Không Tên Phần 1
Câu 1: Pháp luật là gì? Phân tích bản chất và các thuộc tính của pháp luật? Nêu vai trò của pháp luật XHCN?
Trả lời:
Pháp luật: Là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Bản chất và các thuộc tính của pháp luật
- Bản chất của pháp luật:
+ Tính giai cấp của pháp luật: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nội dung ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Pháp luật là công cụ thống trị về mặt giai cấp và chính trị trong xã hội.
+ Giá trị xã hội của pháp luật: Thực tiễn chỉ ra rằng các quy phạm pháp luật là kết quả của sự "chọn lọc tự nhiên" trong xã hội. Xã hôi thông qua nhà nước ghi nhận những cách xử sự "hợp lý" , "khách quan" nghĩa là những cách xử sự được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội. Cách xử sự này được nhà nước thẻ chế hóa thành những quy phạm pháp luật.
+ Tinh dân tộc: Pháp luật được người dân chấp nhận là của mình thì nó phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc. Nó phản ánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn minh, văn hóa dân tộc.
+ Tính mở: Pháp luật phải là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại làm giàu cho mình.
"Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính bắt buộc chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiên bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.
- Các thuộc tính của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc): Quy phạm pháp luật là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, mô hình xử sự chung. Tính quy phạm phổ biến chính là cái để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm khác. So với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn. Hay nói cách khác thì pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
VD: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:
Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.
Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.
VD: Hiếu pháp, bộ luật: do Quốc hội ban hành
Nghị định: do Chính phủ ban hành.
Vai trò của pháp luật XHCN
- Pháp luật và kinh tế: Pháp luật có tính độc lập tương đối với cơ sở kinh tế, nó có thể kìm hãm đáng kể sự pháp triển kinh tế nếu pháp luật lạc hậu so với quan hệ kinh tế hoặc thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn nếu có nội dung tiến bộ. Kinh tế quy định pháp luật, pháp luật tác động mạnh mẽ đến kinh tế
- Pháp luật và chính trị: Pháp luật là công cụ, phương tiện đưa chính trị vào cuộc sống. Đường lối chính trị của các đảng chính trị, các đảng cầm quyền được thể hiện trong pháp luật, được thể chế hóa trong nội dung của pháp luật. Khi đó, đường lối chính trị trở thành ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc chung.
- Pháp luật với các quy phạm pháp luật xã hội khác:
- Pháp luật và ý thức xã hội
- Pháp luật và các tổ chức xã hội
- Pháp luật và Nhà nước
Câu 2: Quy phạm pháp luật là gì? So sánh quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác? Trình bày cấu trúc của quy phạm pháp luật? Cho VD?
Trả lời:
Quy phạm pháp luật: Là các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, được biểu thị bằng hình thức nhất định do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
So sánh quy phạm pháp luật với các quy phạm khác:
- Giống nhau: Đều là những quy tắc xử sự chung được được cộng đồng dân cư công nhận và định hướng hành vi theo đúng những quy tắc có sẵn.
- Khác nhau:
Quy phạm pháp luật
Quy phạm xã hội
Khái niệm
Là các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, được biểu thị bằng hình thức nhất định do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó.
Nguồn gốc
Là kết quả của hoạt động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã hội quyết định.
Hình thành từ đời sống , bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trên các quan niệm về đạo đức, lối sống.
Tính chất
- Không tổ chức , cá nhân nào ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được nhà nước đồng ý ủy quyền.
- Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ chức nào đó hay một nhóm người và một đơn vị cộng đồng dân cư.
Nội dung
- Là quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
- Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
- Mang tính quy phạm chuẩn mực, có giới hạn, các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần , tình cảm của con người
- Không mang tính bắt buộc
- Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện , tự giác
- Không có sự thống nhất , không rõ ràng, cụ thể như quy phạm pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người
Mục đích
Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước
Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người
Đặc điểm
- Quy phạm pháp luật dễ thay đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe
- Không dễ thay đổi
- Do tổ chức chính trị . xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội
- Là những quy tăc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức
Phạm vi
Rộng, bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau với mọi thành viên trong xã hội
Phạm vi hẹp, áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt
- Trong nhận thức tình cảm của con người
Hình thức thực hiện
Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng , chặt chẽ
Trong nhân thức tình cảm của con người
Phương thức tác động
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước
Dư luận xã hội
Tóm lại : Qua phân biệt giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác ta thấy rõ một đặc điểm của quy phạm pháp luật :
- Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ
- Được biểu thị bằng hình thức nhất định, do Nhà nước ban hành và thừa nhận
- Được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
- Nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội .
Cấu trúc của QPPL:
- Giả định: Là phần mô tả những tình huống thực tế khi xảy ra cần phải áp dụng quy phạm pháp luật đã có. Giả định thường nói về thời gian, địa điểm, các chủ thể và hoàn cảnh thực tế mà trong đó các mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện.
- Quy định: Là một bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu các quy tắc bắt buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở trong hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm.
- Chế tài: Là bộ phận của quy phạm pháp luật đã nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Câu 3: Trình bày khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật? Điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật? Cho VD?
Trả lời:
Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động, điều chỉnh của quy phạm pháp luật, trong đó có bên tham gia có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, tổ chức và có thể bằng cả biện pháp cưỡng chế.
- Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
+ Là quan hệ mang tính ý chí: Nó phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật
+ Là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng.
