Đề cương tốt nghiệp

Phần YHCT

I.

lý luận cơ bản

Câu 1: Học thuyết âm dương và ứng dụng trong y học

a) Học thuyết âm dương:

* Định nghĩa:

Người xưa nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương

* Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương

- Âm dương đối lập nhau 

Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương 

VD: ngày và đêm, nước và lửa 

- Âm dương hỗ căn 

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. 2 mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại đc, mới có ý nghĩa,cả 2 mặt đều tích cực của sv, không thể đơn độc phát sinh, phát triển đc 

VD: có đồng hóa mới có dị hóa và ngược lại nếu không có dị hóa thì quá trình đồng hóa không tiếp tục được 

- Âm dương tiêu trưởng 

+ Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển,nói lên sự vận động không ngừng sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm-dương 

VD: khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng và ngược lại. từ lạnh sang nóng là quá trình " âm tiêu dương trưởng" và từ nóng sang lạnh là qtrinh" dương tiêu âm trưởng" do đo có khí hậu mát, lạnh, ấm và nóng 

+ Sự vđộng của 2 mặt âm dương có tính chất gđoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là " dương cực sinh âm, âm cực sịnh dương; hàn cực sinh nhiệt, nhiệt sinh cực hàn" 

VD: bệnh thuộc phần dương( sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm( như mất nước) hoặc bệnh ở phần âm( mất nước, mất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương( choáng, trụy mạch gọi là thoát dương) 

- Âm dương bình hành 

2 mặt tuy đối lập, vđộng không ngừng, nhưng luôn lặp lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa 2 mặt 

Sự mất thăng bằng giữa 2 mặt âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa nhau của vật chất 

- Từ 4 quy luật trên, vận dụng trong y họa người ta còn thấy một số phạm trù sau 

+ Sự tương đối và tuyệt đối của 2 mặt âm dương 

Sự đối lập giữa 2 mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong đkiện cụ thế nào đó có t/c tương đối 

VD: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng lương( là mát) thuộc âm đối lập với ôn( là ấm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt( là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuốc lý dung thuốc hàn, sốt nhẹ thuộc biểu dung thuốc mát( lương) 

+Trong âm có dương và trong dương có âm 

Âm và dương luôn nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. 

VD: sự phân chia thời gian trong 1ngayf( 24h) 

18h là phần âm của dương, 

à

12h trưa là phần dương của dương, 12h

à

Ban ngày thuộc dương. Từ 6h

6h là phần dương của âm 

à

24h là phần âm của của âm. 0h

à

Ban đêm thuộc âm, 18h

+ Bản chất và hiện tượng 

Thông thường b/c thường phù hợp với hiện tương, khi chữa bệnh ng ta chữa vào b.c bệnh: như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn 

Nhưng có lúc b/c không phù hợp với h.tượng gọi là sự "thật giả" ( chân giả), trên lâm sàng khi chẩn đoán phải x.định cho đúng b/c để dùng thuốc chữa bệnh đúng nguyên nhân 

VD: bệnh truyền nhiễm gây sốt cao( chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên làm chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh( giả hàn) phải dùng thuốc để chữa bệnh 

Bệnh ỉa chảy do lạnh( chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt( giả nhiệt) phải dùng thuốc nóng, ấm để chữa nguyên nhân

=>Các quy luật âm dương, các phạm trù của nó được biểu hiện bằng 1 hình tròn có 2 hình cong chia diện tích làm 2 phần bằng nhau: 1 phần là âm, 1 phần là dương.trong âm có nhân dương và trong phần dương có nhân âm

b) Ứng dụng trong y học 

*Về cấu tạo cơ thể và sinh lý 

Âm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới... 

Dương: phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài... 

Tạng thuộc âm do t/c trong âm có dương nên còn phân ra phế âm, phế khí; thận âm, thận dương; can huyết, can khí; tâm huyết, tâm khí. 

Phủ thuộc dương vì trong dương có âm nên có vị âm và vị hỏa... 

-Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương 

*Quá trình phát sinh và phát triển của bệnh tật 

-Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng thiên thắng hay thiên suy 

+Thiên thắng: dương thắng gây chứng nhiệt: sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, tiểu đỏ. Âm thắng gây chứng hàn: ng lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng nước tiểu trong... 

+Thiên suy: 

Dương hư như trong các trường hợp não suy, hội chứng hưng phấn thần kinh giảm 

Âm hư: mất nước, điện giải, hội chứng ức chế tk giảm 

-Trong quá trình phát triển của bệnh, t.c của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương 

Bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm. VD: sốt cao kéo dài gây mất nước 

Bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương. VD: ỉa chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước làm nhiễm đọc tk gây sốt, co giật thậm chí trụy mạch( thoát dương) 

-Sự mất thăng bằng của âm dương gây ra những chứng bệnh ở những vị trí# nhau của cơ thể tùy theo vị trí ở phần âm hay dương 

Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, ng và tay chân nóng,vì phần dương của cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt 

Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, ng sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm thuộc lý hàn 

Âm hư sinh nội nhiệt: mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô, táo, nước tiểu đỏ... 

Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút 

*Về chẩn đoán bệnh tật 

-dựa vào 4 pp khám bệnh: nhìn( vọng), nghe( văn), hỏi( vấn), sờ nắn xem mạch( thiết) để khai thác các triệu chứng của bệnh 

-dựa vào 8 cương lĩnh( bát cương) để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, t/c trạng thái ng bệnh và xu thế chung của bệnh tật 

-dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào bát cương bệnh tật được quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ,kinh lạc

*Về chữa bệnh và các pp chữa bệnh 

-chữa bệnh là điều hòa lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư thực, hàn, nhiệt của bệnh bằng pp khác nhau: châm cứu, thuốc, xoa bóp,khí công 

-thuốc  

+thuốc lạnh, mát( hàn, lương) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương 

+thuốc nóng, ấm( nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm 

-châm cứu 

Bệnh nhiệt dùng châm, bệnh hàn dùng cứu; bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả 

Bệnh thuộc tạng(thuộc âm) thì dùng các huyệt Du sau lưng( thuộc dương) bệnh thuộc phủ( thuộc dương) thì dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng( thuộc âm) theo nguyên tác: "theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương" 

Câu 2: Học thuyết ngũ hành và ứng dụng trong y học

a) Học thuyết ngũ hành 

* Định nghĩa: học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương,liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát quy nạp và sự liên quan của các sv trong thiên nhiên 

trong y học, học thuyết này đc ứng dụng để q.sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hđộng sinh lý các tạng phủ, để chẩn đoán bệnh, tìm tính năng và tác dụng thuốc, để tiến hành công tác bào chế thuốc men 

* Nội dung của học thuyết ngũ hành 

- Ngũ hành là: 

Có 5 loại vật chính: kim( kim loại), mộc( gỗ), thủy( nước), hỏa( lửa), thổ( đất) và đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành 

Ngũ hành còn có ý nghĩa là sự vđộng, chuyển hóa của các chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể 

-Sự quy nạpvào ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người 

* Các quy luật trong hđộng của ngũ hành 

- Trong đkiện bình thường hay sinh lý vật chất trong thiên nhiên và các loại hđộng của cơ thể có liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cachs tương sinh hoặc chế ước lẫn nhau đề giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc 

+ Quy luật tương sinh 

·

Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau 1 cách thứ tự thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.sự tương sinh này lặp đi lặp lại không ngừng.nếu đứng từ 1 hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là "mẹ" do nó sinh ra được gọi là "con" 

·

Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ khắc phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc 

+ Quy luật tương khắc 

·

ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, thổ, mộc, hỏa, kim. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng 

·

Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ, tỳ thổ khắc thận thủy, thận thủy khắc tâm hỏa, tâm hỏa khắc phế kim, phế kim khắc can mộc 

- Trong đkiện bất thường hay bệnh lý, có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành hành kia, tạng kia quá mạnh thì gọi là tương thừa hoặc hành nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ 

VD tương thừa: b.thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh thì sẽ gây các hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do tk, khi chữa phải bình can( hạ hưng phấn của can), và kiện tỳ( nâng cao sự hđộng của tỳ) 

VD về tương vũ: b.thường tỳ thổ khắc thận thủy nếu tỳ hư không khắc được thận thủy sẽ ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu( để làm mất phù thũng) 

 quy luật tương sinh, tương khắc được biểu hiện bằng sơ đồ sau 

ð

b)  Ứng dụng trong y học 

*Về quan hệ sinh lý 

Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tình chí giúp cho việc học về các hiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ 

VD: can có quan hệ biểu lý với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt,kích thích biểu đạt, khi uất kết gây giận dữ 

*Về quan hệ bệnh lý 

Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh 1 chứng bệnh của 1 tạng phủ hay 1 phủ nào đó, để đề ra pp chữa bệnh thich hợp 

Sự phát sinh ra 1 chứng bệnh ở 1 tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau sau đây: 

-chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh 

-hư tà: do tạng trước nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ mẹ truyền sang con 

-thực tà: do tạng sau nó gây bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ 

-vi tà: do tạng khắc tạng không khắc được mà gây ra bệnh( tương thừa) 

-tặc tà: do tạng đó không khắc đc tạng khác mà gây bệnh( tương vũ) 

*Về chẩn đoán học 

Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnh thuộc các tạng phủ có liên quan 

-ngũ sắc: sắc vàng bệnh thuộc tỳ, sắc trắng bệnh thuộc phế, sắc xanh bệnh thuộc can, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc đen bệnh thuộc thận 

-ngũ chí: giận giữ, cáu gắt bệnh ở can; sợ hãi bệnh ở thận; cười nói huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ, buồn rầu bệnh ở phế 

-ngũ khiếu và ngũ thể:  

Bệnh ở cân: chân tay run co quắp thuộc bệnh can; 

Bệnh ở mũi: viêm mũi dị ứng, chảy máu cam... thuộc bệnh phế vị 

Bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ... thuộc bệnh ở tâm 

Bệnh ở xương tủy: chậm biết đi, chậm mọc răng...thuộc bệnh thận 

*Về điều trị học 

-đề ra nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con 

VD: bệnh phế khí hư, phế lao...phải kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim( hư thì bổ mẹ) 

Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm( an thần) vì can mộc sinh tâm hỏa( thực thì tả con) 

-châm cứu 

Trong châm cứu ng ta tìm ra loại huyệt ngũ du,. Tùy kinh âm, kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với 1 hành; trong1 đường kinh quan hệ giữa các huyệt là q.hệ tương sinh, giữa 2 kinh âm dương quan hệ giữa các huyệt là q.hệ tương khắc. tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy: 

+huyệt hợp: nơi kinh khí đi vào 

+huyệt kinh: nơi kinh khí đi qua 

+huyệt du: nơi kinh khí dồn lại 

+huyệt huỳnh: nơi kinh khí chảy xiết 

+huyệt tỉnh: nơi kinh khí đi ra 

Sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của ngũ hành như sau:

Kinh

Loại huyệt ngũ du

Tỉnh

Huỳnh

Du

Kinh

Hợp

Dương

Âm

Kim

Mộc

Thủy

Hỏa

Mộc

Thổ

Hỏa

Kim

Thổ

Thủy

Khi sử dụng huyệt ngũ du để chữa bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư thì bổ mẹ, thực thì tả con 

-Về thuốc: 

+người ta tìm kiếm và xét tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị, sắc với tạng phủ 

Vị chua, mầu xanh vào can 

Vị đắng, màu đỏ vào tâm 

Vị ngọt, màu vàng vào tỳ 

Vị cay, màu trắng vào phế 

Vị mặn, màu đen vào thận 

+người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính năng và tác dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh: sao với giấm cho vị thuốc vào can, sao với muối cho vị thuốc vào thận, sao với đường cho vị thuốc vào tỳ, sao với gừng cho vị thuốc vào phế... 

Câu 3: Nguyên nhân gây bệnh

YHCT chia nguyên nhân gây bệnh ra làm mấy loại sau đây

-

Hoàn cảnh thiên nhiên( khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người qua 6 thứ khí( lục khí): phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài

-

- Hoàn cảnh xã hội gây xa những rối loạn về tâm lý xã hội qua 7 thứ tình chí( thất tình): vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ là nguyên nhân gây bệnh bên trong

-

Các nguyên nhân khác: đàm ẩm, ứ huyết, ăn uống, lao động, sang chấn, tình dục…

a)

Nguyên nhân bên ngoài( lục dâm, lục tà)

-

6 thứ khí: phong( giớ), hàn( lạnh), thử( nắng), thấp( độ ẩm), táo( độ khô), hỏa( nhiệt) khi trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà

-

Gây ra những bệnh ngoại cảm( bệnh do bên ngoài đưa tới) như bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, đau dây TK ngoại biên do lạnh…

-

Luôn luôn quan hệ với thời tiết:

Phong: mùa xuân; hàn: mùa đông; thử: mùa hè; táo: mùa thu

-

Sáu thứ khí hay phối hợp với nhau, mà phong hay xuất hiện hơn cả làm bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…

-

Cần phân biệt chứng phong hàn, hàn, thấp, táo, hỏa do lục khí gây ra( ngoại phong, ngoại hàn, ngoại thấp, ngoại táo, ngoại hỏa) với các chứng phong hàn, thấp, táo hỏa do trong cơ thể sinh ra( nội phong, nội hàn, nội thấp, nội táo, nội nhiệt)

* Phong

Phong có 2 loại: ngoại phong là gió, chủ khí về mùa xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác: hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp, phong nhiệt. Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường( can phong) xuất hiện các chứng: co giật, chóng mặt, hoa mắt…

-

Đặc tính của phong

+ Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể( đầu, mặt) và ở phần ngoài( cơ biểu) làm da lông khai tiết: ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù, gây sốt

+ Phong hay di động và biến hóa: bệnh do phong hay di chuyển như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ nên gọi là “ Phong động” biến hóa bệnh nặng, nhẹ mau lẹ

-

Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong

+ Phong hàn:

Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù

Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh

Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh

+ Phong nhiệt

Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác

Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng

Viêm khớp cấp

+ Phong thấp

Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp

Đau các dây TK ngoại biên

-

Chứng nội phong( can phong)

Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân:

Sốt cao co giật

Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư làm can dương nổi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…

Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu do can huyết hư gây các chứng: liệt nửa người, chân tay co quắp…

* Hàn

Hàn có hai loại: ngoại hàn do lạnh, chủ khí về mùa đông gây ra bệnh ở cơ thể bằng 2 cách: thương hàn là hàn phạm vào phần cơ biểu bên ngoài, trúng hàn là hàn trực trúng vào tạng phủ. Nội hàn là do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.

-

Đặc tính của hàn

+ Hàn là âm tà hay tổn thương dương khí: như hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm mạo, hàn phạm vào tỳ vị làm tỳ dương hư không vận hóa được đồ ăn gây ỉa chảy, tay chân lạnh

+ Hàn hay ngưng trệ, hay gây đau tại chỗ: hàn xâm phạm vào cơ thể gây khí huyết ứ trệ, không thông gây đau như đau dạ dày do trời lạnh, cước làm sưng huyết gây đau

+ Hàn hay gây co rút, làm bế tắc lại, như lạnh gây co cứng cơ, đau vai gáy, đau lưng, viêm đại tràng co thắt do lạnh, chuột rút các cơ do lạnh…

-

Các chứng bệnh hay xuất hiện do hàn

+ phong hàn:

cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù

đau dây TK ngoại biên, đau các khớp do lạnh

ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh

+ hàn thấp: đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh

-

Chứng nội hàn: thường do dương hư

+ Tâm phế hư:

Chứng tắc động mạch vành, mùa lạnh hay gặp.

Hen kèm với những triệu chứng dương hư, vì thận dương hư không nạp phế khí

+ Tỳ vị hư hàn

Ăn kém, đầy bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, mạch trầm trì, trầm nhược

+ Thận dương hư

Người già sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần…

Chứng nội hàn do dương khí kém, thì vệ khí cũng kém hay gây cho người ta dễ dàng bị cảm lạnh

* Thử( nắng), chủ khí về mùa hè

- Đặc tính của thử

+ Thử là dương tà hay gây sốt và hiện tượng viêm nhiệt, khát, mạch hồng, ra mồ hôi.

+ Thử hay đi lên trên, tản ra ngoài( thăng tán) làm mất tân dịch: gây mồ hôi nhiều, mất nước và điện giải có thể gây hôn mê, trụy mạch.

+ Hay phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây ra các chứng ỉa chảy, lỵ…

- Các chứng bệnh hay xuất hiện do thư

+ Thử nhiệt: nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử

Thương thử: sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt

Trúng thử: say nắng: nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, khò khè ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh

+ Thử thấp: đi ỉa chảy về cuối mùa hè, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng

* Thấp( độ ẩm thấp)

Thấp gồm 2 loại: ngoại thấp, độ ẩm thấp là chủ khí về cuối mùa hạ, hay gặp ở nơi ẩm thấp và những người làm việc ở nơi thấp, nội thấp do tỳ hư vận hóa giảm sút, tân dịch đình lại gây thấp

-

Đặc tính của thấp

+ Thấp hay gây ra chứng nặng nề như đau khớp do thấp chân tay mình mẩy nặng nề, cảm mạo do lạnh kèm thêm thấy mỏi nhừ toàn thân.

+ Hay bài tiết ra các chất đục( thấp trọc), như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm.

+ Thấp hay gây dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó( sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp

+ Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành

+ Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy thấp gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hóa đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hóa như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.

+ Bệnh giai dẳng khó chữa, rêu lưỡi dính nhớt

-

Các chứng bệnh hay xuất hiện do thấp

+ Phong thấp:

Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp

Đau các dây TK ngoại biên

+ Hàn thấp: đi ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng do lạnh

+ Thấp chẩn: bệnh chàm

+ Thấp nhiệt: gồm tất cả các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu sinh dục và tiêu hóa như: viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm bàng quang…

-

Chứng nội thấp( do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp)

+ ở thượng tiêu: đầu nặng, hoa mắt, tức ngực, chậm tiêu, miệng dính, ỉa chảy, tay chân nặng nề, mệt.

+ ở hạ tiêu: phù ở chân, nước tiểu ít, đục; phụ nữ ra khí hư( đới hạ)

* Táo

Táo có 2 loại: ngoại táo là độ khô chủ khí về mùa thu, xâm nhập bắt đầu từ mũi, miệng và vệ khí vào bên trong cơ thể chia làm 2 thể: ôn táo và lương táo, nội táo do tân dịch, khí, huyết giảm sút gây ra bệnh.

-

Đặc tính của táo

Tính khô hay làm tổn thương tân dịch: mũi khô, họng khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan ít đờm

-

Các chứng bệnh hay xuất hiện do tao

+ Lương táo: sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi, họng khô, ho đờm ít hay gặp ở chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu

+ Ôn táo: sốt cao, ít sợ lạnh, đau đầu, đau ngực, mũi khô, miệng khát, tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, hay gây chứng mất tân dịch và điện giải( âm hư, huyết nhiệt) dễ gây biến chứng nhiễm độc thần kinh và vận mạch: nói làm nhảm, vật vã, hôn mê, xuất huyết. Thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm về mùa thu như sốt xuất huyết, viêm não…

-

Chứng nội táo

Do bẩm tố tạng nhiệt, dùng quá lâu ngày thuốc đắng, thuốc hạ; bệnh sốt cao kéo dài lâu ngày làm tân dịch bị hao tổn gây ra các chứng khát, da tóc lông khô, lưỡi khô, táo, gầy…

* Hỏa

Hỏa và nhiệt giống nhau là 1 khí trong lục dâm, nhưng các khí khác như phong, thấp, hàn, táo cũng có thể hóa hỏa, ngoài ra các tạng phủ, tình chí cũng biến hỏa, như can hỏa, tâm hỏa, đởm hỏa…

Cần phân biệt chứng hư hỏa( hư nhiệt) với chứng hỏa do bên ngoài đưa tới( thực nhiệt)

-

Đặc tính của hỏa

+ Hỏa hay gây sốt và chứng viêm nhiệt

Gây sốt: sốt cao, phiền táo, mặt đỏ, nước tiểu đỏ, khát, họng đỏ sưng đau

Gây viêm nhiệt: tâm hỏa gây loét lưỡi; vị hỏa gây sưng lợi; can hỏa gây mắt đỏ, sưng đau

+ Hỏa hay đốt tân dịch: gây khát nước, miệng khô, lưỡi khô, táo, nặng có thể nói mê sảng, hôn mê

+ Hỏa hay gây chảy máu( bức huyết vong hành), phát ban do nhiệt, làm tổn thương mạch lạc như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, ban chẩn trong các bệnh truyền nhiễm.

-

Các chứng bệnh hay xuất huyết do hỏa

+ Hỏa độc, nhiệt độc

Hay gây các bệnh nhiễm trùng: mụn, nhọt, viêm họng, viêm phổi…

Gây các bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát, không có hoặc có biến chứng gây mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu, mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, táo, tiểu tiện ít đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, chất lưỡi đỏ giáng, mạch nhanh, có thể thấy mê sảng, hôn mê hoặc nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam…

+ Thấp nhiệt: gồm tất cả các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu sinh dục và tiêu hóa như: viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm bàng quang…

+ Phong nhiệt: Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác

Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng

Viêm khớp cấp

+ táo nhiệt: sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi, họng khô, ho đờm ít hay gặp ở chứng cảm mạo do lạnh về mùa thu

+ thử nhiệt: nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử

Thương thử: sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt

Trúng thử: say nắng: nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự, khò khè ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh

- Chứng hư nhiệt: Do âm hư sinh nội nhiệt: gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, nhức xương, ra mồ hôi trộm, ho khan, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu hoặc không có rêu, sốt cao kéo dài.

b) Nguyên nhân bên trong( thất tình)

- Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý, tình cảm đó là: vui, giận, buồn, nghĩ, lo, kinh, sợ

- Tình chí bị kích động hay những sang chấn tinh thần gây ra sự mất thăng bằng về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương như cao huyết áp, suy nhược thần kinh, loét dạ dày tá tràng…

- Thất tình và tạng phủ có liên quan mật thiết

+ tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình, can sinh ra giận giữ, tâm sinh ra vui mừng, tỳ sinh ra suy nghĩ, phế sinh ra lo lắng, thận sinh ra kinh sợ

+ Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của tạng phủ: giận hại can, vui quá hại tâm, nghĩ hại tỳ, lo hại phế, sợ hãi hại thận. Đặc biệt thất tình làm ảnh hưởng tới khí của các tạng phủ: giận làm khí tăng( cáu gắt), vui thì khí hoãn, buồn thì khí tiêu,sợ thì khí hạ

-

Thất tình đặc biệt hay gây các chứng bệnh cho 3 tạng: tâm, can, tỳ

+ Tâm: kinh quý, chính xung, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, hoang tưởng, cười nói luyên thuyên, thao cuồng, điên cuồng…

+ Can: tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đầy tức, phụ nữ đau vú, kinh nguyệt không đều, thống kinh.

