Để cương Sinh HK II - Lớp 11

1.Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở Động Vật
*Hooc môn Tiroxin:
-Nguồn gốc: Tuyến Giáp
-Tác dụng sinh lí:
+kích thích chuyển hoá ở tế bào
+kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
2.Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng ở động vật:
*Nhiệt độ:
-Mỗi loại sinh vật có giới hạn xác định về nhiệt độ.
-Trong đó:
+Một khoảng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
+Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. Đặc biệt là động vật biến nhiệt.
*Ánh Sáng
-Ánh sánh ảnh hưởng đến sinh trưởng vì:
+Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể
+Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Canxi thành xương
-Biểu hiện:
+Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt, cần ánh nắng để thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.
+Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D.
3.Sinh sản vô tính ở thực vật
*Khái niệm sinh sản: là quá trình tạo ra những cá thể mới để đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
1.Khái niệm sinh sản vô tính:
-SSVT là quá trình sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
-Dựa trên cơ sở là quá trình nguyên phân nên con cái được sinh ra giống nhau và giống hệt mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
a, Sinh sản bào tử:
-Đối tượng: thực vật bào tử (rêu, dương xỉ...)
-Đặc điểm:
+cơ thể mẹ hình thành các túi bào tử chứa các thể bào tử. Các thể bào tử phát triển thành các tế bào tử thể lưỡng bội (2n). Các tế bào tử được phát tán ra môi trường, trưởng thành các cơ thế mới.
+cây con sinh ra nhiều và có sự xen kẽ hai thế hệ.
b, Sinh sản sinh dưỡng:
-Đối tượng: đa số các thực vật
-Đặc điểm:
+cây con phát triển từ các bộ phân sinh dưỡng của cơ thể mẹ.(rễ, thân, lá)
+số lượng cá thể ít hơn, một cơ quan sinh dưỡng chỉ phát triển thành một cây con mới.
-VD: rễ (khoai lang,...) thân (khoai tây, dâu tây,...) lá (bỏng...)
3. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính:
-Ưu điểm:
+số lượng cá thể được sinh ra nhiều.
+bảo toàn được tính trạng tốt của cơ thể mẹ.
-Nhược điểm: cơ thể con trong quá trình sinh trưởng kém thích nghi với sự thay đổi môi trường nên dễ dẫn đến tử vong.
4. Phương pháp nhân giống vô tính.
-Giâm: sử dụng các bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
-Chiết: do có khả năng rút ngắn thời gian ra quả và biết trước được đặc tính của thực vật nên phương pháp chiết thường được dùng để nhân giống các loại cây ăn quả lâu năm.
-Ghép: khắc phục được những nhược điểm của cây mẹ.
-Nuôi cấy mô:
+ Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật.
+ Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con
+ Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng
+ Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào
* Ý nghĩa
- Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn
- Đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống
4.Sinh sản hữu tính ở thực vật:
1.Khái niệm
- Là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới
-Dựa trên quá trình nguyên phân và giảm phân.
2.Đặc trưng:
- Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái
- Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen
- Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử
3.Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi
- Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa
4.Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a,Hạt phấn:
- Tế bào mẹ (2n) thực hiện giảm phân và nguyên phân tạo thành 4 hạt phấn (thể giao tử đực) (n)
-Mỗi hạt phấn gồm hai tế bào: tế bào sinh sản(bé) và tế bào ống phấn(lớn)
b,Túi phôi
- Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân)
5.Quá trình thụ phấn và thụ tinh
  a. Thụ phấn
- Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy, sau đó hạt phấn nẩy mầm trên núm nhụy
- Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và giao phấn
- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng
   b. Thụ tinh
- Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.
- Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân, một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
6.Quá trình hình thành quả và hạt
   a, Hình thành hạt
- Noãn đã thụ tinh phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ)
- Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm)
b, Hình thành quả
- Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top