đề cương triết

Câu 1: trình bầy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận khi học tập nghiên cứu.

Mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại ảnh hưởng tương tác và chuyển hóa cho nhau giữa các sự vật, hiện tượng, các mặt các bộ phận thuộc tính tồn tại trong sự vật (bên trong, bên ngoài)

Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ sự vật hiện tượng trong cả tự nhiên – xã hội – tư duy. Dù có đa dạng và phong phú đến đâu đều chịu sự tác động, ảnh hưởng, chi phối của các sự vật khác.

Mối liên hệ phổ biến có 3 đặc điểm

-         Mạng tính khách quan không phụ thuộc vào ý trí của sự vật hiện tượng.

-         Tính phổ biến: trong 3 môi trường xã hội – tự nhiện – tư duy đều có

-         Tính đa dạng và phong phú: mối liên hệ phổ biến có rất nhiều mối quan hệ.

Chúng ta có quan điểm toàn diện.

-         Trong nhận thức sử lý các vấn đề trong cuộc sống phải xuất phát từ mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại của sự vật hiện tượng.

-          Do tính đa dạng và phong phú giữa các mối quạn hệ khi xem xét một hiện tượng phải xem xét trên lịch sử và cụ thể.

-         Trong hoạt động thực tiễn tất cả đều phải xây dựng kế hoạch biện pháp thực hiện.

-         Để giải quyết tất cả các vấn đề trong thực tiễn không được giáo điều.

Câu 2: Trình bầy nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận (quy luật mâu thuẫn).

Quy luật: nói lên nguồn gốc của động lực và phát triển

-         Mặt đối lập: là  những mặt những thuộc tính có khuynh hướng vận động ngược chiều nhau  nhưng là tiền đề tồn tại cho nhau

-         Mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh chuyển hóa giữa tất cả các mặt đối lập trong tất cả sự vật và hiện tượng

-         Thống nhất giữa các mặt đối lập: chỉ sự liên hệ giằng buộc không tách giời giữa các mặt đối lập (sự giống nhau, sự tương tác, tác động cân bằng lên nhau)

-         Đấu tranh giữa các mặt đối lập: bài trừ và phủ định nhau, đấu tranh này xuyên xuốt quán trình tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.

Nội dung quy luật: trong bất cứ sự vật và hiện tượng nào đều tồn tại các mặt các thuộc tính có khuy hướng đối lập nhau, tác động qua lại vào nhau. Sự đấu tranh giữa các mặt chỉ là sự khác biệt, sự khác biệt càng phát triển thì sự đấu tranh càng gay gắt, đến lúc chín muồi (khi có điều kiện các mặt đối lập chuyển hoa cho nhau dấn đến các sự vật mới ra đời, các sự vật mới lại có sự đối lập với nhau…)

Sự vận động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,  động lực của mọi vận động và phát triển.

Mâu thuẫn có tính phổ biến và khách quan, tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn rất đa dạng và phong phú. Cho nêm trong hoạt động thực tiễn không được né tránh mâu thuẫn, phải kiên quyết tìm mọi biện pháp để giải quyết. Khi mâu thuẫn đã phát triển chín muồi mà ngại khó không giải quyết mâu thuẫn thì cơ hội sẽ đi qua. Khi mâu thuẫn chưa đến độ chín muồi thì phải đợi đến độ chín muồi mới được giải quyết.

Câu 3: Phân tích con đường biện chứng của nhận thức chân lý từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn cho công tác.

Trực quan sinh động – tư duy trừ tượng

Tư duy trừu tượng – thực tiến.

Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) có 3 hình thức tồn tại:

-         Cảm giác: sinh ra từ tác động trực tiếp và khách thể nhận thức vào giác quan của con người.

-         Chi giác: là sự tồn tại tổng hợp của nhiều cảm giác mà khách thể nhận thức tác động vào nhiều giác quan khác nhau của người nhận thức.

Cảm giác và chi giác đều là nhận thức đơn giản nhất.

-         Biểu tượng: là hình ảnh của sự vật do chi giác mang lại được tái hiện lại trong chí nhớ khi không còn nhận thưc đó nữa.Tuy nhiên nó cũng chỉ là nhận thức cảm tính mà thôi.

Tư duy trừ tượng (nhận thức lý tính): có 3 hình thức tồn tại

-         Khái niệm: được hình thành trên cơ sở khái quát hóa tổng hợp 1 cách biện chứng phản ánh về bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là nhận thức cơ bản nhất của nhận thức lý tính.

-         Phán đoán: được hình thành trên cơ sở liên kết các khái niệm với nhau trên cơ sở khẳng định hoặc phủ định đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng.