+ Tỳ: ăn uống kém, không muốn ăn, bụng đầy, đại tiện thất thường, phụ nữ bế kinh, rong huyết…

c)

Những nguyên nhân khác

* Đàm ẩm

- đàm ẩm là sản phẩm bệnh lý: đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng, đàm ẩm sau khi sinh ra gây những chứng bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây bệnh của đàm rất rộng( không phải chỉ có ho khạc ra đờm)

- Nguồn gốc: đàm ẩm do tân dịch ngưng tụ biến hóa thành. Do lục dâm, thất tình làm cơ năng của 3 tạng tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng, tân dịch không phân bố và vận hành được ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm ẩm

- Đàm ẩm sau khi hình thành: theo khí đi các nơi ở ngoài đến cân xương trong đến tạng phủ, không đâu không đến, làm ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí mà gây các chứng ở các bộ phận cơ thể

-Triệu chứng của đàm ẩm ở các bộ phận cơ thể như sau:

+ Đàm

Phế: hen suyễn, khạc ra đờm

Tâm: tâm quý, điên cuồng

Vị: lợm giọng nôn mửa

Nghịch lên trên: huyễn vựng

Ngực: tức ngực mà suyễn

Kinh thiếu dương: gây sốt rét

+ Ẩm

Tràn ra cơ nhục: gây phù thũng

Ra ngực sườn: gây ho, hen suyễn

ở tiêu hóa: gây sôi bụng, miệng khô, bụng đầy, ăn kém

- Những chứng bệnh gây ra đàm ẩm

+ Đàm

Phong đàm: chứng trúng phong đàm; hoa mắt; chóng mặt; đột nhiên ngã, khò khè, miệng méo, mắt lệch, lưỡi cứng không nói, hoặc chứng đột nhiên ngã, hôn mê, sùi bọt mép ( động kinh)

Nhiệt đàm: phiền nhiệt, táo bón, đầu mặt nóng, đau họng, điên cuồng

Hàn đàm: đau xương dữ dội, tay chân không cử động, ho ra đờm lỏng, mạch trầm trì

Thấp đàm: người nặng nề, yếu, mệt mỏi

Loa lịch: lao hạch thường ở gáy, nách, bẹn, thành khối, hạch không nóng không đau, ra chất bã đậu, khi vỡ loét khó liền miệng

+ Ẩm

Đau mạng sườn, ho khó thở, đau liên sườn hay gặp ở bệnh màng phổi có nước. YHCT gọi là huyền ẩm

Đau người và nặng nề, tay chân phù, hen suyễn, không có mồ hôi, sợ lạnh( YHCT gọi là yêm ẩm, yêm: tràn)

Hen suyễn không nằm được, mặt phù

* Ứ huyết

- Ứ huyết là sự vận hành khí huyết không thông, sưng huyết ở cục bộ, hay chảy máu ở cục bộ

- Nguyên nhân do khí hư, khí trệ khiến cho huyết ngưng trệ, hoặc chảy máu ở trong cơ thể

- Những triệu chứng biểu hiện ứ huyết

+ Đau, thường do sung huyết gây chèn ép, tính chất đau cố định một chỗ, gây cự án

+ Sưng, thành khối hay gặp ở các bệnh ngoại khoa( gẫy xương, ngã…) hoặc ứ huyết ở các phủ tạng

+ Chảy máu do thoát quản hay gặp đại tiên, tiểu tiện ra máu, chảy máu do rong huyết, rong kinh…

+ Ngoài ra còn tìm các triệu chứng chảy máu dưới da, chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp

* Ăn uống

Số lượng và chất lượng thức ăn thiếu, ăn quá nhiều( bội thực); thức ăn không sạch( nhiễm trùng); đặc biêt có tính chất của đồ ăn gây bệnh: ăn đồ béo ngọt gây thấp, đàm, nhiệt; đồ lạnh gây tỳ vị hư hàn; đồ cay gây táo bón, trĩ hoặc thích ăn chua, đắng ngọt, mặn, cay cũng ảnh hưởng đến việc sinh bệnh

* Tình dục, sang chấn, trùng thú cắn

Câu 4: Tạng phủ và chức nặng tạng phủ

a) Tinh, khí, huyết, tân dịch và thần 

*Tinh 

-tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các hoạt động cơ năng của cơ thể 

-nguồn gốc của tinh: 

+do bố mẹ đem lại gọi là "tinh tiên thiên" 

+do chất dinh dưỡng của đồ ăn tạo ra gọi là "tinh của hậu thiên", tinh hậu thiên do tỳ vị vận hóa phân bổ ở các tạng phủ nên còn gọi là "tinh của tạng phủ" 

2 nguồn tinh tiên thiên và hậu thiên bổ sung cho nhau tham gia vào việc sinh dục và phát dục của cơ thể 

*Khí 

Khí là 1 thành phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản duy trì sự sống của con người, có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phủ kinh lạc hoạt động 

Khí ở khắp nơi, ngoài tác dụng chung như trên, còn mang t/c của các bộ phận mà nó trú ngụ: thận khí, can khí, vị khí, kinh khí... 

+nguồn gốc của khí do tiên thiên hoặc hậu thiên tạo thành và nguồn gốc này nói đến có 4 loại: nguyên khí, tông khí, dinh khí và vệ khí 

• Tông khí: do khí trời và chất tinh vi của đồ ăn do tỳ vị vận hóa kết hợp tạo thành.sự vận hành của khí,huyết, hô hấp, tiếng nói, hoạt động tay chân đều có quan hệ mật thiết với tông khí. Tông khí giảm sút còn gây ra ứ huyết 

• Nguyên khí: còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên, do tinh của tiên nhiên tạo ra, được tàng chữ ở thận, sau này được khí của hậu thiên bổ sung không ngừng.thông qua tam tiêu, nguyên khí đến và kích thích thúc đẩy các tạng phủ hoạt động và quá trình phát dục của cơ thể.nguyên khí đầy đủ thì thân thể khỏe mạnh, trái lại thì tạng phủ sẽ suy kém, sức chống đỡ với bệnh tật yếu 

• Dinh khí: là do chất tinh vi của đồ ăn thức uống được tỳ vận hóa tạo thành, đi vào mạch thành 1 bộ phận của huyết dịch, theo huyết dịch đi vào toàn thân.dinh khí có tác dụng sinh ra huyết và dinh dưỡng toàn thân 

• Vệ khí: bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của thận sinh ra, được bổ sung không ngừng bằng các chất tinh vi của đồ ăn do tỳ vị vận hóa ra, hoạt động được do sự tuyên phát của phế.vì vậy vệ khí gốc ở hạ tiêu( thận) được nuôi dưỡng do trung tiêu( tỳ) khai phát ở thượng tiêu( phế). Vệ khí đi ngoài mạch, phân bố toàn thân, trong thì làm ấm nội tạng, ngoài thì làm ấm cơ nhục, da long, làm đóng mở tuyến mồ hôi. Vệ khí có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống ngoại tà xâm nhập 

*Huyết 

Huyết đc tạo thành do chất tinh vi của thủy cốc được tỳ vị vận hóa ra do dinh khí đi trong mạch và do tinh được tàng trữ ở thận sinh ra.vì vậy huyết có quan hệ mật thiết với các tạng tỳ, phế, thận 

Được khí thúc đẩy, huyết đi theo mạch nuôi dưỡng toàn thân, bên trong là ngũ tạng lục phủ, bên ngoài là cơ nhuc, cân cốt. huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh 

*Tân dịch 

Là chất nước của cơ thế, chất trong là tân, chất đục là dịch 

Tân dịch cũng do chất dinh dưỡng đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi vào các tạng phủ khớp xương, nước bọt, dịch dạ dày.,. 

Tân di toàn thân, tưới và nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, da và tạo thành huyết dịch, không ngừng bổ sung nước cho huyết dịch 

Dịch bổ sung cho tinh, tủy, làm khớp xương cử động dễ dàng, làm nhuận da long 

*Thần 

Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và tư duy của người ta, là biểu hiện bên ngoài của tinh, khí, huyết và tân dịch 

Thần còn là sự biểu hiện bên ngoài của tình trạng sinh, lý, bệnh lý các tạng phủ trong cơ thể 

Tinh và khí là cơ sở vật chất của tinh thần, do tiên thiên và hậu thiên sinh ra, trong cơ thể khí huyết thịnh vượng, ngũ tạng lục phủ điều hòa thì tinh thần sung túc 

b)Ngũ Tạng 

tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa và tàng chữ tinh, khí, thần, huyết, tân dịch. Có 5 tạng: tâm( phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận 

*Tâm 

Tạng tâm đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài, phụ trách các hoạt động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi biểu hiện ra ở mặt 

-Chủ về thần chí 

Thần chí là các hoạt động về tinh thần, tư duy. Tinh và huyết là cơ sở cho hđộng tinh thần, mà tâm lại chủ về huyết nên tâm cũng chủ về chí, tâm là nơi cư trú của thần vì vậy nói là " tâm tàng thần" 

-Tâm chủ về huyết mạch,biểu hiện ra mặt 

Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân 

-Khai khiếu ra lưỡi 

Biệt lạc của tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi 

-Tâm bào lạc 

Là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào tâm 

-Tâm hỏa sinh tỳ thổ, khắc phế kim, tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý 

*Can 

Can chủ về huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân 

-Chủ tàng huyết 

Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể.lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở can; trái lại lúc hoạt động, lao động nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, can lại bài xuất khối lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời 

-Chủ về sơ tiết 

Sơ tiết là sự thư thái, thông thường còn gọi là "điều đạt".can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hòa. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu hóa 

-Chủ về cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân 

Cân là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ phụ trách việc vận động của cơ thể.nói can chủ cân tức là can nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can huyết 

Móng tay móng chân là chỗ thừa của cân mạch, nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ có những biểu hiện hồng nhuận cứng cáp hay tái thay đổi hình dạng móng 

-Khai khiếu ra mắt 

Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt 

-Can mộc sinh tâm hỏa, khắc tỳ thổ và có quan hệ biểu lý với đởm 

*Tỳ 

Tạng tỳ ở trung tiêu, chủ về vận hóa nước và đồ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chi, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi 

-Chủ về vận hóa: tỳ chủ về vận hóa đồ ăn và thủy thấp 

+vận hóa đồ ăn: là sự tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn. Sau khi tiêu hóa, các chất tinh vi được tỳ hấp thu và chuyển vận lên phế, phế đưa vào tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ, tứ chi, cân, não 

+vận hóa thủy thấp: tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài.như vậy việc chuyển hóa nước trong cơ thể do sự vận hóa của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hóa của thận 

-Thống huyết 

Thống huyết hay còn gọi là nhiếp huyết có nghĩa là quản lý, khống chế huyết.sự vận hóa đồ ăn của tỳ là nguồn gốc của khí và huyết,nhưng tỳ còn thống huyết 

-Chủ về cơ nhục, chủ tứ chi 

Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục, nếu tỳ khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, trái lại tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực cơ giảm, gây các chứng thoát vị: sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày 

-Khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra môi 

Khai khiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị 

Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng và ngược lại tỳ hư chán ăn, miệng nhạt 

Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi, tỳ mạnh thì môi hồng nhuận, tỳ hư thì môi thâm xám, nhạt màu 

-Tỳ sinh phế kim, khắc thận thủy có quan hệ biểu lý với vị 

*Phế 

Phế chủ hô hấp, chủ khí, có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao( da lông) 

-Chủ khí, hô hấp 

Phế là nơi trao đổi khí: hít thanh khí, thải trọc khí nên nói phế chủ hô hấp 

Phế chủ khí vì phế có liên quan đến tông khí.tông khí đc tạo thành bởi khí của đồ ăn do tỳ khí đưa tới kết hợp với khí trời do phế khí đưa tới, tông khí đc đưa vào tâm mạch đi toàn thân dinh dưỡng tổ chức 

-Chủ về tuyên phát, túc giáng 

+tuyên phát: thúc đẩy sự tuyên phát của phế, thúc đẩy khí huyết tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ, kinh lạc, ngoài đi tới, bì mao, cơ nhục, không có nơi nào không đến 

+túc giáng là đưa phế khí đi xuống: phế khí đi xuống là thuận,nếu phế khí ngịch lên trên uất tại phế sẽ có các triệu chứng: khó thở, xuyễn.. 

-:Phế chủ bì mao thông điều thủy đạo 

+bì mao là phần ngoài cùng của cơ thể gồm da, lông, tuyến mồ hôi là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thế. Tdung tuyên phát phế đem các chất dinh dưỡng cho bì mao 

Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại tà 

+phế còn tdung thông điều thủy đạo.nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng, nước trong ở cơ thể được bài tiết ra bằng đường mồ hôi,hơi thở, đại tiện nhưng chủ yếu do nước tiểu.phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận nước tiểu được khí hóa 1 phần đưa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài 

-Khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói 

Mũi là hơi thở bt của phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí 

Phế còn chủ về tiếng nói và thông ra họng, bệnh ở phế luôn thấy xuất hiện các chứng ở họng và tiếng nói và thông ra họng mất tiếng 

-Phế sinh thận thủy, khắc can mộc và có quan hệ biểu lý với đại trường 

*Thận 

Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tủy, chủ về sinh dục và phát dục cuả cơ thế, chủ về nạp khí, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc 

-Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể 

Thận tinh còn gọi là thận âm, nguyên âm, chân âm 

Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh.tinh biến thành khí nên gọi là thận khí 

Thận khí còn gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hỏa.thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc còn nhỏ tới già như mọc răng, tuổi trưởng thành sinh con cái( thiên quý thịnh) và lão suy( thiên quý suy) 

Thận âm và thận dương nương tựa nhau, chế ước lẫn nhau giữ thế bình quân về âm dương 

-Chủ về khí hóa nước 

Thận có chức năng khí hóa nước tức là đem nước do đồ ăn uống đưa tưới cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài 

Sự chuyển hóa nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hóa hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận,ở thận được khí hóa những chất trong được lên phế phân bố đi toàn thân, những chất đục được đưa xuống bàng quang thải ra ngoài 

-Chủ về xương, tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc 

Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tủy. nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu 

Tủy ở cột sống lên não, thận sinh tủy nen gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh tủy cho não 

Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sp " thừa ra" của huyết, được huyết nuôi dưỡng vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. 

-Nạp khí 

Không khí do phế hít vào được giữa lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận 

Nếu thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở 

-Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm 

Tai do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc 

Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí hóa bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là thận chủ về hậu âm 

Hậu âm là nơi để bài tiết phân ra ngoaif, do tạng tỳ đảm nhiệm.nhưng tỳ dương được thận khí hóa để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm 

-Thận thủy sinh can mộc và khắc tâm hỏa, có quan hệ biểu lý với bàng quang 

c)Lục phủ 

Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thu chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thế ra ngoài.gồm 6 phủ 

*Đởm 

Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật( tinh chấp) do can bài tiết, mật giúp cho việc tiêu hóa đồ ăn 

Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đoán 

Can và đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mưu lự, đởm chủ về quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm.các bệnh về can đởm hay phối hợp với nhau 

*Vị 

Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đưa xuống tiểu trường.tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau, đều giúp cho sự vận hóa đồ ăn 

*Tiểu trường 

Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh, giáng trọc.thanh( chất trong) là chất tinh vi của đồ ăn được hấp thụ ở tiểu trường, qua sự vận hóa của tỳ đem đi nuôi dưỡng toàn thân, cặn bã sẽ đc đưa xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài.trọc( chất đục) là cặn bã của đồ ăn được tiểu trường đưa xuống đại trường 

Khi tiểu trường có bệnh, việc phân thanh giáng trọc bị trở ngại gây các chứng: sống phân, ỉa chảy, tiểu tiện ít.. 

*Đại trường 

Đại trường chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã có quan hệ biểu lý với phế 

*Bàng quang 

Chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hòa và sự phối hợp của tạng thạn 

*Tam tiêu 

Gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu 

Thượng tiêu từ miệng xuống vị dạ dày có tạng tâm và phế 

Trung tiêu từ vị dạ dày đến xuống môn vị có tạng tỳ và phủ vị 

Hạ tiêu từ môn vị xuống hậu môn có tạng can và thận 

Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hóa và sự vận chuyển đồ ăn 

Tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể 

d)Quan hệ giữa các tạng phủ 

*Quan hệ giữa tạng với tạng 

- Tâm và phế:   

Tâm chủ huyết, phế chủ khí, tâm và phế phối hợp làm khí huyết vận hành duy trì các hđ của cơ thể. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo khí, nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngưng lại gây ứ huyết, nếu không có huyết, khí mất chỗ dựa phân tán mà không thu lại

trên lâm sàng có các chứng bệnh:

+ Phế khí hư nhược, tông khí trong tâm mạch không đầy đủ gây ra tâm phế đều hư, tâm khí không thúc đầy âm huyết, gây ứ huyết, làm đau vùng ngực 

+ Phế khí không đầy đủ gây huyết ứ làm trở ngại đến phế mạch làm phế khí không tuyên giáng gây chứng hen suyễn 

+ Tâm chủ về hỏa, tâm hỏa vượng ảnh hưởng đến phế âm xuất hiện chứng: tâm phiền, mất ngủ..ho, ho ra máu.. 

- Tâm và tỳ :

Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết, nếu tỳ khí hư không vận hóa được thì tâm huyết sẽ kém gây hiện tượng hồi hộp hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh gọi là chứng tâm tỳ hư

- Tâm và can 

+ Can tàng huyết, tâm chủ huyết. cả 2 tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của huyết. trên lâm sàng xuất hiện chứng can, tâm âm hư hay can, tâm huyết hư: hoảng hốt, hồi hộp, sắc mặt xanh, hoa mắt,chóng mặt, móng tay không nhuận 

+ can chủ sơ tiết, tâm chủ về thần chí,hoạt động tinh thần chủ yếu do 2 tạng tâm và can phụ trách, can và tâm do huyết nuôi dưỡng khi chúng có bệnh có các chứng: mất ngủ,hay quên, hồi hộp,sợ hãi, giận dữ... 

 - Tâm và thận 

Tâm ở trên thuộc hỏa thuộc dương; thận ở dươi thuộc thủy thuộc âm.2 tạng giao nhau để giữa 1 thế quân bình gọi là " thủy hỏa ký tế" hay "tâm thận tương giao" 

Trên lâm sàng nếu thận thủy không đầy đủ, không chế ước được tâm hỏa gây các chứng: hồi hộp, mất ngủ, nằm mê,miệng lở loét 

- Phế và tỳ 

Phế chủ khí, tỳ chủ khí hậu thiên, cả 2 tạng có liên quan với nhau mật thiết, chứng khí hư trên lầm sàng thường xuất hiện: thở ngắn, nói nhỏ, lười nói, mỏi mệt, ăn kém, ỉa lỏng 

- Phế và thận 

Phế chủ khí, thận nạp khí, thận hư không nạp được khí gây chứng ho, hen suyễn 

- Can và tỳ 

Can chủ sơ tiết, tỳ chủ vận hóa sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ đến sự sơ tiết của can.nếu sức tiết của gan bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của tỳ vị trở nên bất thường hay gặp các chứng: ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, đầy bụng, ợ hơi…hay gặp ở các bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng

- Thận và tỳ 

Thận dương hay thận khí giúp cho tỳ vận hóa đc tốt, nếu thận dượng hư thì tỳ dương cũng hư gây chứng ỉa chảy ở ng già, viêm thận mạn tính 

- Can và thận 

Can tàng huyết, thận tàng tinh, can huyết do thận tinh nuôi dưỡng,nếu thận tinh không đầy đủ sẽ làm can huyết giảm sút.

Thận có thận âm, thận dương, can có can âm, can dương. Nếu thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, thì can dương vượng lên như trong bệnh cao huyết áp xuất hiện các chứng: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mặt đỏ…

* Quan hệ giữa các tạng phủ 

 - Tâm và tiểu trường

Tâm và tiểu trường có liên quan biểu lý với nhau, nếu tâm nhiệt thường gây chứng: đái ít, đái đỏ nước tiểu nóng 

- Phế và đại trường 

Phế chủ túc giáng, đại trường chủ việc truyền tống phân thành hình. Nếu chức năng túc giáng của phế bị mất gây chứng đại tiện không thông 

 VD: nhiệt kết ở đại trường

à

chứng táo bón lâu ngày làm ảnh hưởng đến công năng túc giáng của phế gây chứng ho, khạc đờm không ra, suyễn tức nằm không yên. Khi điều trị phải dùng phép tả hạ trừ đàm cho đàm trọc theo đại trường ra ngoài 

- Tỳ và vị 

Là 2 cơ quan giúp cho sự vận hóa đồ ăn. Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp, tỳ ưa táo ghét thấp, vị ưa thấp ghét tao, tỳ lấy thăng làm thuận

 - Thận và bàng quang

Sự khí hóa ở bàng quang tốt hay xấu đều dựa vào thận khí thịnh hay suy.nếu thạn kém sẽ gây chứng di niệu, tiểu tiện không tự chủ, đái dầm... 

- Can và đởm 

Can khí dễ cường thịnh đởm khí vốn cương trực bệnh của can đởm thường liên hệ với nhau 

VD: đởm nhiệt có chứng can phiền táo, đắng miệng dễ cáu gắt,choáng váng,hoa mắt, đau tức mạng sườn. can nhiệt có chứng của đởm kinh: vàng da,đắng miệng hoặc nôn ra chất mật đắng

II. Đông Dược

Đại cương Đông dược

1. Định nghĩa

Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe con người

- Thuốc cổ phương: là thuốc được sử dụng đúng như sách vở( cũ) đã ghi về số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của thuốc

- Cổ phương gia giảm là thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy thuốc, trong đó cổ phương vẫn là cơ bản( hạnh tâm)

- Thuốc gia truyền: là những môn thuốc, bài thuốc trị một chứng bệnh nhất định có hiệu quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia đình

- Tân phương: là thuốc có cấu trúc hoàn toàn với cổ phương về số vị thuốc, lượng từng vị, dạng thuốc, cách dùng, chỉ định

2. Tính năng dược vật

Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể.

