Di truyền phân tử
CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ NGUYÊN LÝ DI TRUYỀN
câu 33: Trình bày đặc điểm của ADN ?. 1
câu 34: Trình bày đặc điểm của bộ gen ?. 1
câu 35: Kể tên các loại ARN ? trình bày cấu trúc và chức năng của tARN và rARN ?. 2
câu 36: Trình bày cấu trúc và chức năng của mARN và SnARN ?. 3
câu 37: Trình bày quá trình tái bản AND của Prokaryota ?. 3
câu 38: Sự tái bản ở Eukaryota ?. 3
câu 39: Trình bày quá trình phiên mã ở prokaryota ?. 4
câu 40: Quá trình phiêm mã ở Eukaryota ?. 4
câu 41: các giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp PR ở Prokaryota ?. 5
câu 42: trình bày mô hình operon và hoạt động của operon trong cơ chế kích thích tổng hợp PR ở Prokaryota ? 6
câu 43: Mô hình operon và hoạt động của operon ở cơ chế kìm hãm ?. 6
câu 44: Mô hình gen cấu trúc của Eukaryota ?. 6
câu 45: Cac bước điều chỉnh và biểu hiện gen ở Eukaryota ?. 7
câu 46: Trình bày đặc điểm của mã di truyền ? (5 đặc điểm)7
câu 33: Trình bày đặc điểm của ADN ?
- AND là nơi bảo quản thong tin di truyền dưới dạng trình tự các base có trong AND, một phân tử AND dài n base có 4n trình tự có thể có
- Trình tự AND đầy đủ của một cơ thể chứa thong tin di truyền đầy đủ của cơ thể đó gọi là bộ gen. bộ gen của ecoli khoảng 3000 gen và của người khoảng 31780 gen
- AND có khả năng biến tính và hồi tính. Sự biến tính là hiện tượng 2 sợi đơn của phân tử AND tách rời ra khi các lien kết hidro bị cắt đứt bởi các tác nhân vật lý, hóa học. sau đó nếu điều chỉnh nồng độ muối và nhiệt độ thích hợp, các sợi đơn lại có thể bắt cặp theo nguyên tắc bổ xung, đó là hiện tượng hồi tính. Đặc điểm này được ứng dụng trong phương pháp lai phân tử
- ADB có khả năng tái bản: một sợi đơn chứa đầy đủ thong tin di truyển của phân tử AND, có thể để tổng họp nên sợi mới, bổ xung với sợi cũ. Kiểu tái bản này là kiểu tái bản bán bảo tồn vì AND con chứa một sợi cũ và một sợi mới
- AND có khả năng phiên mã
- AND có thể bị đột biến: là những sai sót xảy ra trong quá trình tái bản. đột biến này có thể di truyền cho cá thế hệ sau. Hậu quả của nó phụ thuộc và loại tác nhân, cường độ, liều lượng gây đột biến
- Kích thước của AND không lien quan gì đến kích thuwowcss và mức độ tiến hóa
câu 34: Trình bày đặc điểm của bộ gen ?
- Prokaryota gen là những AND liên tục (không có intron) tham gia mã hóa để tổng hợp PR
- ở sinh vật bậc cao, bộ gen bao gồm toàn bộ các đơn vị di truyền chứa trong một bộ NST của loài, ngoài ra còn có gen ngoài nhân (ty thể và lạp thể)
- AND ở eukaryote bao gồm các exon xen kẽ với các ỉntron, tùy mức độ của chúng trong nhân mà trình tự AND ở eukaryote được chia thành 3 loại:
1. Các trình tự duy nhất: chỉ lặp lại 1 lần, đặc trưng cho từng gen, chiếm khoảng 10% bộ gen ở sinh vật bậc cao
2. Trình tự lặp lại nhiều lần (chiếm 10-15% bộ gen của động vật có vú): đó là những trình tự không mã hóa, thường tập trung ở những vùn chuyên biệt như tâm động hay ở đầu mút. gồm những chuỗi lặp lại ngắn (5-10 cặp base, số lượng bản sao có thể lên tới hang triệu lần), chuỗi lặp dài (100-200 cặp base)
3. Trình tự lặp lại trung bình (chiếm khoảng 25-40% bộ gen người): chuỗi dài từ 100-1000 cặp base. Chúng không mã hóa để tổng hợp PR mà tạo ra tARN, rARN,…
- Các gen đặc biệt:
· Transposon (có tính chất lang thang): có khả năng ra khỏi nhân, ra tế bào chất, cũng có thể ra khỏi tế bào chất và đi sang tế bào khác. Lúc đầu chỉ xuất hiện ở Prokaryota (plasmis cũng là một dạng transposon), về sau phát hiện ở cả động vật và thức vật (VD: gen khangd kháng sinh có thể từ vi khuẩn Ecoli sang con tụ cầu). ngày nay, sinh vật biến đổi gen thường dùng kỹ thuật transposon à gây hại
· Retrovirus có tính chất lang thang thể hiện rõ
· Gen gối nhau: trong AND của virus và của tế bào sinh vật bậc cao thấy những gen gối nhau nghĩa là có 2 gen hoặc hơn 2 gen có chung chuỗi AND, các gen này có cấu trúc khác nhau nên tạo ra những PR khác nhau. VD: gen calcitonin/neuropeptid có 6 exon, do cách gép nối các exon khác nhau có thể tạo ra 2 ARN thong tin khác nhau và tổng hợp nên 2 PR khác nhau là calcitonin và neuropeptid
câu 35: Kể tên các loại ARN ? trình bày cấu trúc và chức năng của tARN và rARN ?
