Đề cương Địa- Kiểm tra 1 tiết- HK II- lớp 11 Địa 12🙄

Bài 1 : Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập
I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội
1, Bối cảnh:
- Thế giới
* Khủng hoảng thiếu năng lượng năm 1973 làm cho giá nguyên liệu tăng 17 lần, kinh tế thế giới khủng hoảng.
* Chủ nghĩa xã hội phát triển mạnh mẽ ở đông âu và đạt thành tựu lớn trong phát triển khinh tế.
-> tình thình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp.
- Trong nước
* 30-4-1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước thực hiện hàn gắn vết thương sau chiến tranh, xây dựng nước ta trở thành nước hoà bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.
* Nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo xong trình độ phát triển thấp.
* Chiến tranh tàn phá nặng nề nền kinh tế
* Mô hình kinh tế cũ bộc lộ nhiều yếu kém
-> đổi mới đất nước là điều tất yếu phải xảy ra.
2, Diễn biến
- Từ năm 1979, bắt đầu đổi mới Nông Nghiệp, Công Nghiệp, Dịch Vụ hoá.
- Tại đại hội Đảng lần thứ VI vào tháng 6-1986, Đảng đưa ra ba xu hướng phát triển kinh tế xã hội mới
* Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
* Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
3, Thành tựu
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) .
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...).
- Đời sống nhân dân được cải thiện làm  giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
II. Nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực
1, Bối cảnh
- Xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ. Các nước phát triển nông- sâu trên nhiều lĩnh vực.
- Nền kinh tế nước ta phát triển chậm, khá lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém trên thị trường thế giới. Nước ta thực hiện hội nhập để tránh lạc hậu, tranh thủ vốn, khoa học kỹ thuật...trong quá trình Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá.
2, Diễn biến
- Việt Nam là thành viên thứ 7 của  ASEAN vào 28/7/1995
- Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ năm 1995
- Thành viên thứ 150 của WTO năm 2007.
- Tham gia tích cực các diễn đàn, tổ chức kinh tế: APEC,PPP,AFTA...
3, Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA,FDI..)
- Số dự án và quy mô dự án tăng.
- Phát triển mở rộng sàn chứng khoán,môi trường đầu tư được cải thiện.
- Xuất nhập khẩu tăng ( nước ta là một nước nhập siêu, sản xuất gạo với trữ lượng lớn..)
Bài 2: Vị trí địa lý- Phạm vi lãnh thổ
I. Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí bán đảo: gắn liền với lục địa Á-Âu, tiếp giáp với biển Đông, thông với Thái Bình Dương rộng lớn.
- Hệ toạ độ địa lý:
*   Vĩ độ: 23*23'B - 8*24' B (kể cả đảo: 23*23' B - 6*50' B)
*   Kinh độ: 102*09'Đ - 109*24'Đ (kể cả đảo 101*Đ – 117*2'Đ).
- Các cực
* Bắc: Lũng Cú- Đồng Văn- Hà Giang
* Nam: Đất Mũi- Ngọc Hiên- Cà Mau
* Tây: Sín Thầu- Mường Nhé- Điện Biên
* Đông: Vạn Thanh- Vạn Ninh- Khánh Hoà
- Nằm trên tuyến giao thông hàng hải- hàng không quốc tế quan trọng
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động
- Nằm hoàn toàn ở múi giờ số 7
II. Phạm vi lãnh thổ
* Gồm ba bộ phận : vùng đất vùng trời vùng biển
1. Vùng đất
- Diện tích: 331212 km vuông
- Đường biên giới dài 4600 km
* Trung Quốc: 1400km
* Lào: 2100 km
* Campuchia: 1100 km
-> thuận lợi giao thương qua hệ thống cửa khẩu
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
2. Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km vuông
- Đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên
- Nước ta có 28/63 tỉnh thành giáp biển
- Biển gồm 5 bộ phận: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
3. Vùng trời:
- Là khoảng không gian được giới hạn bao trùm trên lãnh thổ nước ta.
III. Ý nghĩa vị trí địa lý
1. Về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao.
- Khó khăn: gặp nhiều thiên tai như bão,hạn hán, lũ...
2. Đối với kinh tế- xã hội- văn hoá- an ninh quốc phòng
- Về kinh tế:
* Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
* Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch...).
* Thu hút đầu tư trao đổi kim ngạch, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lí...
- Về văn hoá - xã hội: chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- An ninh quốc phòng: xây dựng môi trường hoà bình ổn định. Là nới tranh giành ảnh hưởng của thế giới. Là khu quân sự đặc biệt quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
Bài 6: Việt Nam- Đất nước nhiều đồi núi
I. Đặc điểm địa hình nước ta
- Địa hình đồi núi chiếm nhiều diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. (3/4 diện tích nước ta là đồi núi nhưng chỉ có 1% là núi cao trên 2000m. Đồi núi dưới 1000m chiếm 85%, còn lại là địa hình bình thường)
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng và có tính phân loại. ( Lãnh thổ nước ta được hình thành từ sớm vào cuối Đại Trung Sinh trải qua quá trình bào mòn lâu dài, trẻ lại trong giải đoạn Tân Kiến Tạo)
* Địa hình thấp dần theo hướng Tây- Bắc, Đông- Nam.
* Độ nghiêng không đều giữa các vùng
* Vùng được nâng mạnh với địa hình núi trẻ (đỉnh nhọn, sườn dốc...) sông đào mạnh về phía thượng nguồn.
-> Địa hình đa dạng, thấp dần về phía giáp biển.
- Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
* Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
* Dưới rừng có lớp vỏ phong hoá dày, vụn, bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn
- Địa hình chịu tác động mạnh của con người
* Thông qua các hoạt động kinh tế- xã hội: làm đường giao thông, khai thác mỏ...
* Tạo nhiều địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch...
II. Các khu vực địa hình
1. Vùng núi Đông Bắc
a.Giới hạn:
- vùng núi tả ngạn sông Hồng.
- Địa hình đồi núi thấp với 4 cánh cung lớn hướng nghiêng : T- B, Đ-N
- Đặc điểm:
* Địa hình gồm 4 cánh cung lớn liền kề chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc- Đông Bắc
* Có các dãy núi cao trên 2000 m chạy dọc biên giới Việt Trung.
* Đồi núi thấp ở vùng trung tâm, vùng đồng bằng và thềm lục địa.
* Thung lũng sông có hướng vòng cung.
b. Ảnh hưởng đến khí hậu
- Có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước
- Phân hoá khí hậu theo độ cao
2. Vùng núi Tây Bắc
a. Giới hạn:
- Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả
- Địa hình cao nhất cả nước,hướng nghiêng T-B, Đ- N
- Gồm ba dải địa hình
* Phía Đông:Dãy Hoàn Liên Sơn và đỉnh Phansipang cao 3143 m : Biên giới Việt Trung đến khuỷu sông Đà
* Phía Tây: núi cao trung bình bắt đầu từ Khoan La San đến Pu Hoạt
* Ở giữa:các cao nguyên đá vôi xen lẫn đồi núi thấp: tùe Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối là những vùng đá vôi Ninh Bình- Thanh Hoá
- Thung lũng sông hướng T- B, Đ-N
b. Ảnh hưởng đến khí hậu
- Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn
3. Vùng núi Bắc Trường Sơn
- Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam .
- Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
- Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
- Phía Bắc: vùng núi Tây Nghệ An
- Phía Nam: vùng núi Tây Thừa Thiên Huế
- Ở giữa: vùng núo đá vôi và đồi núi thấp
4. Vùng núi Nam Trường Sơn
- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Các cao nguyên đất đỏ ba dan:  Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.
- Các bán bình nguyên xen đồi núi ở phía Tây tạo sự bất đối xứng rõ rệt.
5. Địa hình bán bình nguyên và đồi núi trung du
- Địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng ( vùng nâng lên và hạ thấp)
- Vùng trung du (vùng núi- đồng bằng) : Phú Thọ- Việt Trì: núi cao 500 m dốc 8-15 độ, thềm phù sa cổ bị chia cắt.
- Bán bình nguyên ( cao nguyên- đồng bằng) Đong Nam Bộ: thềm phù sa cổ cao 100 m bề mặt phủ badan cao 200m-> bè mặt lượn sóng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top