Tính năng của 1 vị thuốc bao gồm: khí, vị, thăng, giáng, phù trầm và bổ tả

a) Tứ khí

Thuốc cố truyền có tứ khí( bốn khí) còn gọi là tứ tính, đó là hàn, lương, ôn, nhiệt. Bốn loại tính chất này do sự phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc mà nhận thấy

Hàn, lương thuộc âm, những vị thuốc hàn, lương còn gọi là âm dược

Ôn, nhiệt thuộc dương, những vị thuốc ôn, nhiệt còn gọi là dương dược

Ở giữa mức độ hàn lương, ôn nhiệt còn có tính bình. Tính của vị thuốc tồn tại một cách khách quan và mang tính chất tương đối

Những vị thuốc có tính hàn hoặc lương được dùng để điều trị những bệnh thuộc chứng nhiệt. VD: Thạch cao có tính hàn vì thạch cao có tác dụng đối với bệnh sốt cao, hoàng liên có tính hàn vì hoàng liên có tác dụng thanh tâm hỏa, miết giáp có tính hàn vì nó có tác dụng trừ nhiệt phục do thể âm hư; mạch môn có tính lương có tác dụng chữa ho do nhiệt; kim tiền thảo tính lương chữa bàng quang thấp nhiệt dẫn đến tiểu tiện vàng, đỏ, buốt, dắt… Tóm lại thuốc có tính hàn lương, có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết, giải độc, lợi tiểu… Nói một cách khác chúng có tác dụng ức chế sự hưng phấn quá mức của cơ năng toàn bộ hay cục bộ. Ví dụ ức chế trung khu điều hòa nhiệt độ, ức chế hệ thống thần kinh, giảm trương lực hoặc nhu động ruột. Về thành phần hóa học, các thuốc mang tính hàn lương, phần lớn trong thành phần có các hợp chất glycozid, alcaloif, chất đắng…

Những vị thuốc có tính nhiệt( nóng) hoặc tính ôn( ấm) được dùng để điều trị những bệnh thuộc chứng hàn. VD: quế nhục, phụ tử… có tính nhiệt vì chúng có tác dụng với các bệnh chứng hàn, hàn nhập lý( quế nhục), thận hư hàn( phụ tử). Ma hoàng, tía tô, kinh giới có tính ôn, chữa các bệnh mang triệu chứng hàn, song mức độ thấp hơn( cảm mạo phong hàn). Tóm lại các thuốc có tính nhiệt hoặc ôn, có tác dụng giải cảm hàn, phát hãn, thông kinh, thông mạch hoạt huyết, giảm đau, hồi dương cứu nghịch…

Nói cách khác, nó có tác dụng hưng phấn đối với sự suy nhược của cơ năng cục bộ hay toàn bộ, ví dụ chức năng tuần hoàn,tiêu hóa kém, chuyển hóa cơ bản thấp, suy nhược cơ thể, suy nhược hô hấp hoặc khả năng tạo huyết kém… Về thành phần hóa học, các vị thuốc mang tính nhiệt, ôn phần lớn trong thành thần có các hợp chất tinh dầu( chứa nhân thơm), các chất đường

Các vị thuốc có tính bình trên thực tế chúng có tác dụng lợi thấp, lợi tiểu, hạ khí, long đờm, bổ tỳ vị. VD: hoài sơn, cam thảo, bạch cương tằm, tỳ giải, kim tiền thảo, râu ngô

b) Ngũ vị

Thông qua vị giác mà nhận thấy vị: Cay( tân), chua( toan), đắng( khổ), ngọt( cam), mặn( hàm). Ngoài ra, thực tế còn có vị nhạt( đạm) và vị chát. Mỗi dược liệu được đặc trưng bởi 1 hoặc nhiều vị do cảm giác của lưỡi mang lại; có thể chỉ có một vị đắng như hoàng cầm, hoàng bá, xuyên tâm liên; có thể có hai vị vừa đắng vừa ngọt như địa cốt bì, thảo quyết minh; hoặc vừa đắng lại vừa cay như cát cánh; hoặc vừa cay lại vừa mặn như tạo giác; hoặc cay và chua như ngu tinh thảo. Cũng có khi có ba vị như tê giác: đắng, chua, mặn. Các biệt có tới năm vị như ngũ vị tư: chua, cay, đắng, mặn, ngọt.

* Vị cay

Có tính chất phát tán, giải biểu, phát hãn, hành khí, hành huyết, giảm đau, khai khiếu. Thường dùng vị cay trong các bệnh cảm mạo, các bệnh đầy bụng, trướng bụng, đau bụng, dùng thuốc cay với tính chất khử hàn ôn trung chỉ thống: chữa đau răng, đau buốt cơ nhục…

Trên thực tế có 1 ít vị thuốc thực chất khi nhấm không thấy vị cay, song do có tác dụng phát hãn nên cũng được coi như có vị cay như vị cát căn

Về thành phần hóa học, vị cay chủ yếu là vị của tinh dầu trong dược liệu, đôi khi là alcaloid( trong ớt)

* Vị ngọt

Có tác dụng hòa hoãn, giải co quắp cơ nhục, tác dụng nhuận tràng, làm cho cơ thể tỉnh táo và bồi bổ cơ thể. Ví dụ: mật ong, cam thảo, di đường, cam giá…

Về thành phần hóa học, vị ngọt chủ yếu là do đường. Nhiều vị thuốc khi dùng với tác dụng bổ còn tiến hành trích với mật ong để tăng vị ngọt. Ví dụ: hoàng kỳ, đẳng sâm, cam thảo trích với mật ong để bổ tỳ, kiện vị…

* Vị đắng

Có ở rất nhiều vị thuốc. Nói chung đắng có tác dụng tương đối mạnh. Mức độ đắng của vị thuốc có thể từ đắng nhẹ như nhân sâm, tam thất; đến rất đắng như xuyên tâm liên, long đởm thảo.

Vị đắng có tác dụng thanh nhiệt( thanh nhiệt tả hỏa và thanh nhiệt táo thấp), chống viêm nhiễm, sát khuẩn, chữa mụn nhọt hoặc rắn độc côn trùng cắn. Ngoài ra vị đắng còn có tác dụng độc với cơ thể( đương nhiên còn phụ thuộc vào liều lượng dùng). Các thuốc có tính độc thường có vị đắng. Các thuốc có vị đắng dùng lâu thường gây táo bón cho cơ thể; trước hết ảnh hưởng xấu tới thần kinh vị giác làm cho ăn uống không biết ngon; kích thích lên niêm mạc dạ dày, ruột( đặc biệt lúc đói) tạo ra cảm giác buồn nôn khó chịu. Nhiều vị thuốc sau khi chế biến trở nên đắng như đởm nam tinh. Sau khi sao tồn tính hoặc sao cháy, vị thuốc trờ nên đắng nhẹ.

Về mặt thành phần hóa học, vị đắng phần lớn là do các hợp chất glycozid, alcloid, còn các thành phần polyphenol flavonoid thường cho vị đắng nhẹ

* Vị chua

Vị chua có tác dụng thu liễm( làm săn da), liễm hãn( giảm ra mồ hôi), cố sáp( làm chắc chắn lại), chỉ ho, chỉ tả, sát khuẩn, chống thối. 1 số thuốc có vị chua như: sơn tra, táo nhục, ô mai, ngũ vị tử…

Vị chua được quy vào kinh can đởm; nhiều vị thuốc được tẩm với dấm để dẫn thuốc vào kinh can

Vị chua trong vị thuốc là vị của các hợp chất acid hữu cơ: acid ascorbic, acid oxalic, acid malic…

* Vị măn

Vị mặn có tác dụng nhuyễn kiên( làm mềm khối rắn), có tác dụng nhuận, hạ, tiêu đờm, tán kết. Thường được sử dụng trong các bệnh loa lịch( bệnh tràng nhạc), ung nhọt, bướu cổ. Vị mặn còn có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận.

Nhiều vị thuốc bản thân nó đã mang vị mặn như hải tảo, thạch quyết minh, long cốt… Nhiều vị thuốc khi dùng phải tấm trích với muối ăn để có thêm vị măn như đỗ trọng, hương phụ, trạch tả… Tuy nhiên đối với từng loại bệnh thận cụ thể phải có cách trích muối sao cho phù hợp, để tránh tác dụng phụ sau khi dùng

* Vi nhạt

Có tác dụng làm tăng tính thẩm thấp, tăng lợi thủy, lợi tiểu, có tác dụng thanh lọc, thanh nhiệt. Thường dùng các vị thuốc có vị nhạt để chữa các bệnh phù thũng, ung nhọt, nhiệt độc hoặc cơ thể bị viêm nhiễm, sốt cao hoặc chứng nhiệt trong cơ thể, các trường hợp tiểu tiện bí dắt, nước tiểu vàng đỏ rất thích hợp với loại vị này

Những thuốc vị nhạt thường thể chất nhẹ, màu trắng như: bạch mao căn, đăng tâm thảo, thông thảo, bạch phục linh…

* Vị chát

Khi nhấm vị thuốc có vị chát sẽ cho cảm giác se lưỡi; cũng có tác dụng thu liễm, cố sáp như vị chua. Tính chất sát khuẩn, chống thối rữa của vị chát mạnh hơn vị chua. Ngoài ra còn có tác dụng kiện tỳ, sáp tinh. Thường dùng vị thuốc có vị chát để điều trị các bệnh tiết tả, di tinh, bỏng, mụn nhọt vỡ loét hoặc lâu liền miệng. Ví dụ như thạch lưu bì, búp sim, búp ổi, liên nhục, khiếm thực

c) Quan hệ giữa khí và vị

Khí( tính) và vị của vị thuốc trên thực tế không thể tách rời nhau; nó quan hệ với nhau một cách hữu cơ. VD: các vị thuốc có tính hàn thường vị đắng, mặn…thuốc có tính nhiệt thường có vị cay, thuốc có tính bình thường có vị nhạt, chát…

Chú ý, 1 số vị thuốc cho nhiều vị khác nhau, VD: sơn thù du vừa chát lại vừa chua; long cốt vừa ngọt lại vừa chát, vì thế khi sắp xếp “ vị” của nó, ta ưu tiên cho những vị sẽ cho công năng rõ hơn lên trên. VD: ngũ vị tử có 5 vị, song vị chua được ưu tiên trước nhất, sơn thù du vị chát được xếp ưu tiên vì tác dụng cố sáp của nó rõ hơn

* Các vị thuốc có tính và vị giống nhau

Các vị thuốc có tính và vị giống nhau thì tác dụng của nó giống nhau hoặc gần giống nhau. VD: hoàng bá, hoàng cầm đều có vị đắng tính hàn, chúng đều có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, chống viêm, thoái nhiệt. Quế chi, bạch chỉ đểu có vị cay, tính ôn tác dụng của chúng là tán hàn, giải biểu, phát hãn, thông kinh hoạt lạc, giảm đau.

Do đó trong những trường hợp cần thiết, ta có thể dùng chúng thay thế cho nhau mà vẫn đạt được những hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể cũng cần xem xét đến tác dụng đặc thù của từng vị thuốc. VD: bạch chỉ tán hàn giải biểu, giảm đau, song còn có tác dụng bài nùng( làm hết mủ), quế chi cũng có tác dụng giải biểu, tán hàn, song lại có tác dụng ứ huyết thông kinh bế, trục thai chết lưu…

* Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau

Các vị thuốc có cùng tính, nhưng khác vị, tác dụng cũng khác nhau. VD: hoàng liên, sinh địa cùng tính hàn, nhưng hoàng liên vị đắng, sinh địa đắng nhẹ, ngọt. Hoàng liên có tác dụng táo thấp; sinh địa có tác dụng tư âm, lương huyết, sinh tân, chỉ khát.

Các vị thuốc có cùng vị, nhưng khác tính, tác dụng cũng khác nhau. VD: bạc hà vị cay, tính lương có tác dụng giải cảm nhiệt; tô diệp vị cay, tính ôn có tác dụng giải cảm hàn. Hoặc thạch cao vị cay, tính hàn tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa; sa nhân vị cay, tính ôn tác dụng hành khí, giảm đau kiện tỳ, hóa thấp.

* Các vị thuốc có tính và vị khác hẳn nhau

Các vị thuốc có tính hoặc vị khác nhau, có tác dụng khác hẳn nhau. VD: quế nhục vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có tác dụng khử hàn ôn trung. Hoàng liên vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Ô mai vị chua, tính ấm, có tác dụng thu liễm, chỉ ho, sinh tân, chỉ khát

* Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp chế của dược cổ truyền

Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp chế của dược cổ truyền và tác dụng của nó cũng thay đổi. VD: sinh địa vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Ô mai vị chua, tính ấm có tác dụng thu liễm, chỉ ho, sinh tân, chỉ khát.

* Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp chế của dược cổ truyền

Tính và vị của vị thuốc thay đổi khi tiến hành chế biến bằng các phương pháp chế của dược cổ truyền và tác dụng của nó cũng thay đổi. VD: sinh địa vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt lương huyết. Sau khi chế biến thành thục địa, tính trở nên ấm, vị trở nên ngọt, có tác dụng bổ huyết. Đỗ trọng vị ngọt, hơi cay sau khi trích muối, đỗ trọng thêm vị mặn, tính cường tác dụng bổ can thận. Cam thảo vị ngọt tính bình, sau trích mật ong tính trở nên ấm hơn, tác dụng kiện vị, chỉ ho tốt hơn

d) Khuynh hướng thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc

Thăng, giáng, phù, trầm chỉ 4 khuynh hướng tác dụng của thuốc cổ truyền. Cần nắm chắc các khuynh hướng tác dụng của chúng để phát huy hiệu quả điều trị. Đa số trong các trường hợp khuynh hướng tác dụng của thuốc luôn ngược với chiều của bệnh tật thì mới đạt kết quả tốt trong điều trị

* Thăng

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng lên thượng tiêu, sau khi uống thuốc vào cơ thể, với mục đích để chữa bệnh có khuynh hướng sa giáng( sa dạ dày, trĩ, sa dạ con…) để đưa các tạng phủ đó về vị trí nguyên thủy. Các vị thuốc chủ thăng thường có tính chất kiện tỳ ích khí thăng dương khí như: hoàng kỳ, đẳng sâm, thăng ma, sài hồ

* Gíang

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng xuống hạ tiêu sau khi uống vào cơ thể, với mục đích để chữa các bệnh có khuynh hướng đi lên thượng tiêu( thượng nghịch) như bệnh hen suyễn khó thở, ho đờm, nôn mửa… Các vị thuốc chủ giáng thường co tính chất hạ khí, giáng khí, bình suyễn như ma hoàng, hạnh nhân, cát cánh…( hạ phế khí nghịch), thị đế, bán hạ, phục long can…( hạ vị khí nghịch)

* Phù

Khuynh hướng của khí vị của thuốc hướng ra phía ngoài( phía biểu), với mục đích để chữa các bệnh có xu hướng lấn sâu vào phía trong( phía lý). Ví dụ các bệnh cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt. Các vị thuốc chủ phù thường có tính chất phát hãn, phát tán giải biểu, hạ nhiệt, chỉ thống. Đó là các vị thuốc tân lương giải biểu như cát căn, bạc hà, tang diệp, cúc hoa.., hoặc các vị thuốc tân ôn giải biểu như: quế chi, bạch chỉ, phòng phong, tế tân…

* Trầm

Khuynh hướng của khí vị của thuốc đi vào phía trong( phía lý) với mục đích để chữa các bệnh có xu hướng phù nổi ra phía biểu như bệnh đạo hãn, tự hãn, bệnh phù thũng, bệnh mụn nhọt, ban chẩn dị ứng, mẩn ngứa. Đó là các vị thuốc thẩm thấp lợi niệu như kim tiền thảo, sa tiền tử, tỳ giải… hoặc thuốc tả hạ như đại hoàng, mang tiêu, trầm hương, tô mộc… hoặc thuốc thanh nhiệt, giải độc như liên kiều, kim ngân, bồ công anh

Mỗi vị thuốc đều có khuynh hướng tác dụng của nó, song không cố định mà có tính chất tương đối. Thông qua sao, tẩm, chế biến hoặc thông qua phối ngũ với các vị thuốc khác có thể làm thay đổi hoặc giảm nhẹ khuynh hướng tác dụng của nó. VD: hoàng liên bản chất có khuynh hướng giáng dùng để điều trị các bệnh ở vùng trung tiêu, hạ tiêu như viêm ruột, lỵ…Song khi sao với rượu, khuynh hướng tác dụng của hoàng liên lại trở nên thăng, lúc này dùng để chữa chứng tâm hỏa dẫn đến loét mồm miệng, phồng rộp lưỡi… Sài hồ bản chất là thăng, khi sao với dấm nó trở thành phù, có tác dụng phát tán. Sinh khương bản chất phù, thăng, có tác dụng phát tán phong hàn, sau khi chế qua lửa( sao, nướng), tác dụng lại trầm hướng vào trong

Khuynh hướng của vị thuốc có quan hệ đến khí vị của vị thuốc như: ma hoàng, quế chi vị cay, ngọt, tính ôn, nhiệt, có khuynh hướng thăng phù. đại hoàng, mang tiêu vị mặn, đắng, tính lương có khuynh hướng trầm giáng

Trong khi bào chế cần chú ý một số nguyên tắc sau: với các vị thuốc thăng, phù không nên đun lâu và nên dùng lửa nhỏ; còn sắc vị trầm giáng có thể dùng lửa to và thời gian đun lâu hơn cũng không ảnh hưởng tới dược tính của nó

e) Bổ tả

Bệnh tật là quá trình đấu tranh mất đi hay phát triển của chính khí và tà khí. Vì vậy bệnh tật có 2 mặt: hư và thực

Nguyên tắc điều trị: hư thì bổ, thực thì tả, do đó tính của thuốc căn cứ yêu cầu chữa bệnh còn chia thành 2 loại: thuốc bổ và thuốc tả

Trong khi vận dụng thuốc để điều trị bệnh, trước hết phải nắm được khí, vị sau đó tiến lên phân loại thuốc bổ hay tả. VD: hoàng liên vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt táo thấp là thuốc tả, thiên môn vị ngọt, tính hàn chữa âm hư gây sốt là thuốc bổ

Trên thực tế lâm sàng do tính chất phức tạp của bệnh, chứng hư và chứng thực thường lẫn lộn, đan xen nhau, hoặc bẩm tố là hư mắc thêm bệnh mới thì khi dùng thuốc phải vận dụng bổ tả cho thích hợp( công bổ kiêm trị)

3. Sự quy kinh của các thuốc

a) Định nghĩa

Sự quy nạp khí vị, tinh y hoa( hoạt chất) của vị thuốc vào tạng, phủ, kinh mạch nhất định, nói cách khác là sự quy nạp tác dụng của thuốc vào tạng phủ, kinh mạch, được gọi là sự quy kinh

Mỗi vị thuốc có thể quy vào một hay nhiều kinh khác nhau.VD: Tang bạch bì vào 1 kinh phế, đại hoàng quy tới 10 kinh; cam thảo quy 12 kinh… Dĩ nhiên khi sắp xếp thứ tự thì ưu tiên những kinh mà nó có tác dụng nhất.

b) Cơ sở của sự quy kinh thuốc YHCT

·

Dựa vào lý luận YHCT

Trên thực tế dựa vào thuyết ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc. Dựa vào màu sắc, mùi vị của thuốc như thuốc có màu xanh, vị chua quy vào hành mộc( tạng can, phủ, đởm). Thuốc có màu đỏ, vị đắng vào hành hỏa( tâm, tiểu trường). Thuốc có màu vàng, vị ngọt quy vào hành thổ( tỳ, vị). Thuốc có màu trắng vị cay quy vào hanh kim( phế, đại tràng). Thuốc có màu đen, vị mặn quy vào hành thủy( thận, bàng quang). Tuy nhiên sự quy kinh mang tính chất tương đối.

Trên cơ sở quan hệ kinh lạc và các tạng phủ để thể hiện sự quy kinh

Căn cứ vào học thuyết kinh lạc về sự liên quan chặt chẽ giữa các đường kinh để thể hiện sự quy kinh

·

Dựa vào thực tiễn lâm sàng

Người ta tổng kết sự tác dụng của thuốc với tạng phủ và kinh lạc nhất định. Từ đó biết được sự quy kinh của thuốc

·

Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc

Chế biến có thể làm tăng sự quy kinh của thuốc

Đối với sự quy kinh của vị thuốc, để phát huy thêm khả năng quy nạp của chúng vào những kinh cụ thể, có thể tiến hành chế biến chúng với các phụ liệu nhất định. VD: đỗ trọng, hương phụ, trạch tả, trích với muối ăn để cho chúng tăng nhập vào kinh thận; diên hồ sách tẩm dấm để tăng nhập vào kinh can; xương bồ tẩm chu sa để tăng nhập vào kinh tâm; bạch truật, hoàng kỳ tẩm hoàng thổ hoặc mật ong để tăng nhập vào kinh tỳ, vị…Cũng có thể đem sao( ở các mức độ khác nhau) để vị thuốc có màu đen, để chúng tăng quy nạp vào thận,ví dụ hà diệp, trắc bách diệp, hoa hòe sao cháy.

Trên thực tế lâm sàng thấy rằng, khi dùng thuốc đúng kinh mà chúng quy nạp thì phát huy được tác dụng. VD: đau đầu, đau vùng trán và xương lông mày là đau theo kinh dương minh vị và đại tràng, dùng bạch chỉ; nếu đau 2 bên thái dương hoặc đau nửa đầu( migren) là đau theo kinh thiếu dương đởm, dùng mạn kinh tử, nếu đau vùng chẩm, vùng gáy là đau theo đường kinh bàng quang dùng cát căn; đau chính đỉnh đầu là đau theo đường kinh can thì dùng cảo bản thì phát huy được tác dụng điều trị

Mặt khác mỗi vị thuốc có quy vào 1 kinh nhất định, cho nên khi sử dụng cần quan tâm tới sự quy kinh của nó; điều đó còn có ý nghĩa khi ta tiến hành phối hợp các vị thuốc với nhau trong 1 đơn thuốc. VD: những vị thuốc đóng vai trò “ quân” trong đơn; thường được quy vào kinh “ chủ” còn các vị thuốc đóng vai trò “ thần” hoặc quy  kinh “ chủ”, còn các vị thuốc đóng vai trò “ thần” hoặc quy kinh “ chủ” hoặc quy kinh “ khách”

Đồng thời cần quan tâm đến mối liên hệ giữa sự quy kinh của vị thuốc tính của vị thuốc với tính của bệnh tật. VD, khi nói đến các vị thuốc chưa ho ta có thể dùng một

III. Môn khí công-dưỡng sinh-XBBH

Câu 1:Tác dụng của XBBH

a)Tác dụng

Xoa bóp là 1 loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân 

*Tác dụng đối với thần kinh 

Cơ thể thông qua hệ TK có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp 

-xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ TK thực vật, nhất là đối với hệ TK giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong 1 số hoạt động của nội tạng và mạch máu. 