ARN được phân loại theo 2 nhóm chính: di truyền và không di truyền
1. ARN di truyền: mang thông tin di truyền bậc 1, gặp ở đa số virus thực vật, một số virus động vật và một số thể thực khuẩn. loại ARN này có thể tồn tại ở dạng sợi đơn hoặc sợi kép
2. ARN không di truyền: tARN (10-15%), rARN (80%), mARN (5-10%), SnARN
a) ARN riboxom:
- thành phần chủ yếu của riboxom, ngoài ra còn thấy ở lục lạp và ty thể
- có sự khác nhau về cấu trúc bậc 1, cấu trúc bậc 2 có dạng uốn cong và có lien kết hidro đứt quãng tạo nên những chiếc kẹp tóc dài ngắn khác nhau. Một base có khi lien kết hirdro với hang trục base khác nhau
- riboxom của Prokaryota là 70S của Eukaryota là 80S
- chức năng: thành phần cấu tạo của riboxom, có chức năng xúc tác như một PR
b) ARN vận tải (tARN):
- Trong tế bào, phân tử tARN có độ dài trung bình khoảng 75 nu
- Cấu trúc bậc 2 là hình lá 3 chẽ mang các đoạn chuỗi kép với chiều dài và số đôi base hằng định, các đoạn đơn uốn cong thành các vòng khá giống nhau, chỉ khác nhau ở vài vị trí. Vong hình ngón có kích thước thay đổi từ 4-14 base
- Cấu trúc tARN có 2 vị trí đáng chú ý nhất: dãy CCA ở đầu 3’ và Vị trí nhận biết mã gọi là vị trí đối mã, vị trí này đặc hiệu cho mỗi phân tử
- Chức năng: vận tải AA đén ribosom để cùng mARN đặt AA vào vị trí thích hợp
câu 36: Trình bày cấu trúc và chức năng của mARN và SnARN ? 36.1 ARN thông tin:
- Độ dài của mARN rất thay đổi
- ARN thông tin của Pro có thể mã hóa cho vài chuỗi polipeptid, còn pử Euka chỉ mã hóa cho 1 chuỗi polipeptid
- ARN thông tin của Pro được dịch mã ngay thành PR, còn ở Euka ARN tiền thân tạo mARN bằng cách gắn them cái mũ 77 methylguanozin triphosphat vào đầu 5’ cái mũ này giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp PR và bảo vệ ARN không bị phân hủy. sau đó là quá trình lọa bỏ các intron và nối các exon. Cuối cùng là sự gắn đuôi poly A vào đầu 3’, đuôi poly A giúp ARN di chuyển từ nhân ra tế bào chất
36.2 ARN nhỏ trong nhân:
Mỗi phân tử chứa khoảng 90-300 nu và một vài loại PR để tạo thành phức hợp ribonnucleoprotein. Có loại U1, U2, U4, U5, U6, snRNP. Những phức hợp này tham gia vào quá trình thuần thục ARN
câu 37: Trình bày quá trình tái bản AND của Prokaryota ?
