Đề cương trả lời tpbcđc
Câu 1: Phân biệt vấn đề - sự kiện
a. Sự kiện:
Theo từ điển tiếng Việt: "Sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng, đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn"
+ Sự kiện bản thể:
- Xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn của con người.
- Là một trạng thái, một phần của hiện thực khách quan đang vận động không ngừng.
- Mang tính cụ thể (Xác định rõ về không gian, thời gian)
+ Sự kiện báo chí: Kurt Tucholsky:"Không ai lại nghĩ rằng, hàng ngày chỉ xảy ra những việc như được nêu trên 16 trang báo - nhưng gần như mọi người đều nghĩ rằng, điều mà họ đọc là những điều cơ bản nhất, là những cái chắt lọc được từ những sự kiện xảy ra trong ngày... Sự thật mà báo chí đem lại cho chúng ta đã chảy qua một cái sàng. Những thứ bày trên mặt báo không phải là thế giới".
Khái niệm: Sự kiện báo chí là một phần, một bộ phận hoặc toàn bộ sự kiện bản thể được nhà báo nhận thức, lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm của mình (Nhà báo nghiên cứu, điều tra, phán đoán trên cơ sở hiện thực khách quan)
- Tiêu chí của sự kiện báo chí: Có những sự kiện chỉ xảy ra trong một thời điểm rồi trôi qua, chỉ cần đưa tin và người tiếp nhận thông tin đó có thể quên trong vòng 24h. Nhưng cũng có những sự kiện xảy ra kéo dài trong một chuỗi ngày kế tiếp nhau, có ảnh hưởng lớn đến một bộ phận lớn công chúng trong xã hội, thì không thể chỉ đưa tin một lần mà phải đưa liên tục trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Các tòa soạn báo căn cứ vào tôn chỉ - mục đích của mình mà tổ chức thông tin về sự kiện ấy theo chiến dịch (ngắn hay dài ngày) tùy thuộc vào mức độ quan tâm của công chúng của tờ báo mình.
Chính vì vậy, việc định ra các tiêu chí để xem xét sự kiện báo chí cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi mỗi cơ quan báo chí lại có tiêu chí chọn lọc sự kiện báo chí riêng, phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị, công chúng của tờ báo mình.
- Những tiêu chí cụ thể:
+ Mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, chứa đựng những điều mà con người đang tò mò muốn biết
+ Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người (mức độ quan tâm = ý nghĩa xã hội)
+ Có khả năng chứng minh hay lý giải về tiến trình vận động mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội
+ Cụ thể, xác thực, không bịa đặt
+ Mang tính thời điểm (dấu ấn thăng trầm, bước ngoặt lịch sử...)
b. Vấn đề:
- Là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết
Có những vấn đề tồn tại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác và qua một thời gian, bản chất vấn đề có thể không đổi or đã nâng lên cấp độ mới, hình thức biểu hiện của vấn đề cũng đã thay đổi (mại dâm, ma túy, cờ bạc...)
Nóng Nguội
- Là một việc nào đấy, một sự kiện nào đấy xảy ra trong thời điểm hiện tại.
- Khi chọn để phản ánh, nó tạo ra DLXH, có sức lan tỏa rộng, làm cho người ta phải suy nghĩ về nó, phải trăn trở tìm phương pháp giải quyết nó.
- Nó đem đến một giá trị sử dụng nào đấy cho người tiếp nhận thông tin. - Là sự kiện, vấn đề có thể xảy ra trong hiện tại, quá khứ.
- Phòng báo cho người ta biết một sự việc
- Biết xong quên ngay
- Có giá trị sd nhưng dư luận bình thản hơn.