VD: xoa bóp gáy,lưng,vai có thể gây nên thay đổi ở cơ quan do TK thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối,do đó có thể dùng để chữa bệnh ở mũi họng 

Xoa bóp lưng dưới, thắt lưng, xương cùng để điều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn các cơ quan trong hố chậu lớn,nhỏ và chi dưới 

Phát C7 có thể gây phản xạ cơ tim(co lại) 

-Xoa bóp có thể gây nên thay đổi điện não 

Kích thích nhẹ nhàng gây hưng phẫn, kích thích mạnh thường gây ức chế 

*Tác dụng đối với da 

Có ảnh hưởng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân 

-Ảnh hưởng đến toàn thân: các chất nội tiết đc bài tiết ra khi xoa bóp da thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và TK ở da.Mặt khác, thông qua phản xạ thần kinh,xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể 

Câu 2:

Chỉ định,Chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt

a) Chỉ Định

-phục hồi sức khỏe

-chữa 1 số bệnh

-xoa bóp trong chấn thương và thể dục thể thao

-xoa bóp thẩm mỹ

b) Chống chỉ định

-không xoa bóp lúc quá đói hoặc quá no

Như vậy,xoa bóp đã có tác dụng đối với toàn thân:tăng cường hoạt động của TK,nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể 

-Ảnh hưởng cục bộ:xoa bóp làm cho hô hấp của da tốt hơn,mạch máu dãn có lợi cho việc tăng dinh dưỡng ở da, làm cho da co dãn tốt hơn, da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da,mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt độ của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân dãn 

*Tác dụng đối với gân, cơ khớp 

-Đối với cơ 

Xoa bóp có tác dụng làm tăng cường năng lực làm việc, sức bền bỉ của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp,khi cơ làm việc quá căng,gây phù nề co cứng và đau,xoa bóp có thể giải quyết tốt các chứng này 

Nó có khả năng chữa teo cơ rất tôt.ngoài ra, nó có thể có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ 

-Đối với gân, khớp 

Xoa bóp có khả năng tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân,dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch ở khớp và tuần hoàn quanh khớp.nó còn có thể dùng để chữa bệnh khớp 

*Tác dụng đối với tuần hoàn 

-tác dụng đối với huyết động:1 mặt xoa bóp làm giãn mạch,trở lực trong mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn 

-đối với người cao huyết áp ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ huyết áp 

-xoa bóp trực tiếp ép vào lympho,nên giúp tuần hoàn lympho nhanh và tố hơn,do đó có thể có tác dụng tiêu sưng 

-trong khi xoa bóp,số lượng hồng cầu hơi tăng,xoa bóp xong lại trở về như cũ,số lượng bạch cầu,huyết sắc tố cũng có thể hơi tăng  

Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ cho cơ thể 

*Tác dụng đối với hô hấp tiêu hóa và quá trình trao đổi chất 

-đối với hô hấp 

Khi xoa bóp,thở sâu lên,có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ TK gây nên,do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng,hen phế quản,xơ cứng phổi để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở 

-Đối với tiêu hóa 

Có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày,của ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa,khi chức năng tiết dịch của tiêu hóa kém,dùng kích thích vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch 

-Đối với quá trình trao đổi chất 

Xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra,nhưng không thay đổi acid trong máu,có tác giả nêu lên xoa bóp 2-3 ngày sau,chất nito trong nước tiểu tăng lên và kéo dài vài ngày,do tác dụng phân giải protid của xoa bóp gây nên.xoa bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10-15%đồng thời cũng tăng lượng tiết than khí 

Môn Sản

Câu 1:Chăm sóc thai phụ trong thời kỳ thai nghén

1.Nhận định

*Hỏi

-ngày kinh cuối cùng of thai phụ

-triệu chứng ngén trong 3 tháng đầu

-tiểu tiện có bt không?

-thay đổi về cảm giác và khẩu vị không?

-tình trạng làm việc,lao động of thai phụ

*Quan sát

-trang phục of thai phụ

-quan sát cách ăn uống of thai phụ về số lượng,chất lượng

*Theo dõi

-số lần đi tiểu

-các dấu hiệu mang thai of thai phụ

-theo dõi những thay đổi bất thường của thai phụ

*Thu thập thông tin

Qua quan sát,hỏi,theo dõi những dấu hiệu thai nghén của thai phụ,người điều dưỡng cần thu thập những thông tin đã có để từ đó có kế hoạch cs thai phụ được tốt

2.Chẩn đoán điều dưỡng

-nôn liên quan đến dấu hiệu nghén

-khó thở liên quan đến tử cung lớn chèn ép phổi

3.Lập kế hoạch chăm sóc

a.chăm sóc  về sự thay đổi giải phẫu

thai phụ có nhu cầu thay đổi 1 số quần áo đủ rộng cho sự phát triển of thai.cần may chất liệu vải có độ thoáng mát và sạch

b.Chăm sóc về tiêu hóa

tìm hiểu sự thay đổi cảm giác và khẩu vị of thai phụ để chuẩn bị thức ăn đủ calo,đủ chất,không gây độc hại cho thai,không gây dị ứng cho mẹ để đảm bảo cho thai phát triển và sắp xếp tổ chức được đầy đủ,tốt.vì vậy cần có chế độ ăn nhiều bữa,ngon miệng và hợp khẩu vị

c.CS về tim mạch và hô hấp

tử cung càng to,2 hệ này càng khó hđ,nhu cầu oxy càng cao.vì vậy tốt nhất là hạn chế lao động nặng,ở những tháng cuối cần nghỉ ngơi thoải mái.nên đi lại nhẹ nhàng,từ từ không vội vã gắng sức dễ nguy hiểm cho thai gây sẩy thai,đẻ non hoặc thai kém phát triển

d.CS tiết niệu

3 tháng đầu thường có tiểu tiện nhiều lần trong ngày,kiểu đái rắt vì vậy thai phụ cần uống nhiều nước để thận lọc và hđộng nhiều,uống 1-2 lít nước/ngày.khuyên thai phụ kiểm tra xét nghiệm nước tiểu để phát hiện protein là 1 trong 3 dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

e.CS về hệ giao cảm

động viên an ủi,giải thích quy luật phát triển của thai nghén có những biến đổi xảy ra để thai phụ yên tâm,tạo cách sống sao cho có lợi cho sự phát triển of thai

4.Thực hiện kế hoạch chăm sóc

-Quan sát thai phụ mặc quần áo phù hợp về k.thước,chất vải đã thoáng sạch chưa?gớp ý cho thai phụ có cách ăn mặc sao cho phù hợp và có mỹ quan.không đi giày dép cao đề phòng dọa sảy thai

-quan sát chế độ ăn uống of thai phụ về số lượng,chất lượng,mùi vị,màu sắc,cảm giác đã phù hợp với thai phụ chưa

-hướng dẫn thai phụ và gia đình thai phụ thay đổi cách ăn uống cho phù hợp với chế độ ăn đảm bảo cho thai phát triển.uống nước đầy đủ 1,5-2 lít,không nên uống rượu bia,cà phê hút thuốc khi mang thai

-hướng dẫn thai phụ biết cách vệ sinh thân thể tránh mắc những bệnh như:lao,phổi,gan,bệnh lây truyền qua đường sinh dục,thai phụ cần tắm rửa hàng ngày,tắm nhanh,không ngâm mình dưới nước,ao hồ vì dễ gây nhiễm khuẩn.vệ sinh răng miệng đúng phương pháp:đánh răng sạch sẽ sáng,tối và sau khi ăn.nếu phát hiện thấy bất thường về răng miệng cần đến bác sỹ khám ngay

Hỏi và quan sát chế độ lao động of thai phụ xem đã phù hợp với thai phụ chưa,có gây đau bụng,thai máy nhiều hay ít,có gây hại đến sự phát triển of thai không?đề ra mức lao động hay nghỉ ngơi phù hợp với thai phụ.nếu có bệnh nội khoa như tim mạch phải giới thiệu thai phụ đi khám thai ở nơi có bác sỹ chuyên khoa

-không nên thức khuya hoặc những tác động về tinh thần mạnh,tránh những sang chấn cho cơ thể và tinh thần ảnh hưởng đến thai nhi.thai phụ nên nghỉ ngơi đầy đủ đảm bảo giấc ngủ

-theo dõi số lần đi tiểu,lượng nước tiểu 24h,nếu dưới 800ml/ ngày là bất thường

+quan sát màu sắc nước tiểu vàng hay trong,nếu đỏ là bất thường phải báo bác sỹ ngay

+lấy nước tiểu ngẫu nhiên khi vừa ngủ dậy và mẫu nước tiểu 24h làm xét nghiệm sinh hóa

5.Đánh giá

-theo dõi những thay đổi khác of thai phụ:khi có thai,trong chuyển dạ,sau đẻ có các biểu hiện sau là bất thường như:

+ngày càng nôn nhiều

+đau bụng từng cơn,hay vừa đau vừa ra huyết

+không đau bụng nhưng ra huyết ít hoặc nhiều

+nhức đầu,đau bụng vùng thượng vị ở 3 tháng cuối of thời kỳ thai ngén là bất thường

+mờ mắt,hoa mắt là dấu hiệu of tăng HA do thai,tiền sản giật

+thờ ơ với ngoại cảnh hoặc thấy thai phụ kêu khó chịu

+lên cơn co giật

+tự nhiên ra nước hoặc ra huyết ở âm đạo

Câu 2: CS thai phụ trong thời kỳ chuyển dạ

1.NHẬN ĐỊNH 

-Về tinh thần 

Thường thai phụ nào cũng lo lắng của riêng mình khi chuyển dạ,người đẻ con so không biết mình sẽ đẻ con trai hay con gái.người đẻ con rạ đã có con thì muốn "có nếp,có tẻ".nói chung các thai phụ đều lo con mình đẻ ra có lành lặn không.người chuyển dạ nhanh thì ít lo,người chuyển dạ lâu thì lo lắng,không hiểu có tự đẻ được hay không,mỗi thai phụ 1 tâm tư người ĐD cần hiểu để có kế hoạch cs về mặt tinh thần cho thích hợp 

-Về vật chất 

Cuộc chuyển dạ thường kéo dài từ nửa ngày tới 1 ngày có khi hơn.cơn co tủ cung gây đau bụng ngày càng tăng,làm cho việc ăn uống của thai phụ bị ảnh hưởng.có khi làm thai phụ không ăn uống được.nếu thai phụ có ăn uống được cũng không bù lại được số năng lượng đã mất do chuyển dạ,mà nhu cầu năng lượng cho cơn co tử cung và rặn đẻ đều hỏi cao.đây là những đặc tính để điều dưỡng viên pải nhận định làm cho cơ sở cho việc đặt kế hoạch cs về ăn uống cho thai phụ khi chuyển dạ 

-Công tác vệ sinh 

Khi chuyển dạ sẽ ra chất nhầy hồng,hoặc nước ối hoặc ra máu,những chất trên tạo đkiện môi trường cho vi trùng phát triển,đặc biệt ở những thai phụ đã bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới từ trước xâm nhập vào tử cung gây nhiễm trùng sau đẻ.do vậy công tác ĐD pải có kế hoạch vệ sinh dự phòng tốt 

-Nhận định về thời gian chuyển dạ 

Chuyển dạ càng kéo dài thì không những ảnh hưởng tới s.hoạt,ăn uống của thai phụ mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục do phải thăm khám nhiều lần,đặc biệt ở những trường hợp vỡ ối(ối vớ trên 6h đã có nguy cơ nhiễm trùng ối).do đó kế hoạch theo dõi cs khi chuyển dạ pải hạn chế thăm trong càng ít càng tốt 

-Nhận định về tiến triển của các dấu hiệu đẻ 

+Dấu hiệu động lực:đóng vai trò chính cho cuộc chuyển dạ,đó là cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ(xoa,mở CTC)đẻ thai,đẻ rau và cầm máu sau đẻ.hiện tượng động lực thứ hai là rặn đẻ của người mẹ hỗ trợ thêm cho cơn co tử cung trong giai đoạn sổ thai.nếu sức rặn của người mẹ yếu thì đôi khi trở thành đẻ khó do phải can thiệp hỗ trợ như:bằng giác hút hay bằng

fooc-xep 

+Những hiện tượng thụ động là những dấu hiệu chuyển dạ do hiện tượng động lực sinh ra,đó là sự xóa,mở CTC,sự thành lập đầu ối,hiện tượng uốn khuôn,độ lọt của ngôi thai,sự giãn nở của âm đạo,tầng sinh môn và âm hộ 

Cả 2 loại động lực và thụ động này trong chuyển dạ pải tiến triển nhịp nhàng với nhau thì cuộc chuyển dạ mới bình thường,nếu chúng không tiến triển nhịp nhàng sẽ đẻ khó cần pải can thiệp kịp thời mới tránh được hậu quả 

+ngoài dấu hiệu trên cần theo dõi thêm về tình trạng sk mẹ và thai 

2.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN THEO DÕI CÁC DẤU HIỆU TRONG CHUYỂN DẠ 

-phòng cho thai phụ nằm chờ đẻ 

-giường cho thai phụ trải chiếu hay đệm bao giờ cũng được lót nilon vùng mông để chống ối thấm ra đệm 

-cân và thước đo chiều cao cho thai phụ 

-thước dây đo chiều cao tử cung và vòng bụng 

-bảng tính tuổi thai 

-ống nghe,máy đo HA 

-ống nghe tim thai hay máy Doppler để nghe tim thai 

-thước compa beaudelocque để đo khung xương chậu 

-bộ làm vs vùng sinh dục ngoài:ấm đựng nước chín,kẹp dài,kẹp bông và bông không thấm nước để rửa 

-cồn iot 1% để sát trùng vùng sinh dục ngoài 

-dầu parfin vô trùng để làm tron dụng cụ khám trong 

-găng tay vô trùng 

-hồ sơ bệnh án sản khoa và các loại giấy xét nghiệm 

3.CHUẨN BỊ THUỐC TRONG ĐIỀU DƯỠNG CHO THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ 

-bình chứa oxy hay bóng chứa oxy để thai phụ thở khi cần thiết 

-dd glucose5% để tiêm hay truyền TM khi cần 

-papaverin sulfat 0,04g loại ống tiêm hay loại viên 

-Dolosal 0,100g/1ml ông để tiêm giảm co khi cần 

-oxytocin 5đv/1ml để dùng trong trường hợp cơn co yếu

4.LẬP KHCS CÁC DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ 

a.Về tinh thần 

-giải thích cho thai phụ hiểu các bước diễn biến của quá trình chuyển dạ để thai phụ tiến hành với người đỡ đẻ được tốt như lúc nào cần thở sâu,lúc nào nghỉ,lúc nào phải cố gắng rặn đẻ lúc nào không được rặn đẻ dù đau cũng không nên kêu vì dễ mất sức khi đẻ 

-với nv ĐD cần:thực hiện công tác vô trùng cho thai phụ và cho mình 

-phải hiểu công việc mình sẽ làm trong những bước tới như sẽ đỡ đẻ cho ai,theo dõi đỡ đẻ thai 1 hay đôi 

-khi có những bất thường sẽ phải làm những gì và báo cáo cho ai,cần ai hỗ trợ cho mình những gì 

b.Về vật chất 

chuẩn bị thức ăn,chế độ ăn cho thai phụ và sẽ thực hiện cho thai phụ ăn và uống như thế nào cho phù hợp với cuộc đẻ.chuẩn bị thức ăn và uống cho mình phòng khi cuộc chuyển dạ kéo dai.nếu phải thay phiên trực sau sẽ phải bàn giao ntn và những gi 

c.Kế hoạch cs theo dõi trong chuyển dạ 

-thực hiện chế độ vs vùng sinh dục ngoài trước mỗi lần thăm khám và khi cần thiết 

-theo dõi sự tiến triển của các dấu hiệu khi chuyển dạ 

+tình trạng sức khỏe của thai phụ thay đổi khi chuyển dạ 

+đo và đánh giá tiến triển cơn co tử cung bằng tay hay bằng máy 

+đo và theo dõi những biến động về tim thai và cử động của thai 

+khám và đánh giá độ lọt,ngôi thai 

+theo dõi sự tiến triển,xoa,mở CTC 

5.THỰC HIỆN KHCS 

a.Thực hiện cs tinh thần 

giải thích để thai phụ hiểu thêm đẻ là hiện tượng sinh lý tự nhiên vì vậy thai phụ phải thực hiệ tốt mọi yêu cầu của chuyên môn để hoàn thành cuộc chuyển dạ đẻ cho tốt 

b.Thực hiện chế độ ăn uống 

-chế độ ăn:là những chất giàu dd,thức ăn không phải nhai lâu,hợp khẩu vị và có thể ăn nhanh.trước khi cho thai phụ ăn cần pải nắm được sự diễn biến của các dấu hiệu chuyển dạ,nếu có khả năng phải mổ lấy thai thì không nên cho thai phụ ăn,vì khi gây mê nội khí quản sẽ gây phản xạ trào ngược 

-chế độ uống:nên uống những loại nước giàu dd và cũng không nên uống nhiều,nhất là khi tiến triển cuộc đẻ xấu đi,có khả năng phải mổ 

c.Thực hiện chế độ vs cho thai phụ 

thai phụ nên tắm nước ấm,tắm nhanh khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ như tự nhiên cảm thấy mỏi lưng ngày càng tăng lên,hay cảm thấy bụng "xuống" và thỉnh thoảng thấy nhâm nhẩm đau từng cơn nhẹ.nếu tắm trước khi đi đẻ không được tắm ở nơi có gió lùa 

-trong thời gian chuyển dạ người ĐD giúp làm vs vùng sinh dục ngoài nhiều lần bằng xà phòng và dội nước,đặc biệt sau mỗi lần đại hay tiểu tiện 

-trước khi thăm khám bao giờ cũng phải làm vs vùng sinh dục ngoài(làm từ âm môn ra ngoài tới 2 bên vế đùi và vệ).nếu sát trùng bên ngoài bằng cồn iot 1% trước khi thăm trong càng tốt.khi chuyển dạ hạn chế thăm trong 1 cách tối đa.thường thực hiện khám lần đầu để chấn đoán chuyển dạ.khám lần 2 xem mức độ tiến triển của các dấu hiệu chuyển dạ.khám lần 3 đánh giá điều kiện cho phép thai phụ rặn đẻ 

d.Thực hiện cs và theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ 

*)thực hiện vs vùng sd ngoài sát trùng bao giờ cũng pải bắt đầu từ âm hộ ra ngoài đến vệ,2 đùi rồi mới đến tầng sinh môn,hậu môn 

*)theo dõi đánh giá các dấu hiệu chuyển dạ 

-theo dõi đánh giá toàn trạng thai phụ về sắc thái,về các thông số sống(mạch,t,huyết áp,nhip thở) sự chịu đựng những thay đổi của cuộc đẻ những thai phụ có bệnh mãn tính(biết trước hay không biết trước) lúc này dễ bị biểu lộ ra và đôi khi thai phụ không chịu đựng nổi cuộc chuyển dạ.1 trong các thông số sống thay đổi thì người ĐD pải báo cáo kịp thời cho bác sỹ biết,để có biện pháp xử lý kịp thời 

-đo và đánh giá tiến triển cơn co tử cung 

Đo bằng tay,người ĐD đặt bàn tay lên đáy tử cung(về phía sườn pải hay sườn trái tử cung để cảm nhận cơn co tử cung về cường độ mạnh,yếu). Về độ dài cơn co tử cung,sự tiến triển của cơn CTC bao giờ cũng pải phù hợp với sự tiến triển của sự xóa mở CTC và độ lọt ngôi thai.nếu tiến triển không đồng bộ dễ trở nên đẻ khó.khi đo xong người ĐD pải ghi vào biểu đồ theo dõi cơn co tử cung trong bệnh án of thai phụ 

-Đo và đánh giá biến động tim thai bằng ống nghe gỗ 

-thực hiện khám và đánh giá độ lọt ngôi thai bằng nắn ngoài thành bụng hoặc căn cứ vào sự di chuyển ngày càng xuống thấp phía xương vệ thai phụ của các yếu tố sau:bướu chẩm,trán,mỏm vai và ổ tim thai 

-khám và đánh giá độ xóa,mở cổ tử cung 

Đánh giá đường kính độ mở CTC trên lâm sàng bằng lọt 1 ngón tay,lọt 2 ngón tay,mở 2 ngón tay tùy theo mức độ mở mà ước đoán CTC mở 3cm,4cm..và mở còn vành,rồi mở hết.như vậy muốn khám và đánh giá độ xóa,mở ta pải thăm trong 

-khám và xác định đầu ối đã vỡ hay chưa 

Thăm trong:khi CTC đã mở,qua chỗ mở đầu ngón tay khám có khả năng chạm vào đầu ối và cảm giác từ màng ối đưa tay sâu thêm vào sẽ chạm vào đầu thai(ngôi chỏm).nếu từ đầu ối qua lớp nước ối mỏng khoảng 1cm goi là ối dẹt; nếu khoảng 3cm gọi là đầu ối phồng.thường ở đầu ối phồng thì sau mỗi cơn co tử cung nước ối được dồn xuống đầu ối làm đầu ối bị phồng thêm;chứng tỏ đoạn dưới không bình chỉnh tốt để ôm chặt vào đầu thai.nên còn khe hở để nước ối dồn xuống trước ngôi thai khi có cơn co tử ucng 

Nếu ối vỡ hoàn toàn thì khi thăm trong không sờ thấy đầu ối,mà sờ thấy tóc thai nếu là ngôi chỏm 

d.Những dấu hiệu lâm sàng ở cuối giai đoạn chuyển dạ 

là giai đoạn ngôi thai đã lọt thực sự,CTC đã mở hết,ối đã vỡ hoàn toàn,chuyển dạ đẻ đã sang giai đoạn 2:giai đoạn đẻ thai thường có các dấu hiệu sau 

-thai phụ thấy cơn co tử cung đau và kéo dài,khoảng cách ngắn lại 

-thai phụ có cảm giác mót rặn khi có cơn co tử cung 

-điều dưỡng viên thấy 

+âm môn thai phụ giãn,thấy tóc thai nhi khi âm môn hé mở trong cơn co.nếu ối chưa vớ,màng ối phồng căng,qua màng ối thấy tóc thai nhi thì pải bám ối ngay 

+lỗ hậu môn thai phụ giãn to dần sau mỗi cơn co 

Đây là những dấu hiệu cho ĐD hướng dẫn cho thai phụ rặn đẻ và mình đỡ đẻ

Câu 3: CS thai phụ ngay sau đẻ thường

*Trình bày công tác điều dưỡng ngày đầu sau đẻ thường 

1. Nhận định 

o nguy cơ lớn nhất của sản phụ sau đẻ là chảy máu nguyên nhân là do : đờ tử cung thứ phát , sót rau , sót màng ( hai nguyên nhân này thường gây chảy máu ngoài ) 

o tụ máu đường sinh dục : do tổn thương đường sd dưới như chấn thương . Trên lâm sàng không thấy chảy máu ra ngoài nhưng có hiện tượng sau đẻ thai phụ xanh xao thiếu máu 

o nhận định tình trạng chung : mệt mỏi , xanh xao lo lắng 

o nhận định các yếu tố sống: theo dõi sát sau đẻ 

o nhận định số lượng màu sắc t.c máu chảy ra ngoài âm đạo : bình thường lượng máu sản dịch ra trong ngày đầu khoảng 1 - 1,5l những giờ đầu chảy ra nhiều hơn những giờ sau . Máu đỏ sẫm có lẫn nước ối sót lại trong tử cung thì sổ rau gọi là sản dịch , nếu máu có màu đỏ tươi là bất thường . Bình thường sản dịch không có mùi hôi nếu có mùi hôi tức là có nhiễm trùng ối từ trong chuyển dạ 

o nhận định về cầu an toàn và sự co hồi tử cung : sau sổ rau cầu an toàn đc thành lập để làm tử cung co cứng để cầm máu sinh lý ( kéo dài tử 2 - 3 h ) . Khám thành bụng thấy một khối chắc tròn vùng hạ vị , có bờ rõ ràng ấn không đau không ra máu , đó là cầu an toàn . Sau khi cầm máu sinh lý xong , tử cung bắt đầu co bóp để tống sản sịch ra ngoài . Từ giờ thứ 3 trở đi khám tử cung qua thành bụng thấy lúc chắc lúc mềm , nắn vào đáy tử cung thấy máu đỏ thẫm chảy ra lẫn máu cục đỏ thẫm . Nếu tử cung lúc nào cũng mềm ấn thấy máu đỏ thuowi chảy ra là bất thường 

o nhận định về nhu cầu ăn uống của thai phụ 

+ thăm dò : hỏi thia phụ về nhu cầu ăn uống 

+ quan sát : miệng hôi khô : thiếu nước ; quanh môi và trán vã mồ hôi mệt mỏi thường là đói 

+ trao đổi với gia đình sản phụ để biết khẩu vị của thai phụ từ đó chuẩn bị đồ ăn hợp lý 

o nhận định về nhu cầu vệ sinh đường sinh dục : mục đích vệ sinh dường sinh dục ngoài là để phòng chống nhiễm trùng hậu sản , vệ sinh vô trùng khâu tầng sinh môn 

2. Lập kế hoạch chăm sóc 

- vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài 

-  theo dõi tình trạng thai phụ 

-  theo dõi ra huyết qua âm đạo 

- theo dõi sự hình thành cầu an toàn và co hồi tử cung 

- theo dõi tiểu tiện cho sản phụ 

* chăm sóc về dinh dưỡng cho sản phụ

Thực hiện kế hoạch điều dưỡng ngay sau đẻ thường 

o trong 3 - 6h đầu 

+ trong thời gian này thai phụ phải được chăm sóc cẩn thận đề phòng tai biến 

+ tư thế : nằm đầu thấp , hai chân hạ thấp khép lại sau khi đã làm xong vệ sinh vùng sd ngoài 

+ ủ ấm chống mất nhiệt nhất là mùa lạnh  

+ quan sát màu sắc da niêm mạc , nếu nhợt nhạt thì phải kiểm tra lại các thông số sống 

+ theo dõi chỉ số sinh tồn 15p một lần , từ giờ thứ 2 và 3 thì 30p một lần . Nếu có bất thường thì phải báo ngay cho b/sỹ biết 

+ theo dõi lượng máu chảy ra ngoài âm đạo : cứ 15p một lần quan sát lượng máu chảy xuống khay như theo dõi các thông số khác  

+ hỏi thai phụ có mệt không , ngày càng đỡ mệt là tốt , nếu không thì phải báo ngay cho b/sỹ  

+ theo dõi máu chảy dưới khay hứng máu dưới bàn đẻ : nếu ít , màu thẫm thì bt , nếu ít nhưng màu đỏ tươi là bất thường phải báo ngay cho b/sỹ đồng thời kiểm tra lại các thông số sống 

+ làm vệ sinh đường sinh dục ngoài bằng nước chín , trc khi làm vệ sinh tốt nhất khuyên sản phụ đi vệ sinh trước . Trong quá trình rửa phải xem xem có máu còn đọng trong tử cung không ? Có cầu an toàn không ? Nếu không có cầu an toàn ấn ra nhiều máu thì phải báo cho b/sỹ . Nếu bt thì thay khay hứng máu và trải vải sạch dưới mông sp để theo dõi chảy máu 

+ thái độ của độ của điều dưỡng : tận tình , thông cảm , ân cần , tránh gây ức chế cũng như những chấn động về mặt tinh thần gây nên những tai biến ; điều dưỡng cần phải làm cho sp yên tâm nghỉ ngơi sau chuyển dạ 

+ về dinh dưỡng : sau khi tiến hành vệ sinh và theo dõi lần đầu ( 15p đầu ) thì có thể cho thai phụ ăn để kịp thời bù lại năng lượng đã tiêu hao trong q/trình chuyển dạ . Cho sp ăn uống đầy đủ chất để tạo sữa sớm cho con bú 

o chăm sóc những giờ sau 

+ tiếp tục theo dõi sp vì nguy cơ chảy máu sau đẻ vẫn còn 

+ ăn uống : yêu cầu sp ăn đủ calo cho 2 người , đủ chất , dễ tiêu hóa , thức ăn chín chống rối loạn tiêu hóa , có thể ăn nhiều bữa trong ngày . Yêu cầu thai phụ uống nhiều nước vừa để đảm bảo chuyển hóa vừa để tổng hợp sữa cho trẻ bú 

+ cho con bú : cho bú càng sớm càng tốt , ngay sau đẻ hướng dẫn sp tự chăm sóc vú của mình . Cho con bú ở tư thế thoải mái , trước khi cho bú vắt bỏ giọt sữa đầu , lau rửa vú trước và sau khi cho con bú 

+ theo dõi chỉ số sinh tồn 2 - 3h / 1 lần 

+ theo dõi co hồi tử cung : dùng mercrylin lauryle chống nhiễm trùng , theo dõi màu sắc , số lượng và mùi sản dịch xem có bất thường không 

+ theo dõi tiểu tiện : người có thai to thường hay bí tiểu , khuyên thai phụ nên ngồi dậy đi tiểu , nếu thấy khó đi có thể chườm nóng , xoa bóp vùng hạ vị hoặc ngồi vào chậu nước ấm để dễ đi tiểu 

+ vận động : những ngày đầu sau đẻ khuyên thai phụ hạn chế đi lại vì vùng tầng sinh môn và cơ đóng âm hộ còn đang giãn chưa co hồi tốt 

+ về ngủ : sau mỗi bữa cho con bú nên tranh thủ ngủ để nhanh chóng phục hồi sức khỏe , ngày đầu nên cố gắng ngủ 10h

Môn Nhi

Câu 1:

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

1.Nhận định 

*Hỏi 

-bệnh nhi bao nhiêu tuổi? 

-cân nặng lúc đẻ? 

-dinh dưỡng:mẹ có đủ sữa không?trẻ ăn sam lúc mấy tháng 

Thức ăn sam như thế nào? Dinh dưỡng trẻ trước khi bị ốm như:trẻ bú mẹ hay ăn nhân tạo,dinh dưỡng trong khi trẻ bị tiêu chảy ra sao?trong khâu nuôi dưỡng có vấn đề gì cần phải điều chỉnh? 

-trước khi bị tiêu chảy trẻ có ăn những loại thức ăn có thể bị ôi thieu,uống nước lã không? 

-trẻ tiêu chảy mấy lần/ngày?phân lỏng hay lẫn nhầy máu? 

-trẻ có khát nước không? Có sốt,nôn,co giật không? 

-bệnh nhi có đi tiểu được không?đã mấy giờ chưa đi tiểu? 

-ở nhà,ở trường học có nhiều trẻ bị tiêu chảy không? 

-tập quán,phong tục địa phương:ăn gỏi,tiết canh,uống nước lã? 

-kinh tế gia đình như thế nào 

*Quan sát và xác định 

-toàn trạng:tỉnh táo,kích thích hay li bì 

-mắt:mắt bình thường,trũng hay rất trũng.cần chú ý hỏi người nhà:mắt trẻ có gì khác so với lúc bình thường không? 

-nước mắt:quan sát khi trẻ khóc to có nước mắt không?nếu không có nước mắt là bị mất nước 

-niêm mạc miệng lưỡi khô hay ướt,có hay không có nước bọt,nếu không có nước bọt là có dấu hiệu mất nước 

-khát nước:trẻ không khát,khát hoặc không uống được 

-nếp véo da:bình thường hay mất chạm 

-phân,chất nôn:số lượng,tính chất? 

-bụng có chướng không? 

-có co giật không? 

-đo nhiệt độ:sốt hay không sốt 

-đếm mạch:mạch bình thường,nhanh,nầy rõ hay yếu 

-đếm nhịp thở:trẻ thở nhanh?có rối loạn nhịp thở không? 

-đo huyết áp:huyết áp của trẻ bình thường hay giảm 

-cân bệnh nhân?xác định trọng lượng của trẻ có bình thường không? 

Nếu trước khi bị tiêu chảy,trẻ đã được cân so sánh xem hiện tại trọng lượng của trẻ có bị giảm sút không?nếu có thì sút bao nhiêu phần trăm.nếu sút từ 5% trở lên là trẻ bị mất nước 

2.Chẩn đoán chăm sóc 

-nguy cơ mất nước do tiêu chảy 

-trẻ ỉa phân lỏng nhiều lần do gia tăng tình trạng xuất tiết ở ruột 

-trẻ quấy khóc,kích thích vật vã do mất nước 

-trẻ lờ đờ do mất nước nặng 

-sốt do nhiễm khuẩn 

-chướng bụng do thiếu hụt kali 

-nôn nhiều do tăng co bóp dạ dày 

-phân có máu do tổn thương ruột 

-ỉa chảy kéo dài do chế độ ăn thiếu chất đạm 

-thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng khem quá mức 

-mẹ thiếu hiểu biết về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy 

-mẹ thiếu hiểu biết về cách đề phòng bệnh tiêu chảy 

3.Lập kế hoạch chăm sóc 

-bù đủ nước và điện giải nhằm ngăn chặn mất nước nặng:uống ngay dung dịch ORS khi trẻ ỉa phân lỏng,truyền dịch khi có mất nước nặng 

-cho trẻ ăn bình thường:bú mẹ,ăn sam,ăn bình thường theo lứa tuổi 

-theo dõi thường xuyên nhằm 

+đánh giá đúng tình trạng mất nước 

+xử lý kịp thời,bồi phụ đủ nước,hạ sốt 

+điều chỉnh chế độ ăn hợp lý 

+nhắc nhở vệ sinh 

+tiến triển bệnh(thuyên giảm,cải thiện,nặng lên,ỉa máu...) 

-chỉ cho kháng sinh khi ỉa phân máu,khi bị tả,thương hàn 

-giáo dục-tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy 

4.Thực hiện chăm sóc 

*Nhanh chóng tiến hành bù nước và điện giải cho bệnh nhân 

-hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách cho bệnh nhi uống dd oresol:uống đúng(oresol trong 4h đầu hay sau mỗi lần đi ngoài uống đủ theo tình trạng bệnh nhi 

-truyền dd ringer lactat hay natri clorid 9%.phải luôn ở bên cạnh bệnh nhân để theo doi 

+tốc độ truyền 

+sự tiếp nhận dịch of bệnh nhi 

+theo dõi những tai biến có thể xảy ra 

+nếu bệnh nhi uống nước được thì cho uống thêm dd oresok với liều 5ml/kg để cung cấp thêm nước,kali,kềm 

+nếu không truyền tĩnh mạch được thì nhỏ giọt dạ dày bằng dd oresol với liều 20ml/kg/giờ.đồng thời tìm phương tiện chuyển bệnh nhân đến tuyến điều trị có thể truyền tĩnh mạch được 

+đếm mạch,nhịp thở,đo huyết áp 1 giờ/1 lần hoặc thường xuyên hơn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhi 

+sau 6h hoặc 3h đánh giá lại tình trạng mất nước of bệnh nhi để chọn phác đồ thích hợp 

+cần cho bệnh nhân ăn sau khi truyền dịch xong 

+sau mỗi khi đánh giá bệnh nhân,cần thông báo với thầy thuốc về tình trạng mất nước của bệnh nhân(không cải thiện,có cải thiện nặng thêm)để chọn phác đồ thích hợp 

*cho bệnh nhi ăn chế độ ăn thích hợp nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân 

+tiếp tục cho bú mẹ 

+ăn thức ăn lỏng,dễ tiêu hóa,giàu chất dinh dưỡng,vitamin,nhất là phải cung cấp đầy đủ chất đạm như thịt,cá,sữa nhằm xúc tiền quá trình đổi mới tế bào ruột 

+ăn nhiều bữa trong ngày 

+thường xuyên theo dõi cân nặng cho bệnh nhi 

*thầy thuốc cho kháng sinh cần thực hiện đúng y lệnh 

+tetracyclin(trong bệnh tả,trẻ trên 8 tuổi):uống vào lúc no 

+Ampicilin:uống vào lúc no 

+metronidazol:uống vào lúc no 

-bệnh nhân sốt thì hạ nhiệt bằng cách 

+nới rộng quẩn áo tã lót 

+chườm mát các vùng trán,bẹn,nách:không được chườm đá 

+thuốc hạ nhiệt:paracetamol 15mg/kg/ lần 

*giáo dục sức khỏe:hướng dẫn bà mẹ biện pháp vệ sinh phòng bệnh 

-tập để tạo thành thói quen:rửa tay trước khi ăn,trước khi chuẩn bị bữa ăn và sau khi đi vệ sinh,đổ bô,quét dọn nhà... 

-gia đình phải có hố xí hợp vệ sinh và xử lý phân tốt 

-xóa bỏ tập quán ăn chưa tốt:ăn gỏi cá,tiết canh hoặc kiêng khem quá mức,cai sữa khi trẻ bị tiêu chảy.. 

-không sử dụng kháng sinh bừa bãi 

-cho trẻ tiêm chủng đầy đủ,đúng lịch 

5.Đánh giá 

-người nhà đã biết pha oresol chưa? 

-tình trạng mất nước của trẻ có được cải thiện không? 

+khi tình trạng mất nước đã được cải thiện thì xử trí theo mức độ mất nước hiện tại 

+khi tình trạng mất nước k cải thiện thì phải xử trí theo mức độ phác đồ cũ 

+khi tình trạng mất nước nặng lên thì phải xử trí theo mức độ mất nước hiện tại 

-trong suốt quá trình cs,bệnh nhi phải được theo dõi sát 

+số lần dd oresol uông sau mỗi lần đi ỉa hoặc sau 4 giờ 

+số lần ỉa,số lượng,tính chất,màu sắc phân,số lần đái và số lượng nước tiểu,đếm mạch,nhiệt đò,đo huyết áp kịp thời để báo cho thầy thuốc 

-người nhà được tuyên truyền đúng đủ và thực hiện tốt

Câu 2: trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Câu 3:trẻ bị co giật      

1.nguyên tắc 

 trong cơn co giật : mục đích là tránh các hậu quả có thể xảy ra trong cơn co giật 

-

+ không để bn bị rơi ngã  

+ không để bệnh nhi hít phải đờm dãi hoặc chất nôn 

+ Tránh tụt lưỡi 

+ Làm thông đường hô hấp,chống suy hô hấp 

+ Sử dụng thuốc/biện pháp cắt cơn co giật theo y lệnh của thầy thuốc 

 Ngoài cơn co giật 

-

Chủ yếu điều trị ngăn ngừa cơn co giật tái phát 

+ Tìm nguyên nhân và cách sủ lý theo nguyên nhân 

+ Khắc phục hậu quả , tránh tai biến có thể xảy ra trong cơn co giật 

+ thực hiện y lệnh thuốc dùng điều trị 

+ tiến hành làm các xét ngiệm cần thiết 

+ vệ sinh thân thể cho bn 

+ thực hiện các biện pháp chống loét cho bn hôn mê hoặc liệt kéo dài

2.chăm sóc cụ thể 

a. Trong cơn co giật 

 nhanh chóng đặt bn nằm nghiêng để tránh đờm dãi hoặc chất nôn rơi vào khí - phế quản 

-

 dùng một miếng gạc hoặc cái đè lưỡi có quấn gạc đặt cào giữa hai hàm răng để tránh cho trẻ cắn vào lưỡi 

-

 sau đó dùng dụng cụ làm thông đường hô hấp đặt vào miệng . Dụng cụ này vừa có t/d làm thông đường thở do tránh đc tụt lưỡi ra sau và vừa có tác dụng tránh cho trẻ cắn vào lưỡi 

-

 hút đờm dãi nếu xuất tiết nhiều 

-

 thở oxy khi trẻ tím tái hoặc cơn giật kéo dài 

-

 bằng mọi cách cắt cơn co giật càng nhanh càng tốt 

-

+ seduxen : thụt hậu môn trực tràng 

+ nếu không cắt đc cơn giật thì dùng seduxen tiêm tĩnh mạch vừa bơm vừa theo dõi nếu trẻ hết giật thì phải ngừng ngay ( thuốc có thể gây ngừng thở do vậy cần phải chuẩn bị bóp bóng ambu nếu trẻ ngừng thở 

+ phenobarbital tiêm bắp  

 cán bộ y tế phải nhanh nhẹn tích cực nhưng cũng cần phải bình tĩnh để xử lý kịp thời đúng phương pháp , có kế hoạch cụ thể 

-

 sau đó tìm nguyên nhân để điều trị 

-

+ co giật do sốt cao : đặt hậu môn paracetamol 0,2g hoặc analgin 0,2g 

+ co giật hạ đường huyết : tiêm hoặc truyền tĩnh mạch glucose 10 - 20 % 

+ tetani : tiêm chậm tĩnh mạch calci clorid hoặc calci gluconat 

lưu ý :  

 trong cơn giật không đc cho trẻ ăn , uống kể cả uống thuốc 

-

 chèn gạc giữa 2 hàm răng kéo lưỡi ra để trẻ không cắn vào lưỡi 

-

b. Ngoài cơn co giật 

 khi cơn co giật đã ngừng , cần điều trị duy trì nhằm ngăn ngừa co giật tái phát bằng cách cho uống seduxen sau mỗi 6 - 8 h/lần 

-

 tìm nguyên nhân để điều trị và chăm sóc 

-

+ có thể truyền ưu trương hoặc manitol để chống phù não 

+ phẫu thuật nếu có u hoặc khối máu tụ trong hộp sọ  

+ điều trị tai biến trong cơn giật 

+ hướng dẫn sủ dụng đều đặn thuốc chống động kinh 

+ dùng vitamin D , tắm nắng , uống muối calci đối với những đứa trẻ bị còi xương , thận nhiễm mỡ 

+ chăm sóc chu đáo không để trẻ bỏ bữa đối với những trẻ bị hạ đường huyết 

+ hướng dẫn gia đình có sẵn thuốc hạ sốt để cho trẻ uống ngay khi thân nhiệt của trẻ 38ºC đối với những trẻ co giật do sốt cao 

+ dùng thuốc KS đặc hiệu để chữa những bệnh nhiễm trùng ở trong và ngoài hệ thần kinh trung ương 

+ cầm máu bằng truyền máu và tiêm vitamin K trong TH chảy máu não - màng não 

 đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 

-

 đảm bảo vệ sinh cá nhân , vệ sinh môi trường nơi trẻ nằm 

-

c. Lập kế hoạch chăm sóc 

*nhận định 

+ cần phải quan sát và khám kỹ bn để x/đ 

• tính chất cơn giật : toàn thân hay cục bộ 

• thời gian kéo dài bao lâu 

• có các dấu hiệu suy hô hấp hay suy tuần hoàn hay không  

• có vấn đề gì gây cản trở hô hấp hay tuần hoàn không 

• kiểm tra : mạch , nhiệt độ , nhịp thở có bình thường không ? 

• Có các dấu hiệu về thần kinh thực thể không : liệt chân tay , thóp phồng , mắt lác , méo mồm 

• có sùi bọt mép không ? 

• Có đái dầm hoặc ỉa đùn không ? 

• Có cắn phải lưỡi không ? 

+ Hỏi cha mẹ bn hoàn cảnh x/hiện cơn co giật 

• trẻ bị co giật từ bao giờ ? 

• Trẻ đã bị co giật bao nhiêu lần ? 

• Mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu ? 

• Trẻ co giật toàn thân hay chỉ co giật một bộ phận nào đó thôi ? 

• Trước khi co giật trẻ có điều gì bất thường không ?  

+ Sau cơn giật 

• bn tỉnh hay mê 

• có bị liệt không ? 

• Vận động các chi có bình thường không ? 

Nếu bn không tỉnh táo thì cần phải đánh giá mức độ hôn mê theo thang điểm Glasgow 

Đánh giá : 

Nếu đạt > 7đ là tổn thương nông , tiên lượng còn tốt 

Nếu = 7đ là điểm bản lề 

Nếu < 7đ là tổn thương sâu , tiên lượng xấu 

 chẩn đoán chăm sóc 

-

+ trẻ tím tái do ức chế trung tâm hô hấp 

+ trẻ tím tái do hít phải đờm dãi hoặc chất nôn  

+ co giật toàn thân do sốt cao 

+ co giật toàn thân tái phát nhiều lần do động kinh 

+ đau bụng do co giật nội tạng 

+ nguy cơ tai phát cơn co giật 

+ hôn mê do tổn thương não  

+ co giật do tăng áp lực nội sọ 

+ nôn do tăng áp lực nội sộ 

+ nguy cơ té ngã 

+ nguy cơ cắn vào lưỡi 

*can thiệp ĐD 

+ đảm bảo thông khí tốt : đặt trẻ nằm ở phòng thoáng ấm , yên tĩnh , kê cao vai , nới rộng quần áo tã lót , đầu nghiêng sang một bên nhằm tránh hít phải đờm dãi khi xuất tiết , phải hút đờm dãi 

+ ngăn ngừa không để bn cắn vào lưỡi , tụt lưỡi gây bít tắc đường thở 

+ cho bn thở oxy 

+ thực hiện y lệnh dùng thuốc cắt cơn co giật 

+ theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn 

+ ngăn ngừa không cho cơn co giật tái phát 

+ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ : cho ăn qua sonde hoặc đường tĩnh mạch 

+ đảm bảo vệ sinh , phòng chống bội nhiễm  

+ chăm sóc triệu chứng 

+ phòng chống loét 

*đánh giá 

+ việc đánh giá tình trạng bn cũng như đánh giá kết quả điều trị phải đc tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình nằm viện để điều trị kịp thời và có hiệu quả 

+ trước và sau khi thực hiện y lệnh thuốc hoặc tiến hành các can thiệp điều dưỡng , ng đd cần đánh giá hiệu quả đạt đc 

+ ngoài ra cần phải đánh giá việc thực hiện vệ sinh , dinh dưỡng và các lĩnh vực khác hỗ trợ cho việc điều trị và chăm sóc bn

Câu 4: CS trẻ em viêm cầu thận cấp

1.NHẬN ĐỊNH 

-về tiền sử cần khai thác xem bệnh nhi có hay bị mẩn ngứa(dị ứng)viêm họng,viêm da,chốc đầu và đã được chữa trị như thế nào?đã bị phù lần nào chưa? 

-về phần bệnh sử cần hỏi xem bn có sốt hay không,có đau đầu,đau họng,buồn nôn,hoa mắt chóng mặt và đái nhiều hay ít,nước tiểu màu gì?bệnh nhân phù từ bao giờ,x.hiện ở đâu trước,xác định t/c phù 

-về phần thăm khám,cần xác định 

+có ổ nhiễm liên cầu trùng hau không?ở đâu(trên da có lở loét,có sẹo,họng có đỏ,amidan có sưng đỏ và có mủ không) 

+số lượng nước tiểu(8h,24h);màu sắc nước tiểu(vàng sẫm,đỏ hồng,xanh đen,đỏ thẫm).đo chính xác số lượng nước tiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh 

+H/A bao nhiêu(đo nhiều lần trong ngày);tăng nhẹ hay tăng cao?có ảnh hưởng đến toàn trạng chưa?(nhịp thở,mạch,tiếng ngựa phi,đau đầu,nôn,co giật,gan to...) 