-         Suy lý: được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán để rút ra những chi thức, nhận thức mới về sự vật hiện tượng.

Nhận thức cảm tính và lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức cảm tính tác động trực tiếp vào sự vật hiện tượng. nhận thức lý tính được khái quát hóa về sự vật hiện tượng.

Thực tiến: là tiêu chuẩn của chân lý cũng là mục tiêu cuối cùng của chân lý

Ý nghĩa phương pháp luận: trong hoạt động học tập, thực tiễn nếu nhìn ở chân lý thì chỉ là nhận thức hời hợt. Dẫn đến phải nhận thức lý tính để phục vụ cho mình.

Câu 4: trình bầy quy luật quan hệ sản xuât (qhsx) hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (llsx) từ đó rút ra ý nghĩa.

Khái niệm llsx: là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động để tạo ra 1 sức sản xuất nhất định. Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong đó thể hiện năng lực thực tiễn của con người, phản ánh mối quan hệ giữa lao động vật hóa và lao động sống của con người, nó chỉ rõ sự tiến bộ của xã hội loài người. Mac đã nói “Thước đo của một thời đại không phải người ta sản xuất ra cái gì, mà sản xuất bằng cái gì”

LLSX có 2 yếu tố: - người lao động có kỹ năng

                               - tư duy lao động

Trong tư liệu lao động có 3 yếu tố:

-         Đối tượng lao động: thế giới tự nhiên nào con người có thể vươn tay tới được

-         Công cụ lao động: là một vật hoặc một hệ thống lao động đặt giữa đối tượng lao động và con người.

-         Khi khoa học kỹ thuật phát triển thì khoa học trở thành nhân tố trực tiếp. Lúc đó khoa học thẩm thấu vào tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất.

Khái niệm qhsx: là mối quan hệ cơ bản giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, thể hiện 3 mối quan hệ.

-         Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: là mối quan hệ cơ bản nhất quyết định các mối quan hệ khác. Trả lời câu hỏi ai sở hữu tư liệu sản xuất.

-         Quan hệ tổ chức và quản lý.

-         Quan hệ phân phố: phân phối công bằng kích thích con người làm việc.

Thay đổi llsx đòi hỏi qhsx phải thay đổi nhưng biến đổi đó là biến đổi gián tiếp dựa trên kiến trúc thượng tầng

Giữa qhsx và llsxk: qhsx là hình thức, llsx là nội dung. Trong quá trình sản xuất phát triển trực tiếp là con người, sau đến công cụ, khi llsx phát  triển đến một trình độ nhất dịnh thì dẫn đến mâu thuần giữa qhsx và llsx. Biểu hiện mâu thuẫn này ra bề mặt xã hội gọi là đối kháng giai cấp, giai cấp tiên tiến trong llsx làm công cuộc CMXH giành lấy chính quyền nhà nước, dùng chính quyền cải tạo qhsx phù hợp với trình độ phát triển của llsx.

Mối quan hệ giữa llsx và qhsx có mối quan hệ biến động. Khi qhsx  phù hợp với llsx thì mở đường cho llsx phát triển. Còn khi qhsx không phù hợp sẽ tạo ra xiềng xích kìm hãm sự phát triển của llsx dẫn đến quy luật của sự biến động lịch sử xã hội, của các hình thái kinh tế xã hội.

Ý nghĩa: quy luật qhsx phải phù hợp với trình độ sản xuất nếu không sẽ có tác động ngược chiều. nếu llsx chưa phát triển mà xây dựng qhsx tiên tiến thì nó kìm hãm không cho llsx phát triển, gây ra lãng phí, xã hội không khuyến khích lao động.

Câu 5: trình bầy khái niệm hàng hóa thuộc tính của hàng hóa, cơ sở khoa học phân tích các thuộc tính và ý nghĩa thực tiễn.

Khái niện hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, người ta sản xuất ra để trao đổi mua bán. Có 3 điểm lưu ý.

-         1 vật dù có ý nghĩa đến đâu nếu không phải là sản phẩm của lao động thì không phải là hàng hóa.

-         Là sản phẩm của lao động nhưng sản xuất ra không đề chao đổi mua bán đó cũng không phải là hàng hóa.

-         Hàng hóa là để trao đổi phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người thông qua quan hệ giữa vật với vật

Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng: là công dụng của một vật mà thuộc tính tự nhiên của nó thỏa mãn được nhu cầu tự nhiên của con người khi KH XH phát triển thì càng tìm được nhiều thuộc tính tự nhiên. Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị: là giá trị của hàng hóa do lao động kết tinh của hàng hóa đố, biểu hiện ra bên ngoài bằng giá trị trao đổi. Giá trị là mộ phạm trù lịch sử.

