Đề cương tâm thần

Đề Cương Môn Tâm Thần

Câu 1:Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD 10.

Bệnh TTPL là RL tâm thần nặng, tiến triển, làm cho người bệnh tách dần khỏi cuộc sống thực tại bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, cảm xúc khô lạnh, tư duy nghèo nàn lệch lạc trầm trọng về hình thức và nội dung, khả năng làm việc , học tập ngày một sút kém, hành vi tác phong kỳ dị, khó hiểu.

Đặc điểm biểu hiện làm sàng theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ10:

1.Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp, và tư duy bị phát thanh.

2.Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị cho phối hay bị động có liên quan rỗ rệt tới hoạt động thân thể hay các chi , hoặc cố liên quan tới ý nghĩ hành vi hay cả giác đặ biệt , tri giác hoang tưởng.

3.Các ảo giác thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thể.

4.Các loại hoang tưởng dai dẳng khác khôngthích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không thể có như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hay những khả năng về quyền lực siêu nhân( thí dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với những người thuộc thế giới khác.)

5.Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện nhiều trong nhiều tuần hay nhiều tháng.

6.Tư duy gián đoạn hay them từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.

7.Tác phong trương lực như kích động, giữ nguyên giáng hay uôn sát, phủ định hay sững sờ.

8.Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sút hệ sức lao động xã hội, phải rõ ràng là các triệu chứng trên không do tình cảm hay thuốc an thần gây ra.

9.Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện và tập tính cá nhân biểu hiận như là mất thích thú, thiếu mục đích lười nhác. Thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.

Chẩn đoán xác định(Theo ICD – 10)

-Các triệu trứng tâm thần đặc trưng: Yêu cầu thong thường của một chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt là ít nhất phải có 1 nhóm triệu chứng rõ (nếu ít rõ thì thường phải có 2 nhóm triệu chứng hay nhiều hơn nữa) thuộc vào một trong các nhóm liệt kê từ (1) đến (4) ở trên. Hoặc ít nhất là phải có 2 trong các nhóm liệt kê từ (5) đến (9).

-Thời gian: Các triệu ở trên phải tồn tại rõ rang trong phần lớn khoảng thời gian một tháng hay lâu hơn.

-Không được chuẩn đoán là tâm thần phân liệt nếu có các triệu chứng trầm cảm hay hưng cảm mở rộng trừ khi đã rõ các triệu chứng phân liệt xuất hiện trước các rối loạn cảm xúc.

-Không chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang ở trạng thái nhiễm độc ma túy.

Chuẩn đoán phân biệt:

1. Rối loạn phân liệt cảm xúc: (F25): cả hai loại triệu chứng phân liệt rõ rệt và cảm xúc rõ rệt đều nổi bạt đồng thời hoặc cách nhau vài ngày trong cùng giai đoạn của bệnh và vì lẽ đó giai đoạn của bệnh không đáp ứng những tiêu chuẩn của bệnh tâm thần phân liệt.

2. Rối loạn loại phân liệt (F21): một rối loạn với các đặc điểm như tác phong kỳ dị, tư duy và cảm xúc khác thường giống như trong bệnh tâm thần phân liệt, nhưng không có những nét bất thường rõ rệt và đặc chưng của bệnh tâm thần phân liệt ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh.

3. Loạn thần thực tổn: (ảo giác thực tổn, căng trương lực thực tổn, hoang tưởng cực tổn..v..v)Trong loạn thần thực tổn có thể có các triệu chứng giống tâm thần phân liệt nhưng không có đầy đủ tiêu chuẩn để chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. khám lâm sàn thần kinh và cận lâm sàn có dấu hiệu của một bệnh thực tổn rõ rệt.

4.Loạn thần do các chất tác động tâm thần ( rượu, bia.v..v..) một trạng thái loạn thần ( giống tâm thần phân liệt, ảo giác, hoang tưởng.v..v..) thường xuất hiện trong khi hoặc ngay sau khi sử dụng các chất tác động tâm thần , hoặc sau khi ngưng sử dụng các thuốc tác động tâm thần (hội chứng cai). Nét đặc trưng là những ảo giác sinh động (điển hình là ảo thanh, song thường là của nhiều giác quan), hiện tượng nhận nhầm, các hoang tưởng (thường mang tính chất paranoid hoặc bị truy hại) rối loạn tâm thần vận động (kích động hoặc sững sờ) cảm xúc bất thường đi từ sợ hãi mãnh liệt tới ngơ ngác.

Rối loạn này tuy có nhiều nét giống tâm thần phân liệt nhưng không đủ tiêu chuẩn chuẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt. Rối loạn này điển hình sẽ tan đi, ít nhất một phần, trong vòng một tháng và tân hoàn toàn trong vòng 6 tháng.

Khám lâm sàn vá xét nghiệm phát hiện có hiện tượng nhiễm độc rượu hoặc ma túy.

Câu 2. Nguyên tắc điều trị và tiên lượng của bệnh tâm thần phân liệt

A. Nguyên tắc điều trị.

1.     Tâm thần phân liệt là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, điều trị triệu chứng là chủ yếu.

2.     Hóa dược liệu pháp có vai trò quan trọng, đặc biệt với các triệu chứng dương tính.

Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị (thuốc, tâm lý, lao động, và tái thích ứng xã hội..v..v..)

3.Cần phát hiện sớm, điều trị tích cực sẽ đem lại hiệu quả tốt.

4.Điều trị duy trì sau cơn loạn thần đầu tiên, quản lý và theo dõi về tái phát.

5.Phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đặc biệt đối với các triệu chứng âm tính.

6.Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và gia đình, với cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân.

7.Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.

8.Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối vơí bệnh nhân tâm thần phân liệt (tránh mặc cảm, xa lánh, sỉ nhục người bệnh ).

9.Chăm sóc bệnh nhân lâu dài đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

 

 

B.Các yếu tố sau đây có liên quan đến tiên lượng tâm thần phân liệt:

1. Các thể tiến tiến.

Tiên lượng tương đối tốt với các thể sau:

F20.X3:  Từng giai đoạn có thuyên giảm.

F20.X4:  thuyên giảm hoàn toàn.

F20.X2:  từng giai đoạn với thiếu sót ổn định.

Tiên lượng tương đối xấu đối với các thể sau:

F20.X0:   liên tục.

F20.X1:   từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần.

2. Cơ địa của người bệnh.

Tương đối tốt nếu:

-            Bệnh phát sinh muộn, càng lớn tuổi càng nhẹ.

-            Trước khi bị bệnh nhân cách thích ứng với môi trường xung quanh.

-            Có những yếu tố bên ngoài thúc đẩy.

-            Yếu tố di truyền.

-            Cảm xúc sớm khô lạnh, khó tiếp xúc.

Tương đối xấu nếu:

-            Bệnh phát sinh ở tuổi trẻ, càng trẻ càng nặng.

-            Trước khi bị bệnh đã có tính cách kín đáo, cô độc.

-            Bệnh nội sinh, không có yếu tố bên ngoài thúc đẩy.

-            Yếu tố di truyền nặng.

-            Cảm xúc sớm khô lạnh, khó tiếp xúc.