+có dấu hiệu suy tim chưa?có dấu hiệu phù phổi cấp chưa?có dấu hiệu phù não không?có dấu hiệu suy thận cấp chưa 

Trong trường hợp bệnh nhi tăng HA.thiểu niệu hoặc vô niệu,người ĐD pải theo dõi sát từng giờ để có thể đưa ra chẩn đoán điều dưỡng,lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện những can thiệp kịp thời,đứng đắn 

2.CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG 

-phù/đái ít do cơ thể giữ muối và nước,liên quan đến giảm mức lọc cầu thận: 

+phù 

+đái ít,nước tiểu vàng sẫm hoặc có máu 

+ăn nhạt phù giảm 

+protein niệu(+) 

+hồng cầu niệu (+) 

-vô niệu 1,2,3 ngày do suy giảm khả năng lọc của cầu thận liên quan đến giảm tưới máu mô thận: 

+đái ít<100ml/m2 /24h trong thời gian 1,2,3..ngày 

+phù với t/c của VCTC 

+protein niệu(+) 

+hồng cầu niệu(+) 

-trẻ mệt,khó thở thở sâu do tích tụ các sp độc liên quan đến suy giảm chức năng lọc cầu thận 

+trẻ mệt,đau đầu,khó thở 

+phù với t/c của VCTC 

+nước tiểu vàng sẫm 

+hơi thở có mùi như mùi táo chín(xetonic) 

+đái ít<100ml/m2/24h 

+mức lọc cầu thận giảm nhiều 

-trẻ nôn,đau đầu,chóng mặt do tăng HA liên quan đến giảm tưới máu thận 

+trẻ nôn,đau đầu,chóng mặt,hoa mắt 

+HA cao hơn chỉ số bt >10mmHg 

+phù,đái ít,giảm mức lọc cầu thận 

-sự không nguyên vienj của da do viêm nhiễm lâu ngày 

+lở loét da cẳng tay,cẳng chân,chốc đầu,sẹo mơi 

+ngứa,đau,có mủ ở chỗ viêm 

+sốt 

3.KẾ HOẠCH CS 

a.Chế độ nghỉ ngơi 

-khuyên nhủ để bn nhi nằm nghỉ ngơi tại giường trong suốt t/g còn phù,đái ít,tăng HA.với tư thế nằm ngửa,lượng máu đến cầu thận sẽ tăng hơn bt,mức lọc cầu thận sẽ đc tăng theo,dẫn đến việc tăng đào thải muối,nước và các sp trung gian chuyển hóa 

-khi các biểu hiện lâm sàng đã hết,có thể khuyên bệnh nhi đi lại nhẹ nhàng trong buồng bệnh,ra vào nhà vệ sinh,nhà tắm,tự chăm sóc,vệ sinh cho bản thân mình(nếu có thể được) 

b.Chế độ ăn uống 

-ăn nhạt tuyệt đối: 

Chỉ định trong trường hợp Bệnh nhi phù nhiều đái ít nhất là trong thiểu niệu,vô niệu tăng HA.tuy vậy trong thực phẩm và ngũ cốc dùng trong bữa ăn đã có chứa tới 2,5g muối/ngày 

-ăn nhạt tương đối  

Khi bệnh nhân hết phù,lượng nước tiểu và HA bình thường,cẩn chuyển bn sang chế độ ăn nhạt tương đối: 

0,5g/ngày trong 1-2 tuần lễ đầu 

1g/ngày trong 1-2 tuần lễ tiếp theo 

1,5g/ ngày trong 1-2 tuần lễ kế tiêp 

2g/ngày trong 1-2 tuần lễ cuối 

-hạn chế các loại thực phẩm giàu chất đạm chỉ đc đặt ra đối với trường hợp thiểu niệu hoặc vô niệu,ure huyết cao 

-đối với trẻ VCTC vô niệu hoặc thiểu niệu ngoài việc hạn chế chất đạm,cần phải hạn chế các loại thực phẩm có nhiều kali như đậu nành,đậu xanh,cái bắp,rau dền,khoai tây,rau muống,rau bí,mồng tơi,rau đay,thịt bò,thận bò,hồng ngâm,cùi dừa,cam,chanh,mít... 

-lượng nước đưa vào cơ thể 

ĐD pải kiểm soát nghiêm ngặt khối lượng nướ đưa vào và thải ra của bệnh nhân VCTC,lượng nước đưa vào bao gồm nước uống,nước dùng trong bữa ăn dịch truyền.nước thải gồm nước tiểu,lượng nước tiểu mất đi không nhìn thấy(mất qua da,qua hơi thở,cùng với phân) 

c.Thuốc 

-kháng sinh penicilin 

-thuốc lợi tiểu 

-thuốc hạ huyết áp 

Thực hiện nghiêm theo y lệnh của bác sỹ 

4.THỰC HIỆN CS 

a.phù do cơ thể giữ muối và giữ nước,liên quan đến giảm mức lọc cầu thận 

-mục tiêu:hết phù 

-thực hiện 

+chế độ nghỉ ngơi của bệnh nhi tuyệt đối nhằm tạo đk để máu đến thận nhiều,để tăng mức lọc cầu htanaj 

+ăn nhạt tuyệt đối,khi bệnh nhân hết phù chuyển sang chế độ ăn nhạt tương đối 

+hạn chế nước:lượng nước đưa vào cơ thể được kiểm soát 

+dùng thuốc lợi tiểu:theo y lệnh của bác sỹ 

b.vô niệu(đái rất ít) 1,23,..ngày do suy giảm khả năng lọc của cầu thận liên quan đến giảm tưới máu mô thận 

-mục tiêu:đái với lượng nước tiểu bt 

-can thiệp của ĐD 

+dặn bệnh nhi nghỉ ngơi tuyệt đối:ăn,nghỉ,tại giường 

+chườm nóng vùng hố thận nhằm mđích gây giãn các mạch máu vùng hố thận,làm máu đến thận nhiều hơn 

+ăn nhạt tuyệt đối cần pải được thực hiện nghiêm ngặt 

+hạn chế nước:lượng nước vào và lượng nước ra cho bn.lượng nước đưa vào pải tính toán cho từng ca trực(mỗi 8h) theo CT: V(8h)=U(8h)x 7ml/kg 

+thuốc lợi tiểu mạnh thường được các bác sỹ chỉ định dùng như lasix tiêm chậm TM 

+hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm,nhưng pải đảm bảo lượng protid cần thiết là 1g/kg/ngày,nghĩa là 5-6g thịt /kg/ngày hoặc 8-10 cá/kg/ngày 

+hạn chế các loại thực phẩm giàu kali:đậu nành,đậu xanh,thận bò,thịt bò,chuối tiêu,mận,cam 

+thực hiện y lệnh truyền dd kiềm khi toan hóa máu,tăng kali máu 

+nếu vô niệu trên 5 ngày,mức lọc cầu thận giảm nhiều chỉ còn dưới 30% so với bt,kali máu trên 7,5mmol/l;ure máu trên 2g/l,pH máu dướ 7,2,BE dưới mEq/l thì pải chuẩn bị cho bn chạy thận nhân tạo 

c.Trẻ khó chịu do nôn,đau đầu,chóng mặt...do tăng HA liên quan đến giảm tưới máu thận 

-mục tiêu: hết khó chịu,hết nôn,hết đau đầu chóng mặt.. 

-can thiệp ĐD 

+nằm nghỉ ngơi tuyệt đối 

+chườm nóng vùng hố thận 

+ăn nhạt tuyệt đối 

+hạn chế nước 

+dùng thuốc lợi tiểu,kháng sinh,hạ huyết áp theo y lệnh 

d.Trẻ khó thở,tím tái do suy thận liên quan đến cao HA 

-Mục tiêu:hết khó thở,tím tai 

-Can thiệp ĐD 

+nằm nghỉ ngơi tuyệt đối 

+chườm nóng vùng hố thận 

+ăn nhạt tuyệt đối 

+hạn chế nước 

+thuốc kháng renin,hạ HA 

+thuốc lợi tiểu 

+hút đờm dãi,thở oxy 

+thực hiện y lệnh cho bệnh nhi dùng thuốc trợ tim digoxin 

e.Sự không nguyên vẹ của da do viêm nhiễm lâu ngày 

-mục tiêu:da hết các nốt lở loét,hết các tổn thương viêm 

-can thiệp ĐD 

+dùng ks theo y lệnh:tiêm hoặc uống 

+ăn nhiều các thực phẩm giàu chất đạm như thịt,cá để tăng sinh tb tạo sẹo.cần chú ý việc cs theo vấn đề ưu tiên.chỉ cho ăn chế độ tăng đạm khi trẻ không ở trong tình trạng vô niệu 

+vệ sinh da hàng ngày là công việc thường xuyên nên làm.cần tránh gây đập vỡ các nốt viêm mủ 

5.ĐÁNH GIÁ 

-bệnh nhân hết phù 

-huyết áp,mạch,nhiệt độ trở lại bt 

-tiểu tiện bình thường 

-chế độ ăn uống,nghỉ ngơi hợp lý

MÔN NỘI

Câu 1:Áp dụng quy trình Đ.D CSBN “Suy Tim”

1.Nhận định chăm sóc 

Khi BN bị suy tim thì 

-lượng máu từ tim tới các cơ quan,tổ chức giảm: 

+BN mệt nhọc 

+lượng nước tiểu trong 24h ít 

+tần số tim nhanh 

+HA tâm thu giảm 

+cơn đau thắt ngực 

-Ứ huyết phổi 

+khó thở,tần số nhanh,biên độ nông 

+tím da môi,đầu chi,toàn thân 

+ran ẩm ở phổi 

+cơn kịch phát về đêm 

-Ứ máu TM ngoại biên 

+TM cổ nổi 

+gan to 

+tăng cân đột ngột 

+phù 2 chân,toàn thân 

-Các yếu tố làm nặng thêm suy tim 

+thói quen ăn mặn 

+lao động, hoạt động gắng sức 

+mắc thêm 1 số bệnh:nhiễm khuẩn đường hô hấp,loạn nhịp tim,tắc ĐM phổi 

2.Chẩn đoán chăm sóc 

-Đánh giá được tình trạng giảm chức năng co bóp của cơ tim 

-giảm trao đổi khí ở phổi 

-đánh giá được tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại vi 

-thiếu kiến thức về bệnh 

3.Lập kế hoạch chăm sóc 

Phải đạt được các mục tiêu đề ra trong phần chẩn đoán chăm sóc 

4.Thực hiện kế hoạch chăm sóc 

a.Cải thiện tưới máu tổ chức 

-Cho BN nằm nghỉ,tránh mọi hđộng gắng sức 

-thực hiện y lệnh thuốc trợ tim:chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc 

-thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch:chú ý theo dõi HA và tác dụng phụ của thuốc 

-chế độ dinh dưỡng phù hợp: 

+giảm calo chỉ khoảng 1500calo/ ngày,suy tim nặng chỉ cần 500calo/ ngày 

+ăn ít một,thức ăn dễ hấp thu 

+giảm muối,nước 

b.cải thiện trao đổi khí ở phổi 

-cho BN nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi 

-nếu BN có cơn khó thở kịch phát về đêm thì hướng dẫn BN ngay từ đầu tối ngủ theo tư thế Flouler 

-thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu:cho BN uống vào buổi sáng,hướng dẫn BN ăn những rau quả có nhiều kali 

-cho BN thở oxy khi có y lệnh 

c.giảm ứ trệ tuần hoàn ngoại vi 

-ăn hạn chế muối 

+1-2g NaCl/ngày:phù nhẹ 

+<1g/ ngày:phù nhiều 

+khi suy tim quá nặng cho BN ăn cơm đường,uống sữa đậu nành 

-hạn chế dịch và nước uống 

Lượng nước đưa vào=lượng nước tiểu 24h+ 300ml 

d.Tư vấn và giáo dục sức khỏe 

-giúp BN hiểu được bệnh suy tim 

-loại bỏ tất cả các hoạt động gắng sức.nếu là phụ nữ thì không sinh đẻ khi có suy tim 

-tránh các sang chấn 

-không dùng các chất kích thích 

-điều trị suy tim suốt đời theo thầy thuốc,khám định kỳ tại chuyên khoa tim mạch 

-duy trì chế độ ăn hạn chế muối suốt đời:2-3g/24h.không ăn dưa,cà muối,hạn chế các thức ăn chế sẵn 

-ăn nhiều bữa,ăn những thức ăn dễ hấp thu 

-cần đến khám thầy thuốc khi có 1 trong các triệu chứng sau: 

+khó thở kéo dài 

+ho kéo dài 

+đau ngực 

+tăng cân đột ngột 

5.Đánh già chăm sóc 

BN suy tim được chăm sóc tốt khi: 

-BN đỡ mệt, HA tâm thu,tần số tim và nhịp tim bình thường, lượng nước tiểu tăng 

-BN đỡ hoặc hết khó thở,tím,hết ran ẩm ở phổi 

-BN giảm cân,hết phù,gan thu nhỏ lại 

-Tuân thủ chế độ điều trị suốt đời theo hướng dẫn của bác sỹ

Câu 2:Áp dụng quy trình Đ.D CSBN “Tăng HA”

1. Nhận định chăm sóc: 

- Ngoài việc nhận định một cách hệ thống và đầy đủ về thực thể, tinh thần, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sống và văn hoá tín ngưỡng ... 

- Cần chú trọng đo HA đúng kỹ thuật (đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, đo ở cả 4 chi). 

- Việc nhận định phải chỉ ra được: 

+ Người bệnh là THA nguyên phát hay thứ phát? Nếu là THA nguyên phát thì có yếu tố nguy cơ nào? Nếu là THA thứ phát thì do nguyên nhân nào? 

+ Đã có những biến chứng gì: Suy tim?, tai biến mạch não?... 

- Tham khảo các kết quả xét nghiệm. 

2.Chẩn đoán chăm óc 

-nguy cơ bị biến chứng do chưa kiểm soát được HA tăng 

-những triệu chứng do hậu quả hoặc biến chứng của THA gây nên 

-Khó chịu do tác dụng phụ của thuốc điều trị THA đã được sử dụng:đau đầu,chóng mặt,tụt HA khi đứng,rối loạn tiêu hóa,ho khan 

-nguy cơ người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị và kiểm soát THA do thiếu kiến thức về bệnh 

3. Lập kế hoạch chăm sóc: 

Các mục tiêu cần đạt được là: 

- Người bệnh sẽ không bị hoặc tránh được tối đa các biến chứng của tăng huyết áp. 

- Người bệnh sẽ bớt được khó chịu do tác dụng phụ của thuốc và biết cách hạn chế được các tác dụng phụ đó. 

- Người bệnh sẽ hiểu về bệnh, loại bỏ được các yếu tố nguy cơ, tuân thủ chế độ điều trị THA lâu dài theo chỉ dẫn của thầy thuốc. 

4. Thực hiện chăm sóc: 

* Ngăn ngừa các biến chứng của THA: 

Đặc biệt với người bệnh THA nặng phải chủ động ngăn ngừa các biến chứng bằng cách: 

- Thực hiện nghiêm túc các mệnh lệnh điều trị, theo dõi HA trước và sau khi dùng thuốc, kịp thời báo cáo thầy thuốc nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc. 

- Theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra. 

- Thực hiện đầy đủ các XN để đánh giá các biến chứng như: Ghi điện tâm đồ, chụp X quang, siêu âm tim, soi đáy mắt, XN sinh hoá máu và nước tiểu. 

* Hạn chế các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc: 

- Một vài loại thuốc gây hạ huyết áp khi đứng làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Để hạn chế tác dụng phụ này khuyên người bệnh thay đổi tư thế từ từ, muốn ra khỏi giường nên từ từ ngồi dậy chờ một lúc rồi hãy đứng lên, nếu vẫn choáng váng thì nên ngồi lại để tránh ngã. 

- Với những thuốc điều trị THA gây nên táo bón hàng ngày phải hỏi người bệnh và báo cáo thầy thuốc nếu có. Đồng thời khuyên người bệnh ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, xoa day bụng dọc khung đại tràng, luyện tập thể dục. Thực hiện y lệnh thuốc nhuận tràng nếu có chỉ định.... 

- Nếu người bệnh bị ỉa chảy do thuốc phải báo ngay cho thầy thuốc đồng thời theo dõi số lượng, màu sắc và tính chất phân. 

* Giáo dục sức khoẻ: 

- Trước hết người điều dưỡng cần làm cho người bệnh hiểu về THA? THA có thể gây ra những biến chứng gì ? Làm thế nào để kiểm soát được HA lâu dài? 

- Cần nhấn mạnh việc điều trị THA là phải thường xuyên, lâu dài? Người bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị THA. Ngoài ra cần cung cấp cho họ một số thông tin về thuốc điều trị THA như lợi ích, giá cả... 

- Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn có tác dụng điều trị tăng huyết áp. Hạn chế muối, hạn chế Lipit và Cholesterol, hạn chế Calo nếu quá béo. Không dùng các chất kích thích tim mạch. 

- Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ gây THA trên cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ đó nếu có. 

5. Đánh giá chăm sóc: 

Người bệnh đạt được các kết quả: 

- Không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng. 

- Biết cách hạn chế và bớt được các khó chịu do tác dụng phụ của thuốc. 

- Tôn trọng chế độ điều trị và biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.

Câu 3:Áp dụng quy trình Đ.D CSBN “Tai biến MMN”

1. Nhận định chăm sóc: 

Điều dư ỡng cần khai thác ngư ời nhà bệnh nhân và các nguồn thông tin khác để có một lịch sử bệnh chi tiết vì biết đư ợc lịch sử bệnh chi tiết có thể biết được vùng não bị tổn thư ơng và cả nguyên nhân của cả đột quị nữa. 

Cần lần l ượt thu thập các thông tin về: 

- Mức độ tỉnh táo (ý thức) của bệnh nhân. 

- Các dấu hiệu sinh tồn. 

- Phát hiện các thiếu sót về nói, nghe, nhìn, đọc, viết. 

- Khả năng tự chăm sóc và hoạt động thể lực? 

- Ăn uống: Nuốt có khó; ngẹn; sặc hay không? Tình trạng dinh d ưỡng? 

- Tình trạng bài tiết: Bí đại, tiểu tiện ? Đại, tiểu tiện không tự chủ? 

- Phát hiện các yếu tố nguy cơ... 

- Trình độ học vấn? Hoàn cảnh kinh tế? Mối quan hệ gia đình? Điều kiện sống và làm việc... 

2. Chẩn đoán chăm sóc: 

Dựa trên các thông tin thu đ ược qua phần nhận định có thể đưa ra một số chẩn đoán chăm sóc cho bệnh nhân TBMN là: 

- Rối loạn t ưới máu não do giảm dòng máu tới não hoặc do tăng áp lực nội sọ. 

- Giảm hoạt động thể lực và giảm khả năng tự chăm sóc do liệt, do giảm nhận thức. 

- Giảm thông tin bằng lời nói do tổn th ương bán cầu đại não trái. 

- Nuốt khó do yếu cơ, do giảm phản xạ nuốt. 

- Rối loạn đại, tiểu tiện do mất phản xạ, rối loạn nhận thức. 

- Nguy cơ bị loét ép do nằm bất động, do giảm cảm giác. 

3. Lập kế hoạch chăm sóc: 

Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được là: 

- Duy trì đ ược dòng máu não thoả đáng. 

- Ng ười bệnh sẽ dần dần cải thiện đ ược khả năng hoạt động thể lực và tự chăm sóc bản thân, ngăn ngừa được các biến chứng. 

- Ngư ời bệnh sẽ thông tin đ ược bằng cách thay đổi phư ơng pháp thông tin và luyện tập phục hồi đ ược tiếng nói. 

- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh d ưỡng cho ng ười bệnh.  

- Ngư ời bệnh sẽ đại, tiểu tiện đ ược bình thư ờng. 

- Ngư ời bệnh sẽ không bị tổn thư ơng da hoặc sẽ phục hồi tổn th ương da nhanh chóng nếu đã có. 

4. Thực hiện chăm sóc: 

* Duy trì dòng máu não thỏa đáng bằng các biện pháp: 

(Đặc biệt là trong giai đoạn cấp) 

- ít nhất cứ 4 giờ điều d ưỡng phải nhận định về nhận thức của ngư ời bệnh theo thang điểm Glasgow (điểm tối ưu là 15, càng thấp thì sự tư ới máu não càng kém). 

- Trong trường hợp có phù não, tăng áp lực nội sọ thì để ngư ời bệnh nằm đầu cao 300 nhằm làm tăng dẫn lư u tĩnh mạch não, giảm bớt áp lực nội sọ tạo điều kiện tốt cho tư ới máu não. 

- Trong khi chăm sóc, tránh tất cả các hoạt động có thể gây tăng áp lực nội sọ 

cho ngư ời bệnh nh ư: 

+ Tránh để ngư ời bệnh bị cong gập nhất là đoạn hông, cổ. 

+ Hạn chế ho của ngư ời bệnh. 

+ Giữ bệnh phòng tuyệt đối im lặng.  

- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn ít nhất là 4 giờ/1 lần. 

(Cho phép giữ huyết áp ở mức 150/100 mmHg để duy trì áp lực tư ới máu não) 

- Thực hiện một số thuốc nhằm cải thiện tư ới máu não: 

+ Thuốc chống đông: Heparin, Wafarin, Aspirin. 

+ Thuốc giãn cơ trơn thành mạch não: Nimodipin ... 

+ Thuốc dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não: Cerebrolysin ... 

* Cải thiện khả năng hoạt động thể lực: 

- Tập vận động với các nguyên tắc sau: 

+ Luyện tập thụ động nếu mất hoàn toàn vận động (lúc đầu). 

+ Luyện tập chủ động khi đã hồi phục một phần (giai đoạn ổn định). 

+ Luyện tập tất cả các cơ và các khớp bên liệt tuần tự từ gốc đến ngọn (kể cả ngón tay ngón chân) và làm tất cả các động tác mà khớp đó có (co, duỗi, dạng, khép và quay). Luyện tập ngày 3 lần, mỗi động tác của khớp làm 5 lần. 

- Cung cấp cho người bệnh các ph ương tiện hỗ trợ như ghế ngồi, xe đẩy, gậy chống ... 

- Chú ý cách vận chuyển người bệnh để hạn chế tiêu hao năng lư ợng cho điều dưỡng và tránh biến chứng (ngã, gẫy x ương ...) cho người bệnh. 

Các can thiệp chăm sóc trên nếu đư ợc thực hiện triệt để ngư ời bệnh sẽ phục hồi khả năng vận động, tránh đư ợc các biến chứng do bất động (thoái khớp, cứng khớp, loét ép, viêm phổi ...) 

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc: 

Các hoạt động tự chăm sóc bao gồm: Vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, trang điểm... 