- Mức độ tác động thấp
- Tiêu chí:
+ Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành (Mang tính khái quát)
+ Chứa đựng mâu thuẫn có cả bề rộng lẫn bề sâu, cần được giải quyết (nhưng ko thể giải quyết ngay lập tức mà cần có thời gian để nghiên cứu và giải quyết)
- Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử
Câu 2: Chính kiến, cơ sở hình thành chính kiến
- Khái niệm: Ý kiến của mỗi người về chính trị, quan điểm chính trị
Mỗi nhà báo đều có quan điểm cầm bút của riêng mình, có cách phân tích, lý giải, bình bàn về sự việc theo cách nhìn, cách hiểu của riêng mình. Tuy nhiên, quan điểm riêng của nhà báo được "hòa chung" vào quan điểm của tòa báo mà anh ta làm việc, nền báo chí mà anh ta phục vụ. Ý kiến chủ quan của nhà báo bị chi phối bởi sự thật khách quan mà anh ta đang khám phá. Anh ta ko có quyền bóp méo sự thật hoặc quá tô hồng sự thật. Ý kiến của nhà báo chỉ góp phần làm rõ thêm bản chất sự thật vốn có.
- Dựa trên các quyền lợi mà nhà báo được quy định trong luật pháp
- Xuất phát từ các chứng cứ rõ ràng, xác thực của sự việc và các mối quan hệ xã hội
- DLXH và quyền lợi chính đáng của đất nc.
- Thể chế chính trị
Câu 3: Phân biệt thông tấn và 1 số thể loại khác
Thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, cách vận dụng ngôn ngữ.
Tài liệu Tác phẩm bc t1 (Tg Tạ Ngọc Tấn và Ng Tiến Hải): Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật - lặp lại của các yếu tố trong một loạt tp bc.
Đinh Văn Hường: Thể loại bc là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tg đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo phương thức pa hiện thực, sd ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nd mang tính chính trị - tư tưởng nhất định
Tóm lại: Thể loại báo chí là hình thức sáng tạo tác phẩm bc, phân chia theo mục đích và phương thức phản ánh hiện thực khách quan, vách vận dụng ngôn ngữ và phong cách cá nhân (TS Ng Thị Thoa)
Với mỗi nền bc của mỗi qgia, sự ứng dụng thể loại bc trong hđ bc cũng rất khác nhau. Các tiêu chí phân chia thể loại:
+ Mục đích thông tin (Thể chế chính trị và mong muốn của công chúng)
+ Đối tượng phản ánh
+ Phương pháp phản ánh
So, điểm chung:
+ Thông tin về người thật, việc thật
+ Phương pháp thông tin: Ngắn gọn, chính xác (ko hư cấu)
+ Đều có mục đích tạo dư luận tức thời
Hệ thống thể loại bc: Nhóm thông tấn & nhóm chính luận
- Nhóm thông tấn, gồm:
+ Tin: Thông báo nhanh về sk mới xảy ra
+ Tường thuật: Sự làm chứng của nhà báo tại nơi sk trọng đại đang xảy ra
+ Bài báo: 1 lát cắt về cs cần đc thông báo
+ Ghi nhanh: "Bức tranh phác thảo" về sk thời sự cấp bách, tiêu biểu, trọng đại
+ Điều tra: Một sự chứng minh, kết luận và giải pháp giải quyết vấn đề
+ Phóng sự: "Bức tranh" sống động về sự việc có chứa đựng mâu thuẫn
Đặc điểm:
+ Đối tượng phản ánh chính: Sk, vấn đề, hiện tượng xh, con người...có ý nghĩa thời sự cập nhật, nóng hổi.
+ Tính chất: Cụ thể, chính xác
+ Ngôn ngữ: Cô đúc, ngắn gọn, hàm súc, biểu cảm
- Nhóm chính luận:
+ Xã luận: Đưa ra lập trường
+ Bình luận: Bàn bạc, đánh giá sự việc bằng lý lẽ
+ Chuyên luận: Bàn sâu về 1 vấn đề
+ Đàm luận: Suy nghĩ riêng tư về sự việc "nóng" đang diễn ra
+ Phỏng vấn: Hỏi và trả lời (thông tin và ý kiến) theo vấn đề định sẵn
+ Diễn đàn: Trao đổi về 1 chủ đề
Đặc điểm:
+ Đối tượng phản ánh: Là những vấn đề thời sự mang ý nghĩa khái quát
+ Tính chất thông tin: Lý lẽ (Phân tích, giải thích, chứng minh, bình, bàn)
+ Ngôn ngữ: Chính luận
Câu 4: Bình luận, sự phát triển của bình luận, đặc điểm mới
- Là tỏ ý khen chê, nhằm đánh giá, bình phẩm. Loại chi tiết này chủ yếu là thông qua lời nhân chứng trong sự việc hoặc lời tác giả, phân tích, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách quan.