3. Các yếu tố khác.

-            Tính chất và đặc điểm của bệnh lý tâm thần: Nếu khởi phát cấp diễn, triệu chứng dương tính chiếm ưu thế, đáp ứng điều trị tốt thì tiên lượng tương đối tốt.

Nếu khởi đầu phát từ từ, triệu chứng âm tính là chủ yếu, đáp ứng điều trị khó khăn thì tiên lượng tương đối xấu.

Yếu tố can thiệp: Nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị và theo dõi tích cực, có sự phối hợp giữa thầy thuốc và gia đình thì tiên lượng tương đối tốt.

Nếu phát hiện bệnh muộn, điều trị không tích cực và thiếu sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng có nhiều stress phới hợp thì tiên lượng tương đối xấu.

II.Tiên lượng theo Gíao trình:

1.Dựa vào các triệu chứng âm tính và dương tính trong các thể bệnh, nếu thể nào có nhiều triệu chứng âm tính thì tiên lượng nặng và ngược lại.

Thể đơn thuần, thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể di chứng là nặng nhất.

Bệnh khởi phát cấp diễn, triệu chứng dương tính chiếm ưu thế, đáp ứng điều trị tốt thì tiên lượng tốt và ngược lại.

2. Tuổi phát bệnh càng trẻ thì tiên lượng bệnh càng nặng và ngược lại.

3. Nhân cách trước khi bị bệnh khép kín, cô độc, ít cởi mở, thiếu hoà hợp thì khi bị bệnh thường gặp thể nặng, điều trị ít có hiệu quả, tiên lượng xấu.

4. Bệnh phát sinh không có nguyên nhân thuận lợi, có liên quan đến yếu tố di truyền thì tiên lượng nặng hơn.

 Ngoài ra, nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị và theo dõi tích cực, có sự phối hợp giữa thầy thuốc và gia đình tốt thì tiên lượng tốt và ngược lại.

Câu 3. Thế nào là ảo tưởng? Cho ví dụ minh họa? Phân biệt ảo tưởng và ảo giác

1.Thế nào là ảo tưởng?  Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật or một hiện tượng có thật bên ngoài.

Ví dụ : Nhìn dây thừng tưởng là con rắn, nhìn áo dài treo trên tường tưởng là có người đang hoạt động, nghe tiếng ôtô tưởng là máy bay…

2.Phân biệt ảo tưởng và ảo giác :

ảo tưởng

ảo giác

- Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật or một hiện tượng có thật bên ngoài.

-ảo tưởng bệnh lý thì thường kéo dài và ko mất đi ngay cả khi đk tri giác đã thay đổi

-Người bình thường cũng có thể bị ảo tưởng trong những đk trở ngại quá trình tri giác : ko đầy đủ ánh sáng,a/s lờ mờ, ko tấp trung chú ý, tiếng nói ko rõ ràn, mệt mỏi quá, quá long lắng, lo âu, chờ đợi quá lâu. Nhưng ảo tưởng ở người bình thường sẽ nhanh chóng mất đi nếu các đk trở ngại ko còn nữa

-Là cảm giác, tri giác như là có thật về một sự vật, một hiện tượng không hiện hữu trong  thực tại khách quan lúc bệnh nhân tri giác, hay còn gọi là tri giác không có đối tượng

- Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân

- Ảo giác có thể kèm hay ko kèm thèo RL ý thức( mê sảng) hay RL tư duy( Mất phê phán về tri giác sai lầm của mình)

ảo giác.. Ảo giác là một triệu chứng loạn thần.

Câu 4. Thế nào là ảo giác? Cho ví dụ minh họa. Trình bày các loại ảo giác

1. Thế nào là ảo giác Là cảm giác, tri giác như là có thật về một sự vật, một hiện tượng không hiện hữu trong  thực tại khách quan lúc bệnh nhân tri giác, hay còn gọi là tri giác không có đối tượng. Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân. Ảo giác là một triệu chứng loạn thần.

- Ảo giác có thể kèm hay ko kèm thèo RL ý thức( mê sảng) hay RL tư duy( Mất phê phán về tri giác sai lầm của mình)

 2. Ảo giác được phân loại như sau:

 - Theo hình tượng, kết cấu:

+ Ảo giác thô sơ:  ảo giác chưa thành hình, chưa có kết cấu rõ ràng.

                     Ví dụ: Thấy một ánh hào quang, nghe một tiếng rầm rì...

 + Ảo giác phức tạp: là ảo giác có hình tượng, kết cấu rõ ràng, sinh động.                   

Ví  dụ:  Thấy người  đang đến bắt  mình,  nghe  tiếng người  nói   trong đầu  ra  lệnh cho

mình...

 - Theo giác quan: ảo giác thính giác (ảo thính hay còn gọi là ảo thanh), ảo thị, ảo khứu, ảo giác xúc giác, ảo vị và ảo giác nội tạng.

 - Theo thái độ của bệnh nhân đối vối ảo giác:

+ Ảo giác thật:Bệnh nhân tiếp nhận ảo giác như những sự vật, hiện tượng có thật trong thực tại, không nghi ngờ về tính chất có thật của ảo giác, ko phân biệt ảo giác với sự vật thật,ko nghĩ rằng có ai làm ra ảo giác, bắt mình phải tiếp thu, thường được tiếp nhận qua giác quan nên còn gọi là ảo giác tâm thần - giác quan. Bệnh nhân cảm thấy ảo giác là có thật, tồn tại trong một không gian nhất định, tin tưởng vào tính có thật của ảo giác, không phân biệt được với thực tế khách quan.

+ Ảo giác giả: Bệnh nhân xem  ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng ko giống với thực tại, phân biệt ảo giác  với sự vật thật .Đặc biệt BN cho rằng người nào đó gây ảo thị cho mình, làm cho ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng....

khác với ảo giác thật, ảo giác giả không được bệnh nhân tiếp nhận như là một kích thích có thật từ thực tế bên ngoài,  không tiếp nhận qua giác quan, không có tính khách quan mà chúng như là do một người nào đó gây ra hoặc nghe tư duy của mình vang thành tiếng nói trong đầu, loại ảo giác nầy có tính chi phối hoạt động tâm thần bệnh nhân, ảo giác giả là một thành phần quan trọng của hội chứng tâm thần tự động, thường gặp trong tâm thần phân liệt . 

3. Các loại ảo giác thật (ảo giác tâm thần giác quan ) :

3.1.1. Ảo thính

Còn  gọi là ảo thanh, rất thường gặp, nội dung đa dạng.Đôi khi ảo thanh thô sơ: tiếng chuông, tiếng còi,tiếng súng, tiếng máy nổ,.... Thường gặp là tiếng người nói, gọi là ảo thính lời nói. Bệnh nhân nghe rõ ràng bên tai, xuất phát từ một vị trí nhất định trong không gian với nội dung khen, chê, dọa nạt, bình phẩm   bệnh nhân, giọng nói có thể quen hoặc lạ, nam hoặc nữ, ảo giác chi phối bệnh nhân, bệnh nhân phản ứng lại bằng cách bịt tai, lắng nghe,  trả lời ảo thính. ảo thính thường gặp trong tâm thần phân liệt,  loạn thần triệu chứng, loạn thần phản ứng .

