Nghiên cứu khoa học_Phần giáo án_Câu 1
Câu 1. 3-4 tuổi. Chủ đề Mùa xuân
CHỦ ĐỀ: Mùa xuân của bé
Hoạt động : Tìm hiểu về mùa xuân
Lứa tuổi: 3-4 tuổi
Thời gian: 20-25
Ngày dạy:
Người dạy
I.Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân, như nắng ấm, gió nhẹ, mùa xuân không khí ẩm ướt.
- Trẻ biết thời tiết mùa xuân có tác động đến cây cối, hoa, lá, con người, con vật và sinh hoạt trong xã hội.
2.Kỹ năng
- Có kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa.
- Có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật, hoạt động của con người
3.Thái độ
- trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Chuẩn bị
-Các đoạn video clip cảnh:
+ Thời tiết mùa xuân, cây cối, hoa, con vật trong mùa xuân.
+ Chuyển giao thời tiết từ mùa đông sang mùa xuân sang mùa hạ.
+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đón tết, chúc tết, lễ hội xuân Hà Nội, hội Lim, đền Hùng, tết trồng cây.
- Máy tính
III.Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Gọi trẻ đến gần cô, cho trẻ nghe tiếng chim hót, tiếng con côn trùng kêu. Cho trẻ đoán xem nghe được những tiếng gì? hỏi trẻ vào mùa nào thấy nhiều loài chim và côn trùng.
- Mời trẻ về chỗ cùng trò chuyện về mùa xuân.
2.Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về mùa xuân
- Ai biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì?
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Mùa xuân có gì đặc biệt?
+ Tìm hiểu về thời tiết mùa xuân
- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?
+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng?
- Vì sao gọi là mưa phùn?
- Thế mùa đông bầu trời như thế nào? Gió mùa đông như thế nào?
=> Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân (có lồng bài thơ nói về thời tiết mùa xuân để củng cố và chốt kiến thức)-
- Tìm hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân
- Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.
+ Đoạn băng nói về điều gì?
+ trong đoạn bằng về mùa xuân trên có những động vật nào?
+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì?
Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?
=> Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân về, tết đến là ngày tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2.1: Tìm hiểu về hoạt động của con người vào mùa xuân
- Mùa xuân đến con và gia đình thường làm gì?
- Mùa xuân đến các con thích gì nhất?
- Bố mẹ các con thường Đi những đâu?
- Ngoài mùa xuân còn những mùa nào nữa nhỉ?
=> Một năm có 4 mùa, khởi đầu bằng mùa xuân, mùa xuân có nắng nhẹ, mưa phùn; cây cối đâm chồi nảy lộc, các loại hoa đua nhau khoe hương sắc...Mùa xuân đến cảnh vật thật là đẹp, vậy các con có yêu cảnh đẹp của mùa xuân không? Cô cũng vậy, cô cũng rất yêu mùa xuân, mùa xuân cảnh vật như đẹp hơn.
2.3: Trò chơi luyện tập "Bé nào khéo nhất"
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng...), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa, ong, bướm, chim...hoạt động của con người.
- Trẻ ở các nhóm trang trí cho bức tranh mùa xuân.
- Luật chơi: Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được gắn đúng và nhiều chi tiết
3.Hoạt động 3: kết thúc
Cô cho trẻ ra sân hoạt động với thiên nhiên: chăm sóc cây cối, quan sát cây cối, cảnh vật ngoài trời...
-4 mùa. Xuân, hạ, thu, đông
- mùa xuân ạ
- Có nhiều hoa ạ
- Mùa xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá
- Bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn
- mưa rất nhẹ, hơi có gió
- bầu trời âm u, gió lạnh ạ
-cây cối đâm chồi
-trẻ trả lời
-đâm chồi nảy lộc
-Hoa đào ạ
-đi chơi với nhau
-trẻ trả lời.
-trẻ lắng nghe
-trẻ tham gia chơi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top