Tại sao hàng hóa có giá trị vad giá trị sử dụng: sở gỉ hàng hóa co giá trị và giá trị sử dụng là vì lao động sản xuất ra hàng hóa có tính 2 mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng

-         Lao động cụ thể: là lao động của một người cụ thể sử dụng một công cụ cụ thể, tác động vào 1 lao động cụ thể, tạo ra 1 sản phẩm cụ thể. VD: người thợ mộc tác động vào cưa tạo ra bàn ghế. Lao động cụ thể càng phát triển thì các ngành nghề càng nhiều.

-         Lao động trừu tượng: là lao động của con người, là lao động sử dụng chí tuệ và cơ bắp. lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.

Giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này biểu hiện ra bề mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng “1 giá trị muốn trở thành giá trị sử dụng thì phải trở thành giá trị đã”

Ya nghĩa thực tiễn: người sản xuất ra hàng hóa thì cần lợi nhuận, muốn có lời phải bán được, muốn bán được phải là sản phẩm có ích. Giá trị sử dụng là thâm xác cư trú ở trong đó. Do đó giữa giá trị và giá trị sử dụng luôn thống nhất với nhau. Do đó người sản xuất với nhười tiêu dùng mới gặp nhau.

Câu 6: Trình bầy hàng hóa sức lao động, và ý nghĩa hàng hóa sức lao động.

Hàng hóa sức lao động: là năng lực lao động của người lao động đó, là tổng hóa thể lực, trí lực tồn tại sinh động trong cơ thể lao động, nhờ đó người lao động có thể sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

Khi nào sức lao động trở thành hàng háo có 2 điều kiện:

-         người lao động phải được tự do thân thể và sử hữu chính bản thân mình do luật pháp quyết định.

-         Người lao động phải mất hết tư liệu sản xuất, để sống người lao động phải bán năng lực lao động của mình.

Đã là hàng hóa thì sức lao động cũng có 2 thuộc tính giá trị và gía trị sử dụng

-         Giá trị sử dụng của sức lao động là công dụng của hàng hóa đó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người mua. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hóa lao động có 2 sự khác biệt so với giá trị sử dụng hàng hóa thông thường.

§        Giá trị sử dụng của sức lao động càng dùng nhiều càng tốt.

§        Khi tiêu dùng nó không chỉ tạo ra giá trị của bản thân mình mà còn taok ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân cho nhà tư bản. Đây chính là giá trị thặng dư.

-         Giá trị của sức lao đông: không trực tiếp có được mà do gián tiếp thông qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động: có 3 bộ phận:

-         Toàn bộ giá trị của tư liệu sản xuất để tái sản xuất ra năng lực, thể chất, tinh thần của người lao động để người lao động tiếp tục hoạt động như cũ.

-         Dùng để nâng cao trình độ cả người lao động

-         Dùng để nuôi sống gia đình, đảm bảo thị trường lao động luôn có người bán sức lao động

3 bộ phận phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tiến bộ xã hội.

Hình thức biểu hiện của giá trị sức lao động là tiền công. Về bản chất tiền công là giá trị của sức lao động nhưng biểu hiên ra bên ngoài là giá trị của sức lao động.

Người lao động phải lao động cả ngày. Họ ngộ nhận tiền công là giá trị của sức lao động. giá trị sản phẩm tạo ra khi bỏ ra sức lao động.

Gây ra nhần lẫn giữa lao động và sức lao động

Tiền công thực thực tế: là số tiền có được

Tiền công danh ngĩa: là số lượng tiền tiêu được.

Ý nghĩa: phát hiện ra hàng hóa sức lao động là tìm ra chìa khóa của bản chất tư bản. Là coe sở phân tư bản thành TB bất biến và TB khả biến. xây dựng được học thuyế giá trtij thặng dư trở thành hoàn đá tảng của chủ nghĩa Mac và chuwbfs minh sự bóc lột của CNTB 1 cách khoa học.

Câu 7: qua trình sản xuất giá trị thặng dư, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và thực tiễn.

Mục tiêu của CNTB và nhà TB là sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư, giá trị thặng dư là nguồn sống của phương thưc đó và nhà TB. Để có giá trị thặng dư nhà TB phải bỏ TB của mình ra để có 2 giá trị sản xuất đó là  tư liệu sản xuất và sức lao động. Và nhà TB tiêu dùng hàng hóa của mình bằng cách kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động

Ví dụ: 1 nhà Tb kéo bông thành sợ. thuê 1 lao động trong 8h với 3 $ /ngày.

Chia 8h thành 4h đầu và 4h cuối vì: dựa vào tính đặc biệt của sức lao động. là khi sử dụng nó không chỉ tạo ra giá trị của bản thân mình còn tạo ra giá trị của nhà tư bản.

