Bài 6 Quan Hệ Pháp Luật
BÀI 6
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Quan hệ xã hội trong đời sống rất đa dạng, phong phú nhưng chỉ những quan hệ xã hội do Nhà nước sử dụng quy phạm Pháp luật tác động lên mới được gọi là quan hệ Pháp luật.
Vậy quan hệ Pháp luật hình thành ra sao, những thành phần cấu tạo nên quan hệ Pháp luật, những căn cứ làm phát sinh thay đổi, chấm dứt quan hệ Pháp luật.
Trong bài này sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề trên.
MỤC TIÊU
Học xong bài này, các bạn sẽ biết 6 ý cơ bản sau:
Hiểu rõ khái niệm quan hệ Pháp luật và các thành phần của một quan hệ Pháp luật.
Phân biệt được quan hệ Pháp luật với các quan hệ khác trong đời sống
xã hội.
Các bộ phận cấu thành quan hệ Pháp luật, ý nghĩa của mỗi bộ phận
trong quan hệ Pháp luật.
Phân biệt năng lực Pháp luật và năng lực hành vi.
Phân biệt được sự khác biệt giữa tổ chức là pháp nhân với tổ chức không là pháp nhân.
Những căn cứ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ Pháp
luật.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ Pháp luật là một loại quan hệ xã hội do các quy phạm Pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền và nghĩa vụ chủ thể, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế Nhà nước.
Như vậy có thể xem quan hệ Pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động của quy phạm Pháp luật.
Quan hệ Pháp luật là một loại quan hệ xã hội đặc biệt nên có những đặc điểm riêng của nó mà các quan hệ xã hội khác không có. Đó là các đặc điểm sau:
-Quan hệ Pháp luật là quan hệ thể hiện ý chí của Nhà nước.
-Quan hệ Pháp luật là quan hệ được xác lập trên cơ sở của quy phạm Pháp luật.
-Quan hệ Pháp luật là quan hệ phát sinh giữa các chủ thể được xác định rõ nội dung thực hiện.
-Quan hệ Pháp luật xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt gắn liền với sự kiện pháp lý.
2.Thành phần của quan hệ Pháp luật
Các bộ phận hợp thành quan hệ Pháp luật được gọi là thành phần quan hệ Pháp luật, bao gồm: Chủ thể của quan hệ Pháp luật, khách thể của quan hệ Pháp luật và nội dung của quan hệ Pháp luật.
Chủ thể quan hệ Pháp luật
Là các bên tham gia vào quan hệ Pháp luật trên cơ sở quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Chủ thể QHPL có thể là cá nhân hoặc tổ chức (Pháp nhân, Hộ gia đình, Tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân).
-Cá nhân còn gọi là thể nhân, là những con người cụ thể riêng biệt.
-Pháp nhân là tổ chức được luật pháp cho phép có những quyền và nghĩa vụ như con người cụ thể khi tổ chức đó hội đủ những điều kiện luật định. Điều kiện để trở thành pháp nhân được quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự đó là: Tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ Pháp luật.
-Tổ chức không có tư cách pháp nhân là tổ chức, đoàn thể xã hội không có
đủ điều kiện để trở thành pháp nhân.
-Hộ gia đình là tổ chức mà các thành viên có tài sản để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sản xuất kinh doanh, quan hệ sử dụng đất trong hoạt động nông lâm ngư nghiệp do luật pháp quy định.
-Tổ hợp tác là tổ chức hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có xác nhận của cơ quan Nhà nước địa phương của từ 3 thành viên trở lên cùng góp tài
sản công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi.
Chủ thể QHPL khi tham gia vào quan hệ Pháp luật phải được Nhà nước thừa nhận khả năng của chủ thể trong QHPL, gọi là Năng lực chủ thể.
Năng lực chủ thể gồm: Năng lực Pháp luật và Năng lực hành vi.
Năng lực Pháp luật: là khả năng của chủ thể được Nhà nước thừa nhận, có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định khi tham gia vào các quanhệ Phápluật.
Năng lực hành vi: là khả năng xử sự có ý thức của chủ thể, bằng hành vi của mình tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận khi chủ thể tham gia vào các quanhệ Pháp luật.
Khách thể quan hệ Pháp luật
Là những giá trị vật chất, tinh thần và các giá trị xã hội khác mà các chủ thể tham gia vào quan hệ Pháp luật mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình.
Thí dụ: Hàng hóa mua bán, sức khỏe, tác quyền...
Nội dung quan hệ Pháp luật
Là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ Pháp luật.
Là những các xử sự mà luật pháp quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi tham gia vào một quan hệ Pháp luật.
Quyền chủ thể được thực hiện theo ý chí của chủ thể nhưng trong sự giới hạn của luật pháp, để đảm bảo trật tự xã hội và quyền của các chủ thể khác.
Nghĩa vụ chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể bắt buộc phải làm để thực hiện quyền của chủ thể khác về mặt pháp lý hoặc phải thực hiện vì nghĩa vụ đối với cộng đồng.
