Không Tên Phần 1
Câu 1. Trình bày con đường dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai
*Nguyên nhân sâu xa :
-Tác động của quy luật phát triển không đồng đều về KT,CT giữa các nước tư bản chủ nghĩa
-Sự tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Vec-xai – Oasinhton không còn phù hợp
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyếtàĐẩy mạnh và làm những mâu thuẫn vốn có của các nước đế quốc ngày càng bộc lộ rõ nét hơn.
à Đòi hỏi phải có một cuộc chiến tranh mới xảy ra để giải quyết vấn đề này
*Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề về nhiều mặt cho các nước tư bản chủ nghĩa, càng làm cho những mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, các nước đế quốc với thuộc địa và các nước đế quốc với nhau. Chủ nghĩa phát xít ra đời với sự phản động hiếu chiến hình thành công khai chạy đua vũ trang chia lại thế giới.
- Các hoạt động bành trướng của chủ nghĩa phát xít :
+ Ba nước chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản tuyên bố rút khỏi Hội quốc liên, bác bỏ trật tự thế giới Vecsai Oa-sinh-tơn đòi hỏi thiết lập trật tự thế giới mới.
+ Ba nước này kí hiệp ước chống quốc tế cộng sản nhằm mục đích tiêu diệt những lực lượng tiến bộ trên thế giới.
+ Phe trục phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản hình thành nhằm tăng cường các hoạt động bành trướng xâm lược.
· Italia: Tiến hành xâm lược Etiopia, Anbani; câu kết với Đức can thiệp vào nội chiến Tây Ban Nha.
· Nhật Bản: Chiếm Trung Quốc, từ Trung Quốc hây hấn sang biên giới Trung Xô âm mưu thống trị khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
· Đức:
+ Tham vọng xâu dựng một đế quốc " Đại Đức".
+ Tháng 3-1928, Đức ra bộ luật sáp nhập Áo vào Đức.
+ Hitle âm mưu thôn tính Tiệp Khác với vụ Xuy-Đét.
-Thái độ của các nước lớn :
+Liên Xô: Muốn liên kết với Anh và Pháp để chống lại chủ nghĩa phát xít nhưng không được sự đồng ý à Liên Xô buộc phải kí với Đức hiệp ước Xô Đức không xâm phạm.
+ Anh, Pháp tiến hành nhượng bộ dung dưỡng chủ nghĩa phát xít sang tấn công Liên Xô, đỉnh cao của chính sách là hiệp ước Muy-ních trao Tiệp Khắc cho Đức.
+ Mỹ theo chủ nghĩa biệt lập không can thiệp vào các hoạt động ngoài Châu Âu.
Kết luận: Chủ nghĩa phát xít phải chịu trách nhiệm về sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, tuy nhiên, Anh, Pháp, Mỹ cũng phải chịu một phần trách nhiệm bởi sự bang quang, dung dưỡng chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh.
Câu 2. Kết quả chiến tranh thế giới thứ hai:
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử: Qui mô của cuộc chiến tranh gần như bao trùm toàn bộ các châu lục : Âu, Á ,Mĩ, Phi ..và diễn ra trên nhiều mặt trận,.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc:
+ Bom nguyên tử - vũ khí hủy diệt hàng loạt - xuất hiện trong thế chiến ( Mĩ đã ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản) đã gây ra những tổn thất vô cùng lớn.
+ Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết ,90 triệu người bị tàn phế .Nhiều thành phố ,làng mạc và hàng loạt cơ sở kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng. Thiệt hại về vật chất và tinh thần gấp nhiều lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới. Không những thế, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn kéo dài đến ngày nay(bom mìn, chất độc màu da cam..).
Câu 3. Tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 làm thay đổi về thế và lực giữa các nước tư bản:
+Mỹ trở thành cường quốc lớn nhất, không có đối thủ.
+ Các nươc thắng trận hay thua trận đều phải chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề.
+ Hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội được hình thành ở châu Á, châu Âu,...
+ Các nước tư bản suy yếu, tạo điều kiện cho các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh giành độc lập,làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
* Đối với Việt Nam:
+ Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, phát-xít hóa bộ máy
thống trị, thẳng tay đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng của nhân dân ta, thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy'', vơ vét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc.
+Thực dân Pháp đã nhanh chóng câu kết với Nhật áp bức nhân dân các nước Đông Dương. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc phát–xít Pháp-Nhật là mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất. Giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thống trị của Pháp-Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất. Dẫn đến cách mạng tháng 8/1945 dành độc lập dân tộc
Câu 4: Tại sao VN bị Pháp Xâm lược là tất yếu
Tình hình thế giới: Nền Kinh tế Tư bản đang phát triển mạnh, dẫn đến nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công => đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hướng đến các nước có nhiều tài nguyên, giao thông thuận lợi, trình độ phát triển lạc hậu.
Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch quốc tế. Nơi đây nằm trên vành đai sinh khoáng của Thái Bình Dương Đại Trung Hải nên rất giàu khoáng sản. Cuối thế kỉ XIX, vương triều Nguyến đang trong cơn khủng hoảng, sự khủng hoảng được biểu hiện ở bối cảnh thành lập vương triều, sự bế tắc trong chính sách đối nội, đối ngoại, các chính sách kinh tế. Nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên. Quân đội yếu kém, không được trang bị đầy đủ, trọng nông ức thương, tư tưởng nho giáo lỗi thời. Thuần phục nhà Thanh nhưng cấm truyền bá đạo phương Tây, đóng cửa với phương Tây, khối đoàn kết dân tộc tan nát.
Chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy tàn thối nát, xã hội không ổn định, triều Nguyễn là con nợ của Pháp. Theo hiệp ước Vecsai 1787 giữa Nguyễn Ánh và chính phủ Pháp thì Pháp giúp Nguyễn Ánh lấy lại ngai vàng, để trả công Nguyễn Ánh phapr cho pháp của biển Hội An, Côn đảo tự do buôn bán và truyền đạo -> Các giáo sĩ và thương nhân Pháp tiếp tay cho chính phủ Pháp xâm lược Việt Nam từ bên trong.
-> VN bị Pháp Xâm lược là tất yếu
Câu 5: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên
- Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng
- ĐN có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, ủng hộ, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
- Gần vựa lúa đồng bằng Quảng Nam, Quảng ngãi lớn của miền nam, là nguồn lương thực cho quân đội.
- Gần kinh thành Huế, sau khi đánh chiếm được Đà Nẵng làm bàn đạp để đánh ra Huế
- Cách xa nhà Thanh tránh sự can thiệp từ nhà Thanh giúp đỡ nhà Nguyễn
Câu 6: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế, muốn gây sức ép cho triều đình Nguyễn buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng.
- Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
- Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
- "Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy". Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
Câu 7: Chiến sự ở Đà Nẵng
- Sau nhiều lần đưa binh tới khiêu khích, chiều 31/08/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước của biển Đà Nẵng.
- Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
- Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư đòi Trấn thủ Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ sung rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
Khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước. Tại Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh.
- Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
Câu 8: Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862)
- Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản.
Quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa
* Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862
- Về lãnh thổ: Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến
- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .
- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .
- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo
* Nguyên nhân Huế ký với Pháp hiệp định Nhâm Tuất: nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc.
Đánh giá:
+ Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
ld536erw-4iwesjazign
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top