- Sự tái bản diễn ra trước khi tế bào phân chia. Phân tử AND mở xoắn tạo nên 2 mạch đơn, làm mạch khuôn tổng hợp cho 2 mạch đơn. Cả 2 sợi đơn đều được tổng hợp theo chiều 5’-3’ vì AND polymerase chỉ xúc tác việc gắn nu vào nhóm 3’-OH tự do
- Các thành phần tham gia:
· Sợi AND khuôn, các nucleozit triphosphat (dATP, dGTP, dCTP, dTTP)
· Các protein gắn đặc hiệu và các enzyme: helicase (làm đứt lien kết Hidro), primase (tạo ARN mồi), SSB (ngăn không cho 2 mạch đơn lien kết trở lại), AND pol III xúc tác quá trình kéo dài chuỗi, AND pol I để cắt ARN mồi, AND pol II để sửa chữa,…
- Quá trình tái bản: trước khi tái bản AND được tháo xoắn bởi enzyme topoisomerase
1. Giai đoạn khởi đầu: nơi bắt đầu tái bản được xác định nhờ PR SSB, Các enzyme này có tác dụng nhận biết điểm khởi đầu. AND helicase gắn với PR SSB để xác định vị trí bắt đầu tháo xoắn kép. Sau đó helicase giải phóng ra khỏi phức hợp và tạo nên cái rĩa chẽ 2. Tiếp đó helicase gắn với AND primase tạo phức hợp primosome chuyển động trên sợi chậm, khi trượt đến đâu thì tổng họp ARN mồi đến đó. Đồng thời với quá trình mở xoắn AND, 2 phân tử AND pol III, một được gắn trên sợi nhanh, một được gắn trên sợi chậm
2. Giai đoạn kéo dài: một sợi được tổng hợp lien tục, còn một sợi được tổng hợp gián đoạn
- Tại sợi nhanh, AND polymerase III cùng với 2 phân tử PR có tác dụng như cái kẹp giữ cho AND pol trượt trên sợi khuôn, AND pol III trượt đến đâu thì chuỗi polynu được tổng hợp đến đó
- Tại sợi chậm, AND pol III xúc tác việc gắn các nu vào ARN mồi để tổng hợp nên các đoạn okazaki. Để tạo điều kiện cho sự tổng hợp gián đoạn, sợi chậm phải gấp khúc lại. sự tổng hợp AND xảy ra trên vài vùng tái bản, mỗi đơn vị tái bản gồm một đoạn mồi và một đoạn okazaki cách đơn vị khác một khoảng đều đặn (khoảng 100-200 nu với Eu và 1000-2000 nu với Pro)
3. Giai đoạn kết thúc: tại sợi tổng hợp gián đoạn, ARN mồi bị loại bỏ bởi AND pol I, sự loại bỏ này tạo ra khoảng trống, khoảng trống này bị lấp đầy bởi AND pol I và enzyme nối ligase. Còn trên sợi lien tục, tín hiệu báo hiệu kết thúc sẽ báo hiệu kết thúc tổng hợp
câu 38: Sự tái bản ở Eukaryota ?
1. Đặc điểm giống với Pro: theo 2 hướng, theo chiều 5’-3’, một sợi được tổng hợp lien tục và một sợi được tổng hợp không lien tục, cần ARN mồi
2. Đặc điểm khác:
- Quá trình tái bản ở Eu cùng một lúc bắt đầu ở nhiều điểm khởi đầu, trong khi ở Pro chỉ có 1 điểm khởi đầu
- Sự tái bản của Eu do các AND polymerase sau đảm nhiệm:
· AND pol α: tổng hợp ARN mồi cho mạch chậm
· AND pol β: giống AND pol I
· AND pol γ: kéo dài chuỗi ngoài nhân (được tìm thấy ở ty thể)
· AND pol δ: chức năng gần giống với AND pol III của Pro
· Ngoài ra còn có các kháng nguyên trong nhân (hoạt hóa AND pol ε và δ, các nhân tố sao chép A và C cần cho AND pol α và δ:
· RF-A+pol α à tạo ARN mồi (ở Pro là primase)
· RF-C + pol α à làm ngừng hoạt động tạo mồi của pol α
câu 39: Trình bày quá trình phiên mã ở prokaryota ?
- Chỉ có một loại ARN pol xúc tác tổng hợp ARN
- ARN pol là một phức hợp có phần lõi gồm 2 chuỗi α (nhận biết vị trí khởi đầu phiên mã trên gen cấu trúc), chuỗi β, β’ và chuỗi ω xúc tác tổng hợp ARN, chuỗi σ gắn tạm thời vào ARN pol để khởi đầu tổng hợp, chuỗi σ đặc trưng cho từng vi khuẩn
1. Giai đoạn khởi đầu:
- ARN gắn vào vùng đặc hieuj nằm trong vùng khởi đầu. vùng khởi đầu có thể thay đổi từ 20-200 cặp base. Trong vùng khởi đầu có vùng -35 và -10, vùng này có hộp khởi đầu, vùng này có các hộp khởi đầu, các hộp này tương tự ở mọi vi khuẩn
- Khi ARN pol gắn vào vùng khởi đầu, đoạn gen ngắn cạnh hộp khởi đầu mở xoắn, một sơi đơn bộc lộ làm mạch khuôn tổng hợp ARN, sự phiên mã bắt đầu khi đạt tới độ dài khoảng 10 nu thì chuỗi σ tách ra khỏi ARN pol và giai đoạn khởi đầu kết thúc
2. Giai đoạn kéo dài: Khi đã tạo thành phân tử lai AND-ARN ở đoạn mở đầu, phần lõi của enzyme ARN pol gắn them các nhân tố kéo dài. Quá trình này diển ra theo chiều 5’-3’
3. Giai đoạn kết thúc: khi có mặt của yếu tố Rho hoặc vùng đặc biệt có tỉ lệ base đặc trưng
câu 40: Quá trình phiêm mã ở Eukaryota ?
- Do 3 loại ARN pol đảm nhiệm: ARN pol I (tổng hợp rARN), pol II (tạo mARN, SnARN), pol III (tARN, SnARN, rARN 5S)
- Những ARN pol của Eu không có khả năng tự khởi động
1. Vùng khởi đầu và quá trình khởi đầu phiên mã:
- Vùng khởi đầu là hộp TATA
- Trước khi ARN bắt đầu phiên mã, TFIID gắn vào hộp TATA, tiếp theo là sự gắn TFIIB và tuần tự sau nữa là TFIIE, TFIIH, TFIIF gắn trực tiếp và ARN pol II, khi quá trình hình thành liên kết phosphodieste đầu tiên được xúc tác bởi TFIIH thì ARN pol II trở nên hoạt động và bắt đầu phiên mã
- Hoạt động của cùng vùng khởi đầu chịu sự tương tác bởi yếu tố kích thích phiên mã (làm tăng hiệu quả phiên mã). Có 1 gen đặc hiệu kiểm soát hoạt động phiên mã
2. Quá trình tạo mARN thuần thục :
- ngay sau khi bắt đầu quá trình phiên mã, đầu 5’ được gắn 7 methylguanozin triphosphat (bảo về ARN, chống lại sự phân hủy). tại đầu 3’ có gắn thêm poly A (bảo vệ, di chuyển)
- quá trình thuần thục được thực hiện nhờ xúc tác của thể nối (có sự tham gia của U1 ;U2 ;U4 ;U5 ;U6 SnRNP) : thể nối cắt vị trí 5’ rồi nối với nucleotid A gần vị trí nối 3’ để hình thành một cái thòng lọng, rồi thòng lọng intron và thể nối bị giáng cấp trong nhân
câu 41: các giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp PR ở Prokaryota ?
gồm 4 giai đoạn : hoạt hóa, khởi đầu, kéo dài, kết thúc
41.1 hoạt hóa acid amin :
được hoạt bởi enzym đặc hiệu là aminocyl-tARN synthetase
41.2 giai đoạn mở đầu :
- mọi PR đều được mở đầu bằng f-met
- có sự tham gia của các yếu tố mở đầu : IF1, IF2, IF3. Chúng đều là các PR đặc hiệu
- đầu tiên tiểu phân nhỏ kết hợp với yếu tooss IF3, sau đó kết hợp với mARN. Bước tiếp theo, f-met-tARN gắn với phức hợp IF2-GTP rồi gắn với phức hợp IF3-ribosom 30S-mARN để tạo phức hợp mở đầu (IF2 có vài trò quan trọng trong phát hiện mã mở đầu AUG và tạo điều kiện để phức hợp f-met-tARN gắn vào vị trí P của ribosom). Giai đoạn mở đầu kết thúc khi GTP gắn với IF2 bị thủy phân thành GDP và Pi. GTP thủy phân tạo điều kiện cho tiểu phân lớn gắn được vào tiểu phân bé, đồng thời IF2 và IF3 được phóng thích
41.3 giai đoạn kéo dài :
là giai đoạn lắp giáp các AA theo trình tự xác định theo chiều 5’-3’, có sự tham gia của các yếu tố kéo dài EF, giai đoạn kéo dài gồm 3 bước : gắn aminocyl-tARN vào vị trí A, hình thành liên kết peptid và chuyển vị
41.3.1 gắn aminocyl-tARN vào vị trí A: đê AA-tARN thứ hai gắn được vào vị trí A, AA-tARN phải gắn với yếu tố kéo dài EF-Tu-GTP. GTP thủy phân làm phóng thích yếu tố kéo dài EF-Tu-GDP khỏi ribosom và AA-tARN thứ 2 gắn vào vị trí A của ribosom. Sự định bị AA2-tARN còn có sự tham gia của yếu tố EF-Ts 41.3.2 sự tạo thành cầu nối peptid : được xúc tác bởi peptidyl transferase. Khi cầu nối peptid được hình thành cả 2 AA gắn với tARN này ở vị trí A, rồi tARN tại vị trí P được phóng thích khỏi ribosom 41.3.3 chuyển vị : ribosom di chuyển dọc mARN, mARN dịch chuyển một mã tiếp theo và vị trí A, tARN mang chuỗi đang tổng hợp chuyển sang vị trí P. quá trình này có sự tham gia của nhân tố kéo dài EF-G-GTP. GTP thủy phân gây thay đổi cấu hình của ribosom làm chuyển peptidyl-tARN từ cị trí A sang vị trí P, vị trí A trống, AA-tARN lại gắn vào vị trí A, quá trình kéo dài chuỗi cứ tiếp tục tiến hành cho đến khi mã kết thúc vào vị trí A 41.4 giai đoạn kết thúc :
- bắt đầu khi một trong 3 mã kết thúc UAA, UAG và UGA vào vị trí A
- có sự tham gia của các yếu tố giải phóng RF1, RF2, RF3 : mã UAA và UAG được nhận biết bởi RF1, còn UAA và UGA được nhận biết bởi RF2
- quá trình nhận ra này được thực hiện nhờ thủy phân GTP gây nên biến đổi trong ribosom. Sự dịch mã kết thúc khi mARN tách khỏi ribosom và ribosom tách thành tiểu phân nhỏ và tiểu phân lớn
câu 42: trình bày mô hình operon và hoạt động của operon trong cơ chế kích thích tổng hợp PR ở Prokaryota ? 42.1 mô hình operon : 42.1.1 gen cấu trúc : các gen này tạo nên mARN 42.1.2 vùng khởi đầu : là đoạn ADN nằm kề với gen cấu trúc, tại vùng khởi đầu có một trình tự nu, trình tự này được nhận diện bởi Arn polymerase để xác định vị trí khởi đầu của phiêm mã 42.1.3 vùng vận hành : thường có mặt trong cùng khởi đầu. khi vị trí vận hành được tự do thì nó cho phép ARN pol gắn vào vùng khởi đầu, hệ thống ở trạng thái mở. trái lại khi cùng vận hành đã liên kết với chất kìm hãm, thì ngăn cản không cho ARN pol vào, gen cấu trúc ở trạng thái đóng 42.1.4 gen điều chỉnh :nó có thể nằm trên NST cùng với gen cấu trúc như ở Pro hoặc nằm trên NST khác như ở Eu. Gen điều chỉnh tạo ra chất kìm hãm hoặc chất hoạt hóa
hoạt động của operon trong cơ chế kích thích
42.2 hoạt động của operon ở trạng thái kích thích : 42.2.1 TH1 : các chất hoạt hóa ở trạng thái hoạt động gắn vào vị trí vận hành, đồng thời ARN pol gắn với vùng khởi đầu, do đó gen cấu trúc ở trạng thái mở. khi có mặt chất gắn đặc hiệu gắn với chất hoạt hóa làm cho chất này tách khỏi vị trí vận hành, gen lại ở trạng thái đóng 42.2.2 TH2 : chất hoạt hóa ở trạng thái không hoạt động. Khi được gắn chất đặc hiệu thì chất hoạt hóa trở thành hoạt động gắn với vị trí vận hành, đồng thời ARN pol gắn vào vùng khởi đầu, gen ở trạng thái mở. khi chất gắn được hiệu lấy ra khỏi chất hoạt hóa, thì chất hoạt hóa lại trở thành không hoạt động, gen cấu trúc lại ở trạng thái đóng câu 43: Mô hình operon và hoạt động của operon ở cơ chế kìm hãm ?