3.1.2. Ảo thị(cũng thường gặp, sau ảo thanh và thường kết hợp với ảo thanh):

Rất đa dạng, có thể là những vệt sáng hoặc thấy người, hoặc những hình ảnh sinh động với kích thước bình thường  hoặc lớn ra hoặc nhỏ lại. Thường gặp nhất là trong trạng thái mê mộng lú lẫn, bệnh nhân thấy ma quỉ, Phật thánh. Bệnh nhân phản ứng lại ảo thị bằng nhiều thái độ khác nhau  như say mê nhìn ngắm nếu ảo thị đẹp đẽ hoặc sợ hãi ngơ ngác nếu ảo thị có nội dung ghê rợn.  ảo thị   thường gặp  trong các  trạng  thái  loạn thần cấp,  loạn  thần do nhiễm khuẩn, trong các trạng thái rối loạn ý thức do nhiễm độc rượu .

3.1.3. Ảo vị và ảo khứu

Ít gặp,hai loại ảo giác này thường kết hợp với nhau. Bệnh nhân ngửi thấy mùi thơm hoặc mùi khó chịu, ảo vị thường đi kèm với hoang tưởng, bệnh nhân cảm thấy có những vị khó chịu trong miệng. Hai loại ảo giác này thường gặp trong bênh TTPL cấp,đắc biệt  động kinh  tâm thần do tổn thương khu trú thùy thái dương.

3.1.4. Ảo giác xúc giác

Nội dung đa dạng như cảm giác nóng bỏng ngoài da, bị châm chích, dây quấn khắp người ... có thể xuất hiện từng lúc hay thường xuyên, có khi kết hợp với ảo thị. Thường gặp trong các trường hợp loạn thần do nhiễm độc, trong hoang tưởng nghi bệnh, tâm thần phân liệt, loạn thần triệu chứng . 

3.1.5. Ảo giác nội tạng và loạn giác bản thể:

Nội dung rất phức tạp: đỉa trong tai, rắn trong bụng, nước chảy róc rách trong đầu, ếch trong dạ dày, điện giật trong tim,...

Loạn  cảm giác bản thể :Thường là cảm giác đau, có tính chất lạ lùng, mơ hồ, ko có vị trí chính xác trên sơ đồ cơ thể, Gặp trong TTPL, hoang tưởng nghi bệnh và thường kết hợp với ảo thị

Câu 5. Ý tưởng ám ảnh là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân biệt ý tưởng ám ảnh và định kiến. Cho ví dụ minh họa sự khác biệt này

Ý tưởng ám ảnh là gì: là những  ý tưởng ko phù hợp với thực tế, BN còn biết phê phán những ý đó là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng ấy đi nhưng ko xua đuổi đc.Ý tưởng ám ảnh luôn luôn xuất hiện trong ý thức bệnh nhân, với tính chất cưỡng bách.

Thí dụ: người thợ may có ám ảnh là đã để quên kim hay vải vụn trong đường khâu, luôn luôn tháo đường khâu để xem lại.

-Ý tưởng ám ảnh ít khi xuất hiện riêng lẻ, mà thường kết hợp với nhiều hiện tượng khác(ám ảnh về cảm xúc, về hành động, về trí nhớ,…) để hình thành những hội chứng hay những ám ảnh.

2. Phân biệt ám ảnh với định kiến:

 Là những ý tưởng dựa trên cơ sở những kiện thực nhưng bệnh nhân gắn cho sự kiện thực ấy một ý nghĩa quá mức. Ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong ý thức bệnh nhân và được duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt.

Bệnh nhân không thấy chỗ sai trong định kiến của mình, nên không có hiện tượng tự đấu tranh với định kiến. Tuy nhiên khi được đả thông và có dẫn chứng cụ thể có thể làm mất hay làm yếu định kiến đi. Có khi với thời gian định kiến tự nó dần dần mờ nhạt và mất đi.

 Câu 6. Hoang tưởng là gì? Cho ví dụ minh họa. Phân biệt hoang tưởng cảm thụ và hoang tưởng suy đoán

1.Hoang tưởng là gì? Hoang tưởng là những ý tưởng, những phán đoán sai lầm, không phải do nền tảng văn hóa xã hội or tín ngưỡng ,khoa học, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, bệnh nhân tin là hoàn toàn chính xác, ta  không thể nào giải thích, đả thông được. Hoang tưởng chỉ mất đi khi bệnh tâm thần thuyên giảm. Hoang tưởng là triệu chứng chủ yếu của trạng thái loạn thần .   Hoang tưởng có một quá trình hình thành phức tạp . có liên rất mật thiết với bệnh loạn tâm thần khác. Hoang tưởng , nhất là hoang tưởng suy đoán thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành phần hoạt động tâm thần khác.

-VD: bệnh nhân luôn thấy hình như mọi người nhìn mình một cách đặc biệt, bán tán, cười cợt, chế giễu mình…mặc dù trên thực tế không phải vậy.

-Hoang tưởng có vai trò quyết định trong chẩn đoán trong bệnh TTPL.

2.Phân biệt hoang tưởng cảm thụ và hoang tưởng suy đoán:

hoang tưởng cảm thụ

hoang tưởng suy đoán

-xuất hiện sau các RL tri giác hay của cảm xúc hay của ý thức, ở BN ko có logic lệch lạc mà chỉ có ý tưởng rời rạc ko có kế tục, cảm xúc căng thẳng, bàng quang, ngơ ngác

-Nhân cáchmko bị hoang tưởng biến đổi nhiều.

- Hoang tưởng không hệ thống (hoang tưởng paranoide): đây là hoang tưởng thường gặp trong tâm thần phân liệt, chủ đề hoang tưởng thiếu hệ thống, không có một ý tưởng chỉ đạo xuyên suốt nào, nội dung các hoang tưởng không liên quan với nhau. Loại hoang tưởng nầy thường hình thành theo cơ chế ảo giác, thường là ảo thính

- xây dựng thuần túy theo logic lệch lạc của bệnh nhân, biểu hiện một số RL trong phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật hiện tượng

-Đồng thường cũng BH những khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của bệnh nhân.

-Thường là những tưởng tượng chi ly dai dẳng, phát triển thành hệ thống và biến đổi nhân cách BN một cách sâu sắc.

-  Hoang tưởng có hệ thống (hoang tưởng paranoia): là các hoang tưởng có mối liên kết chặt chẽ bên trong với nhau, tập trung vào một chủ đề và tạo ra một niềm tin vững chắc, hình thành một ý   tưởng ưu thế, chi phối cảm xúc, hành vi của bệnh nhân. Loại hoang tưởng nầy thường tiến triển mạn tính .

Câu 7. Phân biệt khí sắc và xúc cảm. Trình bày các loại khí sắc và xúc cảm

1 Phân biệt khí sắc và xúc cảm:

 

Khí sắc(mood)

 

Xúc cảm(affect)

- có tính hướng trong của cảm xúc.

- là trương lực của cảm xúc  J. Delay đã định nghĩa:

“khí sắc là trạng thái cảm xúc cơ bản, phong phú  trong cách biểu lộ cảm xúc và bản năng, nó tạo ra trong tâm hồn mỗi người một sắc điệu dễ chịu hoặc khó chịu, dao động giữa hai cực thích thú và đau khổ”

-Khí sắc thể hiện cường độ cảm xúc con người trong một thời điểm nhất định. Trong  hội chứng trầm cảm thì khí sắc giảm và ngược lại trong hội chứng hưng cảm thì khí sắc tăng

-là sắc thái cảm nhận ổn định và lan tỏa về những j đã đc trải nghiệm có tính hướng trong và có ả/hưởng đến hành vi của con người cũng như tri giác của người đó về thế giới, là sắc màu của thế giới đc con người cảm nhận qua quá trình tri giác mà ko phải là màu sắc vật lý

- có tính hướng ngoài của cảm xúc.