- Sự phát triển của bình luận: Sự tương tác với người đọc cao hơn. Ưu điểm: Mang tính đánh giá chủ quan nhiều, có xu hướng phát triển tăng tính tương tác với người đọc, có thêm nhiều ý kiến hơn, tạo ra DLXH dễ dàng hơn.
- Đặc điểm mới: Bình luận được chia vào nhóm chính luận nên nó mang những đặc điểm của thể chính luận. Chính luận luôn là hành vi tranh đấu (ngấm ngầm hoặc công nhiên) về chính trị, tôn giáo, xã hội, triết học, tư tưởng; nó luôn mang tính định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ. Phong cách chính luận nổi bật tính khuynh hướng, tính luận chiến, tính cảm xúc, rất gần gũi với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lời diễn thuyết hay hùng biện. Những đặc điểm này mang tính chính luận cao, mới hơn. Nó bị có thêm một số đặc điểm mới là nó không còn mang nặng tính ý thức hệ hay luận chiến.
Câu 5: Nhận xét về bài báo
- Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
+ Trung thực
+ Hấp dẫn
+ Chính xác
+ Trình bày đẹp
- Các cách mào đầu: Dẫn dắt, = 1 nv, dựng cảnh, gây sốc, đưa câu hỏi/phát ngôn, dùng đoạn hội thoại.
1. Chức năng của sapô
Hoàn thiện tít, bằng cách nói rõ chủ đề bài báo và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý. Giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì.
Tóm tắt thông tin, bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu nếu cần phải dừng lại ở đó.
Giải thích bài báo, bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. Ở đây cần vận dụng. Luật xa gần để giúp độc giả hiểu rằng bài báo có thể liên quan đến họ và họ sẽ được lợi khi đọc nó.
Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự việc thời sự đã qua. Đối với một bài viết nhiều kỳ, sapô gợi lại những kỳ trước. Với phỏng vấn, nó giới thiệu vắn tắt người đựoc phỏng vấn và gợi vấn đề mà người đó đề cập đến.
Thông báo bố cục. Đây là một cách phát triển thông điệp cốt lõi của bài báo mà trong tít đã nhắc đến. Rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.
Mời đọc: việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu rất quan trọng trong sapô. Nếu khô khan quá sẽ khiến độc giả nản lòng.
Sapô là một yếu tố đập vào mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, quan trọng trong việc trình bày trang. Dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, để cân bằng phần chữ, phần trắng và phần minh hoạ một trang báo.
2. Phân loại sapô
Sapô có tính thông tin hay khơi gợi hoặc chứa đựng ít nhiều cả hai yêu tố, giống như tít. Có 2 loại sapô:
(1) Sapô có tính thông tin trả lời một cách đầy đủ nhất có thể cho các câu hỏi tham khảo, nhắc lại góc độ của bài báo bằng cách làm rõ nó. Đó là sapô vua đối với các nhật báo, báo ra định kỳ, báo của các cơ quan thể chế hoặc doanh nghiệp. Đây là loại sapô giản dị, trung lập và nghiêm túc.
(2) Với Sapô có tính khơi gợi, các sự việc đôi khi được coi là đã được biết đến. Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài báo. Thích hợp với thể loại phóng sự, chân dung, một số thể loại phỏng vấn và bài tổng hợp viết cho các tạp chí.
3. Lúc nào cần viết sapô và độ dài thế nào?
Nhất thiết phải viết sapô khi bài báo đủ dài (hai trang hoặc thậm chí ngắn hơn). Độ dài của sapô phụ thuộc độ dài của bài báo. Một số phóng viên có thói quen viết sapô trước khi viết bài, điều này giúp họ xác định rõ góc độ xử lý hoặc đặt mình trong cùng một tông giọng với bài viết. Một số káhc viết sapô sau, nhất là khi phụ thuộc vào vị trí của bài trên makét. Đôi khi sapô do một người khác viết. Cẩn thận với những sapô giả (không được viết) mà thật ra là phần đầu của bài báo được trình bày khác đi với kỹ thuật đồ hoạ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top