de cuong triet dxd
HỌC PHẦN I (TRIẾT HỌC) :
Câu 1 : Triết học là gì ? vấn đề cơ bản của triết học là gì ? CNDV và CNDT khác nhau ntn ?
- Triết học :
+ là đi sâu và nghiên cứu những quy luật phát triển chung của TN, XH và tư duy, xây dựng nên thế giới quan cho nhận thức khoa học và thực tiễn.
+ là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, vị trí và vai trò của con người trong TG
- Vấn đề cơ bản của TH :
Trong tác phẩm L. Phơ bách và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen định nghĩa:
“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại; giữa ý thức và vật chất; giữa tinh thần và giới tự nhiên”
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Thứ nhất giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ hai con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
CNDV
CNDT
Mặt 1
Vật chất có trước và quyết định ý thức
Ý thức có trước và quyết định vật chất :
+ CNDT Chủ Quan : Ý thức tồn tại trong con người làm ra vật chất
+ CNDT Khách Quan : Ý thức có trước TG và tạo ra TG
Mặt 2
CNDV và một số nhà DT : con người có khả năng nhận thức TG
Nhiều nhà DT : con người ko có khả năng nhận thức TG
NG Xã Hội
Là các lực lượng XH,giai cấp tiến bộ,cách mạng
Là các lực lượng trong XH: giai cấp phản tiến bộ, mê tín
NG NT
Là mối liên hệ với khoa học
Tuyệt đối hóa quá mức tính sáng tạo của ý thức, tách nhận thức ra khỏi TGKQ
Câu 2 : Theo CNDVBC thì vật chất là gì? Bản chất của TG là gì? Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất là ntn ?
- “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
- Bản chất của TG là vật chất, do đó TG thống nhất bởi những vật chất
(1) Chỉ một TG duy nhất thống nhất là TGVC có trước và độc lập với ý thức
(2) Mọi bộ phận của TGVC đều có mối liên hệ ràng buộc và chuyển hóa lẩn nhau
(3) Trong TGVC không có gì khác ngoài những qúa trình vật chất đang biến đổi theo qluật của chính mình
- Phương thức tồn tại của VC là vận động,là thuộc tính cổ hữu của vc, từ đơn giãn -> phức tạp
Hình thức : 5 ht cơ bản :
1. vđ cơ học
2. vđ lý
3. vđ hhọc
4. vđ svật
5. vđ xh
1 ht đbiệt : đứng im là hình thái đặt biệt của vđ (vđ trong thế cân bằng,ổn định,ko làm thay đổi sự vật)
Câu 3 : Trình bày nguồn gốc, bản chất và cấu trúc của ý thức? Ý thức, nhận thức khác nhau ntn? Phân tích mối quan hệ giữa VC và YT? Ý nghĩa?
- Nguồn gốc :
+ TN : Hthành qua qt hđ của bộ óc con người cùng với mối quan hệ giữa con người và TGKQ.
+ XH :
· LĐ là nguồn gốc chính yếu của ý thức :
Lđ tách ta ra khỏi thế giới động vật.
Sự hình thành ý thức là kq bởi vai trò chủ thể của con người
Quá trình lao động đưa lại cho bộ óc con người năng lực phản ánh, sáng tạo TG
· Ngôn ngữ diễn tả trạng thái của con người về TGKQ :
Lđ làm xuất hiện ngôn ngữ
Ngôn ngữ trở thành võ vật chất của tư duy
Ngôn ngữ làm cho con người phản ánh gián tiếp TG
Công cụ của tư duy giao tiếp
Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là nhân tố lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lí động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
- Bản chất : Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
+ Mang tính chất năng động, sáng tạo.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: là thế giới khách quan quy định nội dung, hình thức biểu hiện của ý thức nhưng nó được cải biến thông qua lăng kính chủ quan của con người (tình cảm, nhu cầu, tri thức,…).
+ Ý thức là một hiện tượng xh và mang bản chất xh: chịu sự chi phối của các quy luật, nhu cầu xh…
- Cấu trúc : có 3 yếu tố cơ bản nhất hợp thành ý thức: tri thức, tình cảm và ý chí:
+ Tri thức : toàn bộ sự hiểu biết of con người, kq của qú trình nhận thức,tái tạo lại đối tg nhận thức bằng ngôn ngữ. Có 3 loại tri thứ : tri thức tự nhiên, tri thức xã hội, tri thức nhân văn.
+ Tình cảm : là những biểu hiện trạng thái con người trong các mối quan hệ,những cảm xúc của con ng dưới tác động của ngoại cảnh.
à là yếu tố phát sinh sức mạnh,động lực thúc đẩy con người nhận thức thực tiễn.
+ Ý chí : Dựa vào sức mạnh của bản thân để vượt qua những cản trở trong qtrình thực hiện mục đích con người, là mặt năng động của ý thức,thể hiện tính tự giác của con ng.
- Khác nhau :
+ Ý thức : là sự phản ánh TGKQ vào bộ óc con ng, là hình ảnh của TGKQ
+ Nhận thức : là sự nắm bắt các quy luật vận động của TGKQ
- Phân tích mối quan hệ :
+ VC quyết định YT : Vật chất là nguồn gốc của YT,qđ ý thức,sự vận động biến đổi, phát triển của ý thức là do vc quyết định
+ YT tác động trở lại VC : Chỉ tạo ra hoạt động của con người, chủ quan hóa khách quan, khách quan hóa chủ quan.
- Ý Nghĩa PPL :
• Phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan.
• Cơ sở để phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, phát huy vai trò của con người, là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất.
Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.
• Phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn như: lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược... Đây cũng là quá trình chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lí luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v…trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Câu 4 : Biện chứng là gì? Phép biện chứng là thuộc BCKQ hay BCCQ ?vì sao ? PBCDV khác PBCDT ntn? vd? Ý nghĩa?
- Biện Chứng : Dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.Bao gồm:
+ BCKQ là biện chứng của thế giới vật chất;
+ BCCQ là sự phản ánh BCKQ vào trong đời sống ý thức của con người.
- Phép biện chứng : Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, vì nó là học thuyết nghiên cứu khái quát TG thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học.
- Sự khác nhau giữa BCDV và BCDT.
+ Phép BCDV : Là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Nó không ngừng lại ở sự giải thích TG mà còn là công cụ để nhận thức TG và cải tạo thế giới.
+ Phép BCDT : Coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm.
- Ý nghĩa PPL : là một nội dung đặt biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của CN Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của CN Mác-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Câu 5 : BCDV quan niệm về MQH Phổ Biến và về sự phát triển ntn?tính chất của nó? Ý nghĩa ?
- Mối quan hệ phổ biến : dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
- Tính chất của các mối quan hệ :
+ Tính khách quan : các sự vật hiện tượng tồn tại khách quan, các mối liên hệ của nó cũng mang tính khách quan, ko phụ thuộc vào ý chí của con người. Con người chỉ có thể nhận thức, vận dụng nó trong hđ thực tiễn
+ Tính phổ biến :
· Không có bất cứ sv,ht hay qt nào tồn tại tuyệt đối biệt lập.
· Không có bất cứ sv,ht hay qt nào ko phải là một cấu trúc hệ thống.
· Bất cứ một sv, ht nào cũng là một hthống ( hơn nữa là một hệ thống mở ) tồn tại trong mối liên hệ với các htượng khác tương tác và tác động lẩn nhau.
+ Tính đa dạng phong phú :
· Các sv, ht hay qt khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò khác nhau.
· Cùng trong mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong từng đk cụ thể sự vđ,ptriển của sự vật cũng có t/c và vai trò khác nhau.
· Không thể đồng nhất tính chất, vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đvới mỗi sự vật trong những đk xđ.
- Bài học PPL :
+ Quan điểm toàn diện :
· Xem xét sv trong mối q/hệ biện chứng.
· Làm rõ mối quan hệ chủ đạo
+ Quan điểm lịch sử cụ thể : Xem xét sự vật trong từng mối liên hệ, trong từng đk cụ thể.
Phát triễn : là quá trình vận động đi lên của sự vật, khả năng phát triển không đồng nhất với khả năng vận động giải quyết mt khách quan vốn có của sự vật.
- Tính chất của phát triễn :
+ Tính khách quan: PT là thuộc tính tất yếu khách quan của sự vật ko phụ thuộc vào ý thức con người.
+ Tính phổ biến : Sự PT diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi sự vật, mọi htg và trong mọi qt.
+ Tính đa dạng phong phú : Mọi sự vật htg đều có qt pt khác nhau
- Ý nghĩa PPL :
Là cơ sở khoa học định hướng việc nhận thức TG, cải tạo TG.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm pt
Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự pt
Câu 6: Phép BCDV quan niệm cái riêng là gì? Cái chung là gì? Mối quan hệ giữa chúng?vd?Ý nghĩa ?
- Khái niệm
+ Cái riêng : dùng để chỉ một sv,ht, một qt nhất định.
+Cái chung : dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ… tồn tại phổ biến ở nhiều s.vật, h.tượng
+ Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất. Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính, những tính chất chỉ có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác
- Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng :
+Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó. Không có cái chung thuần tuý tồn tại biệt lập, tách rời bên ngoài cái riêng.
+Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập tách rời tuyệt đối với cái chung.
+Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung vì ngoài những điểm chung cái riêng còn có cái đơn nhất.
+Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng vì cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính qui luật của nhiều cái riêng.
+Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.
Sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.
Sự chuyển hoá của cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định
- Bài học PPL :
+ Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ những cái riêng.
+ Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện để tránh siêu hình, máy móc. Phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
+ Trong hoạt động thực tiễn cần biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung theo mục đích xác định.
Câu 7 : Trình bày nội dung và ý nghĩa của việc nghiên cứu các cặp phạm trù : nguyên nhân-kết quả,tất nhiên-ngẩu nhiên,nội dung-hình thức,bản chất-hiện tượng.
Trả lời :
Cặp PT
Nội Dung
Ý Nghĩa
NN & KQ
- Phạm trù nguyên nhân chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra một biến đổi nhất định.
- Phạm trù kết quả chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện s.vật, h.tượng.
- Cần phân loại các loại nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng.
- Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra.
Tất Nhiên & NN
-Phạm trù tất nhiên (tất yếu) dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác được.
-Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
Về căn bản, trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên. Tuy nhiên, không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên.
Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên. Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua nhiều cái ngẫu nhiên
Nội Dung & Hình Thức
- Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
- Trong nhận thức không được tách rời, tuyệt đối hoá hoặc ND hoặc HT
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ nội dung
- Phải thường xuyên đối chiếu giữa ND và HT sao cho phù hợp để thúc đẩy sự vật phát triển
Bản Chất & Hiện Tượng
- Phạm trù bản chất dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ đó trong những điều kiện xác định
- Muốn nhận thức đúng sv ht thì ko thể dừng lại ở htượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất,phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau
- Để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, phải căn cứ vào bản chất của sự vật, không chỉ căn cứ vào hiện tượng.
