Đề cương Địa HKII -Lớp 11
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
(Ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên nước ta)
1, Khí hậu:
-Biển Đông làm biến tính các nguồn không khí đi qua nó trước khi tác động đến lãnh thổ nước ta làm khí hậu nước ta mạng tính Hải Dương.
-Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối lớn (trên 80%), làm dịu thời tiết nóng bức của nước ta vào mùa hạ.
2, Địa hình và hệ dinh thái ven biển:
-Địa hình đa dạng: bịnh của sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các đảo ven bờ và những rạn san hô...
-Hệ sinh thái đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, ...
3, Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
-Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan và trữ lượng muối biển lớn...->có trữ lượng lớn và còn chưa được khai thác hết.
- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loại cá mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du khác...) ->sinh vật tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới. Giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao. Phân bố nhiều ở ven bờ và hai quần đảo.
=>Vùng biển Việt Nam giàu khoang sản và hải sản, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
4, Thiên tai:
- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt,mưa lớn...
- Sạt lở bờ biển (nhất ở dải bờ biển miền Trung).
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung.
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
(Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa)
1, Tính chất nhiệt đới ẩm
a, Nguyên nhân:
-Nằm hoàn toàn trong nội chí tuyến bán cầu Bắc.
-Có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm.
b, Biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC (trừ vùng núi cao).
- Tổng số giờ nắng: 1400-3000 giờ/ năm.
2, Tính chất ẩm:
a, Nguyên nhân:
-Các khối khí đi qua biển Đông đã mang cho nước ta lượng mưa lớn.
Ăb, Biểu hiện:
-Lượng mưa trung bình năm cao từ: 1500 – 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
I.Thiên nhiên phân hoá theo chiều Bắc Nam:
1, Nguyên nhân:
-Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, kéo dài 15 vĩ tuyến.
->bức xạ mặt trời và thời gian chiếu sáng của mặt trời có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam.
->khí hậu phân hoá khác nhau, chia thành hai bộ phận Bắc-Nam.(ranh giới 2 miền là dãy Bạch Mã-16oB
-Địa hình núi ăn sát ra biển.
2, Sự phân hoá:
a, Khí hậu:
-Phần lãnh thổ phía Bắc:(dãy Bạch Mã đến ranh giới phía Bắc)
+Kiểu khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa
+Nhiệt độ trung bình năm: trên 20oC
+Số tháng nhiệt độ dưới 18oC: 2-3 tháng
+Sự phân hoá theo mùa: hạ (nóng, ẩm); đông (lạnh, khô)
-Phàn lãnh thổ phía Nam: (dãy Bạch Mã trở vào Nam)
+Kiểu khí hậu: cận xích đạo gió mùa
+Nhiệt độ trung bình năm: trên 25oC
+Số tháng nhiệt độ dưới 18oC: không có tháng nào
+Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
b, Cảnh quan:
-Hệ sinh thái:
+phía Bắc : rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, ngoài ra còn rừng thường xanh và ôn đới núi cao...
+phía Nam :rừng cận xích đạo gió mùa..
-Thành phần loài:
+phía Bắc: ưu thế các loài nhiệt đới. Có sự xuất hiện của các loài cận xích đạo và ôn đới.
+phía Nam: loài nhiệt đới và xích đạo...
II. Thiên nhiên phân hoá theo Đông-Tây
1, Nguyên nhân
-Do có sự tác động của nhiệt đới gió mùa chia nước ta thành 3 dải rõ rệt
2, Sự phân hoá:
a. Vùng biển và thềm lụa địa:
- Vùng biển lớn trên 1 triệu km2.
-Thềm lục địa nông,rộng thoải ở phía Bắc và Nam. Hẹp, sâu, dốc ở miền Trung (do địa hình núi ăn sát ra biển.)
- Độ nông – sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên.
- Thiên nhiên vùng biển nhiệt đới nước ta đa dạng và giàu có.
b. Vùng đồng bằng ven biển:
- Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ:
+ Mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông.
+ Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.
- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ:
+Đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, sâu.
+ Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
+Thiên nhiên khắc nghiệt,đất kém màu mỡ.
+Tuy nhiên phong cảnh đẹp nên tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển lớn.
->Thiên nhiên thay đổi theo từng nơi. Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với vùng núi phía Tây và vùng biển phía Đông.
c. Vùng đồi núi:
- Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng và độ cao của các dãy núi.
- Vùng núi Đông Bắc:
+ Có mùa đông lạnh đến sớm, kết thúc muộn.
+ Cảnh quan cận nhiệt đới gió mùa
-Vùng Tây Bắc
+ mùa đông bớt lạnh, đến muộn kết thúc sớm nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
+Cảnh quan:nhiệt đới gió mùa ở phía Nam và ôn đới ở các vùng núi cao.
- Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top