Hoạt động ở cơ chế kìm hãm :
TH1 : chất kìm hãm ở trạng thái hoạt động gắn vào vị trí vận hành của gen cấu trúc, do đó gen cấu trúc ở trạng thái đóng. Khi có mặt của chất gắn đặc hiệu, chất kìm hãm này rời khỏi vị trí vận hành, gen cấu trúc lại ở trạng thái mở
TH2 : chất kìm hãm ở trạng thái không hoạt động, do đó gen cấu trúc ở trạng thái mở, khi có mặt của chất gắn đặc hiệu, chất kìm hãm trở thành hoạt động, gắn vào vị trí vận hành, gen lại ở trạng thái đóng
Tham khảo thêm câu 42
câu 44: Mô hình gen cấu trúc của Eukaryota ? 44.1 Gen cấu trúc :
Gồm các exon và các intron. Tại vị trí đầu tiên của exon 1 là mã mở đầu ATG. Phía trước exon đầu tiên và phía sau exon cuối cùng là vùng không phiên mã. Vị trí 5’ GT của intron là vị trí cho nối và vị trí 3’ AG của intron là vị trí nhận nối. các exon và intron sẽ phiêm mã thành các ARN tiền thân, trải qua quá trình thuần thục để trở thành ARN trưởng thành
44.2 Vùng kiểm soát biểu hiện gen : 44.2.1 Vùng khởi đầu : gồm các trình tự nu được định khu ở đầu 5’ tới gen. Vùng khởi đầu có chức năng xác định vị trí bắt đầu phiên mã, kiểm soát số lượng mARN và tính đặc hiệu mô. Da số gen cở người đều chứa trình tự hộp TATA được định khu khoảng 25-30 cặp nu từ đầu 5’ tới vị trí bắt đầu phiên mã và hộp CCAAT được định khu khoảng 75-80 cặp nu từ đầu 5’ tới vị trí bắt đầu phiên mã, hộp này có chức năng tăng hiệu quả phiên mã 44.2.2 Vị trí gắn yếu tố kích thích : là trình tự ADN tác động với yếu tố kích thích phiên mã làm tăng quá trình phiên mã của những gen kề bên, vị trí này có thể hoạt động theo hướng 5’ hoặc 3’ tới gen 44.2.3 Vị trí gắn cho yếu tố đặc hiệu mô :là trình tự ADN tương tác với PR đặc hiệu mô để chỉ huy gen cấu trúc sản xuất PR đặc hiệu cho từng mô 44.2.4 Vị trí bắt đầu phiên mã : là vị trí mà quá trình phiên mã bắt đầu tại đó 44.2.5 Vị trí gắn cho những thành phần đặc hiệu promotor khác : làm nhiệm vụ điều hòa gen 44.3 Vùng 3’ của gen :
Vùng này có gắn thêm poly A (bảo vệ, di chuyển)
câu 45: Cac bước điều chỉnh và biểu hiện gen ở Eukaryota ?
bước 1:Quá trình phiên mã từ ADN thành mARN tiền thân được điều chỉnh bởi yếu tố kiểm soát phiên mã (cho phép phiên mã khi nào và phiên mã như thế nào)
bước 2:Từ mARN thành ARN thuần thục
bước 3:Quá trình di chuyển từ ARN thuần thục từ trong nhân ra TB chất
bước 4:Quá trình dịch mã
bước 5:Quá trình giáng cấp của mARN
bước 6:Quá trình hoạt hóa hay bất hoạt hóa của PR
câu 46: Trình bày đặc điểm của mã di truyền ? (5 đặc điểm)
1. Mã di truyền là mã bộ ba và xếp thẳng hàng
2. Mã có tính chất thoái hóa (truptophan chỉ có 1 mã quy định)
3. Nu thứ 3 trong mã là nu dễ bị thay đổi nhưng tính chất của mã không bị thay đổi theo
4. Mã có tính phổ biến
5. Có 1 mã mở đầu: AUG và ba mã kết thúc: UAA, UAG, UGA
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top