Câu 8 : Trình bày nội dung quy luật : từ sự thay đổi về lượng chuyển thành sự thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa?
Trả lời :
- Nội dung :
+ Là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vđ,pt trong tự nhiên,xã hội và tư duy.
+ Những sự thay đổi về chất của sv có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược lại.
+ Sự thay đổi về chất lại tao ra sự bđ về lượng trên nhiều phương diện
QT lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vđ, phát triển của svật
- Ý Nghĩa :
Trong nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.
Tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
Thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, cho nên không được nóng vội hay bảo thủ.
Trong đời sống XH, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần nâng cao tính tích cực, chủ động để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Câu 9 : Trình bày nội dung quy luật : Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ý nghĩa?
- ND : là quy luật thống nhất về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và pt.nguồn gốc và động lực cơ bản phổ biến của mọi quá trình vđ pt xuất phát từ các mâu thuẩn khách quan vốn có của nó.
- Ý nghĩa :
Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển; vì vậy, muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần có quan điểm lịch sử cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết phù hợp, tránh rập khuôn, máy móc.
Muốn thay đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn, tránh cải lương, điều hoà.
Câu 10 : Thự tiễn là gì ? nhận thức là gì? Vai trò của TT với NT? Ý nghĩa PPL ?
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
- Nhận thức là một qt phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra những tri thức về TGKQ.
- Vai trò NT –TT :
+ TT là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của qt nhận thức
+ TT là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để kiểm nghiệm tính đúng đắn của mình
- Ý nghĩa:
+ Lý luận cần phải có thực tiễn để chứng minh
+ Thực tiễn cần có lý luận làm tiền đề chỉ đường
Câu 11 : Trình bày nội dung quy luật: QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX? Liên hệ thực tiễn quá trình đổi mới nền KT nước ta ?
a) Nội Dung :
- LLSX :
+ Là năng lực cải biến của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của bản thân :
LLSX = LĐ + TLSX
+ Trong LLSX nhân tố con người giữ vai trò quan trọng quyết định
+ Trong LLSX công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ của LLSX.
- QHSX :
+ Là mối quan hệ KT giữa ng với ng trong qtsx bao gồm sx và tái sx
+ QHSX bao gồm :
QH sở hữu đối với TLSX.
QH trong tổ chức, quản lý qúa trình sx.
QH trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó.
+ Những QHSX này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối tác động lẩn nhau trên cơ sở quy định của qhệ sở hữu về TLSX
b) Mối quan hệ biện chứng giữa TLSX và QHSX
- TLSX và QHSX qhệ thống nhất biện chứng với nhau, trong đó TLSX qđ QHSX, QHSX tác động trở lại TLSX
- TLSX và QHSX là hai mặt của qtsx, trong đó TLSX là nội dung vật chất còn QHSX là hthức kinh tế của qtrình đó.
- Tương ứng với một LLSX phải có QHSX phù hợp:
+ QH sở hữu.
+ TLSX.
+ Phân phối kết quả.
- Mối QH giữa TLSX và QHSX là mối qhệ thống nhất bao hàm cả khả năng chuyển hóa thành 2 mặt đối lập.
+ Với QHSX phù hợp nó tạo đk cho LLSX phát triển : ngược lại nó sẽ kìm hãm sự ptriển của LLSX
+ LLSX là yếu tố động, luôn luôn phát triển, QHSX là yếu tố ít thay đổi.
KL : QH giữa LLSX và QHSX là mâu thuẩn biện chứng giữa kthuật với hthức kinh tế của qúa trình sản xuất xh.
Câu 12 : Trình bày bản chất và mối quan hệ giữa Tồn tại XH và Ý thức XH? Ý nghĩa ? vì sao nói : sự phát triển các hình thái KTXH là một quá trình lịch sử TN ?
- Nội Dung :Tồn tại XH quyết định ý thức XH
+ TTXH : chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Các yếu tố cơ bản cấu thành : PTSXVC và các yếu tố thuộc đktn,hoàn cảnh địa lí, dân cư.
+ YTXH : dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội (bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống … của một cộng đồng xã hội), nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
- Mối QH :
+ Vai trò quyết định của TTXH với YTXH:
· TTXH quyết định YTXH.
· Khi TTXH biến đổi thì YTXH (tư tưởng, lý luận) cũng biến đổi theo.
+ Tính độc lập tương đối của YTXH:
· YTXH thường lạc hậu so với TTXH
· YTXH có thể vược trước TTXH
· YTXH có tính kế thừa trong sự pt của nó
· Sự tác động qua lại giữa các hthức xh trong sự phát triển của chúng, tùy theo những đk cụ thể có những hthái ý thức nổi lên hàng đầu tác động mạnh đến các hthái ý thức khác
· YTXH có khả năng tác động ngược lại TTXH
- Ý nghĩa PPL:
+ Nhận thức các htượng xh phải căn cứ vào TTXH làm ra nó.
+ Cải tạo XH cần đc tiến hành trên 2 mặt TTXH và YTXH
+ Không chỉ những biến đổi trong XH mới tạo ra những thay đổi trong đời sống tinh thần của XH mà có thể ngược lại trong một đk nhất định.
- Sự phát triển các hình thái KTXH là một quá trình lịch sử TN:
+ Sự vận động thay thế các hình thái KT-XH do các quy luật khách quan chi phối
+ Nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của các Hình thái kinh tế - xã hội là sự phát triển của LLSX
+ Quy luật chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao, song có thể bao hàm những bước phát triển “bỏ qua” có điều kiện.
+ QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và quy luật kiến trúc thượng tần phải phù hợp với cơ sở hạ tầng.
+ Mọi sự vận động trong XH đều có nguyên nhân từ sự phát triển LLSX
Câu 13 : Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người? Vai trò của quần chúng nhân dân và của lãnh tụ đối với lịch sử CM ?
- Quan niệm :
Con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt bản tính tự nhiên và bản tính xã hội:
+ Bản tính TN của con người :
· Con người là kq tiến hóa của giới TN
· Con người là bộ phận của GTN, GTN cũng là than thể vô cơ của con người
+ Bản tính XH của con người :
· Nguồn gốc XH hình thành nên con người là nhân tố lao động mà con người thoát khỏi đv để đến với người.
· Loài người tồn tại luôn bị sự chi phối bởi các yếu tố xh, các quy luật xh, ngược lại sự pt của mổi cá nhân đều là tiền đề cho xh pt.
· Giữa hai mặt TN và XH của con người qhệ chặc chẽ với nhau,qđ lẫn nhau.
- Vai trò :
+ QCND : Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử :
· QCND là lực lượng chính sx ra của cải vật chất và tinh thần trong mọi thời đại.
· Là lực lượng chịu nhiều áp bức nên hăng hái tham gia cách mạng, dũng cảm hi sinh.
· Lợi ích của ND là khởi đầu cũng là mục đích của CM.
· QCND cũng là LL cơ bản tham gia các cuộc CMXH.
+ LT: là những cá nhân kiệt xuất, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nắm bắt được những vấn đề căn bản nhất trong một lĩnh vực nhất định của thực tiễn và lý luận.
· Là người đứng đầu thúc đẩy qúa trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao, là linh hồn của tổ chức CM
· Lãnh tụ chỉ thực hiện vai trò của họ trong một thời đại, không có lãnh tụ của mọi thời đại.
HỌC PHẦN 2 ( KTCT )
Câu 1: PC LĐXH và PC LĐCB khác nhau ntn? Vì sao nói : PCLĐXH là cơ sở của nền KTHH ?
- Phân công LĐXH :
+ Mỗi người sẽ làm một công việc cụ thể tạo ra một vài sàn phẩm nhất định .
+ Bản thân mổi người có nhiều nhu cầu khác nhau, cần nhiều sp khác nhau vì vậy họ cần trao đổi sản phẩm với nhau, thúc đẩy việc sx hàng hóa.
- Phân công LĐCB : Là phân công nội bộ, là sự tách biệt thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của mổi chủ thể kinh tế
- Nguyên nhân PCLĐXH là cơ sở cũa nền KTHH :
+ PCLĐXH tạo nên sự chuyên môn hóa trong mổi ngành nghề, thúc đẩy ngành nghề pt tạo ra sản phẩm có chất lượng
+ PCLĐXH thúc đẩy việc SXHH lúc đó nhu cầu trao đổi giữa người sản xuất là điều tất yếu, điều này làm tăng tính cạnh tranh, tăng nslđ
Câu 2 : Dựa trên cơ sở nào mà HH trao đổi được với nhau?vd? phân tích các yếu tố cấu thành nên giá trị của HH?
- Tất cả hàng hóa đều là sp của lao động, đó là điểm chung để hh có thể trao đổi với nhau, việc xác định giá trị trao đổi dựa trên lao động xh kết tinh trong HH, thời gian xã hội cần thiết để tạo rah h.
+ GTSD
+ GTHH
- Giá trị của hh là do lao động xh, lao động trừu tượng của người sx kết tinh trong hh.
Muốn hiểu đc giá trị của hàng hóa ta phải đi từ giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một gtsd loại này được trao đổi với một gtsd loại khác.
Đặc điểm chung giữa các hh là sp của sức lao động.
Câu 4 : Phân tích nội dung và tác động của QLGT trong nền sản xuất hàng hóa? Giải thích vì sao quy luật giá trị lại có tác động kể trên?vd?
Trả lời :
a) Nội Dung QLGT :
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Bất cứ ở đâu đã có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì đều có sự tồn tại và hoạt động của quy luật giá trị. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Cụ thể:
- Trong sản xuất:
+ Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH.
+ Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.
Giá cả vận động lên xuống xoay quanh giá trị. Do tác động của quan hệ cung cầu về hàng hóa trên thị trường làm cho giá cả ở từng nơi, từng lúc, từng mặt hàng có thể (lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng) giá trị của nó. Nhưng trong một thời gian nhất định, xét trên góc độ cả toàn bộ nền kinh tế thì:
Tổng giá cả = Tổng giá trị
- Tác động của cung và cầu: làm cho giá cả vận động xoay quanh giá trị của hàng hóa:
Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị
Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị
Đồng thời, giá cả cũng có tác động tới cung và cầu.
b) Tác Động QLGT :
- Điều tiết sx và lưu thông hàng hóa :
+ ĐTSX: Nếu như một mặt hàng nào đó có
Giá Cả > Giá Trị : thì hh đó bán chạy, người sx sẽ thu lãi cao và mở rộng sx, đầu tư thêm TLSX và sức LĐ, mặt khác người sx hh khác cũng có thể chuyển sang sx hh này giúp cho TLSX và sức LĐ của ngành này ngày càng được mở rộng.
