câu 14
Câu 14: Trình bày khái quát một số bệnh thông thường và các tai nạn thường gặp của trẻ mầm non:
1. Một số bệnh thông thường ở trẻ mầm non :
a, Bệnh viêm đường hô hấp ( đường hô hấp trên và đhh dưới )
- Biểu hiện: sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, bỏ ăn, . . .
- Nguyên nhân: dị ứng với thời tiết, các kháng nguyên khác trong không khí, do hít phải khí độc, khói bụi công nghiệp, khói thuốc, do nhiễm virut, vi khuẩn . . .
- Cách phòng tránh :
+ Sử dụng vắc xin phòng bệnh .
+ Tránh các nguy cơ dị ứng .
+ Giữ môi trường trong lành , sạch sẽ .
+ Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ .
+ Mặc trang phục phù hợp với thời tiết cho trẻ , vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày .
+ Cách li trẻ với người bệnh .
b . Bệnh đường tiêu hóa :
- Biểu hiện: sốt, tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng.
- Nguyên nhân: do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, rối loạn đường ruột do cấu trúc đường tiêu hóa, do tác dụng phụ của 1 số loại thuốc điều trị bệnh.
-Cách phòng tránh: uống vắc xin phòng bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Vệ sinh các nhân sạch sẽ chống nhiễm khuẩn thông thường .
c. Một số bệnh khác :
- Bệnh sốt xuất huyết .
+ Biểu hiện: sốt cao liên tục, đau đầu, đau mình, đau hốc mắt, đau họng, bụng, tiêu chảy, sốt xuất huyết .
+ Nguyên nhân: do vi rút dengue, do muỗi aedes là vật trung gian truyền bệnh .
+ Cách phòng tránh: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, diệt muỗi .
- Bệnh chân tay miệng :
+ Biểu hiện: sốt, nhức đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, tổn thương ở răng, miệng, phát ban .
+ Nguyên nhân: do vi rút A16, E71 gây nên .
+ Cách phòng: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh .
2 . Một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non :
a . mắc dị vật ( nuốt phải hạt đậu phộng , hạt trái cây . . . ) .
- Biểu hiện: sặc sụa ko nói dc, ko thở dc, trợn mắt lên, hoảng loạn, giãy giụa, mặt tái nhợt tím bầm lại . . .
- Nguyên nhân: do sự bất cẩn của người lớn..
- Giải pháp: khi gặp phải tình huống này tuyệt đối ko cho tay vào miện trẻ để móc dị vật ra mà phải vỗ lưng, ấn ngực đứa trẻ để dị vật dc tống ra ngoài và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất .
- Phòng ngừa: trong quá trình cho trẻ ăn uống phải chăm sóc cần thẩn, ko la hét, ép quá mức khi trẻ không muốn ăn, uống nhất là khi uống thuốc, đồ chơi của trẻ phải có kích thước lớn , khi chơi người lớn luôn theo dõi trẻ.
b. Điện giật
- Nguyên nhân: do sự bất cẩn của người lớn .
- Hậu quả: gây phỏng, hủy hoại mô và cơ quan, gây tử vong ngay .
- Giải pháp: khi phát hiện trẻ bị điện giật thì phải cúp điện ngay càng nhanh càng tốt hoặc tách dây điện ra khỏi người nạn nhân, tuyệt đối ko dùng tay trần. Sau đó kiểm tra nhịp thở và nhịp tim của nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, chuyển tới cơ sở y tế gần nhất .
- Cách phòng: để điện xa tầm tay trẻ, bịt kín các ổ điện khi ko còn sử dụng, lắp điện các dụng cụ đúng quy cách.
c. Ngạt nước: tai nạn do sinh hoạt, ao hồ, các vật chứa nước . . .
- Nguyên nhân: do sự bất cẩn của người lớn .
- Giải pháp: khi phát hiện trẻ bị ngạt nước cần hồi sức tim phổi bằng cách ấn tim , thổi ngạt cho nạn nhân trong khoang từ 1 - 2 tiếng sau đó chuyển ngay đến các cơ y tế gần nhất
- Đề phòng: các vật chứa nước trong nhà nên có nắp đậy , ao hồ quanh nhà phải được rào chắn cẩn thận .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top