-là một cảm xúc có cường độ mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn, thường kèm theo xung động ngôn ngữ và vận động, do tác dụng của những kích thích mạnh gây sợ hãi hoặc bất toại, xung cảm gọi là bệnh lý khi nó xuất hiện không tương ứng với kích thích thực tế bên ngoài mà dường như do những kích thích bên trong. Ở trẻ con, những cơn xung cảm thường được thể hiện bằng các cơn ngất, xỉu. -Xung cảm thường gặp trong hội chứng hưng cảm, sa sút trí tuệ, động kinh, ngộ độc rượu, tâm thần phân liệt

-Có thể suy đoán quá nét mặt của BN bao gồm cả số lượng và mức độ thể hiện nơi hành vi

- Xúc cảm có thể tương ứng or ko tương ứng với khí sắc.

2 Trình bày các loại khí sắc và xúc cảm

A, Các biểu hiện về khí sắc:

-Trần buồn: là khí sắc buồn rầu, ủ rũ,- là thành phần của HC trầm cảm: trương lực cảm xúc giảm, buồn bã.

-Khoái cảm: là trạng thái khí sắc nâng cao, vui sướng cùng với sự tăng cường ham muốn.Người bệnh vui vẻ, cảm thấy sức khỏe rất tốt, cường tráng.Thường gặp trong tổn thương não, say rượu đơn thuần

-Cảm xúc ko ổn định: người bệnh dễ thay đổi từ cảm xúc này sang cảm xúc khác: đang buồn khóc có thể chuyển sang vui cười.Thường gặp trong trạng thái suy nhược.Cũng có khi BN biểu hiện trạng thái cảm xúc ko thể kiềm chế đc,, dễ khóc, dễ nản lòng... hay gặp trong các bệnh thực thể não, TBMN

- Lo âu: là trạng thái ko yên lòng về việc gì đến mức thường xuyên sâu sắc.

-Hoảng sợ: là trạng thái lo âu, đột ngột xảy ra trước đe dọa bất ngờ.

- Các biểu hiện khác: như cởi mở, hoang mang, ngây ngất, thất vọng, tuyệt vọng, tự kinh miệt, phù phiếm....

B, Các biểu hiện về cảm xúc:

- Cảm xúc bàng quang là giảm phản ứng cảm xúc, bộ mặt đơn điệu, ít hoạt động.Mất cảm xúc kèm thêm mất hưng phấn ý chí.Trong một số trường hợp dùng thuốc để kích thích hay dùng những kích thích có liên quan đến nguồn gốc của cảm xúc bàng quang có thể gây một số phản ứng cảm xúc mặc dù cảm xúc ko hoàn toàn thích hợp.

- Cảm xúc tàn lụi, cảm xúc cùn mòn người bệnh ko có j gây hứng thú và mất phản ứng về cảm xúc( ko có khả năng biểu hiện cảm xúc). Bộ mặt trở nên thờ ơ, dửng dưng, hững hờ với hoàn cảnh xung quanh.A.V Snệnpski:” đây là trạng thái chết mà mắt vẫn mở, hôn mê mà vẫn thức”

-Mất cảm giác tâm thần: mất các phản ứng cảm xúc nhưng nếu kiên trì thì cũng có thể tiếp xúc đc.

Mất cảm xúc tâm thần một cách đau đớn: người bệnh mất mọi phản ứng cảm xúc, mất cảm giác tinh thần 1 cách đau khổ.Họ cảm giác mất đi cái tôi và đôi khi có thể dẫn tới tự sát.

Câu8. Các triệu chứng lâm sàng của giai đoạn trầm cảm?

Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu bao gồm:

* 3 triệu chứng đặc trưng (chủ yếu):

+ Khí sắc trầm

+ Mất mọi quan tâm thích thú

+ Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.

* 7 triệu chứng phổ biến khác:

+ Giảm sự tập trung và sự chú ý

+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định

+ Ý tưởng bị tội và không xứng đáng

+ Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan

+ Ý tưởng và hành vi hủy hoại hoặc tự sát

+ Rối loạn giấc ngủ

+ Rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm ăn uống) và thay đổi trọng lượng cơ thể.

* Các triệu chứng cơ thể “sinh thể” của trầm cảm:

+ Mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động mà bình thường vẫn làm bệnh nhân thích thú.

+ Thiếu các phản ứng cảm xúc đối với những sự kiện hoặc những hành động mà bình thường vẫn gây ra những phản ứng cảm xúc.

+ Tỉnh giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường

+ Trầm cảm nặng lên vào buổi sáng

+ Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động (được nhận thấy hoặc do người khác kể lại)

+ Giảm cảm giác ngon miệng

+ Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể trong tháng trước đó)

+ Giảm đáng kể hưng phấn tình dục.

 

 

Câu9. Chẩn đoán xác định một giai đoạn trầm cảm theo ICD 10? Trình bày các dấu hiệu lâm sàng của RL trầm cảm được phân loại trong mục F32.8

1 Chẩn đoán xác định một giai đoạn trầm cảm theo ICD 10:

- Lần đầu xuất hiện ở bệnh nhân các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của trầm cảm ( 2 trong 3 triệu chứng chính)

- Giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần, trừ trầm cảm nặng.

- Không có đủ các triệu chứng hưng cảm, dù ở mức độ nhẹ (F30) ở bất kì thời điểm nào trong đời.

- Giai đoạn này không thể gắn với việc sử dụng các chất tác động tâm thần (F10-19) hoặc bất cứ rối loạn thực tổn nào (F00-F09)

( nếu các triệu chứng của câu 8)

2. Trình bày các dấu hiệu lâm sàng của RL trầm cảm được phân loại trong mục F32.8:

F32.8 các giai đoạn trầm cảm khác

Câu10. Thế nào là lo âu? Phân biệt lo âu bình thường và lo âu bệnh lý. Nguyên tắc điều trị rối loạn lo âu.

-ĐN:Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cáhc vượt qua, tồn tại, vươn tới.

- là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xẩy đến , cho phép con người sử dụng mọi biện pháp đương đầu với sự đe dọa

-Phân biệt lo âu bệnh lý với lo âu ở người bình thường:

lo âu bệnh lý

lo âu ở người bình thường

- là lo âu quá mức or dai dẳng ko tương xứng với sự đe dọa đc cảm thấy, a/hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm thèo những ý nghĩ hay hành động có vẻ quá  mức hay vô lý

* Bệnh lý: Chủ đề: Không có chủ đề rõ ràng mang tính chất vô lý, mơ hồ (lo lắng về tương lai…)

Thời gian: Kéo dài lặp đi lặp lại.

Triệu chứng: Nhiều rối loạn thần kinh thực vật (mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, và mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an…)

Bình thường:

Chủ đề: Lo lắng có chủ đề, nội dung rõ ràng như ốm đau, công ăn việc làm…

Thời gian: Nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm lý của chủ thể. Hết lo âu  khi mất các tác động này.