4h đầu: tạo ra giá trị của bản thân mình.sử dụng 10kg bông = 10$

Hao mòn   = 2$

Công         = 3$

Tiêu hao 15$ nếu quá trình sản xuất không có CNTB

4h sau: cũng sử dụng 10kg bông = 10$

Hao mòn   = 2$

Công         = 3$

Công đó nhà TB chiếm lấy do đó nhà TB không chả công.

Lao động cụ thể của người công nhân chuyển nghuyên vẹn giá trị lao động vào sản xuất

(10 + 2) * 2 = 24$     (giá trị bất biến: C )

Giá trị của nó không đổi

Lao động trừu tượng  3$  + 3$

                                    V      m

Ø     V + C + m

Nếu chia lao động 8h thành 2 khoảng -  4h đầu: thời gian lao động thiết yếu

                                                              - 4h sau: thời gian lao động thặng dư

Thì phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là: kéo giài thời gian lao động ra khỏi thời gian lao động thiết yếu. Hoặc tăng cường độ lao động của người lao động lên ( tăng mật độ nlao động trên 1 đơn vị thời gian)

Phương pháp này bị 3 giới hạn:

-         1 ngày giờ chỉ có 24 tiếng.

-         Sức lực của người lao động có hạn.

-         Vấp phải cuộc đấu tranh của người công nhân đòi tăng lương giảm giờ làm.

Đó là nguyên nhân sản xuất TB không kéo dài được phải ssanr xuất giá trị thặng dư tương đối được rút bắng cách: tăng năng suất lao động, cải tiến quản lý, cải tiến năng lực lao động, ở những ngành tạo ra giá trị sưc lao động làm giảm giá trị sức lao động xuống, trong qua trình này xuất hiện giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch mất đi khi khoa học kỹ thuật phổ biến.

Ý nghĩa: sức sản xuất phải phất ttieenr đến một trình độ nhất định mới có gí trị thặng dư, CNTB ra đời hi năng suất lao động vượt qua giá trị thiết yếu. Bóc lột không phải ở giá trị thặng dư mà ở phân phối giá trị thặng dư.

Câu 9: thế nào là giai cấp công nhân, giai cấp này có những đặc trưng cơ bản nào, liên hệ với gia cấp công nhâ Việt Nam hiện nay.

Khaí niệm gia cấp công nhân: theo C.Mac và Angen thì giai cấp công nhân là giai cấp nhiều người làm thuê hiện đại, vì mất hết tư kiệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động để kiếm sống, trong phương pháp sản xuất TBCN. Có các đặc trưng sau:

-         Phương thức lao động: họ là người trực tiếp và gián tiếp vận hành các công cụ lao động hiện đại. Do đó họ là người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và phương thức sản xuất hiện đại, đây là dặc trưng cơ bản duy nhất. Trước sự phát triển của lực luượng sản xuất thì giai cấp công nhân phát triển.

-         Đại vị của giai cấp của công nhân trong SX TBCN họ không nắm giữ được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, xã hội bị giai cấp tư sản chi phối. Nên Mac gọi họ là người vô sản, để sống buộc họ phải lao động làm thuê. Giai cấp này bị bóc lột, bị tước đoạt phần giá trị mới do chính họ sáng lập ra, họ chở thành lực lượng đối kháng đối với gai cấp tư sản.

 Trong CHXN hoặc định hương CNXH ở Việt Nam có các đặc điểm sau.

Họ là người nắm giữ vị trí lãnh đạo xã hội và làm chủ các tư liệu sản xuát chủ yếu. Khi cách mạng KHCN bùng nổ họ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp  với trrinhf độ văn hóa kỹ thuật của công nhân được nâng cao nên họ trở thành người công nhân tri thức. Đặc biệt khi công nghệ thông tin bùng nổ thì họ có thể bán sức lao động tại chổ cho tất cả các chủ nghĩa TB trên thế giới.

Ở các nước TBCN và CNXH đã xuất hiện chủ nghĩa trung lưu có thu nhập caovaf sở hữu cổ phần, tuy nhiên tầng lớp trung lưu này rất nhỏ chủ yếu là lao động làm thuê.

Từ phân tích đặc điểm tầng lớp công nhân: giai cấp công nhân là một tập đoàn ổn định. Được hình thành và phát triển trong quá trình CNH HĐH nền công nghiệp sản xuất do đó nó có trình độ cao. Là lực lượng trược tiếp và gián tiếp tham gia vào tạo của cải vật chất xã hội. Giai cấp này là lực lượng chủ yếu của tiến trình phát triển lịch sử loài người

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết