Sinh học phát triển
câu 55: Trình bày cấu tạo các loại trứng ?.
câu 56: Trình bày cấu tạo của tinh trùng ?.
câu 57: Trình bày đặc điểm và quát trình phân cắt trứng vô hoàng ?.
câu 58: đặc điểm và quá trình phân cắt trứng đẳng hoàng ?.
câu 59: định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn sinh trưởng ?.
câu 60: định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn trưởng thành ?.
câu 61: trình bày định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn già lão và giai đoạn tử vong ?.
câu 62: trình bày sự cảm ứng phôi và tính chất của tổ chức tố ?.
câu 63: giả thuyết operon và sự phát triển của cá thể ?.
câu 64: vai trò của các nhân tố từ nguồn mẹ trong quá trình phát triển của phôi thai ?.
câu 55: Trình bày cấu tạo các loại trứng ?
Tế bào trứng thường hình tròn hoặc bầu dục, không di động, kích thước lớn hơn tinh trùng cùng loại rất nhiều. trứng chứa chất dự trữ để cũng cấp cho sự phát triển cảu phôi sau này gọi là noãn hoàng. Tùy vào số lượng và sự phân bố của noãn hoàng trong trứng. người ta chia ra làm 4 loại trứng:
- Trứng đẳng hoàng: noãn hoàng ít, phân bố đều trong tế bào chất của trứng, nhân nằm ở trung tâm (VD: trúng cầu gai, cá lưỡng tiêm,…)
- Trứng đoạn hoàng: có noãn hoàng tập trung rõ rệt ở cực dưới gọi là cực dinh dưỡng. tùy vào lượng noãn hoàng trong trứng, có thể chia thành 2 loại: noãn hoàng trung bình (lưỡng cư), noãn hoàng nhiều (bò sát, chim)
- Trung hoàng: noãn hoàng ít, tập trung ở trung tâm, quanh nhân (VD: côn trùng)
- Trứng vô hoàng: không có noãn hoàng (VD: trứng của động vật có vú)
câu 56: Trình bày cấu tạo của tinh trùng ?
Giao tử đực của động vật tiến hóa cao là tinh trùng có cấu tạo phân hóa thành các phần thực hiện các chức năng khác nhau trong quá trình thụ tinh. ở đây, trình bày cấu trúc điển hình của tinh trùng người và động vật bậc cao:
- Phần đầu: chứa phần lớn là nhân, bao xung quanh là lớp tế bào chất rất mỏng và không có bào quan. Phía trước có thể đầu là acrosome có chức năng làm mỏng màng ngoài của trứng khi thụ tinh và một số chất khác giúp cho việc tiếp xúc với màng sinh chất của trứng và tham gia các chức năng hoạt hóa
- Phần cố: có trung thể (đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia cảu hợp tử
- Phần đuôi: có một sợi trục do nguyên sinh chất đặc lại chạy dọc suôt chiều dài của đuôi, gồm 3 đoạn:
+ Đoạn trung gian: có bao lò xo bao quanh sợi trục do ty thể biến dạng tạo thành, có chức năng cung cấp năng lượng cho quá trình vận động
+ Đoạn chính: kích thước dài, cấu tạo gồm sợi trục ở giữa, xung quanh được bao bằng một khối nguyên sinh chất mỏng. ở nhiều loài xung quanh sợi trục còn được bao quanh bởi 9 sợi ống kép vi thể có chức năng vận động nhờ có chứa tubulin và dynein là PR vận động
+ Đoạn cuối: chỉ là sợi trục trần được bao bằng màng tế bào
câu 57: Trình bày đặc điểm và quát trình phân cắt trứng vô hoàng ? 57.1 Đặc diểm:
Phân cắt hoàn toàn nhưng không đều, các tế bào phân cắt từ họp tử sớm biệt hóa, một phần phát triển thành phôi thai, một phần phát triển thành lá nuôi sẽ biệt hóa thành rau thai để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai
57.2 Các giai đoạn: phân cắt, phôi vị hóa, phát sinh mầm cơ quan
lần phân cắt thứ nhất và thứ 2 theo mặt phẳng kinh tuyến, lần phân cắt thứ 3 theo mặt phẳng xích đạo và gần cực sinh vật hơn tạo nên 4 tiểu phôi bào ở trên và 4 đại phôi bào ở dưới. các tiểu phôi bào phân cắt nhanh hơn các đại phôi bào nên lan ra làm thành một lớp bao quanh khối đại phôi bào, sau này tạo là là nuôi, còn khối đại phôi bào hình thành mầm thai. ở cực sinh vật, giữa đại phôi bào và lá nuôi xuất hiện một xoang lớn dần lên gọi là xoang phôi nang. Phía dưới khối đại phôi bào, một số tế bào tách ra, phát triển rất nhanh, lót kín mặt dưới khối đại phôi bào và mặt trong lá nuôi tạo thành nội bì (lá phôi trong), trong có túi noãn hoàng. ở phía trên đại phôi bào bè ra tạo thành lá phôi ngoài. Sau đó xuất hiện một xoang giữa lá phôi ngoài và lá nuôi gọi là xoang ối. là phôi giữa được hình thành từ giữa lá phôi ngoài và lá phôi trong
câu 58: đặc điểm và quá trình phân cắt trứng đẳng hoàng ? 58.1 đặc điểm:
phân cắt hoàn toàn và đều. toàn bộ các tế bào phân cắt từ hợp tử đều phát triển thành phôi thai
58.2 các giai đoạn: phân cắt, phôi vị, mầm cơ quan
- giai đoạn phân cắt: hợp tử trải qua nhiều lần phân chia để tạo ra một khối tế bào gọi là phôi dâu. Trong khi phôi bào tiếp tục phân chia, ở giưa phôi dâu xuất hiện một xoang lớn dần lên, chứa dịch xoang, đẩy dần các tế bào ra ngoại vi. Phôi lúc này gọi là phôi nang gồm một lớp tế bào và bên trong là xoang phôi nang. ở giai đoạn phân cắt, các PR thường được tổng hợp theo nguồn mẹ được tích lũy từ trước lúc thụ tinh
- giai đoạn phôi vị hóa: bắt đầu có phiên mã theo thông tin di truyền của bộ gen hợp tử, tạo PR đóng vai trò là chất cảm ứng sơ cấp để bắt đầu quá trình biệt hóa các tế bào phôi: lớp tế bào của phôi nang phía cực dinh dưỡng lớn dần lên, lõm dần vào trong xoang phôi hướng tới cực sinh vật làm xoang phôi nang hẹp dần, cuối cùng chỉ còn một khe giữa 2 lớp tế bào. Hình thành phôi vị hình túi rỗng, mở ra bên ngoài bằng miệng phôi. Lớp tế bào bên ngoài tạo nên là phôi ngoài và lớp bên trong tạo nên lá phôi trong. Đồng thời với quá trình lõm vào, miệng phôi cũng xoay để miệng phôi từ vị trí đấy sang vị trí bên. Bờ trên gọi là môi lưng, bờ dưới gọi là môi bụng. trên môi lưng có mầm thần kinh, dưới mầm thần kinh là một đám tế bào của lá phôi trong gọi là mầm dây sống. Lá phôi giữa được hình thành ở giữa lá phôi ngoài và lá phôi trong
- phát sinh mầm cơ quan: mầm thần kinh dẹp xuống tạo nên tấm thần kinh, tấm thần kinh lại lõm dần tạo nên máng thần kinh, tế bào 2 bên bờ máng phân chia nhanh lên trên để che kín máng tạo nên ống thần kinh
đám TB mầm dây sống uốn cong lại thành một dây hình trụ gọi là dây sống
cùng với lúc đó, các tế bào gần dây sống thuộc lá phôi trong gấp nếp tạo nên lá phôi giữa, bên trong tạo một xoang gọi là xoang cơ thể nguyên thủy
lá phôi giữa khép lại tạo nên ống ruột hở 2 đầu là lỗ miệng và lỗ hậu môn
câu 59: định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn sinh trưởng ?
- định nghĩa: là giai đoạn mà ấu trùng hoặc con non đã tách rời khỏi noãn hoàng, vỏ trứng hoặc cơ thể mẹ, dựa vào sự tự hoạt động của bản thân để liên tục sinh trưởng, phát triển, để tăng tiến về khối lượng và kích thước, chuẩn bị cơ sở vật chất cho giai đoạn thành niên tiếp theo
- đặc điểm:
+ tăng tiến về khối lượng và kích thước với tốc độ mạnh mẽ
+ đồng hóa mạnh hơn dị hóa nhiều
+ cơ thể phát triển chưa cân đối, chưa hài hòa giữa các cơ quan
+ cơ quan sinh dục chưa phát triển, hoặc hoạt động sinh dục chưa hiệu quả
+ khả năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh còn yếu
câu 60: định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn trưởng thành ?
- định nghĩa: là giai đoạn mà sinh vật bắt đầu có khả năng hoạt động sinh dục có hiệu quả và tiến hành hoạt động sinh dục tích cực để tạo ra thế hệ mới duy trì sự tồn tại của loài
- đặc điểm:
+ sự phát triển nhảy vọt về chất, cấu trúc mọi cơ quan trong cơ thể đều hoàn chỉnh và thực hiện chức năng sinh lý, sinh hóa một cách thuần thục, hài hòa, cân đối
+ đồng hóa và dị hóa đều diễn ra mạnh mẽ và cân bằng tương đối
+ khả năng thích nghi và chống đỡ với ngoại cảnh cao
+ hoạt động sinh dục diễn ra mạnh mẽ và có hiệu quả
+ thời gian hoạt động sinh dục dài hay ngắn tùy loài, sau đó giảm dần hoặc ngừng hẳn khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp (VD: ở nam và nữ). có những loài hoạt động sinh dục kéo dài vài chục năm (VD: rùa). Có những loài hoạt động sinh dục một lần rồi chết (VD: một số loài nhện)
câu 61: trình bày định nghĩa và đặc điểm của giai đoạn già lão và giai đoạn tử vong ? 61.1 giai đoạn già lão:
- định nghĩa: là giai đoạn bao gồm những biến đổi sâu xa dẫn tới làm giảm mọi khả năng hoạt động của cơ thể trưởng thành
- đặc điểm:
+ giảm sút hoặc mất hẳn khả năng hoạt động sinh dục
+ cac cơ quan có sự giảm sút chức năng hoạt động so với giai đoạn trưởng thành, có sự thoái biến về cấu trúc và chức năng của các cơ quan
+ giảm sút quá trình trao đổi chất, đồng hóa mạnh hơn dị hóa
+ trong cơ thể, các cơ quan khác nhau thì có mức độ già hóa khác nhau, sự hoạt động của các cơ quan này không đáp ứng được hoạt động của các cơ quan khác
+ dị hóa mạnh hơn đồng hóa
+ quá trình già hóa của các cơ quan có thể xyar ra 2 trường hợp: cân bằng đại lão hoặc giai đoạn tử vong
61.2 giai đoạn tử vong:
- định nghĩa: là giai đoạn ngắn, dẫn tới chấm dứt cuộc sống của mỗi cá thể
- đặc điểm: khi một cơ quan nào đó không hoạt động hoặc không đáp ứng được hoạt động của các cơ quan đó, dẫn tới sự ngừng hoạt động cảu các cơ quan khác, đó là sự chết tự nhiên
câu 62: trình bày sự cảm ứng phôi và tính chất của tổ chức tố ? câu 63: giả thuyết operon và sự phát triển của cá thể ?
- operon là hệ thống bao gồm gen điều chỉnh, vùng khởi đầu, vị trí vùng vận hành và một hoặc nhiều gen cấu trúc. Các gen cấu trúc quy định sự hình thành sự tổng hợp PR. Vị trí vận hành kiểm soát sự hoạt động của gen cấu trúc. Operon được đặt dưới sự điều chỉnh của gen điều chỉnh qua chất kìm hãm hoặc chất hoạt hóa do gen điều chỉnh sản xuất. cùng khởi đầu chỉ là mơi bắt phiên mã
- ở động vật đa bào, chất kìm hãm đó là histon, histon được sản xuất ra trong hạch nhân. Cơ chế kìm hãm chỉ hoạt động trong giai đoạn phôi vị trong quá trình phát triển của cá thể
- bằng một kích thích nào đó, hiện tượng giải kìm hãm xảy ra, gen vận hành bước vào hoạt động. trung tâm tổ chức tố sản xuất ra chất cảm ứng đầu tiên. Chất cảm uwngss giải kìm hãm cho 1 hoặc nhiều operon, khi đó các gen cấu trúc bắt đầu hoạt động, sự biệt hóa bắt đầu, các sản phẩm của gen cấu trúc sẽ là chất cảm ứng tiếp theo để gây cảm ứng ở các tế bào lân cận. bằng cách như vậy, chuỗi cảm ứng tạo ra sự biệt hóa tế bào
- trong các tế bào đang trong thời kỳ định hướng phát triển, đa số operon bị kìm hãm và chỉ có một vài operon được giải kìm hãm, như vậy chưa có dấu hiệu về hình thái thể hiện ra ngoài. Đó là giai đoạn biến đổi về lượng, thay đổi ở mức độ hóa sinh. Tiếp đó các gen cấu trúc bắt đầu hoạt động tạo nên sự biệt hóa
câu 64: vai trò của các nhân tố từ nguồn mẹ trong quá trình phát triển của phôi thai ?
ngoài lượng vật chất thông tin di truyền của cơ thể mẹ chứa trong bộ đơn bội của trứng, tương đương với lương vật chất di truyền có trong bộ nhân đơn bội có trong tinh trùng, trong tế bào chất của trứng còn chứa các cảm ứng tố cơ sở : các ARN thông tin có đời sống dài, rARN, AND ty thể, AND tự do
- các cảm ứng tố cơ sở: là các chất được tổng hợp trong quá trình hình thành trứng. các chất này đóng vai trò là các cảm ứng tố cơ sở, hoạt hóa các gen khác nhau để các tế bào phôi có thể biệt hóa theo các hướng khác nhau
- các sản phẩm gen từ nguồn mẹ: các mARN có đời sống dài, các ribosome, ty thể được tổng hợp với trữ lượng lớn trong khi hình thành trứng đều được tích lũy ở trạng thái bất hoạt. sau khi thụ tinh, trứng được hoạt hóa và các thành phần trên cũng được hoạt hóa và bắt đầu hoạt động. ARN của mẹ dược dùng để tổng hợp PR ở các giai đoạn sớm của phôi. Các thông tin di truyền này có thể không đồng hợp và có thẻ trội so với gen hợp tử tạo nên hệ quả kiểu hình giống mẹ trong giai đoạn phát triển sớm của phôi, đôi khi kép dài trong suốt đời sống cá thể
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top