Triệu chứng: Không có hoặc có rất ít rối loạn thần kinh thực vật.

Điều trị

Mặc dù các rối loạn lo âu có các hình thức khác nhau, xuất hiện trên các cá thể khác nhau nhưng chúng có nhiều điểm chúng, vì vậy chiến thuật điều trị chung là:

- Thiết lập mối quan hệ hỗ trợ bằng cách làm yên tâm, giải thích, hướng dẫn và động viên bệnh nhân.

- Đánh giá một cách toàn diện về đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng của bệnh, các yếu tố tác động như tâm lý, sinh học, cách sống... có ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Cung cấp thông tin đầy đủ cho bệnh nhân về bệnh và những điều bệnh nhân được làm hay không được làm.

- Hướng dẫn và động viên bệnh nhân tham gia vào các liệu pháp thư giãn, thể dục...

- Chú ý loại trừ các tình huống gây stress.

Liệu pháp hoá dược: Các thuốc bình thần nhóm benzodiazepine, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng tốt đối với các triệu chứng rối loạn lo âu lan toả, ám ảnh và các cơn hoảng sợ kịch phát, ám ảnh cưỡng bức. Tuy nhiên cần chú ý. tác dụng gây lạm dụng quen thuốc của nhóm bezodiazepine. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng chậm sau một thời gian 12 tuần và một liệu trình điều trị phải kéo dài từ 18 - 24 tháng.

Các thuốc chẹn beta giúp giải quyết các triệu chứng ngoại biên của lo âu như run, vã mồ hôi, tim đập nhanh.

Liệu pháp hành vi: Cho người bệnh tiếp xúc với các tình huống gây hoảng sợ tăng dần để giúp người bệnh thích nghi từ từ. Có thể dùng các phương tiện phụ trợ như băng đĩa, câu chuyện, hình ảnh nhằm làm giảm bớt sự sợ hãi của bệnh nhân, làm tăng hiệu quả của điều trị.

Liệu pháp tâm lý: được áp dụng chủ yếu là liệu pháp tâm lý nâng đỡ nhằm trấn an tư tưởng bệnh nhân khi có năng lo âu không có cơ sở. Đồng thời giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng và có quan hệ tốt hơn với xung quanh.

Câu11. Triệu chứng lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu lan tỏa

a.Triệu chứng lâm sàng:

- Lo âu: Ít hơn so với cơn hoảng sợ, lo âu không có chủ đề rõ ràng, chờ đợi nguy hiểm, tri giác âm tính các sự kiện và tương lai, cảm giác lo lắng. Chủ đề lo âu là chủ đề về sự hèn kém, thiếu may mắn, yếu ớt, sợ, quay lại hoàn cảnh phụ thuộc thời bé. Cái tôi không đáp ứng được các kích thích ngoại cảnh, được giải toả bởi hành vi kêu gọi sự giúp đỡ, phụ thuộc. Lo âu thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng.

- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, giấc ngủ không sâu (thường hay dậy, ác mộng), thức dậy 3 giờ sáng, là giờ của cực điểm lo âu buổi sáng, là giờ của cực điểm lo âu buổi sáng, là một trong các triệu chứng thường gặp nhất. Hiếm hơn là ngủ nhiều, 12 giờ hoặc hơn mà không tạo ra sự nghỉ ngơi và yên tĩnh tốt. Vai trò của giấc ngủ đối với lo âu đã được biết đến từ lâu. Nó giúp cho khả năng đáp ứng với những kích thích của trạng thái thức.

- Sự kích thích: Tăng cảm xúc. Tác nhân kích thích chỉ gây cho người bình thường một biểu hiện cảm xúc thích hợp như cười, khóc, run, đỏ, mặt, nắm chặt tay. Ở người lo âu, nó trở thành kích thích, rối loạn vận mạch, co thắt nội tạng, tức giận bệnh lý, thay đổi khí sắc. Các phản ứng quá mạnh trong mọi trường hợp. Hậu quả của các rối loạn này là mệt và kiệt sức với hai cực buổi sáng và buổi chiều.

- Tăng trương lực cơ và tăng phản xạ: Cơ co lại, khó giãn cơ, run nhẹ, nhanh, đa dạng. Các phản xạ gân, đá, xương – quanh xương tăng.

- Tim mạch: Thường ít, Bệnh nhân thường có đánh trống ngực và ngoài tâm thu. Ngay cả khi điện tâm đồ bình thường cũng thường thấy mạch nhanh, nhỏ, huyết áp thấp. Rối loạn mao mạch đa dạng, có thể có rối loạn tuần hoàn trung tâm hoặc ngoại biên (xanh tím đầu chi).

- Hô hấp: Giảm khả năng hô hấp, hô hấp nhanh và nông

- Chức năng thực vật và nội tiết: Thường rối loạn nhẹ, đôi khi nặng nề, luôn thay đổi theo thời gian, có thể phục hồi, liên hợp với trạng thái tâm lý tạo nên các rối loạn này.

- Một số các rối loạn chức năng khác: Rất thường gặp, rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng, rối loạn nước tiểu, co thắt, loạn cảm giác bản thể, các rối loạn tình dục như ham muốn tình dục giảm hoặc mất.

- EEG: Nhịp a không điều hoà, biên độ thấp và nhanh.

b. Tiêu chuẩn chẩn đoán (theo ICD-10)

- Có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số các ngày trong ít nhất nhiều tuần và thường là nhiều tháng.

- Sợ hãi, lo lắng về bất hạnh trong tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng.

-  Căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, không thể thư giãn.

- Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô mồm, khó chịu vùng thượng vị…)

Câu 12. Đặc điểm của các hội chứng ý thức loại mù mờ? Đặc điểm lâm sàng của hội chứng mê sảng

1.Bốn đặc điểm chung của các hội chứng ý thức loại mù mờ:

a)Rối loạn or Mất các năng lực định hướng

b) Rối loạn tri giác(Tách rời khởi thế giới bên ngoài): ảo tưởng, ảo giác, hay mất tri giác sự vật xung quanh.

c) Rối loạn tư duy: về hình thức(Tuy duy rời rạc hay ko liên quan), or về nội dung(hoang tưởng).Có khi không xác định đc rõ ảo giác hay hoang tưởng mà chỉ quan sát thấy các rối loạn hành vi thường mang tính kích động.

d) Nhớ từng mảng hay quên các sự việc xảy ra trong cơn.

2. Hội chứng mê sảng :

-Định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng. Định hướng về không gian và thời gian cũng bị lệch lạc. Định hướng về bản thân còn duy trì.

-Rất nhiều rối lạn tri giác: ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ và ảo giác thường là những ảo giác sinh động, rực rỡ, mang tính chất rùng rợn, ghê sợ.

-Có thể có hoang tưởng cảm thụ (hoang tưởng nhận nhầm) và tác phong của bệnh nhân phần lớn bị ảo tượng, ảo giác chi phối nên thường mang tính chất kích động nguy hiểm (tự vệ hay tấn công). Tác phong phản ứng tương xứng với nội dung ảo giác.

-Cảm xúc không ổn định: thường là căng thẳng, hoảng hốt, lo âu.