Giá Cả < Giá Trị : HH sẽ ko bán được, ng sx thua lổ, thu hẹp sx, phá sản hoặc chuyển sang ngành sx khác làm cho TLSX và SLĐ ngành này giảm=> Quy mô giảm
Giá Cả = Giá Trị : Ng sx có thể tiếp tục sx
+ LTHH : Thu hút hàng hóa nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao và ngược lại, giúp cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng NSLĐ, hạ giá sp:
+ Trên thị trường HH trao đổi với nhau theo mức hao phí SLĐXHCT vì vậy ng sx phải nâng cao KT,HLHSX tăng NSLĐ để tạo ra nhiều sp có chất lượng, rút ngắn TGLĐCB làm cho giá sp hạ tăng sự cạnh tranh
- Chọn lọc TN và phân hóa người sx thành giàu nghèo :
+ Những người sx hh có mức hao phí lđ cá biệt thấp hơn lđxh cần thiết thì sẽ bán được nhiều hàng hơn, thu nhiều lãi hơn, giàu lên. Lúc đó họ có thể đầu tư thêm TLSX, mở rộng SX, thuê lao động và trở thành ông chủ
+ Ngược lại những người có hao phí lđ cá biệt cao hơn lđxh cần thiết khi bán hàng sẽ thua lỗ, nghèo đi hoặc phá sản và trở thành lao động làm thuê.
=> Cơ sở hình thành nền KTTBCN
Câu 5 : Phân tích đặc điểm của hàng hóa SLĐ trong nền sx TBCN? Vì sao nói : hàng hóa SLĐ là chìa khóa giải tỏa mâu thuẩn ở công thức chung của TB? Nếu nhà tư bản mua hàng hóa SLĐ đúng giá trị thì công nhân làm thuê có bị bóc lột hay không ?
a) Đặc điểm của HH sức LĐ :
- SLĐ là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực của con người dùng để làm cho hđ sx vật có ích.
- ĐK để SLĐ trở thành HH :
+ Thứ nhất : Người lao động phải được hoàn toàn tự do về thân thể, có quyền bán slđ của mình như một hàng hóa
+ Thứ hai : Người lđ bị tước đoạt hết mọi tư liệu sx và tlsh buộc phải bán sức lđ để sống.
b) Hai Thuộc Tính Của HHSLĐ :
- GTHH SLĐ : do thời gian lđxhct để sx và tái sx slđ quyết định, muốn tái sx slđ người công nhân phải tiêu thụ một lượng TLSH nhất định như : ăn, mặt, học nghề…
+ GTGGSLĐ được đo gián tiếp bằng gtrị cũa những TLSH để tái sx ra SLĐ
+ Lượng GTHH SLĐ do những yếu tố sau hợp thành :
1 . GT những TLSH về vc và tinh thần cần thiết để tái sx ra SLĐ
2 . Phí tổn đào tạo người CN
3. Những giá trị TLSH vc, tinh thần cần thiết cho con cái người CN
- GTSDHHSLĐ :
+ GTSDHHSLĐ chỉ thể hiện trong qt tiêu dùng SLĐ
+ QT SD HH SLĐ là qtsx ra một loại HH nào đó đồng thời là qt tạo ra một gtrị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân HH SLĐ. Như vậy GTSD của HHSLĐ có khả năng tạo ra gtrị mới đó chính là GTTD.
c) Nguyên Nhân Giải Tỏa Mâu Thuẩn :
- GTHHSLĐ mang tính chất tinh thần và lịch sử.
- GTSD của HHSLĐ khi tiêu dùng nó lại thu được một lượng gtrị lớn hơn gtrị của bản thân nó.
- HHSLĐ là đk để chuyển tiền tệ thành TB. Đây cũng chính là chì khóa để giải quyết mâu thuẫn chung của nhà tư bản. Như vậy, tiền chỉ trở thành TB khi nó được sử dụng làm phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền. Điều đó chỉ thực hiện đc khi người có tiền tìm được một loại hàng hóa đặc biệt là HHSLĐ
d) Nếu nhà TB mua HHSLĐ đúng giá trị, thì người công nhân trên thực tế vẫn có thể bị áp bức bóc lột, việc sử dụng SLĐ trở thành hh chỉ là sự kết hợp người lđ với người sở hữu tư sản. Nhưng trên thực tế bản chất của CNTB là chế độ được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kt giữa TB và LĐ, vì vậy, người công nhân bị bóc lột ko thể tránh khỏi
Câu 6 : Dựa trên cơ sở nào mà Mác phân chia tư bản bất biến; tư bản khả biến và phân chia tư bản cố định; tư bản lưu động? Ý nghĩa của sự phân chia đó ?
- Dựa vào mục đính sử dụng và bản chất của bộ phận TB mà C.Mác phân chia :
+ TBBB ( C ) : Bộ phận TB dùng mua TLSX
Giá trị được bảo toàn và chuyễn hóa vào sp trong qtsx là đk cần thiết ko thể thiếu để sx ra m (GTTD)
+ TBKB (V) : Bộ phận dùng mus SLĐ
Tăng lên trong qtsx thông qua lao động trừu tượng của CN làm thuê, TBKB đóng vai trò qđịnh để sx m
+ TBCĐ : là bộ phận chủ yếu của TBSX (máy móc, nhà xưỡng…) tham gia vào toàn bộ quá trình sx nhưng giá trị của nó không chuyển biến một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.Có hai loại hao mòn là hao mòn hửu hình (hao mòn về vc,gtsd do tác động tn) và hao mòn vô hình (hao mòn thuần túy về mặc giá trị do xuất hiện những máy móc hđ hơn, rẽ hơn hoặc có công xuất lớn hơn)
+ TBLĐ : là một bô phận của TBSX (nguyên liệu, slđ…) đc tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sx và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong qtsx. Giúp tiết kiệm đc TB ứng trước cũng như làm tăng tỷ suất GTTD trong năm.