- Muốn phục hồi khả năng tự chăm sóc nên khuyến khích ngư ời bệnh tự làm càng nhiều càng tốt. Chỉ trợ giúp khi ng¬ười bệnh không tự làm đ ược. 

- Chỉ cho người bệnh cách hợp lý để tự chăm sóc mình (cách mặc quần áo, vệ sinh cá nhân ...) 

- Cung cấp cho ngư ời bệnh các phư ơng tiện trợ giúp: Ghế ngồi đại tiện, gậy chống, xe lăn...  

- Cung cấp một chế độ ăn đủ năng l ượng để ngư ời bệnh có thể tập luyện. 

* Cải thiện khả năng giao tiếp: 

- Trư ớc hết cần thay đổi cách thông tin với ngư ời bệnh bằng các phương pháp thông tin không lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu không liệt tay). 

- Sau đó là luyện tập phát âm: Nguyên tắc là luyện từng từ, cụm từ, câu ngắn, câu dài hơn bằng cách: 

Điều dư ỡng ngồi đối diện với ng ười bệnh, phát âm chậm rãi, rõ ràng từng từ rồi dần dần là cụm từ, câu và để người bệnh nhắc lại. Luyện tập nhiều lần trong ngày. 

* Giúp cho ngư ời bệnh nuốt dễ dàng, đảm bảo đủ dinh d ưỡng:  

- Trư ớc hết nên cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giư ờng hoặc trên ghế tựa cho khỏi ngã. Trong t ư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn. 

- Chọn thức ăn: Lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Không ăn thức ăn dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua Sonde). Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lư ợng, ăn làm nhiều bữa. 

- Cách cho ăn: Đư a miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không liệt. 

- Hàng ngày luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho sự phục hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt. 

* Giúp người bệnh đại tiện, tiểu tiện bình thường: 

- Trư ớc hết cần lập lại phản xạ đại, tiểu tiện cho ngư ời bệnh bằng cách: Cứ 4 giờ/lần cho ngồi bô tiểu tiện và ngày/1lần ngồi bô đại tiện (vào đúng giờ đại tiện đã hình thành từ trước khi bị tai biến). 

- Khuyến khích ngư ời bệnh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và uống đủ nư ớc để gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang. 

- Luyện tập ngày nhiều lần bài tập cơ thắt bàng quang và trực tràng. 

- Kích thích bàng quang và hậu môn bằng tay (có đeo găng) hoặc bằng nhiệt, bằng thuốc đặt hậu môn. 

- Thông đái và thụt tháo nếu cần thiết. 

* Hạn chế tổn th ương da:  

- Thay đổi tư thế cho ngư ời bệnh ít nhất 2 giờ/1 lần. 

- Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng da bị tì đè để ngăn ngừa loét, nhiễm khuẩn: Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau da thật khô bằng khăn mềm, bôi chất thơm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 

- Dinh dưỡng thật đầy đủ giúp cho việc phục hồi, làm lành vết th ương (nếu đã bị loét). Đặc biệt không để thiếu Protit. 

- Cung cấp cho ngư ời bệnh các phư ơng tiện bảo vệ cơ học nh ư đệm hơi; đệm xốp; tốt nhất là đệm nư ớc. Tuyệt đối không để da bị sây xư ớc mất sự toàn vẹn của da. 

- Chăm sóc tại chỗ loét (nếu đã bị) bằng thuốc kháng sinh, đắp đư ờng; mật ong cho vùng da bị loét. 

5. Đánh giá chăm sóc: 

Xem có đạt được các mục tiêu đã đề ra: 

- Cải thiện được dòng máu tới não: Biểu hiện bằng cải thiện đ ược mức độ nhận thức, không xuất hiện thêm các tổn th ương thần kinh. 

- Phục hồi dần hoạt động thể lực. Dần dần tự chăm sóc được bản thân. 

- Thông tin được bằng một hình thức giao tiếp khác hoặc phục hồi được tiếng nói. 

- Không bị các biến chứng như gẫy xương, cứng khớp, viêm phổi, loét ép ...

Câu 4: CS BN Xuất huyết tiêu hóa

1. Nhận định: 

- Hỏi: 

+ Xuất huyết từ bao giờ ? 

+ Nôn ra máu hay đi ngoài phân đen ? khối lượng nhiều hay ít ? 

+ Trước khi nôn ra máu có dùng thuốc gì không ? 

+ Trước khi nôn ra máu có lao động nặng nhọc gì không?  

+ Có lo lắng gì không ? 

+ Có đau bụng khi nôn, có sốt không ? 

- Khám: Cần khám toàn diện, chú ý mức độ mất máu, tình trạng choáng sốc. 

- Xem xét các kết quả xét nghiệm (chú ý các XN đánh giá mức độ xuất huyết). 

2. Chẩn đoán chăm sóc: 

Dựa trên các dữ kiện đã thu thập được sau khi hỏi và thăm khám bệnh nhân. Các chẩn đoán chăm sóc chính của bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá cao có thể bao gồm: 

- Nguy cơ sốc do giảm thể tích máu đột ngột (thường gặp sau khi nôn ra máu nhiều hoặc ỉa phân đen nhiều). 

- Dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể do không thực hiện được chế độ ăn đúng. 

- Bệnh nhân lo lắng do thấy nôn ra máu nhiều và ỉa phân đen. 

- Bệnh nhân đau vùng thượng vị do tăng tiết dịch vị. 

- Bệnh nhân không biết cách phòng bệnh do thiếu hiểu biết về bệnh. 

3. Lập kế hoạch chăm sóc: 

- Giảm nguy cơ sốc. 

- Xây dựng chế độ ăn phù hợp với bệnh nhân. 

- Giảm lo lắng cho bệnh nhân. 

- Giảm đau vùng thượng vị. 

- Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ.  

4. Thưc hiện kế hoạch chăm sóc: 

* Giảm nguy cơ sốc: 

- Bệnh nhân nằm bất động tại giường, đầu thấp, các nhu cầu sinh hoạt phục vụ tại giường. 

- Tiêm truyền cho bệnh nhân theo y lệnh một cách khẩn trương. 

- Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh. 

- Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 30 phút/ 1 lần nếu bất thường báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời. 

- Phụ giúp thầy thuốc đặt Catheter tĩnh mạch để đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, đề phòng mất máu ồ ạt, truyền máu kịp thời. 

- Đặt Sonde dạ dày tá tràng để theo dõi máu đang chảy hay đã ngừng chảy. 

- Đo lượng nước tiểu để phát hiện triệu chứng đái ít hay vô niệu. 

* Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bệnh: 

- Ăn lỏng, cháo sữa, súp nghiền, nước trái cây. 

- Thức ăn phải để lạnh. 

- Không nên ăn quá nhiều, không nên để bệnh nhân nhịn đói. 

- Nên cho ăn làm nhiều bữa nhỏ. 

- Khi có biểu hiện cầm chảy máu thì cho ăn nát hoặc đặc dần. 

- Trong thức ăn, đồ uống không được có rượu, cà phê, thuốc lá. 

* Giảm lo lắng cho bệnh nhân: 

- Giải thích để bệnh nhân tin tưởng vào chuyên môn và yên tâm điều trị. 

- Mất ngủ dùng thuốc an thần: Seduxen, tranxen ... 

- Khi chảy máu đã ngừng và ổn định, hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp thư giãn nghỉ ngơi để giảm lo lắng. 

* Giảm đau vùng thượng vị: 

- Chườm lạnh vùng thượng vị. 

- Cho bệnh nhân uống theo y lệnh đầy đủ và chính xác. 

* Giáo dục sức khoẻ: 

- Phòng và tránh bị bệnh bằng cách lao động và nghỉ ngơi hợp lý. 

- Hướng dẫn bệnh nhân cách phát hiện sớm tình trạng xuất huyết tiêu hóa để 

điều trị kịp thời. 

- Khuyên bệnh nhân không uống rượu, cà phê đen, không uống thuốc gây kích 

thích dạ dày như: Aspirin, các loại corticoit. 

5. Đánh giá: 

- Bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá cao được đánh giá là chăm sóc tốt nếu: 

+ Bệnh nhân được nghỉ ngơi tại giường. 

+ Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp. 

+ Bệnh nhân không lo lắng. 

+ Chế độ ăn uống phù hợp với bệnh. 

+ Thực hiện y lệnh của bác sĩ khẩn trương, đầy đủ và chính xác. 

+ Khi ra viện bệnh nhân biết cách phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Câu 5: CS BN viêm phổi

1. Nhận định: 

* Hỏi bệnh: 

- Hình thức của khởi phát bệnh như thế nào? 

- Bệnh lý hiện tại của bệnh nhân được biểu hiện như thế nào: 

+ Cơn rét run, tính chất thời gian kéo dài của cơn rét run, mức độ sốt, ho, tính chất ho, đờm như thế nào (số lượng, màu sắc). 

+ Đau ngực: Tính chất đau, kèm theo khó thở không? Mệt mỏi ? Ăn uống như thế nào? 

- Hỏi tiền sử: Trước đây bệnh nhân có bị mắc các bệnh đường hô hấp không? Các thuốc đã sử dụng, có nghiện rượu và hút thuốc lá không? 

* Thăm khám để phát hiện các triệu chứng và biến chứng: 

- Tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn: Xem lưỡi có bẩn không? Đo thân nhiệt xem sốt bao nhiêu độ? Tính chất sốt? 

- Có khó thở không? Đếm tần số thở, mức độ và tính chất khó thở? 

- Có tím tái không? Mức độ tím tái? 

- Xem số lượng đờm, màu sắc của đờm? 

- Đếm mạch? đo HA phát hiện bất thường. 

- Xem bệnh nhân có vã mồ hôi? Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ để biết tiến triển của bệnh. 

- Xem bệnh nhân có Hecpet quanh môi? 

- Xem kết quả XN. 

2. Chẩn đoán chăm sóc: 

Dựa trên các dữ kiện đã thu thập được sau khi hỏi và thăm khám bệnh nhân. Các chẩn đoán chăm sóc chính của BN viêm phổi có thể bao gồm: 

- Giảm lưu thông đường thở do tiết đờm rãi nhiều do nhiễm khuẩn. 

- Mất nhiều năng lượng do tăng thở và ho. 

- Mất nước do sốt và tăng thở (càng sốt cao, càng thở nhanh, càng mất nước nhiều). 

- Thiếu kiến thức tự chăm sóc. 

3. Lập kế hoạch chăm sóc: 

- Tăng cường lưu thông đường thở. 

- Giảm mất năng lượng cho bệnh nhân. 

- Chống mất nước. 

- Giáo dục bệnh nhân chăm sóc sức khỏe tại nhà. 

4. Thực hiện chăm sóc: 

* Tăng cường lưu thông đường thở: 

Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi kkho, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh. Điều dưỡng cần phải tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách: 

- Dặn bệnh nhân uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để làm loãng đờm và dễ long đờm, uống nhiều nước còn bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh. Tốt nhất cho BN uống nước trái cây. 

- Làm ẩm và nóng không khí hít vào cũng làm loãng đờm và dễ long đờm có thể bảo bệnh nhân đeo khẩu trang, hít vào bằng đường mũi rồi thở ra qua môi khép kín. 

- Giúp bệnh nhân ho có hiệu quả: 

+ Ho tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước vì tư thế thẳng vuông góc cho phép 

ho mạnh hơn. 

+ Đầu gối và hông ở tư thế gấp để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng khi ho. 

+ Hít vào chậm qua mũi thở ra qua môi mím . 

+ Ho 2 lần trong mỗi lần thở ra trong khi co cơ bụng đúng lúc ho. 

- Dẫn lưu đờm theo tư thế: kết hợp vỗ và rung lồng ngực để tống đờm ra ngoài. Sau khi dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ và rung lồng ngực bảo bệnh nhân thở sâu và ho mạnh để tống đờm ra ngoài, nếu BN quá yếu đờm nhiều không thể ho hiệu quả được có thể hút đờm rãi cho bệnh nhân. 

- Thở oxy nếu có chỉ định, cần theo dõi hiệu quả của thở oxy và nồng độ oxy. 

- Thực hiện thuốc kháng sinh, thuốc loãng đờm theo y lệnh. 

* Giảm mất năng lượng: 

- Để BN nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, cho BN nằm tư thế Fowler dặn BN thay đổi tư thế thường xuyên. 

- Cho thuốc giảm ho và giảm đau nếu có chỉ định. 

* Chống mất nước: 

- Do sốt và tăng tần số thở cơ thể sẽ mất nước nên cần cho BN uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), nên cho BN uống sữa, nước cháo, nước trái cây vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa chống mất nước. 

- Truyền dịch nếu có chỉ định. 

* Giáo dục BN chăm sóc sức khoẻ tại nhà: 

- Sau khi hết sốt BN cần tăng hoạt động thể lực một cách từ từ. 

- Hướng dẫn BN tập thở sâu và tập ho có hiệu quả để làm sạch đường thở và giãn nở phổi. 

- Hẹn BN trở lại kiểm tra X quang phổi sau 4 tuần kể từ khi ra viện. 

- Khuyên BN không hút thuốc lá vì thuốc lá hủy hoại hoạt động lông mao của các tế bào lông chuyển, sự hoạt động này có ý nghĩa hàng đầu trong việc làm sạch không khí thở, hút thuốc lá làm kích thích tế bào tiết nhầy của phế quản và ức chế chức năng đại thực bào của phế nang. 

- Tránh làm việc quá sức, thay đổi nhiệt độ đột ngột, không uống rượu vì làm 

giảm sức đề kháng của cơ thể. 

- Khuyên BN ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi thỏa đáng để tăng sức đề kháng. 

- Khuyên BN tiêm phòng cúm nếu có thể thực hiện được. 

5. Đánh giá chăm sóc: 

Sau khi thực hiện KHCS người ĐD phải theo dõi người bệnh thường xuyên để có thể đánh giá được kết quả điều trị và chăm sóc. Những vấn đề cần đánh giá là: 

- Tần số thở. 

- Mức độ tím tái. 

- Lấy mạch, đo HA, cặp nhiệt độ. 

- Xem số lượng màu sắc của đờm. 

- Hình ảnh X quang phổi. 

- Xem BN có thực hiện lời khuyên GDSK. 

Kết quả mong muốn là : 

- BN không khó thở. 

- Không tím tái. 

- Các dấu hiệu sinh tồn (Mạch, nhiệt độ, HA) dần trở về bình thường. 

- Khạc đờm ít dần. 

- BN ăn uống tốt, lên cân. 

- Hình ảnh X quang được cải thiện, các XN tốt lên. 

- BN tuân thủ lời khuyên về GDSK.

Câu 6: CS BN đái tháo đường

1. Nhận định : 

- Hỏi bệnh nhân : 

+ Mắc bệnh từ bao giờ? 

+ Ăn khỏe, mỗi bữa bao nhiêu bát, ăn ngày mấy bữa? 

+ Uống nhiều nước? khát nước? 

+ Đi đái nhiều? mấy lít? 

+ Gầy sút bao nhiêu kg? 

+ Mệt mỏi, ngứa ngoài da, mắt mờ không? 

+ Răng lung lay và rụng răng không? 

+ Có sút cân không? Có ho không? 

- Quan sát và khám : 

+ Toàn thân: Cân nặng bao nhiêu? 

+ Da: Viêm da, có mụn nhọt trên da? 

+ Mắt có đục nhân? 

+ Mạch ? Huyết áp ? 

- Xét nghiệm : 

+ Đường máu lúc đói. 

+ Đường niệu 24h. 

+ Chụp phổi. 

+ Điện tim. 

2. Chẩn đoán chăm sóc: 

- Rối loạn quá trình dinh dưỡng do rối loạn chuyển hoá Glucoza. 

- Nguy cơ bị các biến chứng do tăng đường máu. 

- Thiếu hiểu biết về bệnh tật và chế độ điều trị. 

3.Lập Kế hoạch chăm sóc: 

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân. 

- Người bệnh sẽ không bị hoặc hạn chế đến mức tối đa các biến chứng. 

- Tăng sự hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị cho bệnh nhân. 

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: 

* Xây dựng chế độ ăn hợp lý để làm bình thường hoá đường máu: 

- Ăn giảm các chất có đường, thay vào là các loại đậu: đậu phụ, đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lành, ăn nhiều chất xơ như: rau xanh... 

- Ăn tăng đạm 1,5 - 2 kg/24h với bệnh nhân gày. 

- Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật, giảm calo với những bệnh nhân béo, thừa cân. 

- Ăn làm nhiều bữa. 

- Không uống bia rượu và không ăn quả ngọt, nếu bệnh nhân thèm đường quá thì cho đường sacarin. 

- Theo dõi bữa ăn hàng ngày xem bệnh nhân có thực hiện tốt không. 

- Theo dõi cân nặng. 

* Hạn chế các biến chứng: 

- Làm cho đường máu trở về bình thường bằng: 

+ Thực hiện y lệnh: 

. Tiêm insulin với bệnh nhân đái đường týp I. 

Chú ý: Insulin liều lượng tuỳ bệnh nhân, tiêm dưới da, chia 2 lần trước khi ăn 30 phút. Tiêm Insulin phải theo dõi hạ đường máu: da lạnh, toát mồ hôi, huyết áp tụt có khi co giật, hôn mê. 

. Dùng thuốc hạ đường máu dạng uống với đái đường týp II: Diamicron, Glucophage... 

Chú ý: Khi dùng thuốc hạ đường máu dạng uống cần theo dõi các biểu hiện dị ứng: ngứa, xạm da, giảm bạch cầu. 

- Theo dõi đường máu. 

- Theo dõi đường niệu 24h. 

- Khuyên bệnh nhân: 

+ Vệ sinh thân thể, tắm gội thay quần áo hàng ngày nếu có mụn nhọt phải rửa sạch và băng vô khuẩn. 

+ Vệ sinh răng miệng, đánh răng, xúc miệng bằng nước muối 9‰. Khi có loét miệng thì lau miệng bằng khăn mềm. 

+ Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. 

+ Nếu có nhiễm trùng nặng: sốt, ho... cho hạ sốt, cho kháng sinh. 

- Nếu bệnh nhân bị đau ngực, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch đau dây thần kinh thì ngoài chế độ ăn kiêng mỡ, ăn nhạt. Cần thực hiện y lệnh: 

+ Cho uống Praxetamon. 

+ Lenirtal 2,5 mg x 2v/24h. 

+ Hạ huyết áp: Nipedipin 

+ Thuốc tiêu mỡ: Lopit, Zocor... 

- Làm các xét nghiệm: Cholesterol, Tryglycerit, Điện tim đồ. 

* Tăng sự hiểu biết về bệnh tật và chế độ điều trị cho bệnh nhân: (GDSK) 

- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng chế độ ăn uống cho bệnh đái đường trong suốt thời gian điều trị nội trú cũng như ngoại trú. 

- Khuyên bệnh nhân khi ra viện phải xét nghiệm đường máu và đường niệu thường xuyên để điều chỉnh thuốc. 

- Khám định kỳ để phát hiện sớm biến chứng và điều trị kịp thời. 

- Khuyên những bệnh nhân béo bệu thì ăn hạn chế calo và tập thể dục thích hợp thường xuyên. 

- Khuyên bệnh nhân thường xuyên vệ sinh thân thể để hạn chế nhiễm trùng. 

5. Đánh giá chăm sóc : 

Sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng phải so sánh các triệu chứng hiện tại với triệu chứng ban đầu, xem bệnh có giảm đi:  

- Đỡ đói, đỡ khát, đỡ đái nhiều. 

- Đường máu dần trở về bình thường, hết đường niệu. 

- Bệnh nhân đỡ mệt, tăng cân. 

- Không bị hoặc hạn chế được các biến chứng

MÔN NGOẠI

Câu 1: CS BN trước mổ

a. Chuẩn bị người bệnh mổ theo kế hoạch

loại mổ này sau khi hội chẩn người có trách nhiệm chỉ định mổ sẽ sắp xếp thời gian lịch mổ ngày nào, ai mổ, phương thức mổ…Mổ theo kế hoạch gồm các loại bệnh cần mổ có thể để thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh

* Chuẩn bị tinh thần cho BN

- Đối với người bệnh

+ Trong những ngày trước khi mổ, ĐD phải gần gũi an ủi, giải thích cho người bệnh an tâm, gây cho người bệnh 1 niềm lạc quan, tin tưởng vào chuyên môn, giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của việc phẫu thuật.

+ Cần tìm hiểu những lo lắng, thắc mắc của người bệnh. Phản ánh cho bác sĩ và cùng bác sĩ giải quyết cho người bệnh an tâm

+ Không được cho người bệnh biết tình trạng nguy kịch của bệnh mà sinh ra lo lắng sợ hãi. Tuyệt đối không được giải thích những điều gì mà bác sĩ không cho phép

- Đối với thân nhân của người bệnh

+ Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của BN cho người nhà biết, không giấu giếm những tiên lượng xấu, kể cả khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng BN

+ Mặt khác cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình của gia đình, kêu gọi họ quan tâm, chia sẻ, động viên BN, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị bệnh nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành phẫu thuật.