-Hội chứng phát triển qua nhiều giai đoạn, tăng về chiều tối, thỉnh thoảng có xen vào những khoảng thời gian ngắn ý thức sáng sủa trở lại.  gọi là của sổ sáng ý thức

-Trí nhớ bị rối loạn, Sau mê sảng, về cảnh mê sảng và cảnh thực, bệnh nhân nhớ rời rạc, từng mảng, không đều (những lúc ý thức sáng sủa thì nhó đầy đủ hơn).

-Hội chứng mê sảng thường gặp trong trạng thái loạn thấp cấp như trong những trường hợp nhiễm độc và nhiễm khuẩn.

Câu13. Nguyên tắc sử dụng các thuốc an thần kinh. Vai trò của các liệu pháp tâm lý trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Nguyên tắc sử dụng các thuốc an thần kinh

1- Tuân thủ những chỉ dẫn chung khi sử dụng các thuốc hướng dẫn.

2- Xác định đầy đủ các triệu chứng cần phải điều trị, chỉ định phù hợp các loại trừ các trường hợp chống chỉ định.

3- Lựa chọn đúng thuốc, đúng liều thích hợp cho từng người bệnh và từng thể bệnh.

4- Chọn lựa liều thích hợp trong ngày (không nên chia nhỏ giọt nhiều lần)

5- Tốc độ tăng liều nhanh hoặc chậm thích hợp cho từng người bệnh để đạt khả năng tối đa tác dụng điều trị. Tránh hiện tượng quen thuộc, khán thuốc do sử dụng liều nhỏ giọt.

6- Kiểm tra các thông số sinh lý về máu. nước tiểu, do huyết áp, nhiệt độ v.v…., và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc để xử lý kịp thời.

7- Giảm liều từ từ để giữ được trạng thái ổn định của bệnh nhân.

8- Phối hợp điều trị duy trì bằng thuốc với giáo dục cho gia đình và người bệnh về kỹ năng chăm sóc, quản lý thuốc và cho uống thuốc đều hàng ngày. Biết cách phát hiện sớm dấu hiệu tái phát để có kế hoạch can thiệp sớm.

Vai trò của các liệu pháp tâm lý trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Liệu pháp tâm lý rất quan trọng vì trong hệ thống triệu chứng của bệnh có những triệu chứng có tính chất nội sinh, nhưng cũng co triệu chứng do xã hội, do bệnh viện, gia đình gây nên làm cho người bệnh phản ứng, có những triệu chứng gọi là âm tính xuất hiện do quá trình phát triển của bệnh.

Đáp ứng 2 nguyên tắc:

- Thiết lập một chiến lược liên tục để chăm lo săn sóc, nghĩa là chiến lược này phải được  thực hiện song song và/hoặc  tiếp theo sự điều trị  sinh học bởi  cùng một  người   thầy thuốc hoặc cùng một nhóm.

- Thay đổi những sự kích thích dựa theo ảnh hưởng mà chúng có được trên người bệnh, cũng như về một sự tăng thêm săn sóc khi một khuyết điểm có thể làm rõ nét sự co cụm lại hoặc sự lo âu.

Phải tuân theo một điều kiện: mọi thầy thuốc phải thoát ra khỏi một quan niệm cứng nhắc.

 Về một quá trình tiến triển của bệnh tâm thần phân liệt, để có thể tránh 2 điều trở ngại trái ngược nhau:

- Từ chối sự  theo dõi người bệnh.

- Hoặc có thành kiến xấu về tương lai của nó.

Kết hợp trong thực hành nhiều phương pháp tương tự:

- Sự liên lạc cá nhân với người bệnh, loại bán trực tiếp.

- Tác động ở mức gia đình bằng cách thông báo cho gia đình biết rõ những biện pháp áp dụng và bằng cách ngăn không cho gia đình sai lầm.

- Đóng góp vào những hoạt động của nhóm như những cuộc họp chung giữa những người săn sóc và người được săn sóc, những cuộc đi chơi giải trí, những buổi liệu pháp lao động.

- Sắp xếp dần dần việc trở lại đời sống hoạt động như nằm viện ban ngày hoặc với chế độ về ban đêm, một thời gian ở gia đình hoặc một tổ chức trung gian khác.

Đôi khi tập trung vào một kỹ thuật:

- Liệu pháp gia đình.

- Liệu pháp tác phong.

- Liệu pháp nhóm

Câu14. Trình bày cơ chế điều kiện hóa các thao tác của liệu pháp nhận thức hành vi.

Điều kiện hóa cổ điển đôi khi còn đc gọi là học tập liên hệ: kích thích có điều kiện xuất hiện và gây ra đc đáp ứng như đáp ứng đối với Kthích ko đk chính nhờ nó l/lết với k/thích ko đk(thường là kiên kết theo thời gian:kích thích có điều kiện xuất hiện đồng thời với  kích thích ko đk)

Các đặc điểm chính:

-         Lan tỏa kích thích.Các phản ứng sợ hãi lan tỏa sang những kích thích khác, gần gũi với kích thích ko đk- kích thích gây phản ứng sơ hãi

-         Phân biệt kích thích: phản ứng sợ hãi chỉ xuất hiện với một loại kích thích nhất định.Những kích thích khác gần giống như thế vẫn ko gây ra sợ hãi.Ví dụ người đàn ông 34 tuổi của Wolpe chỉ sợ hãi khi ngồi trong sẽ ô tô chứ ko sợ hãi khi ngồi trong rạp hát

-         Dập tắt.Đáp ứng có đk giảm dần và tắt hẳn khi kích thích có đk cứ nhắc lại mà ko có sự l/kết với k/thích ko đk.ví dụ lặp lại việc đưa nhiều cho đứa bé chuột bạch   thì có thể phản ứng sợ của bé sẽ giảm và có thể mất hẳn.

Câu15. Nguyên tắc điều trị và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm. Nguyên tắc sử dụng các thuốc chống trầm cảm

1Nguyên tắc điều trị và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm:

-Nguyên tắc:

Mục tiêu là làm giảm và làm mất hoàn toàn các triệu chứng, để bệnh nhân trở về mức độ chức năng trước khi bệnh; phòng ngừa tái phát và tái diễn trầm cảm

Liệu pháp tâm lý, thường dùng là liệu pháp nhận thức, có vai trò quan trọng.Liệu pháp nhận thức có thể dùng đơn độc trong các trầm cảm nhẹ,các trầm cảm phản ứng, or kết hợp với liệu pháp hóa dược trong các trầm cảm vừa và nặng.

Tiến trình điều trị: điều trị tấn công để thanh toán các triệu chứng từ 2-4 tháng, điều trị duy trì từ 4-6 tháng.Tổng thời gian điều trị tấn công và duy trì ko  dưới 6 tháng.Điều trị phòng ngừa tái diễn trầm cảm phụ thuộc vào trạng thái bệnh nhưng thường ko dưới 1 năm.

-Chăm sóc BN trầm cảm:

-Bảo đảm chế độ ăn

-Giám sát việc uống thuốc.

-Theo dõi các diễn biến của triệu chứng tâm thần, nhất là các ý tưởng và hành vi tự sát.

-Vận động các thành viên trong gia đình cũng như xã hội thông cảm, nâng đỡ và tham gia chăm sóc người bệnh.