- Ý Nghĩa :
+ Việc phân chia TB thành TBBB và TBKB phản ánh đc nguồn gốc sinh ra GTTD. Trong QTSX, TBBB chỉ là đk để sinh ra GTTD, còn TBKB mới là nguồn gốc tạo ra GTTD
+ Việc phân chia TBCĐ và TBLĐ ko phản ánh nguồn gốc sinh ra GTTD nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý kinh tế. Là cơ sở để quản lý và sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.
Câu 7 : Tích lũy tư bản và tư bản tích lũy khác nhau ntn? Vì sao quá trình tích lũy tư bản đưa đến là tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản? Ý nghĩa của việc nghiêm cứu học thuyết tích lũy TB?
a) Sự khác nhau giữa tích lũy tư bản và tư bản tích lũy :
- TLTB : Là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa gttd, động lực thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật gttd và cạnh tranh
- TBTL : Chính là việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất TBCN tạo ra.
b) Vì sao TLTB làm tăng cấu tạo HH của TB:
- Cấu tạo hữu cơ của TB là cấu tạo giá trị của TB do cấu tạo kĩ thuật của TB quyết định và phản ánh những sự biến đổi của CTKT của TB
+ Cấu Tạo Kĩ Thuật : là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng SLĐ sử dụng những TLSX đó trong qtsx. CTKTTB = TLSX/SLĐ = c/v
+ Cấu tạo giá trị : là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của TB bất biến ( c) và số lượng giá trị của TBKB (v) cần thiết để tiến hành sx cấu tạo giá trị TB = c/v
- Những sự thay đổi trong CTKT của TB sẽ dẩn đến những sự thay đổi trong CTGT của TB.
- TLTB làm chuyển đổi một phần GTTD thành TB, một phần (m) đó được chuyển thành TLSX (v) và SLĐ ( c) làm tăng CTKT và CTGT điều đó làm cho CTHH của TB tăng lên.
* Đọc Thêm : Trong qtpt của CNTB, CTKT của TB ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo GTTB nên CTHH của TB ngày càng tăng lên, sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của TB biểu hiện ở chổ TBBB tăng tuyệt đối và tương đối, còn TBKB thì có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối - > nhu cầu về sức lđ giảm tương đối -> thất nghiệp
c) Ý nghĩa :
- Thứ Nhất : Nguồn gốc duy nhất của TBTL là GTTD và TBTL chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Trong quá trình tái sx, lãi(m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện bóc lột chính người công nhân.
- Thứ Hai : quá trình TL đã làm cho quyền sở hửu trong nền KT hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt TBCN
Mặc khác : cạnh tranh buộc nhà TB ko ngừng làm cho TB của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy:
- Một Là : Nếu khối lượng GTTD ko đổi thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng GTTD đó thành 2 quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà TB
- Hai Là : Nếu tỷ lệ phân chia đó đc xác định thì quy mô cũa tích lũy phụ thuộc vào khối lượng GTTD. Khối lượng GTTD phụ thuộc vào các nhân tố sau :
+ Trình độ bóc lột SLĐ bằng những biện pháp : tăng cường độ lđ kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương của CN
+ Trình độ năng suất lđxh
+ Sự chênh lệch giữa TB đc sử dụng và TB tiêu dùng.
- Quy mô của TB ứng trước nhất là bộ phận TB khả biến càng lớn thì KL GTTD bóc lột càng lớn tạo đk tăng them quy mô của TLTB.
Câu 8 : Phân tích bản chất và mối quan hệ của GTTD và Lợi nhuận; của tỷ suất GTTD và tỷ suất lợi nhuận? Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận hằng năm của tư bản ? Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản ?
Trả lời :
- GTTD (m) : là một số bộ phận của gtrị mới dôi ra ngoài gtrị SLĐ do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà TB chiếm đoạt
- Lợi nhuận : là số tiền mà nhà TB thu được do bán hàng hóa cao hơn so với TB ứng trước (k) thu về số lời ngang bằng với (m) gọi là lợi nhuận (p) :
W = c + v + m = k + m W: chi phí thực tế
Sẽ chuyển thành : W = k + p
LN sẽ xóa nhòa sự khác biệt giữa GTTBBB ( c) và GTTBKB (v), che giấu nguồn gốc tạo ra GTTD, Che giấu quan hệ TBCN.
- Mối quan hệ của GTTD và LN :
+ LN và GTTD cùng bản chất nhưng khác về lượng
LN có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn GTTD vì LN đc tính gộp vào trong giá cả
Vd: Cung = cầu => Giá cả = Giá trị, Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 => p= m =20
Cung > Cầu => Giá Cả < Giá trị , Nếu doanh thu là 110, chi phí 100 => p=10 < m
Cung < Cầu => Giá Cả > Giá trị, Nếu doanh thu là 130, chi phí 100 => p=30 > m
LN che giấu m và là sự biến tướng của m. LN là sự biểu hiện của m, hay m mang hình thái chuyển hóa là LN.
