câu 8

Câu 8: Phương pháp ĐÀM THOẠI

* KN: là cách thức giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo trình tự nhất định nhằm hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá nội dung bài học

* Yêu cầu:

A, Yêu cầu về câu hỏi:

- phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy

- phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ

- câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu

- kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở

- câu hỏi phải sắp xếp khoa học, hệ thống logic, xuất phát từ kiến thức và kinh nghiệm đã có của trẻ để bắt đầu đàm thoại ( dễ-->khó, đơn giản--> phức tạp, cụ thể--> trừu tượng, từ câu hỏi các đặc điểm bên ngoài--> câu hỏi tìm hiểu các thuộc tính bên trong của đối tượng)

- câu hỏi phải có tác dụng kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện.

B, Yêu cầu:

- GV đưa ra câu hỏi 1 cách nhẹ nhàng, mang tính động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, trả lời

- Tổ chức đàm thoại dưới nhiều hình thức khác nhau, với ngữ điệu khác nhau

- Khi trẻ trả lời đúng, GV cần kịp thời khen khích lệ trẻ hứng thú tham gia vào bài học

- Khi trẻ trả lời sai hoặc xa trọng tâm, GV cần đưa ra các câu hỏi phụ thuộc hoặc những gợi mở, dẫn dắt để hướng trẻ về nội dung bài học

- Trong quá trình đàm thoại, Gv luôn để ý uốn nắn, sửa chữa cho trẻ cả về lỗi phát âm, cách diễn đạt, dạy trẻ nói những câu nói đầy đủ và sử dụng từ ngữ 1 cách chính xác và linh hoạt.

C, Cách tiến hành:

Ø Chuẩn bị:

- Xác định mục tiêu, nội dung của việc đối tượng

- Xác định hình thức, cách thức tổ chức cho trẻ

- Xác định hệ thống câu hỏi đàm thoại

+ câu hỏi kiểm tra vốn kiến thức của trẻ

+ câu hỏi hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá bài học

- Dự kiến: thời gian, địa điểm, điều kiện phát triển cho trẻ đàm thoại, tình huống sư phạm.

Ø Tiến hành:

B1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

+GV có thể gây hứng thú bằng âm nhạc, văn học... liên quan đến đối tượng

B2: Nêu yêu cầu, đặt câu hỏi để kiểm tra vốn hiểu biết của trẻ

B3: Đưa ra hệ thống câu hỏi đã xác định và tổ chức trò chuyện thảo thuận (tìm câu trả lời, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đối tượng) --> cho trẻ trình bày kết quả và nhận xét, đánh giá

B4: Kết luận: khái quát lại những nội dung cần ghi nhớ

Câu 9: Phương pháp THÍ NGHIỆM.

* KN: là cách thức GV tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm hay hướng dẫn trẻ mô phỏng, tái tạo các quá trình, sự vận động, sự phát triển của một số sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan --> nhằm phát hiện, kiểm nghiệm các đặc điểm, tính chất của đối tượng.

* Yêu cầu:

- TN phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy

- TN phải phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ

- TN phải được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn

- TN phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

- TN phải phản ánh đúng bản chất đối tượng, bản chất các quá trình, sự vận động biến đỏi của sự vật, hiện tượng

- TN phải dựa trên giả thuyết khoa học và tạo cơ hội cho trẻ dự đoán kết quả và kiểm chứng giả thuyết --> từ đó mà xác định niềm tin khoa học cho trẻ

- Khi tiến hành TN cần: luôn quan tâm kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ (thông qua các câu hỏi gợi mở) đảm bảo sự tham gia của trẻ vào quá trình TN, đảm bảo an toàn cho trẻ

- Kết thúc thí nghiệm cần tổ chức cho trẻ thuyết trình, báo cáo kết quả và nhận xét, đánh giá, kết luận

* Cách tiến hành:

A, Chuẩn bị:

- Xác định tên và mục đích thí nghiệm

- Xác định nội dung TN và giả thuyết khoa học

- Chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tiến hành TN

- Dự kiến: giả thuyết khoa học, thời gian, địa điểm, thời điểm tiến hành, tình huống sư phạm, hệ thống câu hỏi đàm thoại.

B, Tiến hành:

B1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ

B2: Trẻ thực hiện TN và quan sát hiện tượng xảy ra

B3: Trình bày kết quả TN và cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá

B4: Kết luận về giả thuyết khoa học và rút ra nội dung cần ghi nhớ

Câu 10: Phương pháp THAM QUAN

*KN: là 1 hoạt động hướng dẫn trẻ LQMTXQ tích cực, trẻ có thể quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên những thay đổi diễn ra trong môi trường sống, quan sát người lớn tác động vào môi trường và cải tạo nó đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

* Yêu cầu:

- Cần giữ gìn cho trẻ trong quá trình tham quan về tinh thần, cơ thể, ăn uống, vệ sinh

- Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn trong buổi tham quan

- Gây được hứng thú, tính tò mò của trẻ đối với các đối tượng cầm tìm hiểu

- Cô và trẻ phải luôn tạo cho mình sự gần gũi và thân thiện.

* Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức và làm chính xác hóa các biểu tượng đã có của trẻ

- Mở rộng hiểu biết của trẻ về MTXQ

- Rèn cho trẻ hệ thống kĩ năng

- Gây hứng thú, tạo tâm thế, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ

- Giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, gắn bó MTXQ, thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

* Quá trình:

A, Chuẩn bị:

- Xác định mục tiêu việc tổ chức cho trẻ tham quan

- Xây dựng PPDH khi tôt chức và hình thức hoạt động

- Kế hoạch tham quan

- Địa điểm, thời gian

- Liên hệ với ban quản lí nơi tham quan để thống nhất thời gian, địa điểm, phương tiện, nội dung, nhân sự cần cho mỗi buổi tham quan, thông báo gia đình để phụ huynh chuẩn bị thêm những thứ cần thiết

- Chuẩn bị điều kiện, phương tiện cho trẻ quan sát

- Dự kiến tình huống sư phạm

- Nơi giáo viên không cần hướng dẫn viên

B, Tiến hành:

B1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú và phổ biến nội quy quy định của buổi tham quan

B2: Giao nhiệm vụ: cho trẻ/nhóm trẻ

B3: Trẻ tham quan và theo hoạt động tham quan

B4: Trẻ nêu cảm nhận và cùng trò chuyện thảo luận

B5: Nhận xét, đánh giá

- Một số địa điểm có thể tổ chức cho trẻ THAM QUAN:

+ Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh: đền, chùa....

+ Các cơ quan hành chính, các công trình công cộng: trụ sở UBND...

+ Các làng nghề truyền thống, các địa danh khác

Câu 11: Phương pháp TRÒ CHƠI

*KN: Là cách thức GV tổ chức chương trình LQMTXQ thông qua việc chơi các trò chơi 1 cách có mục đích, có kế hoạch.

* Phân loại:

- Trò chơi sáng tạo

- Trò chơi khác: học tập,...

* Yêu cầu:

- Trò chơi phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy

- Trò chơi phải phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ

- Trò chơi phải sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn

- Trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục

- Trong quá trình tổ chức chơi cần lưu ý đảm bảo sự tham gia của tất cả trẻ đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi

- Kết thúc trò chơi cần nhận xét, đánh giá cả kết quả và ý thức chơi của trẻ (ưu tiên sự đánh giá của trẻ, GV đánh giá sau cùng)

* Cách tiến hành:

A, Chuẩn bị:

- Xác định mục tiêu sử dụng trò chơi

- Xác định trò chơi và cách chơi

- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cho trẻ tiến hành chơi

- Dự kiến: Thời gian, địa điểm, thời điểm tiến hành, tình huống sư phạm và phương án giải quyết

B, Tiến hành:

- Trò chơi sáng tạo:

B1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu tên trò chơi

B2: Cho trẻ thảo luận về cách chơi, đồ dùng, dụng cụ

B3: Trẻ chơi trong nhóm và trình bày trước lớp

B4: Nhận xét, đánh giá và kết luận

- Các trò chơi khác:

B1: Ổn định tổ chức và giới thiệu tên trò chơi

B2: Phổ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi mẫu (nếu có) đối với trò chơi mới .

+GV nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi hoặc cho trẻ nêu(nếu trẻ biết)

+Có thể cho trẻ chơi mẫu 1-2 lần ( với TC mới, đòi hỏi nhiều kĩ năng)

B3: Tổ chức trò chơi

+Hiệu lệnh chơi của GV phải dứt khoát, kết hợp ngữ điệu và biểu hiện của cử chỉ, nét mặt... để kích thích trẻ hứng thú chơi.

+GV cần bao quát và linh hoạt nâng cao yêu cầu với trẻ trong quá trình chơi.

B4: Nhận xét, đánh giá, kết luận: GV và trẻ cùng nhận xét, đánh giá để khích lệ trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

Câu 12: Trình bày mục tiêu môn MTXQ:

- Cho trẻ làm quen với MTXQ giúp trẻ rèn luyện và phát triển các năng lực, góp phần thực hiện mục tiêu chung của GDMN, thể hiện ở mục tiêu cho trẻ làm quen với MTXQ.

1, Kiến thức:

- Củng cố, khắc sâu những kiến thức và biểu tượng trẻ đã biết về các đối tượng

- Hình thành biểu tượng, kiến thức mới về các sự vật hiện tượng 1 cách khoa học, hệ thống, chính xác

- Liên hệ và mở rộng cho trẻ về đặc điểm, quy trình phát triển biến đổi của các sự vật, hiện tượng ở xung quanh.

2, Kĩ năng: hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng

- Kĩ năng chung: rèn luyện kĩ năng quan sát, tri giác, chủ ý, ghi nhớ, tưởng tượng...

- Kĩ năng tư duy phân biệt, phân tích, tổng hợp, so sánh.....

- Kĩ năng ngôn ngữ: mở rộng hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ, rèn kĩ năng diễn đạt.

- Kĩ năng tích hợp toán, văn học, âm nhạc

- Các kĩ năng khác: vận động, thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành, giao tiếp.

3, Thái độ:

- Giáo dục đạo đức, tình cảm, thể chất, dinh dưỡng-sức khỏe, thẩm mĩ thực hiện các chức năng giáo dục khác . 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top