* Chuẩn bị thể chất cho BN

- Hồ sơ bệnh án

+ Hồ sơ bệnh án phải có đủ tất cả các loại giấy tờ pháp lý, cần khai thác kỹ quá trình diễn biến của BN, đặc biệt chú trọng đến các triệu chứng cơ năng và toàn thể, cần hỏi kỹ tiền sử của bệnh, ghi đầy đủ quá trình diễn biến bệnh tật. Địa chỉ của BN phải ghi rõ ràng chính xác

+ Giay cam kết chấp thuận phẫu thuật của BN hoặc thân nhân

+ ĐD kiểm tra sưc khỏe của BN

k.tra chiều cao, cân nặng: cần phải cân BN trước khi mổ vì việc làm này là cần thiết cho việc dùng thuốc hồi sức cho BN sau này

Xem BN có các vấn đề đặc biệt như hen phế quản, dị ứng thuốc, bệnh tim mạch, cao HA, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm không

Dấu hiệu sinh tồn: mạch, HA, nhiệt độ, nhịp thở

Theo dõi số lượng nước tiểu 24h, bình thường trong 24h một người đái từ 1,2 lít đến 2,5 lít

Theo dõi phân: số lần trong ngày, số lượng, màu sắc phân

Theo dõi nôn: nếu người bệnh nôn thì phải theo dõi số lần nôn, số lượng nôn, chất nôn, màu sắc…

Trong quá trình theo dõi, ĐD báo cáo kịp thời những diễn biến của BN cho BS biết để xử trí

Tất cả những theo dõi hằng ngày phải ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, giúp cho BS chẩn đoán bệnh và tiên lượng sau này

- Chuẩn bị các XN cận LS

+ Các XN cơ bản

·

Máu: Số lượng HC, BC, tiểu cầu

Nhóm máu để truyền máu khi cần

Tốc độ lắng máu

Thời gian đông máu, thời gian chảy máu

Tỉ lệ huyết cầu tố

Protid toàn phần, lipid toàn phần, glucose huyết

Điện giải đồ

Ure huyết

·

Nước tiểu

Định lượng ure niệu, protein niệu, tế bào( hồng cầu, bạch cầu..,)

·

Phân

Tìm trứng ký sinh vật trong phân

Tìm các tế bào bất thường trong phân( hồng cầu, bạch cầu…)

+ Thăm dò 1 số chức năng cần thiết

·

Thăm dò chức năng gan

Phản ứng Gros-Mac-Lagan, định lượng cholesterol

Transaminase: SGOT, SGPT

Phosphatase kiềm, bilirubin, prothrombin

Siêu âm gan mật

·

Thăm dò chức năng thận

Ure niệu, ure máu, creatinin máu, creatinin niệu

X quang: chụp thận không chuẩn bị, chụp thận tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch

·

Thăm dò 1 số chức năng khác

X quang: chiếu hay chụp tim phổi

Tim mạch: điện tâm đồ

Thần kinh: điện não đồ

Giáp trạng: đo chuyển hóa cơ bản

·

1 số các xét nghiệm đặc biệt: chụp cắt lớp vi tính( CT Scaner), chụp cộng hưởng từ( MRI)

- Khám các chuyên khoa cần thiết

+ Khám tai mũi họng: phát hiện những viêm nhiễm để điều trị bước khi mổ, vì nếu có viêm nhiễm mà mổ thì có thể có những tai biến sau này

+ Khám tim mạch: để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong khi mổ hoặc sau mổ

+ Khám thần kinh: phát hiện những rối loạn tâm thần có ảnh hưởng tới phẫu thuật

+ Khám da liễu: phát hiện các bệnh ngoài da, cần điều trị trước khi mổ

* Theo dõi và CS BN trước khi mổ

- Theo dõi và CS người bệnh trước khi mổ

+ Theo dõi và CS

·

Theo dõi BN về mặt tâm thần, phát hiện sự lo lắng, động viên, an ủi BN, người ĐD phải gần gũi, thái độ nhẹ nhàng, chân thực gây cho BN tin tưởng vào chuyên môn

·

Để BN được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh những xúc động, lo âu. Khuyên không hút thuốc và không cho uống rượu( kể cả các thứ rượu thuốc)

·

Hướng dẫn cho BN cách thở sâu, tập ho, cách khạc nhổ, hướng dẫn cách ngồi tựa bằng cách kế các gối, hướng dẫn trở mình và vận động sau mổ để giúp cho sự hồi phục nhanh chóng của người bệnh và đề phòng những biến chứng

·

BN được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răng miệng, mũi, họng, mặc quần áo sạch của bệnh viện

·

Chuẩn bị da vùng để mổ: làm sạch sẽ da vùng mổ bằng chất sát khuẩn, cạo hết lông ở vùng mổ song lưu ý không để xây xát da vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập, do đó có quan điểm cho rằng không nên cạo lông vùng mổ và chỉ cạo khi cần thiết

·

Thủ thuật

Thụt tháo hàng ngày đối với BN mổ đại tràng

Thụt rửa âm đạo đối với BN mổ sa sinh dục

·

Chuẩn bị chế độ ăn uống cho BN trước khi mổ

Đảm bảo cho BN ăn uống tốt, cho ăn chế độ bồi dưỡng tăng protid như thịt nạc, cá, trứng trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là những BN thiếu máu. Đối với những người bệnh không ăn được qua đường miệng báo cáo bác sĩ để cho ăn theo đường khác như cho ăn qua ống thông dạ dày hoặc truyền dịch nuôi dưỡng

Đảm bảo lượng nhất định các loại vitamin trong hoa quả và rau xanh

Đối với người bệnh thiếu máu, người bệnh mổ nhiều lần cần thiết phải truyền máu trước, tùy theo mức độ cơ thể truyền một hay hai lần trước khi mổ( do bác sỹ quyết định)

+ Dự phòng các biến chứng

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ, cần phải điều trị dự phòng trước

·

Đối với BN có bệnh tim

Cho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước

Vệ sinh răng miệng tốt

Lợi niệu và trợ tim( Digitalis, coramin…)

Điều trị tốt các bệnh phụ: mũi- họng, hô hấp…

Đối với BN có bệnh thận

Cho ăn chế độ kiêng muối, hạn chế nước

Lợi tiểu tốt

Cho kháng sinh( penicilin..,)

·

Đối với BN có bệnh gan

Cho ăn chế độ ăn giàu protid, hạn chế lipit

Cho vitamin B12, vitamin K…

Acid glutamic…

·

Đối với BN có bệnh tiêu hóa

Cho thụt tháo phân hàng ngày, 1 tuần trước khi mổ

Cho khang sinh: clorocid, sulfaguanidin(ganidan)

* Chuẩn bị người bệnh 1 ngày trước khi mổ và ngày mổ

- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở, ĐD phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ

- Chế độ ăn uống

+ Trước ngày mổ, người bệnh ăn nhẹ buổi sáng: cháo bột, miến, súp rau,khoai, sữa, buổi chiều uống nước đường hoặc truyền dịch

+ nhịn ăn uống hoàn toàn 6.8 giờ trước mổ

+ Đối với người bệnh mổ đường tiêu hóa có thể có chỉ định thụt tháo hoặc rửa dạ dày

- Chế độ vệ sinh toàn thân và da vùng mổ

+ cho tắm nước nóng hay lau người sạch sẽ

+ bỏ lại các tư trang và răng giả( gửi lại người nhà hoặc kho)

+ da vùng mổ: cạo lông, tóc…bằng dao cạo, tránh gây xây xát da vùng mổ

+ Rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước chín

+ sát khuẩn vùng mổ bằng cồn 70 độ hoặc ete

+ băng vô khuẩn da vùng mổ

- Thực hiện các thủ thuật cần thiết

+ rửa dạ dày( đối với người bệnh mổ dạ dày)

+ thụt tháo: nên thụt trước khi mổ 3.4 giờ. Thụt bằng dung dịch mặn đẳng trương.

+ Thông đái: nên thông đái vô khuẩn trước khi mổ 1 giờ.

- Thực hiện thuốc: trước khi ngủ cho NB uống thuốc an thần hay thuốc ngủ

- Chuyển NB lên phòng mổ( sáng hôm mổ)

+ Trước khi chuyển NB lên phòng mổ, ĐD phải kiểm tra lại dấu hiệu sinh tồn: HA, mạch, nhiệt độ, nhịp thở. Kết quả phải ghi vào hồ sơ bệnh án

+ Đeo bảng tên vào tay NB

+ Thay quần áo theo quy định cho BN mổ

+ Kiểm tra đầy đủ lại hồ sơ

+ phải chuyển bằng cáng. Chuyển nhẹ nhàng, êm dịu, tuyệt đối không được để người bệnh tự đi( kể cả trường hợp đi đái, đi ỉa), đảm bảo cho NB ấm áp trong khi chuyển

+ Bàn giao BN với ĐD phòng mổ

b) Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu

Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải mổ cấp cứu. Đối với những bệnh này, cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa.

Do đó công tác chuẩn bị cho phẫu thuật sẽ không đạt được yêu cầu hoàn chỉnh. NB ở trong tình trạng nặng, không có thời giờ để hồi sức chu đáo. Nhưng cũng phải chuẩn bị tối thiểu, để đạt những yêu cầu cần thiết cho phẫu thuật

- Hồi sức: hồi sức ngày bằng truyền máu, truyền dịch, thở oxy, hút dạ dày, chống sốc…

- Theo dõi

+ Mạch, HA, nhiệt độ, nhịp thở, ghi đầy đủ vào hồ sơ bệnh án, có trường hợp cứ 15.30 phút phải lấy HA, mạch 1 lần

+ Các chất bài xuất của NB( chất nôn, phân, nước tiểu) về số lượng và màu sắc, giữ lại và báo cáo cho bác sỹ xem

+ Làm các XN cơ bản: số lượng HC, bạch cầu, công thức BC, ure huyết, nhóm máu. Thời gian máu đông, thời gian máu chảy

+ X Quang cần thiết: chụp ổ bụng cấp cứu, chụp tim phổi

+ Thực hiện y lệnh 1 cách khẩn trương chính xác

+ Thay quần áo, làm sạch vùng mổ: sát khuẩn vùng da mổ, băng vô khuẩn

+ Thủ tục hành chính cần làm khẩn trương

+ chuyển NB lên phòng mổ: nhẹ nhàng, êm dịu

Giao dục SK

-

Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể những việc cần phối hợp giữa NB và nhân viên y tế, những việc NB cần phải thực hiện trong suốt thời gian điều trị trước mổ, trong khi chuẩn bị mổ và sau khi mổ

-

Đặc biệt sau khi thụt tháo, NB cần phải làm theo sự hướng dẫn của y tá, ĐD để cho cuộc mổ tiến hành có kết quả cao

Câu 2: CS BN sau mổ chấn thương ngực

a)Chăm sóc trước mổ 

*Nhận định 

-toàn thân: người bệnh có sốc không?tình trạng hô hấp? thể trạng người bệnh 

-tại chỗ: thương tổn thuộc loại nào? Gãy xương sườn hay gãy xương ức?có mảng sườn di động hay không? 

*Chẩn đoán chăm sóc 

-nguy cơ do đau và mất máu 

-nguy cơ suy hô hấp 

-nguy cơ nhiễm trùng vết thương nếu có 

*Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc 

-phòng và chống sốc: theo dõi dấu hiệu sinh tồn 30 phút/ lần; dùng thuốc giảm đau theo y lệnh. Truyền dịch và thực hiện thuốc 

-chống suy hô hấp: tư thế người bệnh: flower.băng cố định xương sườn nếu gãy xương sườn.trợ giúp thầy thuốc làm thủ thuật cố định xương sườn nếu người bệnh có mảng sườn di động.thở oxy 

-chống nhiễm trùng 

+thay băng vô khuẩn vết thương,trợ giúp thầy thuốc cắt lọc và rửa vết thương 

+dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh 

+tiêm huyết thanh phòng uốn ván 

-Chuẩn bị người bệnh mổ 

+hoàn thành hồ sơ bệnh án 

+đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm 

+chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật 

+thay băng lại vết thương và sát khuẩn vùng cần mổ 

+giải thích cho người bệnh yên tâm 

+tháo bỏ đồ trang sức giao cho gia đình người bệnh 

+giải thích cho gia đình ký kết giấy cam kết mổ 

b)Chăm sóc sau mổ dẫn lưu màng phổi 

*nhận định 

-bệnh nhân có bị nhiễm trùng không? 

-tình trạng hô hấp thế nào? 

-ống dẫn lưu có thông không? Dịch chảy như thế nào?số lượng?màu sắc 

*chẩn đoán chăm sóc 

-nguy cơ mất máu 

-nguy cơ suy hô hấp 

-nguy cơ nhiễm trùng 

-nguy cơ dày dính màng phổi 

*Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc 

-theo dõi chảy máu sau mổ: 

+theo dõi dấu hiệu sinh tồn,tình trạng da và niêm mạc.nếu mất máu nhiều thì da xanh và niêm mạc nhợt 

+theo dõi máu chảy qua vết mổ bằng cách theo dõi tình trạng dịch thấm băng 

+máu và dịch chảy qua sonde dẫn lưu: bình thường máu chảy qua sonde dẫn lưu số lượng ít và trong dần 

+xét nghiệm máu cho người bệnh nếu số lượng hồng cấu dưới 2 triệu/1mm3 thì phải truyền máu 

-Hô hấp 

+vỗ rung dọc theo khoang liên sườn để BN có thể ho,khạc dễ hơn 

+tư thế người bệnh:nằm đầu cao nghiêng về phía có dẫn lưu 

+theo dõi nhịp thở,tình trạng tím tái môi và đầu chi 

-Giảm nguy cơ nhiễm trùng 

+theo dõi dịch ở bình chứa:số lượng,tính chất,màu sắc 

+thay băng vô khuẩn vết mổ 2 ngày/1 lần nếu vết mổ khô,ngày 1 lần nếu vết mổ nhiễm trùng và cắt chỉ cách để thoát dịch nếu vết mổ có mủ 

+thay dẫn lưu và bình chứa tránh nhiễm khuẩn ngược dòng 

+dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh 

-theo dõi ống dẫn lưu 

+tránh gập ống dẫn lưu,tránh tắc,dẫn lưu phải được đạt đúng nguyên tắc là dẫn lưu kín và 1 chiều 

+kẹp ống dẫn lưu:khi không thấy dịch hay khí chảy ra.tình trạng người bệnh tốt,đồng thời chụp x quang kiểm tra nếu không thấy hình ảnh dịch và khí màng phổi ta tiến hành kẹp dẫn lưu,sau 24h người bệnh không khó thở thì rút ống dẫn lưu 

-giảm nguy cơ dày dính màng phổi: sau khi rút dẫn lưu: hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu,tập thể dục,tập khớp vai và thở cơ hoành và tập thổi bóng 

-các chăm sóc khác 

+vệ sinh: vệ sinh cá nhân tránh ướt băng,vệ sinh răng miệng 

+thay đổi tư thế trăn trở để chống loét 

+dinh dưỡng: đảm bảo chế độ dinh dưỡng,tăng đạm,vitamin để chống nhiễm trùng 

*Đánh giá 

Người bệnh được coi là tốt khi 

-hết khó thở 

-hết dịch và khí màng phổi 

-không có các di chưng như dày dính màng phổi hay ổ cặn màng phổi

Câu 3: CS BN sau mổ vết thương mạch máu

a)Nhận định 

-trước mổ: 

+người bệnh có sốc hay không?tình trạng mất máu và dấu hiệu sinh tồn thế nào 

+vết thương động mạch hay tĩnh mạch? 

+người bệnh đã được sơ cứu gì chưa? 

+ga rô giờ thứ mấy? đúng hay sai 

-Sau mổ 

+tình trạng mất máu,dấu hiệu sinh tồn,da và niêm mạc 

+tình trạng nuôi dưỡng sau mổ như thế nào 

+vết mổ có thấm dịch máu không? 

b)Chẩn đoán chăm sóc 

-nguy cơ sốc do mất máu nhiều 

-nguy cơ hoại tử chi do ga rô quá lâu 

-nguy cơ thiếu nuôi dưỡng do huyết khối 

-nguy cơ chảy máu sau mổ 

c)lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc 

*Trước mổ 

-phòng và chống sốc 

+băng ép(nếu là vết thương tĩnh mạch),ga rô cầm máu(nếu là vết thương động mạch) 

+tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh 

+bù lại khối lượng tuần hoàn:truyền máu tươi toàn phần cũng nhóm các loại dịch thay thế máu 

+lập bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn( 30 phút hay 1 giờ /1 lần) 

+theo dõi nước tiểu qua sonde bàng quang theo giờ 

+để người bệnh nằm đầu thấp nếu huyết áp thấp 

-theo dõi ga rô 

+sau khi ga rô xong phải có phiếu ghi theo dõi ga rô 

+cứ 1 giờ nới dây ga rô 1 lần và mỗi làn nới 1-2 phút và không nới quá 6 lần 

+ga rô đảm bảo vết thương không còn chảy máu và ga rô đúng nguyên tắc 

+chỉ chuyển người bệnh khi không có sốc và ga rô cầm máu tốt 

-Chuẩn bị người bệnh mổ 

+hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án 

+làm các xét nghiệm: công thức máu,nhóm máu,máu chảy máu đông... 

+giải thích cho người bệnh và gia định người bệnh ký cam kết mổ 

+thay băng và sát trùng vùng cần mổ 

+thay băng áo nhà mổ và tháo đồ trang sức giao cho người nhà giữ 

*Chăm sóc sau mổ 

-Những giờ đầu: 

+theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn 

+để người bệnh nằm đầu thấp khi chưa tỉnh 

+truyền dịch và thực hiện thuốc theo y lệnh 

+theo dõi bài tiết 

-theo dõi về nuôi dưỡng của chi sau mổ nối với mạch máu: nếu sau mổ máu lưu thông tốt thì có những dấu hiệu sau: 

+đầu chi hồng,ấm 

+không tê bì,vận động tốt 

+kiểm tra thấy mạch đập,và bắt mạch thấy rõ 

+dùng các thuốc chống đông theo y lệnh để giảm nguy cơ huyết khối động mạch,thuốc chống phù nề 

-Chăm sóc vết mổ 

+theo dõi dịch thấm băng: màu sắc,mức độ 

+thay băng 2 ngày/1 lần nếu vết mổ khô 

+cắt chỉ sau 7 ngày 

-chống nhiễm trùng 

+tiêm thuốc chống uốn ván 

+dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh 

-theo dõi sonde nếu có 

+dịch chảy qua sonde: số lường,màu sắc 

+rút sonde: thường rút sau 24-48 giờ 

-Dinh dưỡng 

+cho ăn khi người bệnh tỉnh 

+chế độ đảm bảo đủ calo,ăn tăng protein và các vitamin để chống nhiễm trùng 

-Vệ sinh 

+vệ sinh thân thể tránh làm ướt băng 

+vệ sinh khoa phòng,thay ga và quần áo người bệnh hàng ngày 

d)Đánh giá 

người bệnh đc đánh giá là tốt khi 

-ga rô đúng nguyên tắc 

-người bệnh không có sốc 

-người bệnh đến sớm,điều trị bảo tồn tốt 

-không có biến chứng về tắc mạch

Câu 4: CS BN sau mổ thủng dạ dày

1.Nhận định tình trạng người bệnh 

*Trước mổ 

-toàn thân 

+người bệnh có sốc không? 

+có nhiễm trùng- nhiễm độc không? 

+mặc có hốc hác?môi khô,lưỡi bẩn?số lượng nước tiểu?màu vàng không? 

+dấu hiệu sinh tồn:mạch nhanh nhỏ,HA tụt,nhịp thở nông,sốt hay không? 

-Tại chỗ 

+Nhận định cơn đau:bắt đầu đau từ bao giờ?vị trí?đau dữ dội hay âm ỉ?đau liên tục hay thành cơn?đau lan đi đâu? 

+nhận định nôn:nôn không?nhiều hay ít?nôn ra chất gì? 

+bí trung tiên không? 

*Sau mổ 

-có nhiễm trùng-nhiễm độc sau mổ? 

-người bệnh tỉnh hay chưa? 

-vết mổ có đau?chảy máu,nhiễm khuẩn không? 

-bụng có trướng không? 

-ống dẫn lưu phúc mạc,ống dẫn lưu dạ dày có hoạt động tốt không?nhận định số lượng,màu sắc,tính chất của dịch qua ống dẫn lưu 

-nhận định lưu thông tiêu hóa:người bệnh trung,đại tiên chưa? 

-về dinh dưỡng:có chỉ định ăn gì,uông gì?có chỉ định thì BN đã ăn uống được gì 

-nhận định tư tưởng người bệnh,hoàn cảnh gia tính,những bệnh mạn tính trước đây 

2.Chẩn đoán chăm sóc 

-người bệnh sốc do đau 

-có hội chứng nhiêm trùng nhiễm độc do viêm phúc mạc,do người bệnh đến muộn 

-trướng bụng do chưa có nhu động ruột 

-nhiễm trùng vết mổ do viêm phúc mạc 

-nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do người bệnh ăn kém 

-người bệnh lo lắng về bệnh 

3.Lập kế hoạch và thực hiện 

*Trước mổ 

Khẩn trương chuẩn bị người bệnh trước mổ cấp cứu 

-hoàn thành thủ tục hành chính 

-đặt ống hút dịch dạ dày và hút hết dịch dạ dày đề làm hạn chế dịch dạ dày qua lỗ thủng vào trong ổ bụng và chống trướng bụng,giúp cho người bệnh dễ thở 

-không tiêm thuốc giảm đau trong thời gian theo dõi chẩn đoán 

-truyền dịch và tiêm thuốc theo y lệnh 

-dùng kháng sinh trước mổ theo y lệnh 

-đặt ống thông tiểu để theo dõi nếu người bệnh trong tình trạng sốc 

*Sau mổ 

-theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn 

-nếu người bệnh khó thở,nhịp thở tăng,phải ktra đường hô hấp xem có cản trở nào không?và cho người bệnh thở oxy 

Mạch nhanh dần,HA giảm pải bảo cho thầy thuốc ngay(đề phòng sốc do mất máu) 

-thường xuyên theo dõi ống hút dịch dạ dày trành tắc nghẽn,hút ngắt quãng 

-chỉ rút ống hút dạ dày khi có nhu động ruột 

-theo dõi tình trạng ổ bụng: sau mổ đỡ trướng dần,ngày thứ 4,5 sau mổ mà trướng bụngkèm theo đau bụng,bí trung đại tiện,toàn thân có nhiễm trùng báo ngay cho bác sỹ 

-Chăm sóc ống dẫn lưu 

+Cho người bệnh nằm nghiêng về bên ống dẫn lưu để dịch thoát ra đc dễ dàng 

+ống dẫn lưu ổ bụng pải đc nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vk có đựng dd sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng 

+tránh làm gập,tắc ống dẫn lưu 

+theo dõi số lượng,màu sắc,tính chất dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài 

+nếu ống dẫn lưu ra dich bất thường báo cho bác sy ngay 

+thay băng chân ống dẫn lưu và sát khuẩn thân ống dẫn lưu,thay túi đựng dịch dẫn lưu hàng ngày 

+rút ống khi BN trung tiện được 

-Chăm sóc ống thông niệu đạo bàng quang:tránh nhiễm khuẩn ngược dòng,người bệnh ổn định rút ống dẫn lưu sớm 

-chăm sóc vết mổ 

Đảm bảo thay băng vô khuẩn 

Cắt chỉ vào ngày thứ 7 

Người già,suy dinh dưỡng,thành bụng yếu thì cắt chỉ muộn hơn 

-Dinh dưỡng 

Bồi phụ nước,điện giải cho BN,hút dịch dạ dày sau mổ 

Khi chưa có nhu động ruột thi nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch 

Khi có nhu động ruột thì bắt đầu uống,sau đó ăn lỏng tới đặc. 

*Trường hợp cắt đoạn dạ dày 

-theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn 

-theo dõi sát ống hút dịch:nếu có máu tươi báo cho bác sỹ ngay 

-khi người bệnh ăn uống:những ngày đầu ăn thức ăn lỏng,dễ tiêu,ăn thành nhiều bữa 6-8 bữa,sau đó tăng dần về số lượng để tránh hội chứng dạ dày bè 

*Nếu người bệnh cắt dây TK X,nối vị tràng, điều dưỡng cần theo dõi ống hút dạ dày kỹ hơn,tránh trướng bụng 

-theo dõi các biến chứng 

+sốc:do giảm khối lượng tuần hoàn 

+nôn:xảy ra trong những giờ đầu,trường hợp ống hút dạ dày k hoạt động tốt,ng bệnh nôn ra dịch nâu đen,cần cho nằm nghiêng về 1 bên để chất nôn k lọt vào đường hô hấp 

+chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối:nôn ra máu tương 

+biến chứng phổi: ng già yếu 

+nhiễm trùng vết mổ 

4.Đánh giá 

-người bệnh hồi sức tốt trước khi mổ 

-chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ 

-chăm sóc tốt sau mổ 

-k biến chứng gì sau mổ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thu