- Mối quan hệ giữa Tỷ suất GTTD và Tỷ suất LN :
+ TSGTTD : là tỷ số giữa GTTD và TBKB :
m’ = (m/v).100% = (t’/t).100% (t’ : tglđ thặng dư ; t : tglđ tất yếu )
+ TSLN : Tỷ số tính theo phần trăm giữa GTTD và toàn bộ TB ứng trước kí hiệu p’ :
p’ = (m/(c+v)).100% m’ = (m/v).100%
Thông thường tỷ lệ % giữa tất cả số lợi nhuận trong năm (P) và tổng tư bản ứng trước (K)
+ Mối quan hệ :
* Về lượng : p’ luôn nhỏ hơn m’ vì :
p’=(m/(c+v)).100%
Còn : m’ = (m/v).100%
* Về chất:
m’ : phản ánh trình độ bóc lột lđ của nhà TB
p’ : phản ánh mức doanh lợi của nhà TB trong việc đầu tư
m’ : cho biết nhà TB đầu tư vào nơi nào lợi nhất
p’ : là độc lực của nhà TB
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận :
+ Tỷ suấy GTTD
m’ : càng cao lợi nhuận càng lớn (p’ ) và ngược lại.
+ Cấu tạo hữu cơ TB :
CTHH tăng -> p’ giảm và ngược lại
+ Tốc độ chu chuyển TB : càng lớn, TS sản sinh m của tư bản ứng trước (K) càng nhiều, m tăng làm cho p’ tăng
+ Tiết kiệm TBBB : m’ và v ko đổi nếu TBBB càng nhỏ, tỷ suất lợi nhuận càng lớn
P’ = (m/(c+v))/100%
- Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển TB :
+ CCTB : là sự tuần hoàn của TB được lặp đi lặp lại định kỳ, đổi mới không ngừng.
+ TĐCCTB : là số vòng CC của TB trong một năm
+ Tăng tốc độ CCTBCĐ làm tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, lượng TBSD tăng lên tránh thiệt hại do hao mòn hữu hình và vô hình.
+ Tăng TĐCCTBLĐ sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong một năm, giúp tiết kiệm được TBUT (K), mặt khác do tăng TSTNKB mà TSGTTD trong năm sẽ tăng.
è Tăng TĐCCTBKB giúp các nhà đầu tư TK đc TBUT (K), nâng cao tỷ suất và khối lượng GTTD trong năm.
Câu 9 : Phân tích cơ sở hình thành lợi nhuận bình quân, tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả trong nên sx tư bản ?
Trả Lời :
- Trong xã hội có nhiều ngành sx khác nhau, lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận sẽ ko giống nhau è việc cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong những ngành khác nhau để tìm nơi đầu tư có lợi nhất è việc di chuyển của các nhà tư bản từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao, điều này làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận ngành và hình thành tỷ suất lợi nhuận ngành ngang nhau. Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- TSLNBQ là con số trung bình của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay là tỷ số phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng TBXH
∑m .100%
∑(c+v)
- LNBQ là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào những ngành khác nhau, không quan tâm đến cấu tạo hữu cơ của nó è biến quy luật GTTD trở thành lợi nhuận bình quân (Tổng lợi nhuận bình quân bằng tổng giá trị thặng dư)
- Sự hình thành TSLNBQ đã làm giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả trên thị trường. Giá cả sx tương đương với giá cả, là cơ sở của giá cả trên thị trường, điều tiết giá cả thị trường. Lúc này quy luật giá trị đã trở thành quy luật giá cả sx (tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị)
GCSX = k +
HỌC PHẦN 3 (CNXHKH)
Câu 1 : GCCN là gì ? vì sao GCCN có sứ mệnh lịch sữ là xóa bỏ CNTB xân dựng CNXH và CNCS ?
- Khái niệm GCCN :
Xét trên 2 phương diện :
+ PTLĐ, PTSX :
· Là tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sx có tính chất CN ngày cảng hiện đại
· Là sản phẩm của bản thân nên ĐCN
+ Địa vị của GCCN trong QHSX :
* Trong QH SX TBCN :
Người lđ không có TLSX phải bán slđ cho nhà TB và bị nhà TB bóc lột giá trị thặng dư.
Ngày nay GCCN ko chỉ bị bóc lột slđ chân tay mà còn bị bóc lột cả về tinh thần, trí óc, bị bóc lột về cả chiều sâu và chiều rộng.
* Trong QH SX XHCN
GCCN với vai trò lảnh đạo cùng NDLĐ làm chủ những TLSX
Trong TKQĐ lên CNXH còn một bộ phận CN bị bóc lột bởi các DNTB
- Nguyên nhân SMLS của GCCN :
+ GCCN là giai cấp tiên tiến nhất thể hiện :
· SX ra của cải để nuôi sống bản thân, làm cho xh giàu có và văn minh
· Trình độ văn hóa, KHKTCN ngày càng cao
· LĐ của CN đc xh hóa, quốc tế hóa ngày càng cao
· PTSX LĐ tiên tiến
· Trí thức hóa ngày càng đông đảo
è GCCN là DC đại biểu cho tương lai của nhân loại
+ Có tổ chức KT cao và nghiêm minh :
· Tất yếu kinh tế
· Tất yếu kĩ thuật
+ GCCN có lợi ích đối lập với lợi ích của GCTS
· Là GC có tinh thần CM triệt để
· Là GC có bản chất quốc tế, có hệ tư tưởng độc lập đó là CN Mác-Lênin
Câu 2 : Để hoàn thành SMLS của mình GCCN cần phải có những ĐKKQ và ĐKCQ nào ?
- ĐKCQ : GCCN phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động, tiến hàng cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ XH cũ và xây dựng XH mới về mọi mặt từ kinh tế tới chính trị và văn hóa tư tưởng.