2Nguyên tắc sử dụng các thuốc chống trầm cảm

 

1)Tuân thủ những chỉ dẫn chung khi sử dụng các thuốc hướng dẫn.

2) Cố gắng dùng một loại thuốc: không nên kết hợp nhiều loạn thuốc CTC cùng nên chọn loại đă năng. Có thể kết hợp thuốc giải lo âu và thuốc chống loạn thần thật cần thiêt và trong thời ngắn.

3) Thời gian điều trị để thanh toán các triệu chứng thông thường từ 1-3 tháng. Điều trị chống tái phát từ 4-6 tháng sau khi mất các triệu chứng cơ bản. Điều trị lo âu dài nên tìm liều thấp nhất mà có hiệu lực cho từng người bệnh.

4) Cơ sở để chọn thuốc CTC cần phải dựa vào ưu thế của thuốc đối với triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc. Thuốc CTC hoạt động đối với các triệu chứng ức chế tâm thần vận động. Thuốc CTC trung gian đối với nhêìu thể trầm cảm khác nhau. Thuốc CTC 3 vòng có nhiều tác dụng phụ kháng Cholin và tim mạch, có thể dùng ở cơ sở điều trị nội trú hay ngoại trú có theo dõi chặt chẽ. Thuốc CTC thế hệ mới, tác dụng phụ ít và nhẹ, dung nạp tốt, có thể dùng ngoại trú và tại cộng đồng, nhất là các thể bệnh cần điều trị lâu dài.

Câu16. Cơ chế, chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp thư giãn.

1.Cơ chế: dựa vào 2 cơ chế chính :tự ám thị và cơ chế phản hồi sinh học, hai cơ chế này thường xuyên ảnh hưởng qua lại và tác động tương hỗ lẫn nhau.

a)Tự ám thị: đc hiểu là sự tiếp nhận một cách chủ động những tác động tâm lý từ chính bản thân và từ đó cũng gây ra những biến đổi nhất định.

b)Phản hồi sinh học: trong liệu pháp thư giãn- luyện tập có 3 hiện tượng phản hồi.

- Phản hồi giữa trương lực cơ và cảm xúc: tập(tự ám thị) để giảm trương lực cơ sẽ tác động lên thần kinh TW làm giảm trương lực cơ cảm xúc.Và khi giảm sự căng thẳng cảm xúc sẽ tác động lam giảm trương  lực cơ.

-Phản hồi giữa cơ thể và tâm thần: tập các tư thế Yoga, làm cho cơ thể khỏe mạnh, hoạt hóa hệ thống cơ xương khớp từ đó làm cho tâm thần thư thái hơn và ngược lại.

-Phản hồi giữa hô hấp và tâm thần: tập thở chậm, đều làm cho tâm thần điềm tĩnh hơn và ngược lại khi tâm thần điềm tĩnh hơn thì việc thở khí công sẽ tốt hơn.

2.Chỉ định:

Phương pháp này có thể dùng cho những người hoàn toàn khỏe mạnh trong một số chuyên ngành trong thể thao, trong hàng không, đặc biệt trong đào tạo phi công du hành vũ trụ. Luyện tập thức ngủ đúng giờ, cần thích nghi với những hoàn cảnh công tác biến động hay quá khắc nghiệt, rèn luyện trí nhớ, thích nghi thời tiết.

Trong điều trị, liệu pháp thư giãn- luyện tập đc chỉ định trong những TH sau: Phòng chống stress và các RL nhất thời do Stress, Người có bệnh mạn tính cần bảo vệ và phục hồi sức khỏe, Các bệnh tâm căn: RL ám ảnh, RL phân ly, RL lo âu, rầm cảm tâm sinh;Các RL tâm thể: Loét DD-TT, viêm đại tràng, hen phế quản, cao huyết áp, rối loạn giác ngủ, RL sinh dục, Các chứng nghiện: thuốc lá , rượu, ma túy;các RL dạng cơ thể.

3.CCĐ:

- Loạn thần cấp và mạn

-Mất trí  or chậm phát triển trí tuệ

-Các bệnh thực tổn

-Chứng tự kỷ…v…v….

Câu17. Trình bày các liệu pháp tâm lý gián tiếp

Đây là liệu pháp áp dụng cho tất cả các loại bệnh nhân, bao gồm toàn bộ công tác tổ chức, qui tắc chế độ trong bệnh viên nhằm làm cho bệnh nhân yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào chuyên môn và do vậy kết quả điều trị sẽ tốt hơn.

1. Cách xây dựng bệnh viện:

Bệnh viện tâm thần phải xây dựng ở địa điểm yên tĩnh, rộng rãi, mát mẻ, không xa hoàn cảnh sinh hoạt xã hội, không có tường cao, hào sâu xung quanh, hạn chế khu kín, phát triển khu mở. Nói chung tránh cho bệnh nhân có ấn tượng bị giam giữ.

2. Các chế độ, thủ thuật:

Cố gắng giải phóng bệnh nhân đến mức tối đa, tránh trói buộc, giam giữ. Đồng thời giải quyết ngay những trường hợp kích động trong bệnh phòng, tránh tiếng la hét, đập cửa ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác.

Thực hiện thường xuyên liệu pháp lao động phối hợp với giải trí hợp lý. Nếu có bệnh nhân cần phải sốc điện thì phải làm thật kín đáo, đừng để bệnh nhân khác trông thấy.

3. Cách tiếp xúc với bệnh nhân:

Tránh hai thái độ sai lầm: sợ và coi thường bệnh nhân tâm thần.

Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên, cần phải đón tiếp niềm nở, cởi trói, cho tham quan bệnh phòng, làm cho bệnh nhân tin tưởng để có thể bộc lộ những lo lắng, thắc mắc trong nội tâm và những sang chấn tâm thần đã gây ra bệnh.

Cần duy trì mối liên hệ tiếp xúc thường xuyên hàng ngày giữa thầy thuốc và bệnh nhân để kịp thời nắm được diễn biến tâm thần phức tạp của bệnh nhân, tránh cho bệnh nhân có cảm giác bị bỏ rơi, sinh ra lo lắng, hoài nghi, sợ hãi….

4. Bảo đảm một môi trường “Vô khuẩn về tâm lý”

Nội dung lời nói của nhân viên phục vụ phải ăn khớp với nội dung lời nói của thầy thuốc để bệnh nhân tin tưởng vào cơ sở điều trị.

Tránh phát ngôn bừa bãi về tình hình bệnh tật của bệnh nhân có thể gây tai hại đáng tiếc. Một lời nói không khéo, một cái cười thiếu ý thức, một thái độ không hợp lý của nhân viên y tế có thể làm mất tác dụng của liệu pháp tâm lý rất công phu của thầy thuốc.

Câu18. Trình bày cơ chế tác dụng của liệu pháp lao động trong điều trị bệnh nhân tâm thần

-Lao động là ĐK cơ bản của c/s.Ko những Lđ đem lại vật chất cho con ngưoif mà còn nâng cao s/k cả thể chất và tâm hồn.

