câu1:quátrìnhhìnhthànhcuảnhànướcvànhânxétphimácxít
A. Quá trình ra đời của nhà nước.
Nhà nước không phải là một hiện tượng bât biến, nó có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Khi xa hội cuất hiện tư hữu về tài sản và trong xã hội đó tồn tại hai giai cấp đối lập nhau về lợi ích kinh tế, mâu thuẫn giữa hai giai cấp đó không thể điều hoà được. Do vậy cần phải có một tổ chức đứng ra để điều hoà mâu thuẫn đó. Tổ chức đó là nhà nước, nhà nước sẽ mất đi khi xã họi không còn tư hữu tài sản và phân chia giai cấp.
-Công xã nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc bộ lạc:
Là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của xã hội loài người, trong xã hội này chưa xuất hiện giai cấp nên chưa có nhà nước tuy nhiên lại là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước sau này.
+Cơ sở KT: chế độ sở hữu chung về TLSX và sp lao độg. Fo trình độ sx của con ng còn thấp cho nen lđ là tự cung tự cấp. Con ng thụ động trc thiên nhiên. Trong điều kiện đó, con ng không thể tách rời nhau mà phải sống chung với nhau, dựa vào nhau và cùng nhau hưởng thụ thành quả chung. Sản phẩm được làm ra được phân chia công bằng, khôg ai có tài sản riêng, ko có kẻ giàu ng nghèo không có tình trạng ng này chiếm đoạt tài sản ng kia. XH chưa phân chia g/c.
+Cơ sở XH: xã hội được tổ chu2sc đơn giản. Thị tộc là tế bào của xã hội được tổ chức theo nguyên tắc huyết thống. Lúc đầu nguyên tắc này được xác định thro mẫu hệ do chế độ quần hôn và vai trò của ng phụ nữ trong cộng đồng. Dần dần sự phát triển của KT-XH và sự phát triển của chế độ ngoại hôn đã chuyển thành chế độ phụ hệ.
+Quyền lực XH: Trong XH này đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý công việc của thị tộc. Tuy nhiên quyền lực đó vẫn gắn liền với XH, là quyền lực do toàn bộ xh tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng. Đó là Hội đồng thị tộc trong đó bao gồm ng lớn tuổi của thị tộc (không phân biệt đàn ông hay đàn bà). Hội đồng thị tộc quyết định mọi vấn đề quan trọng của thị tộc và quyết định đó mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Đứng đầu là tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự. Nhưng tù trưởng ko có đặc quyền, đặc lợi nào so với thành viên thị tộc. Quyền lực của tù trưởng rất lớn, mang tính cưỡng chế nhưng ko dựa trên bộ máy cưỡng chế nào mà dựa vào sự ủng hộ đồng tình của mọi người trong thi tộc và phải chịu sự giám sát của mọi thành viên trong thị tộc, khi ko còn sự uy tín nữa có thể bị bãi miễn. Tổ chức quyền lực là hội đồng bào tộc bao gồm cá tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của thị tộc. Nhiều bào tộc hợp lại là bộ lạc, hình thức tổ chức cao nhất là liên minh bộ lạc.
Tóm lại: quyền lực trong xh này có tính cưỡng chế cao nhưng nó vẫn chỉ là quyền lực xh, chưa mang tính giai cấp nên chưa phải là quyền lực nhà nước.
-Phân hoá giai cấp và sự xuất hiện nhà nước:
Cuối thời kỳ nguyên thuỷ, kinh tế phát triển, năng suất tăng, của cải dư thừa do con người phát minh ra những công cụ lao động bằg kim loại thay cho những công cụ bằng đá. Xh diễn ra ba cuộc phân công lao động:
Phân công lao động lần 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Con người rmthuần dưỡng được gia súc và những đàn gia súc trở thành nguồn tích luỹ tài sản quan trọng, mầm mống sinh ra chế độ tư hữu. Sản phẩm lao động làm ra ngày càng nhiều dẫn đến dư thừa. Xh xuất hiện tầng lớp chiếm đoạt của cải dư thừa. Họ thường là tù trưởng, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ,... họ lợi dụng uy tín của mình biến tài sản của chung thành của riêng. Những tù binh chiến tranh được giữ lại làm nô lệ bổ sung nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Như vậy, mầm mống tư hữu đã xuất hiện, xh phân chia kẻ giàu người nghèo. Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng thay thế cho chế độ quần hônvà gắn liền với nó là chế độ gia đình gia trưởng đặc trưng cho vai trò quan trọng của người đàn ông trong gia đình.
Phân công lao động lần 2: thủ công công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Việc phát hiện ra sắt và các kim loại khác đã làm xuất hiện các nghề thủ công như dệt, chế tạo kim loại, ... cung cấp cho con ng công cụ lao động hoàn hảo, nâng cao năng suất lao động. Phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt gắn với sự mâu thuẫn và phân hoá giai cấp. Giá trị lao động của con người đueợc nâng cao, nô lệ trở thành lực lượng của xh vs số lượng ngày càng tăng.
Phân công lao động lần3: buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện. Sản phẩm trong xh ngày càng nhiều dẫn tới nhu cầu trao đổi hàng hoá và thương nghiệp ra đời kéo theo sự xuất hiện tầng lớp thương nhân, tuy không tham gia vào sản xuất nhưng làm nhiệm vụ trao đổi sản phẩm giữa các thành viên trong xh. Nền kinh tế hàng hoá ra đời gắn với nó là sự xuất hiện đồng tiền, nạn cho vay nặng lãi , chế độ cầm cố tài sản, ... tất cả các yếu tố đó làm quá trình tích tụ, tập trung của cải vào số ít ng diễn ra nhanh hơn, đồng thời, thúc đẩy sự bần cùng hoá dân chúg, đám đông dân nghèo tăng nhanh. Số nô lệ tăng lên rất nhanh cùng với sự áp bức và bóc lột nặng nề của giai cấp chủ nô đối với nô lệ. Mâu thuẫn giai cấp diễn ra ngày càng quyết liệt. Thị tộc bị phá vỡ. Xh phân hoá giai cấp - giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
Nhà nc xuất hiện do giai cấp bóc lột lập ra nhằm:
+duy trì quyền lợi, bảo vệ giai cấp bóc lột, do vậy mâu thuẫn không được dập tắt.
+ n² chỉ điều hoà mâu thuẫn theo trình tự đã đc thiết lập.
N² là 1 tổ chức c.trị đặc biệt có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện xã hội.
B. Nhận xét về điểm hạn chế của chế độ phi mác-xít điển hình
-thuyết gia trưởng: gt nhà nước theo "khe cửa hẹp" của gia đình.
-thuyết tâm lý: gt nhà nước theo qđ duy tâm chủ quan, n² xhiện do tâm lý muốn phụ thuộc vào nhau của ng nguyên thuỷ.
-thuyết thần quyền: gt n² theo qđ duy tâm chủ quan, nhà nước là sp của thượng đế.
-thuyết khế ước xh: chưa lý giải nguyên nhân thực sự ra đời của nhà nước, xoá nhoà bản chất g/c và bản chất giai cấp nhà nước và bản chất xh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top