+ Xuất phát trên cơ sở quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật quy định các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
+ Là quan hệ mà các bên tham gia (các chủ thể) quan hệ đó mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
+ Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước
+ Quan hệ pháp luật có tính xác định: Là quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý và khi có các chủ thể tham gia.
Điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật:
Chủ thể bao gồm tổ chức và các cá nhân.
+Tổ chức:
_Được nhà nước thành lập hoặc nhà nước cho phép thành lập 1 cách hợp pháp.
_Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
_Có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do nhà nước giao cho để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
_Tự nhân danh mình tham gia vào các qhpl, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.
+Cá nhân:
_Công dân VN.
_Người nước ngoài
_Người ko quốc tịch
Tuy nhiên để tham gia vào các quan hệ pháp luật thì tổ chức, các nhân phải đáp ứng điều kiện: Các tổ chức, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
+Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận.
_Đối với cá nhân năng lực pháp luật được xuất hiện khi các nhân đó sinh ra và năng lực đó mất đi khi cá nhân đó chết.
_Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật được xuất hiện khi tổ chức đó thành lập 1 cách hợp pháp.
+Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể mà nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật.
_ Đối với cá nhân năng lực hành vi xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến độ tuổi nhất định. Tùy từng quan hệ khác nhau thì độ tuổi đó khác nhau.
VD: Quan hệ lao động: 15 tuổi
Quan hệ dân sự: 18 tuổi.
_Ngoài độ tuổi ra năng lực hành vi của mỗi cá nhân được xác định trên khả năng nhận thức.
Câu 4: Vi phạm pháp luật là gì? Dấu hiệu của vi phạm pháp luật? Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật? Cho VD?
Trả lời:
Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật gồm:
- Vi phạm pháp luật là hành vi của các cá nhân hay tổ chức cự thể, được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động.
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho xã hội.
- Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi.
- Vi phạm pháp luật là vi phạm theo quy định của pháp luật phải bị trừng phạt
Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó, gồm những hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Bao gồm: Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm và cách thức thức thực hiện vi phạm đó.
- Khách thể vi phạm pháp luật: Là các quann hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: gồm các yếu tố lỗi và các yếu tố liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện hành vi phạm pháp luật.
+ Do lỗi cố ý trực tiếp
+ Lỗi cố ý gián tiếp
+ Lỗi vô ý do quá tự tin
+ Lỗi vô ý do cẩu thả
- Chủ thể vi phạm pháp luật: Là cá nhân hay tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật, là người có năng lực hành vi. Trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được pháp luật quy định cụ thể.
Câu 5: Trách nhiệm pháp lý là gì? Nêu và phân tích các loại trách nhiệm pháp lý? So sánh giữa trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính?
Trả lời:
Trách nhiệm pháp lý: Là khả năng phải chịu hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) của chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp luật xác lập và điều chỉnh; trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định.
Các loại trách nhiệm pháp lý: Căn cứ vào mối quan hệ của trách nhiệm pháp lý vơi các ngành luật ta có: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm công vụ.
- Trách nhiệm hình sự: Được Tòa án (và chỉ có Tòa án) áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự do Quốc hội ban hành. Các chế tài trách nhiệm hình sự nghiêm khắc nhất.
- Trách nhiệm dân sự: Được Tòa án áp dụng với các chủ thể vi phạm dân sự (cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân). Các chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu mang tính chất bồi thường thiệt hại.
- Trách nhiệm kỉ luật: Do thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp... áp dụng đối với cán bộ, nhân viên, người lao đông nói chung khi họ vi phạm pháp luật lao đông, kỷ luật nhà nước. Chế tài trách nhiệm kỷ luật thường là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn...
- Trách nhiệm hành chính: được cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm hành chính. Chế tài trách nhiệm hành chính (phạt tiền, cảnh cáo...) so với chế tài hình sự ít nghiêm khắc hơn.
- Trách nhiệm công vụ: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm quy định công vụ, quy chế công chức gây ra thiệt hại cho quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, bị công an, tổ chức khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường. Tòa án hành chính là cơ quan tài phán và xác định mức bồi thường đó.
So sánh giữa trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính
Câu 6: Em hiểu gì về quyền và nghĩa vụ của công dân? Theo Hiến pháp năm 1992 công dân có những quyền và nghĩa cơ bản gì? Liên hệ với bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?
Trả lời:
Quyền và nghĩa vụ của công dân:
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992:
*) Các quyền của công dân
- Các quyền về chính trị:
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 54)
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước; biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
- Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu thu nhập hợp pháp
+ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động.
+ Quyền lao động, học tập, nghiên cứu, được sáng tạo khoa học nghệ thuật, được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền bảo vệ sức khỏe, quyền bình đẳng nam nữ, quyền được nhà nước bảo hộ về hôn nhân và gia đình...
- Các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân
+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình theo quy định của pháp luật.
+ Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm, bí mật thư tín, quyền tự do đi lại, cư trú (các điều 70, 71, 73).
+ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (điều 74).
*) Các nghĩa vụ của công dân
Về quy tắc "quyền đi liền với nghĩa vụ". Công dân có các nghĩa vụ sau: Bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, đóng thuế, lao động, học tập.
Liên hệ
Câu 7: Vi phạm hành chính là gì? Phân tích các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính? Nêu các hình thức xử lý vi phạm hành chính? Cho VD
Trả lời:
Vi phạm hành chính: Là những hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo về và theo quy định phải bị xử lý phạt hành chính
Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
- Việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay, việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định pháp luật.
- Mọi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Không bị xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top