3.Sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý là những sự việc, tình huống, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, phù hợp với những điều kiện Pháp luật dự kiến, do đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ Pháp luật.
Có nhiều loại sự kiện pháp lý, căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau người ta phân loại sự kiện pháp lý với các tên gọi khác nhau.
- Căn cứ vào hậu quả pháp lý của sự kiện pháp lý: chia thành 2 loại:
Sự kiện pháp lý đơn giản: Làsự kiện chỉ duy nhất làm phát sinh, thay đổi hay chấmdứtmột quanhệ Pháp luật.
Ví dụ: Người lao động làm đơn xin nghỉ việc, cơ quan có quyết định cho nghỉ đã làm chấm dứt quan hệ lao động giũa 2 bên.
Sự kiện pháp lý phức tạp: Là sự kiện cùng lúc làm phát sinh, thay đổi hay chấmdứt nhiều quanhệ Pháp luật.
Vídụ: Sự kiện một người chết.
- Căn cứ vào ý chí chủ thể: chia thành 2 loại:
Sự biến pháp lý: Là sự kiện pháp lý phát sinh không phụ thuộc vào ý chí củachủ thể làm phát sinh, thay đổi hay chấmdứtmột quanhệ Pháp luật.
Vídụ: Hỏa hoạn, việc sinh hay chết củamột người.
Hành vi pháp lý: Là cách xử sự của chủ thể (làm hoặc không làm) làm phát sinh, thay đổi hoặc chấmdứtmột quanhệ Pháp luật.
Vídụ: Việckết hôn, mua bán.
TÓM LƯỢC
1.Quan hệ Pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động của quy phạm Pháp luật.
2.Thành phần quan hệ Pháp luật, bao gồm: Chủ thể của quan hệ Pháp luật, khách thể của quan hệ Pháp luật và nội dung của quan hệ Pháp luật.
3.Năng lực chủ thể gồm Năng lực Pháp luật và Năng lực hành vi.
4.Năng lực Pháp luật: là khả năng của chủ thể được Nhà nước thừa nhận, có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định khi tham gia vào các quan hệ Pháp luật.
5.Năng lực hành vi: là khả năng xử sự có ý thức của chủ thể, bằng hành vi của mình tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận khi chủ thể tham gia vào các quan hệ Pháp luật.
6.Pháp nhân là tổ chức được luật pháp công nhận có những quyền và nghĩa vụ như con người cụ thể khi tổ chức đó hội đủ những điều kiện luật định.
7.Sự kiện pháp lý là những sự việc, tình huống, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, phù hợp với những điều kiện Pháp luật dự kiến, do đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ Pháp luật.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1.Quan hệ Pháp luật là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội được luật pháp quy định. Theo bạn nhận định này có đúng không ? Tại sao?
2.Phân biệt Năng lực Pháp luật với Năng lực hành vi của cá nhân?
3.Khi nào một Pháp nhân có đầy đủ Năng lực chủ thể?
4.Hãy liệt kê các hình thức thể hiện quyền chủ thể thường gặp trong
đời sống xã hội?
5.Sự kiện một người chết cùng lúc là phát sinh thay đổi hay chấm dứt các quan hệ Pháp luật nào?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.Quan hệ mua bán hàng hoá là quan hệ pháp luật khi chủ thể tham gia
gồm:
a.Các cá nhân có năng lực chủ thể.
b.Công ty với công ty.
c.Công ty với cá nhân có năng lực chủ thể.
d.Cả a, b, c đều đúng.
2.Đứa trẻ mới được sinh ra được Nhà nước công nhận là chủ thể có năng
lực:
a.Năng lực Pháp luật
c. Năng lực chủ thể.
b.Năng lực hành vi
d. Tất cả đều sai.
3.Các tổ chức sau đây, tổ chức nào không phải là pháp nhân:
a.Công ty Cổ phần
b.Công ty Hợp danh.
c.Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
d.Uỷ ban nhân dân các cấp.
4.Thời điểm năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân được Nhà nước công nhận là:
a.Cùng một thời điểm.
b.Năng lực pháp luật được công nhận trước năng lực hành vi.
c.Năng lực hành vi được công nhận trước năng lực pháp luật.
d.b và c đều sai.
5.Nội dung của quan hệ pháp luật là:
a.Các bên tham gia vào quan hệ pháp luật.
b.Những giá trị mà các chủ thể quan hệ pháp luật muốn đạt được.
c.Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
d.Là đối tượng mà các chủ thể quan tâm khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
6.Các sự kiện pháp lý nào sau đây được xem là sự biến pháp lý?
a.Nhận con nuôi.
b.Lập di chúc thừa kế.
c.Đăng ký kết hôn.
d.Sự qua đời của một người.
7.Khi nào pháp nhân có năng lực chủ thể?
a.Khi Nhà nước cho phép hoặc công nhận sự thành lập của pháp nhân.
b.Khi tổ chức có đủ thành viên.
c.Khi các thành viên thỏa thuận thành lập pháp nhân.
d.Khi một tổ chức có đủ vốn
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top