- ĐKKQ :
+ LLSX hàng đầu của nhân loại là CN
+ Trong nền SXCN GCCN vừa là chủ thể trực tiếp vừa là sp căn bản nhất của nền sx đó
+ Trong SXTBCN GCCN chỉ sống đc khi kiếm đc việc làm, nếu lđ của họ làm tăng thêm tư bản
+ Trong chế độ TBCN GCCN hoàn toàn ko có hoặc có rất ít TLSX, họ là người làm thuê chị sự bóc lột từ nhiều phí
+ Trong Cđ TBCN GCCN có lợi ích đối ngịch với lợi ích của GCTS
+ ĐK làm việc và sống tập trung đã tạo đk cho họ có thể đoàn kết chặc chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB
+ Lợi ích của GCCN đồng nhất lợi ích của quần chúng ND lao động
+ Về Chính trị :
* Thứ nhất : GCCN là GC tiên phong trong CM
* Thứ hai : GCCN có tinh thần CM triệt để
* Thứ ba : GGCN có ý thức kỷ luật cao
* Thứ tư : GCCN có bản chất quốc tế
Câu 3 : CM XHCN là gì ? Phân tích tính tất yếu và nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ? Những đặt trưng cơ bản của XH XHCN ?
a) CMXHCN : là cuộc cm nhằm thay thế chế độ TBCN lỗi thời bằng chế độ XHCN. Trong cuộc cm đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chusnh nhân dân lao động xây dựng một xh công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp: CM XHCN là một cuộc CM chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp CN cùng với ND lao động giành được CQ, thiết lập nhà nước chuyên chính VS – NN của giai cấp CN và quần chúng ND lao động.
Theo nghĩa rộng: CM XHCN bao gồm cả 2 thời kì:
+ CM về chính trị với nội dung chính là thiết lập NN CCVS
+ Giai cấp CN và ND lao động sử dụng NN của mình để cải tạo XH cũ về mọi mặt KT, CT, VH, TT v.v…và XD một XH mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi CNXH và CNCS
b) Tính tất yếu :
- Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về TLSX, dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể; không còn có giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột.
- Hai là, CNXH được xây dựng trên nền sx đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình pt của CNTB đã tạo ra tiền đề về vật chất- kĩ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn cho tiền đề vật chất- kĩ thuật đó phục vụ cho CNXH cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.
- Ba là, các quan hệ xh của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Sự pt của CNTB, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xh mới XHCN.
- Bốn là, công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.
b) Nội dung thời kỳ quá độ lên CNXH :
- Trong lĩnh vực KT : Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về TLSX, ↑ mạnh mẽ LLSX nâng cao ĐS tinh thần cho người lao động
- Trong lĩnh vực CT : Đập tan bộ máy nhà nước của GCTB, giành chính quyền về tay GCCN, NDLĐ, mở rộng dân chủ XH đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ đất nước, chủ thể tự giác xây dựng CNXH
- Trong lĩnh vực TTVH : Xóa bỏ tư tưởng cổ hữu, phong tục tập quán lạc hậu, XDXH mới từng bước xác lập TGKQ, CSCN.
- Trong lĩnh vực XH : Đưa người lao động lên địa vị chủ nhân sáng tạo, hưởng thụ giá trị tinh thần, phát huy sáng tạo.
c) Những đặc trưng cơ bản của XH XHCN:
- Thứ nhất, cơ sở vc-kt của xh XHCN là nền đại công nghiệp được pt lên từ những tiền đề vc-kt của nền đại công nghiệp TBCN.
- Thứ hai, CNXH xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về TLSX.
- Thứ ba, xh XHCN là một chế độ xh tạo ra được cách tổ chức lao động và kỉ luật lao động mới.
- Thứ tư, xh XHCN là một chế độ xh thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất.
- Thứ năm, xh XHCN là một xh mà ở đó Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
- Thứ sáu, xh XHCN là một xh đã thực hiện được sự giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột;p thực hiện bình đẳng xh, tạo đk cho con người pt toàn diện.
Câu 4 : Dân chủ là gì ? Trình bày những đặt trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN ? liên hệ với thực tiễn VN hiện nay ?
- Dân chủ:
+ Là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công.
+ Là một phạm trù chính trị gắn với kiểu nhà nước và giai cấp cầm quyền thì sẽ ko có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”
+ Là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xh trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lộ và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.
- Đặc trưng cơ bản :
+ Một là : Dân chủ XHCN bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân
+ Hai là : Nền dân chủ XHCN có cơ sở KT là chế độ công hữu về TLSX chủ yếu của toàn XH, nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.
+ Ba là : Đảm bảo quyền tự do lao động sáng tạo của cá nhân trong xã hội
+ Bốn là : Phát triễn dân chủ toàn dân, chống lại các thế lực thù địch, hiểu sai về nền dân chủ.
ĐỌC THÊM
Khối lượng GTTD (M) :
M= m’.V (V : tổng tư bản khả biến đã được sử dụng )
Tổng sản phẩm xã hội tính bằng : c + v + m
Tái sản xuất giản đơn : I(v + m) = IIc
Tái sản xuất mở rộng : I(v + m) > IIc
Giá trị hàng hóa (W) : W = c + v + m è W = k + m = k + p (p : lợi nhuận)
Chi phí sản xuất TBCN (k) : k = c + v
Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà TB đi vay phải trả cho TB cho vay căn cứ vào lượng TB tiền tê mà TB cho vay đã bỏ ra cho TB đi vay sử dụng :
z’ : tỷ số % giữa tổng lợi tức và số TB tiền tệ cho vay
z’ = (z/tổng TB cho vay).100%
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top