Đề cương Sử HK II-Lớp 11
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp
I.Chương trình khai thác thuộc địa
1.Nguyên nhân:
-Từ cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang khởi nghĩa từ Nam chí Bắc sau khi Hàm Nghi xuất binh và phát hịch Cần Vương đã tàn lụi dần.
-Thực dân Pháp như vậy về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, và trong bối cảnh đó đã có thể bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đông Dương nói chung một cách quy mô.
-Năm 1897, Toàn quyền Đông Dương P. Đu-me được Chính Phủ Pháp cử sang hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc lần thứ nhất.
2.Nội dung cuộc khai thác
a,Nông nghiệp
-Nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp. Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước "nhượng" quyền "khai khẩn đất hoang" cho chúng.
-> Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.
b,Công nghiệp:
-Chú ý khai thác mỏ kim loại để xuất khẩu kiếm lời (năm 1912, sản lượng than gấp 2 lần năm 1903; năm 1911, khai thác hàng vạn tấn quặng các loại.)
-Các ngành công nghiệp nhẹ được xây dựng phục vụ đời sống như sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước...
c,Thương nghiệp:
-Độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. (hàng hoá Pháp nhập vào Việt Nam chỉ đánh thuế rất nhẹ, của các nước khác có khi đến 120%)
-Ở Việt Nam chúng đặc biệt đánh thuế rất nặng: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
d,Giao thông vận tải:
-Mở mang đường xá, cầu cống, bến cảng...để vận chuyển và vươn tới các vùng nguyên liệu...
->vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài vừa dễ hành quân đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. --Tính đến năm 1912 tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2059km.
- Đường bộ mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu.
-Nhiều cầu lớn được xây dựng: cầu Long Biên (Hà Nội); cầu Tràng Tiền (Huế); cầu Bình Lợi(Sài Gòn)...
-Một số cảng biển, cảng sông cũng được mở mang như: cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng...
=>Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Khi tiến hành khai thác, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
3.Tác động:
-Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.Thành thị hiện đại ra đời, xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất xã hội cũ bị phá vỡ
-Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ,nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất.Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
->Nền kinh tế lạc hậu, còn phụ thuộc
II. Chuyển biến của xã hội
1,Địa chủ
- Một bộ phận trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
- Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .
2,Nông dân
-Khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp.
- Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc.
*Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.
3.Tiểu tư sản:
-Gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên ... có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
4.Tư sản:
- Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản ... là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
-Do bị kìm hãm, chèn ép, lệ thuộc nên họ không mạnh dạn đấu tranh, chỉ làm ăn buôn bán để có thể sinh sống qua ngày.
5.Công nhân
- Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp ..., số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung.
- Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ "tự phát", chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào
chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
*Tác động:
-Tích cực:
+sinh ra những lực lượng xã hội mới.
+tạo điều kiện cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
+xuất hiện hệ tư tưởng mới cùng hai khuynh hướng mới (vô sản và tư sản) thức đẩy nhau thực hiện công cuộc giành độc lập dân tộc.
-Tiêu cực:
+sự phân chia giai cấp xã hội sâu sắc
Bài 23:Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
I.Những điều kiện làm nảy sinh phong trào:
1, Nguyên nhân bên trong:
-Do quá trình khai thác thuộc địa tàn bạo của Pháp.
-Do những chuyển biến tiêu cực của xã hội.
2, Nguyên nhân bên ngoài:
-Chịu ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868).
-Hai cuộc Duy Tân Mậu Tuất (1989) và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc
=> các sĩ phu yêu nước tiếp nhận một cách nồng nhiệt các tư tương dân chủ mới và nhờ đó ngày càng được củng cố niềm tin vào con đường cách mạng tư sản.
II.Nội dung phong trào yêu nước và cách mạng
1.Phan Bội Châu và xu hướng Bạo Động
a, Nội dung xu hướng:
- Tháng 05/1904, lập Duy tân hội ở Quảng Nam
+Mục đích: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
+Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.
+Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.
- Tháng 6/1912, ông lập Việt Nam Quang phục hội:
+Tôn chỉ "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam".
+ Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam... nhưng chỉ thu được những kết quả hạn chế trong khi lực lượng hao tổn khá lớn.
- 24/12/1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
b,Đánh giá
-Ưu điểm:
+chủ trương mới, tiến bộ, tư tưởng cầu viện đáng để học tập.
+có các hoạt động để liên kết với các thế lực cách mạng khác trên cả nước.
+khuấy động được tinh thần đấu tranh của nhân dân trong nước.
-Nhược điểm
+cầu viện sai đối tượng - Nhật Bản ( một nước đế quốc)
+lực lượng xây dựng trong nước chưa đủ lớn mạnh.
+chưa tranh thủ được hỗ trợ quốc tế từ các nước khác.
+kinh nghiệm chưa nhiều để thực thi một cách đúng đắn và đầy đủ.
2.Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
a,Nội dung xu hướng:
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập "nông hội"...
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới ...
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc " u hóa", bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến....
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
- Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp nhưng vẫn hoạt động tích cực theo đường lối cải cách, kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh.
->Ông là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
b,Đánh giá:
-Ưu điểm:
+áp dụng tư tưởng cầu viện nước ngoài.
+tư tưởng tiến bộ, quan tâm đến nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến đời sống, tâm lí nhân dân.
+hình thức cách mạng ban đầu khá ôn hoà, không nhiều người phải hi sinh.
-Nhược điểm
+cần nhiều tài lực và thời gian để thực thi.
+là một xu hướng khó khăn khi thực hiện khi các chính sách tàn bạo của Pháp còn tồn tại.
+các lực lượng còn non yếu.
+tư tưởng dựa vào Pháp để lật đổ phong kiến là sai lầm.
III. So sánh hai con đường cứu nước của PBC và PCT
1, Giống nhau:
-Đều thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng của nhân dân ta.
-Đều có chủ trương cầu viện nước ngoài để cứu nước.
-Theo khuynh hướng dân chủ, tư sản.
-Đã xây dựng được cơ sở cách mạng trong nước nhưng chưa vững mạnh.
-Còn nhiều mặt hạn chế trong xu hướng của mình và dẫ đến thất bại.
2, Khác nhau:
-Phan Bội Châu:
+Dựa vào Nhật để đánh Pháp
+Theo chủ trương bạo động
+Cứu nước xong mới cứu dân.
-Phan Châu Trinh:
+Dựa vào Pháp để lậy đổ chế độ phong kiến
+Theo chủ Trương cải cách
+Cứu dân rồi mới cứu nước
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top