Đề cương sử
Bài 1:Nhật Bản
I/Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
*Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản đứng đầu là tướng quân Sô-gun lâm vào khủng hoảng suy yếu
a,Về kinh tế
- Nông nghiệp : lạc hậu,tô thuế nặng nề,mất mùa đói kém.
- Công nghiệp: kinh tế hàng hoá phát triển,công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều,kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng nhưng bị phong kiến cản trở
- Mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
b,Xã hội:
- Hình thành tầng lớp tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp
- mâu thuẫn xảy ra giữa Nhân dân và tư sản với chế độ phong kiến
c,Chính trị:
- mẫu thuẫn giữa Thiên Hoàng và tướng quân Sô-gun
- Các nước đế quốc Âu Mỹ bắt đầu tấn công Nhật Bản
* Mỹ dùng vũ lực bắt mở của sau.Anh Pháp Nga Đức ép Nhật kí các hiệp ước bất bình đẳng
* Nhật bản đừng trước hai lựa chọn: duy trì chế độ phong kiến trì trệ,bảo thủ hay phải cải cách
II/Cuộc Duy Tân Minh Trị
1,Nguyên nhân
- Tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ với những chính sách bất bình đẳng mà Mạc phủ đã kí
- Phong trào đấu tranh nổ ra, lật đổ chế độ mạc phủ vào những năm 60 của thế kỉ XIX
- Tháng 1/1868 Sô-gun bị lật đổ.Thiên Hoàng Minh trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách
2,Nội dung cải cách
a,Về chính trị
- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ mạc phủ,lập ra chính phủ mới,thực hiện bình đẳng,ban bố quyền tự do.
- Ban hành hiến pháp 1889
b,Về kinh tế
- Thống nhất tiền tệ
- Thông nhất thị trường
- Chú trọng phát triển công nghiệp Tư bản chủ nghĩa
- Xoá bỏ độc quyền ruộng đất phong kiến,cho phép mua bán ruộng đất
- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng,đường xá, cầu cống,phục vụ giao thông liên lạc
c,Về quân sự
- Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây
- Chế độ quân vụ thay cho chế độ trưng binh
- Chú trọng sản xuất vũ khí,đóng tàu chiến
d,Về giáo dục
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
- Chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy
- Cử học sinh giỏi đi du học
- Tiếp thu trình độ phương Tây
*Tính chất-Ý nghĩa
- Cải cách Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản
- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật
- Đưa nước Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa
Bài 2: Ấn độ
*Đảng Quốc đại
- Từ giữa thế kỉ XIX ,giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền nhưng bị thực dân Anh kìm hãm
- Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội(Đảng quốc đại) thành lập
- Chủ trương: từ năm 1885-1905 Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh ôn hoà,bất bạo động,đòi cải cách
- Do thái độ thoả hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh-> nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hoá thành hai phái:Ôn hoà và Cực đoan=>phái dân chủ cấp tiến chủ trương kiên quyết đấu tranh
- Đầu thế kỉ XX thực dân Anh tăng cường chính sách chia để trị,đàn áp Đảng Quốc Đại,bắt phái cấp tiến
Bài 3 Trung Quốc
I/ Duy tân Mậu tuất
1.Nguyên nhân
- Nhà Thanh kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nhiều đế quốc->TQ bị các nước đế quốc xâu xé và chia cắt
- Chủ nghĩa phong kiến lạc hậu
- Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng phong trào Duy Tân
2.Nội dung
- Về kinh tế:
* Khuyến khích nông nghiệp công nghiệp phát triển
* Thành lập ngân hàng
* Xây dựng cơ sở hạ tầng
* Mở rộng giao thương buôn bán
- Về chính trị
* Sửa đổi hiến pháp
* Trao quyền tự do ngôn luận
* Thủ tiêu một số đặc quyền của tầng lớp quý tộc người Mãn
* Tổ chức lại bộ máy cai trị
- Quân sự
* Trang bị huấn luyện theo kiểu phương Tây
* Kiểm soát chặt chẽ các lực lượng vũ trang
- Văn hoá giáo dục
* Lập nhiều trường học
* Cử người đi du học nước ngoài
* Mở nhà sách,nhà in
* Cái cách chế độ thi cử ,cách học
3.Nguyên nhân thất bại
- Do lực lượng còn yếu
- Vua Quang Tự ủng hộ Duy Tân nhưng k có thực quyền
- Sự phản đối ngăn cản của thái hậu Từ Hi
4.Kết quả
- Tiến hành được 103 ngày thì thất bại bởi thế lực phản động của triều đình Mãn Thanh
5.Tính chất
- Phong trào được xem là một cuộc cách mạng tư sản
6. Ý nghĩa
- Cuộc Duy tân đã khơi dậy tư tưởng tiến bộ.Tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ,lạc hậu.Nhằm thay đổi chế độ pk TQ,đưa TQ phát triển theo hướng tư bản Chủ nghĩa
- Mang tính chất thời đại,góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách của TQ lúc bấy giờ.
II/Cách mạng Tân Hợi
1.Nguyên nhân
- Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến
- Do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc ,bán rẻ lợi ích dân tộc
2.Diễn biến
-Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
- Ngày 29/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
-2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
-Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
3.Kết quả:
-Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.
4.Tính chất
-Tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không trịêt để.
5.Ý nghĩa
-Thành lập trung hoa dân quốc.
-Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
-Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
5.Hạn chế
-Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến .
-Không đuổi được các nước đế quốc xâm lược.
-Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
###Câu hỏi thêm:Vì sao nói cuộc cách mạng Tân hợi là cuộc cách mạng không triệt để?
Vì cuộc cách mạng này do giai cấp tư sản cầm quyền, về phía nhân dân ,cách mạng chưa giải phóng ruộng đất cho nông dân và những người trong cách mạng đó đưa một đại thần của triều đình trung quốc thay thế tôn trung sơn và khi lên thay thế thì cách mạng tân hợi không hề tích cực trống đế quốc thưc dân và cũng chưa mang lại lợi ích cho nhân dân nên người ta nói cách mạng tân hợi là cách mạng không triệt để
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top