-L/đ thúc đẩy XH phát triển, có khả năng kích thích vỏ não làm tăng tính năng động, tính sáng tạo của con người.Trong một chừng mực nào đó lao động còn làm cho cảm xúc tốt hơn, tâm thần thoải mái hơn, thích nghi với hoàn cảnh sống tốt hơn

-Đối với BN tâm thần mạn tính l/đ còn có t/dụng chữa bệnh, có k/năng phục hồi chức năng cho BN tâm thần, cải thiện bộ mặt l/sang của BN tâm thần, làm quên đi những cảm giác khó chụi của BN, ăn ngon,ngủ yên, tinh thần sảng khoái hơn, c/s trở nên ý nghĩa hơn.

1.Lao động huy động mọi khả năng hoạt động tâm thần như:tăng cường sự chú ý và ý chí của bệnh nhân, làm cho bệnh nhân nhớ lại và thành thao tác nghề nghiệp, phải động não suy nghĩ, phân tích tổng hợp đưa ra quyết định phù hợp trong khi sản xuất, phát huy sáng kiến để sản phẩm ngày càng tốt hơn.

2.Lao động làm cho BN quên đi những cảm giác khó chụi do hoang tưởng, ảo tưởng gây ra, bớt lo lắng về bệnh tật, làm mất những ý nghĩ đen tối khi rỗi ko có việc làm.

3.Lao động làm cho BN gắn liền với tập thể, tăng tính tổ chức và kỷ luật.

4.Lao động còn làm cho BN khaon khoái trước sản phảm của mình, vui vẻ, lạc quan, tin vào khả năng  giúp ích xã hội của mình.

5.Lao động đứainh lực của BN vào việc có ích, quan hệ giữa BN với nhau,trách đc tình trạng dồn sinh lực vào các hoạt động có hại như phá phách, gây sự, đánh nhau…

6.Lao động làm cho BN ăn ngon, ngủ yên hơn.

7.Lao động khôi phục và duy trì thói quen nghề nghiệp để sau khi ra viên BN có thể tiếp tục công tác, sản xuất đc.Kết quả lao dộng có thể giúp BN tự túc về kinh tế, đỡ gánh nặng cho gia đình và xã hội.

THANG TRẦM CẢM BECK

1. Mô tả phương pháp

Phương pháp nhằm đánh giá cảm xúc nói chung và mức độ trầm cảm nói riêng thông qua tự đánh giá của người bệnh.

2. Cách tiến hành

Hướng dẫn người bệnh: "Trong bảng có 13 mục, được ký hiệu A, B, C... đến M. Anh (chị) hãy lần lượt được từng mục. Ở mỗi mục, hãy chọn một câu phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của mình và khoanh tròn vào chữ số tương ứng với câu đã chọn. Anh (chị) cũng có thể đánh dấu các câu khác trong mục, nếu như những câu đó cũng phù hợp với mình".

3. Xử lí kết quả

- Tính tổng điểm của các mục (mỗi mục chỉ chọn 1 câu có điểm cao nhất).

- Tiến hành xem xét mức độ trầm cảm:

0 - 3                      Không có trầm cảm

4 - 7                      Trầm cảm nhẹ

8 - 15                             Trầm cảm trung bình

> 15                      Trầm cảm nặng

4. Câu hỏi

A.

0- Tôi không cảm thấy buồn.

1- Tôi cảm thấy rầu rĩ hoặc buồn bã.

2- Tôi luôn cảm thấy buồn bã và không thể nào thoát ra được.

3- Tôi buồn và đau khổ đến mức không thể chịu đựng nổi.

B.

0- Tôi chẳng có chuyện gì mà phải chán nản hoặc bi quan về tương lai.

1- Tôi cảm thấy chán nản về tương lai.

2- Tôi không hy vọng gì về tương lai của mình.

3- Tôi cảm thấy tuyệt vọng và tình trạng này chắc sẽ không thể cải thiện được.

C.

0- Tôi không có một thất bại nào trong cuộc sống.

1- Tôi có cảm tưởng rằng mình đã thất bại trong cuộc sống nhiều hơn so với những người xung quanh.

2- Trong quá khứ của mình tôi chỉ thấy toàn là thất bại.

3- Tôi có cảm giác mình bị thất bại hoàn toàn trong cuộc sống riêng tư (trong quan hệ với cha mẹ, với chồng (hoặc vợ) và với các con).

D.

0- Tôi chẳng cảm thấy có gì đặc biệt mà phải phàn nàn.

1- Tôi không thấy thích thú, dễ chịu với hoàn cảnh xung quanh.

2- Dù làm việc gì tôi thấy chẳng có chút hài lòng nào.

3- Tôi bất bình và không hài lòng với tất cả.

E.

0- Tôi không cảm thấy có tội lỗi gì.

1 - Tôi thường xuyên cảm thấy mình xấu xa, tồi tệ.

2- Tôi cảm thấy mình có lỗi (có tội).

3- Tôi tự nhận mình là người xấu xa và vô dụng.

F.

0- Tôi không thấy thất vọng về bản thân mình.

1- Tôi thấy thất vọng về chính mình.

2- Tôi thấy ghê tởm bản thân mình.

3- Tôi thấy căm ghét bản thân mình

G.

0- Tôi không nghĩ đến việc tự gây hại hoặc làm cho mình đau đớn.

1 - Tôi nghĩ rằng cái chết sẽ giúp tôi tự do .

2- Tôi có kế hoạch chính xác để tự tử.

3- Nếu như tôi có thể làm được, tôi sẽ tự tử.

H.

0- Tôi vẫn quan tâm đến những người khác.

1 - Hiện nay tôi thấy mình ít quan tâm đến người khác hơn trước đây.

2- Tôi không còn quan tâm đến người khác nữa và ít có cảm tình đối với họ.

3- Tôi hoàn toàn không quan tâm đến người khác và họ chẳng làm cho tôi bận tâm.

I.

0- Tôi vẫn dễ dàng tự mình quyết định công việc.

1 Tôi cố gắng tránh không phải quyết định một việc gì đó.

2- Tôi rất khó khăn khi quyết định trong công việc.

3- Tôi không còn có thể quyết định bất cứ một việc gì, dù là nhỏ nhặt.

J.

0- Tôi không thấy mình xấu xí hơn so với trước đây.

1 - Tôi cảm thấy sợ khi nghĩ rằng mình già nua, xấu xí.

2- Tôi cảm thấy thường xuyên có sự thay đổi bề ngoài cơ thể mình và điều đó làm cho tôi xấu xí vô duyên.

3- Tôi có cảm giác là mình xấu xí và gớm ghiếc.

K.

0- Tôi làm việc vẫn dễ dàng như trước đây.

1 - Tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn, mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó .

2- Với bất cứ việc gì, tôi đều thấy mình phải cố gắng rất nhiều mới làm được.

3- Tôi hoàn toàn không thể được làm bất cứ một việc gì.

L.

0- Tôi không thấy mệt mỏi hơn so với trước đây.

1- Tôi thấy dễ bị mệt mỏi hơn so với trước đây.

2- Dù làm việc gì tôi cũng thấy mình mệt mỏi.

3- Tôi hoàn toàn không thể làm được bất cứ một việc gì.

M.

0- Lúc nào tôi cũng thấy ăn ngon miệng.

1- Tôi ăn không còn ngon miệng như trước đây nữa.

2- Tôi ăn thấy kém ngon miệng hơn so với trước đây rất nhiều.

3- Tôi hoàn toàn không thấy ngon miệng khi ăn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: