câu 5
Câu 5 : Anh/chị hiểu như thế nào về phương pháp đọc, kể diễn cảm trong hoạt động tổ chức cho trẻ mầm non lqvtpvh ? những lưu ý cơ bản khi thực hiện phương pháp đọc, kể diễn cảm ?
-Phương pháp đọc kể diễn cảm
+Chính là việc sử dụng giọng đọc, lời kể của giáo viên một cách có nghệ thuật, để giúp cho người nghe không chỉ hiểu được nội dung ý nghĩa của tác phẩm mà còn giúp cho đối tượng nghe ' sống được trong bầu không khí đặc trưng của tác phẩm'
+Trong hoạt động cho trẻ lqvtpvh phương pháp này đặc biệt quan trọng bởi vì trẻ mầm non tiếp cận tác phẩm văn học mang tính gián tiếp chủ yếu thông qua nghệ thuật thể hiện của giáo viên
-Những lưu ý cơ bản khi thực hiện phương pháp đọc , kể diễn cảm :
² Thanh điệu hay giọng điệu cơ bản :
+ Thanh điệu hay giọng điệu cơ bản là việc thể hiện thanh âm cơ bản của tác phẩm đó giúp cho người nghe tái tạo lại được khung cảnh và tình tiết của tác phẩm . mối một tác phẩm sẽ có một thanh điệu hoặc 1 loại giọng điệu khác nhau
+ Có hai yếu tố ảnh hưởng tới giọng điệu hay thanh điệu :
§ Thể loại tác phẩm văn học :
Ví dụ 1 : nếu là thơ lục bát thì thanh điệu cơ bản sẽ là trữ tình trìu mến : 'em yêu nhà em, ảnh bác...'. Bởi vì lục bát là một thể loại đặc biệt về gieo vần , ngắt nhịp
Ví dụ 2 : nếu là truyện cổ tích lời dẫn truyện (kể chuyện) sẽ thể hiện bằng giọng huyền hoặc trầm.
§ Nội dung của tác phẩm chính là yếu tố quyết định
+ Với tác phẩm cho trẻ mầm non các thanh điệu , giọng điệu cơ bản sẽ là : giọng vui tươi, giọng buồn bã, giọng hồn nhiên, trìu mến , ấm áp không có hoặc rất it các loại giọng : đớn đau, xót xa.
² Ngắt giọng :
+ Chính là cách dừng lại hoặc nghỉ lại khi đọc , kể tác phẩm văn học
+ Có 3 loại ngắt giọng :
- Ngắt giọng logic : tuân theo dấu câu
- Ngắt giọng tâm lí : phản ánh sự am hiểu của người đọc hoặc người kể đối với tâm trạng, tính cách và bối cảnh mà nhân vật xuất hiện , không phụ thuộc nhiều vào dấu câu, nó đem lại sự hấp dẫn và hồi hộp cho người nghe
- Ngắt giọng thi ca : dừng lại ở cuối mỗi dòng thơ để giữ vững được nhịp điệu của thơ
² Nhịp điệu: Là tốc độ nhanh hay chậm hay là vừa phải ở trong giọng đọc hoặc là giọng kể của tác phẩm
+Các yếu tố sau đây quy định nhịp điệu
§ Chính nội dung của tác phẩm
§ Sự phát triển của các chi tiết
§ Tính cách tâm trạng hoạt động của nhân vật
§ Nhịp điệu của bài thơ đó
² Cường độ : Chính là độ vang độ hoàn chỉnh của giọng là khả năng điều chỉnh giọng làm cho giọng có thể to hay nhỏ, mạnh hay yếu để tào ra những bậc thang về việc chỉnh độ vang, từ to đến nhỏ hoặc từ nhỏ đến to. Khi thể hiện các tác phẩm văn học
Các yếu tố quy định cường độ :
§ Sự phát triển của các chi tiết :
Ví dụ : trong chuyện chú dê đen, cùng con chó sói giọng lúc gặp dê trắng : to rất mạnh mẽ, lúc gặp dê đen lúc đầu to sau nhẹ hơn chút, mềm hẳn
§ Nghĩa của từng từ trong câu văn.
Ví dụ : chữ 'thì thầm' : đọc nhỏ
Chữ 'thoải mái' đọc to đều
Chữ 'vút' : giọng to
§ Tính cách và tâm trạng của nhân vật
Ví dụ : giọng bác gấu trong cáo, thỏ và gà trống : giọng chó sói to,
§ Không gian phòng học.
§ Số lượng người nghe.
² Ngữ điệu : Chính là sắc thái đa dạng trong giọng đọc hoặc giọng kể nhằm gió cho người nghe có thể hình dung ra được chân dung của nhân vật với tính cách khác nhau ở trong truyện
Ngữ điệu phụ thuộc vào yếu tố :
§ Bản thân tính cách, lời nói, hành động của nhân vật
§ Nét mặt, cử chỉ của giáo viên góp phần tạo ra ngữ điệu
=> Khi thể hiện một tác phẩm văn học các yếu tố nói trên được kết hợp hài hòa với nhau và có sự quy định và tác động qua lại với nhau
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top