Đề cương Sinh 11 học kỳ II- 1 tiết

1. So sánh ứng động và hướng động
- Giống nhau:đều là phản ứng của cơ thể trước các tác động của môi trường giúp thực vật tồn tại và phát triển.
- Khác nhau
+Hướng động:
* Tác nhân kích thích: từ một hướng xác định.
* Hướng phản ứng của cơ quan thực vật phụ thuộc hướng kích thích (dương: tới, âm: tránh xa)
* Cơ chế: luôn có sự sinh trưởng (không đều của các tế bào ở 2 phía của cơ quan).
* Cơ quan thực hiện có dạng hình trụ (thân, rễ, ..)
* Tốc độ: chậm.
+Ứng động:
* Tác nhân kích thích: không định hướng (hiệu quả tác động đồng đều lên các cơ quan của cây).
* Hướng phản ứng của cơ quan thực vật không phụ thuộc hướng kích thích (mà phụ thuộc đặc điểm cấu tạo của cơ quan pứ)
* Cơ chế: có sự sinh trưởng hoặc không có sự sinh trưởng (do biến động sức trương của vùng chuyên trách hoặc có rút chất nguyên sinh).
* Cơ quan thực hiện có dạng hình dẹp 2 bên (cánh hoa, lá ..)
* Tốc độ: nhanh
2. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng
* Ví dụ: vận động nở hoa
* Khái niệm: tốc độ sinh trưởng khác nhau của hai bên tế bào.
* Cơ chế: sự phát triển không đồng đều của tế bào ở hai phần cơ quan.
- Ứng động không sinh trưởng:
* Ví dụ: cụp lá ở cây trinh nữ
* Khái niệm: không có sự sinh trưởng của các tế bào thực vật
* Cơ chế: không liên quan đến sự phân chia tế bào.
=> Ý nghĩa: giúp thực vật thích nghi với điều kiện thay đổi để tồn tại,sinh trưởng và phát triển.
3. Phân biệt cảm ứng ở các nhóm động vật:
- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
* Đại diện: thuỷ tức,...
* Cấu tạo: Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với nhau bằng sợi thần kinh tạo lên mạng lưới thần kinh.
* Cơ chế: khi kích thích tại một điểm,xung thần kinh lan truyền ra bằng hệ lưới thần kinh, thuỷ tức co rúm toàn thân để tránh kích thích
-> phản xạ chậm tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
* Đại diện: giun dẹp, đỉa, châu chấu...
* Cấu tạo: các tế bào thần kinh tập hợp thành hạch thần kinh sắp xếp chạy dọc theo chiều dài cơ thể
* Hoạt động: khi kích thích tại 1 điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có định khu phản ứng chính xác hơn.
-> phản ứng nhanh, ít năng lượng hơn dạng lưới,có hiện tượng đầu hoá.
- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
* Đại diện: cá, lưỡng cư,chim,bò sát,thú...
* Cấu tạo: hệ thần kinh trung ương (não+ tuỷ sống) hệ thần kinh ngoại biên (dây thần kinh+hạch thần kinh) -> thần kinh trung ương cần một lượng lớn các tế bào thần kinh tập trung lại thành một ống nằm trong hộp sọ và xương sống)
* Hoạt động: theo nguyên tắc phản xạ, phản ứng nhanh nhạy và chính xác. Bao gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
4. Phân biệt phản xạ có điệu kiện và phản xạ không điều kiện
- Phản xạ không điều kiện:
* Có tính chất bẩm sinh, di truyền được,
* Dó tính đặc trưng cho loài,vĩnh viễn.
* Trung tâm phản xạ là hoạt động phần dưới vỏ não.
* Số lượng tế bào: ít
* Trung ương thần kinh là tuỷ sống
-> là phản xạ đơn giản,bẩm sinh,di truyền,có tính vững bền.
- Phản xạ có điều kiện
* Phản xạ không di truyền mà học được trong quá trình sống.
* Có tính chất cá thế, có thể bị mất đi nếu không được củng cố
* Trung tâm phản xạ là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.
* Số lượng tế bào nhiều
* Trung ương thần kinh: não
-> là phản xạ phức tạp,học được và có thể mất đi
6. Truyền thông tin qua xinap: đọc để trả lời câu hỏi thêm

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top