xã lại mở lại các hội làng, làm lại, dựng lại các tiết mục mà năm trước đã làm, đã dựng, nhưng chẳng bao giờ lại thấy ở họ sự giảm sút của hào hững, say mê và thành kính đối với hội làng. Chính vì vậy, văn hóa làng xã là đặc trưng nổi trội của văn hóa nông thôn.

2. Đặc trưng thứ hai của văn hóa nông thôn là nét dân gian của nó. Lễ hội dân gian truyền thống là sự thể hiện – dưới một hình thức tập trung đặc biệt – của đời sống xh cũng như nhận thức thế giới của dân chúng.

3. Đặc trưng thứ ba là tính tồn tại dai dẳng của lễ hội dân gian. Những năm 40 – 70 của thế kỷ này, là thời kỳ của hai cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài, phân lớn những lễ hội truyền thống không thể tổ chức được. Nếu có những lễ hội tổ chức được thì cũng bị thu nhỏ về quy mô và đơn giản về thủ tục. Nhưng vào thời kỳ đổi mới, nhát là những năm gần đây, lễ hội lại được khôi phục. Do điều kiện vật chat, đời sống đã được cải thiện nên nhân dân có điều kiện để mở hội. Điều này cho thấy sự chi phối của giá trị văn hóa truyền thống đối với sự thỏa mãn nhu cầu cảu các thành viên trong cộng đồng.

4. Đặc trưng thứ tư là tính đa dạng của văn hóa nông thôn. Nó được thể hiện ở các vùng văn hóa, văn hóa làng xã, văn hóa của lễ hội, văn hóa của tín ngưỡng dân gian. Như vậy, văn hóa nông thôn nhiều hình nhiều vẻ và hệ các chuẩn mực, các giá trị, các khuôn mẫu xh khá phức tạp đa dạng trong mỗi cộng đồng xh ở nông thôn.

5. Đặc trưng thứ năm, văn hóa nông thôn là văn hóa của các cộng đồng dân tộc. Cho nên mỗi cộng đồng đều có nền văn hóa của mình.

6. Đặc trưng thứ sáu – văn hóa nông thôn là văn hóa dân gian nên nó giàu tính nhân văn và tính hiện thực. Nó luôn được sáng tạo và sàng lọc qua những biến thiên của thời gian của thời gian và hoàn cảnh lịch sử xh. Ở mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hệ các giá trị, chuẩn mực, mục tiêu và quan niệm luôn được người dân nông thôn bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thời đại nhưng không đánh mất bản sắc truyền thống của mình.

7. Cuối cùng văn hóa nông thôn trường tồn cùng xh. Vân hóa là môi trường và là cốt lõi của một cộng đồng, một xh. Nó được thể hiện ra thành những thành tố văn hóa vật chất văn hóa tinh thần, nó được truyền tải và hiện hữu thành những vật dụng trong đời sống hằng ngày, thành những quan niệm, những giá trị và những mục tiêu mà mọi người theo đuổi. Vì vậy, hình thức tồn tại của văn hóa đa dạng.

Câu 2.15 (6.0 điểm): Cho ví dụ để chứng minh nhận định: "Văn hóa nông thôn thể hiện trong lối sống nông thôn".

Cau này tự làm nha.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: