đề cương ôn văn 12
Câu 1 . Văn học Việt Nam từ nam 1945- 1975 có những đặc điểm cơ bản là :
1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- Văn học trước hết là một vũ khí cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn học.
- Văn học theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc...
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được văn học đề cập là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong văn học chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện vừa là công chúng của văn học vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học.
VD: + Đôi mắt (Nam Cao) - Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- Văn học phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca
- Văn học mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai, những thành tựu được nhân lên nhiều lần với kích thước tương lai, hướng vận động của tư tưởng cảm xúc luôn đi từ bóng tối ra ánh sáng, "Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui"(Chế Lan Viên). Văn học là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên.
Những buổi vui sao cả nước lên đường.
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
(Phạm Tiến Duật)
Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ.
Trang 2
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Tươi như cánh nhạn lai hồng.
(Nguyễn Mỹ)
Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại, là nét cơ bản bao trùm giai đoạn này.
Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo văn học giai đoạn này.
Câu 2: Thành tựu VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX.
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Thơ ca: Tuy không tạo
được sự lôi cuốn hấp dãn như giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm tạo được sự chú ý. - Chế Lan Viên vẫn âm thầm đổi mới thơ ca.
- Những cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ vẫn tiếp tục sáng tác: Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu ....
- Khuynh hướng chung: tổng kết, khái quátvề chiến tranh qua sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ trong suốt những năm trực tiếp chiến đấu. Qua tập "Di cảo thơ".
Những đường đi tới biển
(Thanh Thảo)
Đường tới thành phố (Hữu ThỉnhH) Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu)
- Văn xuôi: có nhiều khởi
sắc. ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, về cách tiếp cận hiện thực đời sống.
- Phóng sự điều tra phát triển mạnh mẽ.
- Kịch nói phát triển mạnh mẽ.
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có nhiều đổi mới. - Nhiều tiểu thuyết chống tiêu cực ra đời: Cù lao
tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê HựuL). Truyện ngắn đặc sắc: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
- Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực, thu hút người đọc.
- Nhiều vở kịch gây được tiếng vang trong đời sống: Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân TrìnhX)
- ý thức đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng.
- Giá trị nhân bản nhân văn, chức năng thẩm mĩ của văn học được đặc biệt chú ý.
Câu 3. Những hạn chế cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Mở bài: -Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX gắn liền với các sự kiện lịch sử
Trang 3
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
-Văn học Việt Nam thời kì này đạt được những thành tựu to lớn tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế
Thân bài:-Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, phiến diện
+Viết nhiều về thuận lợi, niềm vui chiến thắng. Né tránh thất bại, hi sinh
+Thể hiện, đánh giá con người ở tư cách công dân, thái độ chính trị
+Nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không thể có tâm lí phức tạp
-Chất lượng chưa tốt
+Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp
+Nhà văn không có cái tôi, ít khả năng sáng tạo
+Đề tài hẹp
-Nguyên nhân: +Ảnh hưởng của tiêu chuẩn chính trị
+Ảnh hưởng tiêu cực của khuynh hướng xã hội học dung tục du nhập từ bên ngoài
Kết bài: -Hạn chế của văn học thời kì này là điều không thể phủ nhận
-Những hạn chế này là bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn phát triển sau này
Câu 4. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh :
1 Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa- tư tưởng.
- Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải " miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn" hiện thực đời sống, và phải " giữ tình cảm chân thật" ; " nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc" và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Tuy nhiên, người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở " chớ có gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo" ...
- Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : " Viết cho ai ?" , " Viết để làm gì ?" , sau đó mới quyết định "
Viết cái gì ?" và " Viết như thế nào ?". Do vậy, tính hiện thực và khả năng thích ứng văn chương của Người với cuộc sống rất là sao.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh có tầm vóc lớn lao, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm văn chương có giá trị. Trong đó có những áng văn chính luận gìau sức sống thực tế, sắc sảo về chình kiến và ý tưởng những truyện ngắn độc đáo và hiện đại, hàng trăm bài thơ giàu tình người, tình đời, chứa chan thi vị được viết ra bằng những tài
năng và tâm huyết. Do điều kiện hoạt động cách mạng nhiều năm ở nước ngoài nên các tác phẩm của Người
Trang 4
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
được viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt...
2 . Di sản văn học
a) Văn chính luận
- Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trược diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử.
- Từ những năm 20 của thể kỉ, các bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ , Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã tác động và ảnh hưởng lớn đến công chung Pháp và nhân dân nhiều nước thuộc địa. Nổi bật là Bản án chế độ thực dân Pháp, áng văn chính lụân sắc sảo nói lên một cách thống thiết nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức, bóc lột...
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu trang kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn quyền độc
lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân trong nước và thế giới. Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm chính luận có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, nhân bản và nghệ thuật cao.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước. Những tác phẩm ấy nói lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Trong những năm tháng cuối đời, Người viết bản Di chúc thiêng liêng mà chan chứa tình cảm. Bản di chúc là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí, vừa mang tính chiến lược trong hướng phát triển, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
b) Truyện và kí
- Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyến ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Con rùa (1925) Truyện ngắn của Hồ Chí Minh cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mối truyện đều có tư tưởng riêng hấp dẫn, sáng tỏ ý tưởng thâm thuý, kín đáo, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng và phong cách.
c) Thơ ca
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Với trên dưới 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài),
Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại.
- Nhật kí trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh. Tập thơ Nhật kí trong tù trước hết là cuốn nhật kí bằng thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng
trong hoàn cảnh nặng nề và khắc nghiệt nhất. Tập thơ chan chứa tình cảm nhân đạo, luôn hướng về những
Trang 5
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
người lao động. Nhiều bài thơ biéu hiện lòng yêu nước thiết tha của người chiến sĩ cộng sản, chứa đựng
nhữung bài học về nhân sinh, đạo lí, thể hiện ý chí, nghi lực vượt khó khăn gian khổ để vươn tới tự do. Đồng thời, Nhật lí trong tù là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, Nhiều tứ thơ được thể hiện rất sáng tạo, nhiều hình ảnh gợi cảm, thể thơ tứ tuyệt của nhiều bài thơ được sử dụng thành thực... Tạo nên vẻ đẹp hàm xũc, ling hoạt, tài hoa, vừa cổ điển vừa hiện đại trong tập thơ.
- Ngoài ra, Hồ Chi Minh còn viết nhiều bài thơ trữ tình độc đáo, và nhữung bài thơ mộc mạc, giản di đẻ tuyen truyền đường lối cách mạng (Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó...) Đặc biệt, trong thời kì chống thực dân Pháp, Người đã bộc lộ những lo láng về vận mệnh non sông và tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước (Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh rừng Việt Bắc...) Người ca ngợi sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi (Rằm tháng Giêng, Tin thắng trận...).
- Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc mà nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thụât, giữa truyền thống và hịên đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào thì tác phẩm của Người đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dận, có giá trị bền vững.
+Trong Truyện và kí, ngòi bút Hồ Chí Minh rất chủ động và sáng tạo, khi tì lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảom thâm thuý, tinh tế. Chất trí tuệ và tính hịên đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Nguyễn ái Quốc.
+ Văn chính luận của Hồ Chi Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biếu hiện.
+ Thơ ca Hồ Chí Minh cũng có phong cách đa dạng: Nhiều bài cổ thi hàm xúc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng nhiều thể loại phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
Câu 5: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người còn là một nhà văn hóa lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Người am hiểu rất sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, điều này được thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người.
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Văn chương trong thời đại cách mạng phải có chất thép.
2. Đối tượng thưởng thức của nền văn chương cách mạng là quảng đại quần chúng. Trước khi viết, Người luôn đặt ra và trả lời các câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng thưởng thức), Viết cái gì (nội dung), Viết để làm gì (mục đích viết), Viết như thế nào (cách viết).
Trang 6
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
3. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi tới tính chân thực của văn nghệ. Người khuyên các nghệ sĩ phải bớt đi
chất thơ mộng, tăng thêm chất hiện thực. Phải miêu tả cho hay, cho chân thật cuộc sống mới, con người mới.
Người luôn chú ý tới hình thức biểu hiện của văn nghệ: phải diễn đạt giản dị, dễ hiểu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Ngoài ra, Người luôn chú ý tới mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao
Câu 6. Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh :
Mở bài:
- Hồ Chí Minh một nhà văn lớn, một nhà chính trị xuất sắc, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
- Hồ Chí Minh để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ. Mỗi tác phảm đều thể hiện một phong cách rất riêng - phong cách Hồ Chí Minh
Thân bài:-Phong cách nghệ thuật phong phú và đa đa dạng
-+Phong cách chính trị hiện đại
+Phong cách chính luận sắc bén
+Phong cách cổ điển gắn với thơ đường
-Xác định rõ: viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào
-Sử dụng những hình thức khác nhau cho từng đối tượng khác nhau
+Tuyên truyền cách mạng cho nhân dân: sử dụng bài vè, châm ngôn, tục ngữ, thơ ca, ca dao dân gian...
+Thơ chúc tết: viết bằng chữ Hán hồn nhiên, sâu sắc, tinh tế, đậm đà phong vị cổ điển
+Viết truyện kí: Khi viết cho người Pháp sử dụng bút pháp hiện đại.Viết cho đồng bào mình thì viết theo lối truyền thống
+Văn chính luận: hùng hồn, đanh thép
Kết hợp tình và lí, giọng điệu ôn tồn, thân mật
Chan chứa tình nhân đạo và dạt dào cảm xúc
-Phong cách nghẹ thuật vừa đa đảngạng vừa thống nhất thể hiện:
+Nhất quán trong quan điểm sang tác
+Lối viết tron sang, giản dị, ngắn gọn, linh hoạt, chủ động
+Từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quá, hướng về sự sống, ánh sang và tương lai
Kết bài:-Hồ Chí Minh có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam
-Phong cách nghệ thuật của Người có tác động rất lớn trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn lúc bấy giờ và sau này
Câu 7. Hoàn cảnh, đối tượng, mục đích sáng tác của Tuyên ngôn độc lập :
Trang 7
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
>Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 ,Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội.
- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình- Hà Nội trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
>Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ.
>Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân
Pháp
Câu 8: Bản tuyên ngôn:
* Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá có tính chất đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập tự do. Tuyên ngôn độc lập cũng là kết quả của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta chống lại kẻ thù trong và ngoài nước để có được quyền thiêng liêng ấy. Đằng sau những lời văn trang trọng của Tuyên ngôn độc lập là sự thực lịch sử, là hình ảnh một đất nước, một dân tộc trong những năm tháng đen tối đau thương dưới ách thống trị của kẻ thù, là biết bao cuộc đấu tranh khởi nghĩa đầy gian
khổ.
Mặt khác, bản Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện tơ tưởng mang tầm vóc lịch sử. Độc lập của dân tộc bao giờ cũng gắn liền với quyền sống của con người và hạnh phúc của đất nướccũng là hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Như vậy quyền của dân tộc, quyền của con người, quyền của cá nhân là những phạm vi gắn bó chặt chẽ với nhau. Bản Tuyên ngôn độc lập tạo ra sự thống nhất của ba phạm vi đó: từ quyền sống của con người, tác giả nâng cao thành quyền lợi của dân tộc và trong quyền lợi của dân tộc đã hàm chứa quyền sống của mỗi cá nhân
* Giá trị văn học: một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng của bản tuyên ngôn ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ với các phần đều liên quan đến nhau: cách lập luận đanh thép, chứng cứac thực, và tất cả đều xoáy vào việc quan trọng nhất là độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, giàu sức biểu hiện.
Từng câu từng chữ đều được lựa chọn sao cho đạt được hiệu quả diễn đạt cao nhất.
Trang 8
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 9: Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách của Hồ Chí Minh trong văn chính
luận. Chứng minh.
Luận điểm Luận cứ Luận chứng
- Bố cục ngắn gọn, xúc
tích.
- Lập luận chặt chẽ, đanh thép.
- Lí lẽ sắc bén hùng hồn.
- Ngôn từ chính xác giàu sức biểu cảm - Là thông điệp chính trị, tác phẩm nhắc tới
mục đíchtức thời, quan trọng, loại bỏ những amm mưu nguy hiểm của kẻ thù.
- Lên án chế độ thực dân Pháp.
- Khẳng định quyền tự do tự chủ của dân tộc
Việt Nam.
- Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật.
- Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải công lí và đạo đức.
- Hàng loạt động từ, tính từ... chính xác giàu sắc thái biểu cảm.
- Bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ.
- Pháp không bảo hộ dân chủ Việt Nam, chúng đã phản bội Việt Nam, đã gieo rắc nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam.
Câu 10. Phân tích giá trị nội dung của Tuyên ngôn độc lập :
Luận điểm Luận cứ và luận chứng
Cơ sở pháp lí và
chính nghiã của bản tuyên ngôn Nêu và khẳng định quyền con người và quyền dân tộc:
- Trích dẫn 2 bản TNgôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)
+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người
-Ý nghĩa của bản trích dãn
+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
+Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản TN ngang tầm nhau.)
-Lập luận sán tạo " Suy rộng ra.." " -> từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc.
- Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc.
Trang 9
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 11.Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu qua cái nhìn của Phạm Văn
Đồng :
- Vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục của con người Nguyễn Đình Chiểu :
+ Nguyễn Đình chiểu là tấm gương chói ngời về tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, cả cuộc đời ông dành trọn cho quê hương đất nước.
+ Bị mù cả hai mắt nên hoạt động chủ yếu của Nguyễn Đình Chiể là thơ văn. Văn chương của ông không chỉ ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng rất đỗi oanh liệt mà nó còn soi sang tâm hồn trong sang và
cao quý lạ thường của tác giả.
Trang 10
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Quan điểm về thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu :
+ Quan điểm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn thong nhất với quan niệm làm người, "văn tức là người", văn thơ phải là vũ khí chiến đấu của người chiến sĩ.
+Nguyễn Đình Chiểu quan niệm: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".
- Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu :
+ Phạm Văn Đồng đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Theo tác giả, Nguyền Đình Chiểu xứng đáng là " Ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc" là vì thơ văn của ông đã làm sống lại phong trào khág chiến chống Pháp kiên cường, bền bỉ của người dân Nam Bộ trong thời điểm lúc bấy giờ.
+ Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca ngợi những người chiến sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất thếđã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.
+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản anh hơi thở nóng hổi của cuộc chiến chống Pháp giai đoạn đầu. Tác phẩm của ông có sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân .
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu của mảng thơ văn Đồ Chiểu khi đất nước có giặc ngoại xâm. Với tác phẩm này, lần đầu tiên trong văn học thành văn, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đi vào văn học với tất cả phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ.
+ Phạm Văn Đồng hiểu rất rõ rang, tác phẩm văn chương lớn chỉ có thể sinh ra từ những tâm hồn lớn. Vì thế, khi nói đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả luôn chú ý làm cho người đọc nhận ra rằng, những câu văn, vần thơ đó chính là bầu nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa : "Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu".
- Lục Vân Tiên qua cái nhìn của Phạm Văn Đồng :
+ Lục Vân Tiên là "Một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những điều trung nghĩa!".
+ Phạm Văn Đòng đã xem xét giá trị của Truyện Lục Vân Tiên trong mối quan hệ mật thiết với đời sống của nhân dân. Tác phẩm có giá trị bởi lẽ đó là một công trình nghệ thuật mà nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật đều được đông đảo quần chúng nhân dân yêu quý và đón nhận nồng nhiệt.
Câu 12 Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản
Trang 11
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài " Cầm, kì, thi, hoạ", nhưng trước hết là một nhà thơ.
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn
2 . Tác phẩm :
- Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang
Dũng, in trong tập thơ "Mây đầu ô"(1986). Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng :
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống
Pháp.
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh vật và con người miền Tây một thời gắn bó.
- Về nghệ thuật :
+ Hình ảnh: Đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo, đậm sắc thái thẩm mĩ ( Thiên nhiên vừa nghiệt ngã vừa thơ mộng; con người vừa hào hùng vừa hào hoa; cảnh vừa cụ thể vừa khái quát, vừa xa vừa gần...)
+ Ngôn ngữ: nhiều sắc thái, nhiều kết hợp từ ngữ độc đáo mới mẻ, sử dụng địa danh ấn tượng
+ Giọng điệu khi tha thiết, , bồi hồi, khi hồn nhiên vui tười, khi trang trọng cổ kính, khi lại man mác bâng khuâng...
- Về nội dung : Khắc họa hình tượng người lính Tây tiến vừa hào hùng vừa hào hoa.
Câu 13. Trình bày cảm nhận của em về đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến :
Mở bài: -Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài với hòn thơ phóng khóang, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
-Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ và thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang Dũng
-Tinh hoa của bài thơ được thể hiện trong đoạn đầu vơi bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng, nơi nhà thơ cùng đoàn quân Tây Tiến từng hoạt động, chiến đấu
Thân bài:-Giới thiệu chung
+Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi nhà tơ rời khỏi đơn vị cũ Tây tiến, chuyển sang hoạt đọng tại một đơn vị khác
+Tây Tiến là một đơn vị bộ đội chống Pháp hoạt động trên địa bàn rộng lớn chủ yếu là nơi có đảngịa hình hiểm trở, hoang vu. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội
-Mở đầu bằng một nỗi nhớ trào dâng
+Sông Mã hiện lên qua tiến gọi thân thương
+Điệp từ nhớ
+Điệp vần ơi làm câu thơ như ngân vang
-Hình ảnh đoàn quân mờ ảo trong sương khói của núi rừng Tây Bắc
Trang 12
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Những địa danh, những bản làng của Tây Bắc
+Hành quân tuy mỏi nhưng họ không chùn bước
+Hiện thực gian khổ nhưng lãng mạn
-Địa hình hiểm trở của Tây Tiến
+Các từ láy có giá trị tạo hình cao: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
+Con đường hành quân với những đèo dốc quanh co, gập ghềnh, trùng điệp
+Thấy được tài năng hội họa của Quang Dũng
-Người lính Tây Tiến không chỉ đối mặt với dốc cao vực sâu mà còn phải chịu những mất mát, hi sinh
+Hi sinh bởi bệnh tật, kiệt sức
+Nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ vững bước cùng đồng đội
+Cách nói tránh về cái chết gợi tư thế ngạo nghễ của người lính mà cũng thật hào hùng
-Núi rừng Tây Bắc ấn tượng với vẻ thâm u, hoang dã, ẩn chứa nhiều nguy hiểm
+Các từ láy "chiều chiều", "đêm đêm" cho thấy mối nguy hiểm lúc nào cũng có
+Nhấn mạnh vẻ hoang dã, dữ dội của núi rừng
-Sau những chặng đường hành quân mệt mỏi, người lính Tây Tiến được sống trong tình quân dân ngọt ngào
+ "Nhớ ôi" diễn tả nỗi nhớ da diết về những đồng bào trên Tây Bắc
+Những liên tưởng đẹp, lãng mạn về những cô gái Thái vừa khỏe khoắn vừa dịu dàng mà đằm thắm yêu thương
+Âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, gợi cảm giác êm đảngịu, ấm áp, tạo tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn thơ tiếp theo
Kết bài:-Đoạn thơ thể hiện tài hoa, tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng của nhà thơ
-Đoạn thơ có ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu đã đảngựng lên bức tranh sinh động về cảnh hành quân của đoàn quân Tây Tiến trên nền thiên nhiên rừng núi thwo mộn
-Sự gắn bó, nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ về những ngày chiến đấu cùng Tây Tiến
Câu 14. Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Mở bài :
- Tây Tiến là dòng hồi tưởng đầy xúc động của Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến nổi danh một thời.
- Đoàn quân ấy đã từng trải qua nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, kể cả hy sinh, mất mát.
- Trên con đường hành quân thăm thẳm, binh đoàn Tây Tiến từng có những giờ phút vui vầy, hào hứng: Doang trại bừng lên hội đuốc hoa
.......................................
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Trang 13
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Thân bài :
- Tâm hồn nhà thơ, một người trong cuộc, khi hồi tưỏng lại, cũng bâng khuâng, bay bổng và say sưa với từng kỷ niệm.
Đó là buổi liên hoan tưng bừng ngay trong doanh trại Tây Tiến: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Nhớ lại đêm liên hoan năm xưa, hồn nhà thơ như đang sống với quá khứ. Và, quá khứ không còn là năm xưa nữa, mà như đang diễn ra, rôn rã:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
- Trong đêm tối đen giữa chốn núi rừng, cả doanh trại chợt bừng tình giấc và niềm vui cũng bùng nổ theo.
+ Cuộc sống gian khổ, những ngày cơ cực, trèo đèo, vượt thác hầu như lùi vào dĩ vẵng, chỉ có ánh sáng cùng cực với sự reo vui lan toả khắp chốn.
+ Ánh đuốc được thắp lên trong trại lính mang đến ánh sáng của lễ hội. Trong doanh trại không chỉ có những người lính:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Những người thiếu nữ vùng Tây Tiến đang đóng quân đã đến với họ, vừa thân thuộc, vừa gây ngạc nhiên.
- Ngạc nhiên vì em đã đến với Tây Tiến khác ngày hôm qua, đến để cùng trẩy hội.
=> Vì thế, đêm liên hoan biến thành "hội đuốc hoa" của tuổi trẻ, khiến người ta nghĩ tới đêm tân hôn rộn ràng. Đến lúc điệu khèn, điệu nhạc trỗi lên, những người trai trẻ thực sự đang sóng với một không khí khác, đang say sưa với hạnh phúc:
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Khổ thơ thứ hai nối tiếp dòng hồi tưởng của Quang Dũng về những kỷ niệm lúc đoàn quân Tây Tiến tạm dừng bước nơi miền sơn cước. Nếu như đoạn trên là một cảnh tượng vui vầy, tưng bừng cụ thể thì dòng hồi ức lúc này có vẻ tản mạn, mơ màng:
Nguời đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Phải nói ngay rằng, đấy là một khung cảnh buồn:
+ Không gian trải rộng đến mênh mông.
Trang 14
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Âm điệu chùng xuống, như được kéo giãn ra, khổ thơ có cấu trúc lạ: bên cạnh một cảnh tượng là một
lời nhắc nhở, tâm tình:
Châu Mộc chiều sương Có nhớ
Hồn lau nẻo bến bờ
Người đi trên độc mộc Có thấy
Nước lũ hoa đong đưa
- Dường như ánh mắt quấn quýt, quyến luyến lấy cảnh vật và nỗi nhớ bao trùm, trải rộng khắp không gian. Đành rằng, đấy là cảnh buồn, buồn đến nao lòng. Nhưng thử hỏi, một vùng đất mà nhắc tới nó, người ta nhớ nhung da diết, buồn thương đến vậy có phải là vùng đất ấy đã "hoá tâm hồn" không? Và, nỗi buồn kia mới đáng quý, đáng trọng biết bao!
- Ở đây cũng cần nói thêm, có những kỷ niệm vốn rất vui, không một một chút gợn buồn. Nhưng một khi đã trở thành ký ức, sống trong hoài niệm thì kỷ niệm ấy lại được bao bọc màn suơng của nhơ nhung và trở thành cảnh buồn. Vì lẽ gì ư? Vì "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Vì hiện tịa, nguời ta đã mất nó, không còn có được cuộc sống những giờ khắc ấy nữa. Âu đó cũng là lẽ thường xưa nay!
Kết bài :
- Hai khổ trên trong bài Tây Tiến là những câu thơ đẹp:
+Đẹp, vì một vùng đất, vì những con người đã để lại hình bóng không phai mờ trong tâm hồn nhà thơ hào hoa, lãng mạn.
+ Đẹp, vì niềm say mê, nỗi nhớ nhung tha thiết của nhà thơ đối với Tây Bắc và Tây Tiến
Câu 15 Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến- Quang Dũng
Mở bài: -Giới thiệu bài thơ và tác giả Quang Dũng
-Tây Tiến-bài thơ hay của đời thơ Quang Dũng, bài thơ xuất sắc của nền văn học kháng chiến.
-Hình ảnh phi thường, tài hoa của người lính quq ngoại hình, mơ mộng, cái chết bất tử được thể hiện qua đoạn thơ
Thân bài:-Những câu thơ tả thực đạm chất lãng mạn
+Không mọc tóc: do bệnh sốt rét hoặc do điều kiện sống và sinh hoạt mà phải cạo trọc đầu
+Quân xanh màu lá: thiếu thốn lương thực, thực phẩm, điều kiện sống khó khăn, vất vả, bệnh tật
+Vượt lên trên vẻ tiều tụy, thiếu thốn, gian khổ hình ảnh các chiến dĩ vẫn hiện lên vẻ bi tráng
-Quang Dũng không lẩn tránh hiện thực chiến tranh, tác giả thể hiện sự đối lập giữa ngoại hình và
nội tâm
-Trong chiến tranh gian khổ, các chiến sĩ Tây Tiến vấn không vơi đi những tình cảm lãng mạn
+Mộng: mộng giết giặc, mộng lập công danh
Trang 15
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Mơ về Hà Nội, về quê hương, mơ những bóng dáng người thương yêu của họ
=>Giúp họ thư thái sau những chặng đường vất vả và cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của họ
-Chiến sĩ Tây Tiến bình thản đón nhận cái chết. Nấm mồ của những người anh hùng đi trước không làm họ nản trí, ngược lại đó là động lực thoi thúc họ lên đường
-Cái chết cao đẹp, cái chết bất tử của người lính Tây Tiến
+Áo bào: tấm áo của người chiến sĩ đắp cho đồng đội mình. Nhưng vì đó là chiếc áo đắp cho những người anh hùng hi sinh vì nghĩa lớn nên nó trở thành chiếc áo bào trang nghiêm
+Anh về đất: cách nói giảm nói tránh làm vơi đi sự đau thương mát mát
Kết bài: -Đoạn thơ khắ họa chân thực, rõ nét cuộc sống trong chiến tranh của người lính
-Thể hiện nét tài hoa, nghệ thuật khắc họa, tả thực của Quang Dũng
Câu 16: Giới thiệu bài Việt Bắc.
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm l954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng
bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.... Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở
ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện
tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Câu 17. Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu
Trang 16
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
a.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung
- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
b. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà
- Về thể thơ:
+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt
Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca .
Câu 18 : Những nét chính về sự nghiệp của Tố Hữu :
Mở bài: -Giới thiệu sơ qua về tiểu sư, cuộc đời của Tố Hữu
-Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và trở thành nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản Thân bài:-Tố Hữu giữ nhiều cương vị quan trọng trong cơ quan lãnh đạo của Đảng cũng như trong hội văn học Việt Nam
-Tố Hữu nhận được các giải thưởng văn học lớn:
+Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955(Tập thơ Việt Bắc).
+Giải thưởng Văn học ASEAN(1996)
+GiảI thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật(đợt 1,năm 1996).
-Con đường thơ bắt đầu với sự giác ngộ cách mạng. Quá trình sáng tác gắn bó mật thiết với quá trình hoạt động cách mạng
a)Tập thơ đầu tay Từ ấy(1937-1946)
+ Ghi lại niềm vui bắt gặp lý tưởng cách mạng
+Là tiếng ca gieo vui của một tâm hồn trẻ đang khao khát lẽ sống bỗng gặp chân lí, lí tưởng
+Là tiếng thé căm thù xã hội đầy bất công
+Là tiếng nói cảm thong với bao số phận cùng khổ
+Là tiếng đấu tran hùng tráng, thiết tha trong chốn lao tù
+Từ ấy viết với giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành của một tâm hồn nhạy cảm, trẻ trung, của tâm hồn mới- một tâm hồn khi tìm được lí tưởng, khi cái riêng hạnh phúc cá nhân đã hoà vào cái chung,vận mệnh của dân tộc.
Trang 17
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
b) Việt Bắc(1946-1954)
+Bản hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến
+Phản ánh trung thực, sinh động những chặng đường gian khổ, những hi sinh mất mát nhưng đầy thắng lợi vẻ vang cả một dân tộc vừa thoát khỏi nô lệ đã phải đứng lên cầm sung giữ nước
+Kết tinh, thể hiện tư tưởng, tình cảm lớn của nhiều lớp người Việt Nam trong kháng chiến nên Việt Bắc là tập thơ mang đậm ính dân tộc và đại chúng Chất hiện thực sâu sắc trong thơ Tố Hữu tạo nên kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực
c)Gió lộng(1955-1961)
+Thể hiện khuyênh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử
+Thể hiện niềm vui làm chủ đất nước,làm chủ đời mình
+Ca ngợi cuộc sống mới mở miền Bắc và bộc lộ tình cảm tha thiết đối với miền Nam
+ Tập thơ thể hiện những vấn đề dân tộc,cộng đồng,chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân,nói đúng hơn là số phận cá nhân hoà với số phận dân tộc,cộng đồng.
d)Ra trận, Máu và hoa
+Ca ngợi, cổ vũ động viên cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giaỉ phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-Mang đậm tính chings luận, thời sự, chất sử thi anh hùng ca e) Một tiếng đờn(1979-1992)
+Bộc lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời.
+Suy nghĩ về lẽ đời biến đổi,về chuyện nhân tình có thể hiện tâm trạng buồn của Tố Hữu nhưng vẫn chứa ẩn niềm tin yêu,hi vọng không bao giờ cạn đối với Đảng,đất nước,dân tộc
-Tố Hữu là một nhà thơ-chiến sĩ.Ông làm thơ trước hế là vị sự nghiệp của dân tộc, của Đảng
-Cảm hứng nổi bật trong thơ Tố Hữu là cảm hứng về nhân dân,về cách mạng,cảng hứng về lịch sử hào hùng của dân tộc
- Trong thơ Tố Hữu,cái tôi đã hoà với cái ta.;cái riêng hoà với cái chung,nghệ sĩ gắn bó với nhân dân
-Thơ Tố Hữu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực,trữ tình và anh hùng ca,tính dân tộc và tính thời đại
-Tố Hữu thành công với thể thơ truyền thống, lối nói quen thuộc trong ca dao
-Giọng điệu riêng trong thơ Tố Hữu là giọng tâm tình ngọt ngào,tha thiết.
-Trên nhiều chặng đường thơ Tố Hữuđã kết hợp hài hoà nội dung với hình thức biểu hiện và tạo hiệu quả nghệ thuật cao.
Kết bài: -Tố Hữu là một trong những tác gia lớn của Việt Nam
-Sự nghiệp văn học của Tố Hữu đóng góp phần to lớn cho nền văn học Việt Nam
Trang 18
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 19: Cảm nhận về hai khổ thơ đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay
nhau biết nói gì hôm nay....Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng.
+ Bốn câu đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của ngưòi ở lại,đồng thời cũng khảng định tấm lòng thuỷ chung của mình:
Đại từ Mình-Ta:Mối quan hệ gần gũi thân thiết -> gợi bao lưu luyến, bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn. Điệp từ "nhớ."(láy lại)
Lời nhắn nhủ của VB "Mình có nhớ ta, mình có nhớ không" vang lên ray rứt,gợi nỗi nhớ triền miên15 năm gợi thời gian.
Cây, núi, sông, gợi không gian thời gian hoạt động kháng chiến tại không gian Việt Bắc + 4 câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
Nghe câu hỏi nên người về bâng khuâng , bồn chồn => Tình cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh và ngưêi Việt Bắc
Đại từ phiếm chỉ "ai"nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi thân thương
Áo chàm: Hình ảnh bình dị, chân tình, chỉ người Việt Bắc.
"Cầm tay ....".-> Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn đạt chính xác thái độ xúc động nghẹn ngào không thể nói nên lời của người cán bộ từ dã Việt Bắc về xuôi..
.=> Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Câu 20 Cảm nhận của em về đoạn thơ tả cảnh bốn mùa của bài thơ Việt Bắc
Mở bài :
Trang 19
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất trung du nghèo khó mà
nặng nghĩa nặng tình - nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi.
Cứ thế sợi nhớ, sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi "Ta - mình" của đôi lứa yêu nhau. Đúng như lời thơ Chế Lan Viên từng viết " Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được.
"Ta về mình có nhớ ta
...............................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" Thân Bài :
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật đậm sâu.
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình".
Cả bài thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ: "Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
- Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn.
- Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người.
+Ở đây, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc.
+Con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này. Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ.Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho
nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người.Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn.
- Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn
gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông
Trang 20
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
bỗng ấm áp lạ thường:
"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng".
+ Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời.
+ Cái màu "đỏ tươi" - gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng.
Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi: "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tịn mùi hương".
=> Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng.
+Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" .
+Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.
+ Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất. Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng.
+ Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất - " đèo cao". Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do " Núi rừng đây là của chúng ta/ Trời xanh đây là của chúng ta".
=> Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.
Đông qua, xuân lại tới. Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài. Mùa xuân Việt bắc cũng vậy:
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang".
+ Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng: "Ngày xuân mơ nở trắng rừng". "trắng rừng" được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng" được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá, và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu dàng của hoa mơ . Động từ "nở" làm
sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống.
Trang 21
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
- Mùa xuân càng trở nên tươi tắn hơn nữa bởi sự xuất hiện của hình ảnh con người với hoạt động " chuốt
từng sợi giang".
+ Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày. Từ "chuốt" và hình ảnh thơ đã nói lên được bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc.
- Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, bức tranh Việt Bắc lại sống động hơn bao giờ hết: "Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình".
+ Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ vàng. Động từ "đổ" là động từ mạnh, diễn tả sự vàng lên đồng loạt của hoa phách đầu hè.
+ Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra. Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh.Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng của từng mùa, mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật.
+ Chỉ trong một câu thơ trên mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động: tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đến và cây Phách ngả sang màu vàng rực rỡ.
=> Đây chính là một biểu hiện đặc sắc của tính dân tộc.
- Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng và rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến: "Nhớ cô em gái hái măng một mình".
+ Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự cô đơn, hiu hắt như bóng dáng của người sơn nữ trong thơ xưa; trái lại rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết. Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu thương của cô gái. Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.
- Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng xanh huyền ảo lung linh dịu dàng
:
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
+ Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình dọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Ta cũng từng biết đến mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi còn ở chiến khu:
"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Trang 22
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Ấy tin thắng trận liên khu báo về".
+ Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát.
+ Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.
Vâng! Bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát "ân tình thủy chung" gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.
Kết bài :
- Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc.
- Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.
Câu 21 Những nét cơ bản nhất về nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu :
1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989):
- Tên thật: Phan Ngọc Hoan, quê gốc Quảng Trị . Năm 1927 chuyển vào sống ở An Nhơn Bình Định
- Làm thơ sớm.( 12,13 tuổi)
+ Trước cách mạng tháng 8: là nhà thơ tiêu biểu cho văn học lãng mạn.
+ Sau cách mạng tháng 8 : tham gia hoạt động văn nghệ, tìm được con đường cho thơ đến với nhân dân, cách mạng.
- Con đường thơ trải qua nhiều biến động, bước ngoặt ( "Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui", từ chân trời một người đến chân trời tất cả)
- Phong cách thơ Chế Lan Viên : giàu chất suy tưởng, triết lý, mang vẻ đẹp của trí tuệ và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh
- Giải thưởng HCM về văn học 1996 đợt 1.
2. Bài thơ Tiếng hát con tàu :
- Rút từ tập "Ánh sáng và phù sa".
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm 1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
+ Nội dung: Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân với
đất nước cũng là tìm về với ngọn nguồn nuôi dưỡng sự sáng tạo nghệ thuật của hồn thơ.
Trang 23
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+ Nghệ thuật : bài thơ thể hiện những nét chính trong phong cách thơ Chế Lan Viên : sự sáng tạo hình ảnh
mới lạ, liên tưởng phong phú bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí.
Câu 22
Mở bài: -Tiếng hát con tàu ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang trên đường xây dựng và phát triển kinh tế sau những năm dài chiến tranh và đói nghèo
- Hình ảnh con là con tàu mang khát vọng lên đường
Thân bài:-Con tàu lên Tây Bắc-con tàu mộng tưởng
+Tây Bắc là địa danh xa xôi của tổ quốc, là biểu của những vùng đất mới, cuộc sống mới, là cội nguồn cảm hứng cuả văn học nghệ thuật
+Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ khao khát thoát khỏi cuộc sống chat hẹp để đến với cuộc sống rộng lớn của nhân dân
- Con tàu vừa là sự hóa thân, vừa là sự phân thân của cái tôi trữ tình
- Con tàu đưa tác giả trở về với quá khứ. Con tàu trở nặng, chất đầy những toa thương, toa nhớ.
+Cảm xúc, tấm lòng của tác giả khi hồi tưởng về những năm tháng kháng chiến
+Sự gắn bó, long biết ơn sâu nặng của mình với nhân dân kháng chiến
- Từ những chuyến đi trên con tàu, tác giả rút ra những suy tưởng, triết lí
+Khi ta ở chỉ là nơi đát ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
+Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
- Con tàu cất lên khúc hát sôi nổi, say mê. Khúc hát tâm tinhfcuartaam hồn đang khao khát được dâng hiến cho tổ quốc
Kết bài: -Con tàu thể hiện nghệ thuật sang tạo hình ảnh của Chế Lan Viên
-Khao khát cập bến Tây Bắc của nhà thơ.
Câu 23: ý nghĩa nhan đề " Tiếng hát con tàu"
- "Tiếng hát con tàu" là tiếng hát của một tâm hồn trên hành trình đi tìm cái mới lạ. Tác giả viết về quá trình đi đến với Tây Bắc, đến với nhân dân như là đến với cuội nguồn của cuộc sống, cuội nguồn của thơ ca. Chỉ đến với Tây Bắc, đến với nhân dân thì một con người mới tìm thấy ý nghĩa chân chính của cuộc sống, một thi sĩ mới tìm thấy nguồn cảm hứng đích thực của mình, bởi vậy hạnh phúc của cá nhân là hoà nhập vào cuộc đời.
- Thời điểm tác giả viết bài thơ này, chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Tác giả đặt tên cho bài thơ là
"Tiếng hát con tàu" - đó là một sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên, nhà thơ viết theo lối tượng trưng hoá. Lúc bấy giờ nước ta đang bước vào thời kì khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Trên khắp đất nước đang dấy lên những phong trào rầm rộ, những đoàn người, nhất là lớp trẻ đang hăng hái hành quân lên
Trang 24
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
những miền xa xôi để xây dựng nền kinh tế mới, xây dựng cuộc sống ấm no cho đất nước. Chính điều này
đã khiến cho Chế Lan Viên tìm đến hình tượng một đoàn tàu hăm hở, khẩn trương để diễn tả cuộc hành trình.
- Trong tâm tưởng của Chế Lan Viên cũng đang diễn ra một cuộc đấu tranh. Nhà thơ đang phải đấu tranh với chính mình để tìm kiếm một lẽ sống mới. Đó là sự từ bỏ những tư tưởng hẹp hòi từ bỏ cái thế giới nhỏ hẹp của riêng mình để đến với những tư tưởng lớn. Nó gian khổ nhưng cũng đầy tin tưởng. Có lẽ vì thế mà Chế Lan Viên đã tìm đến hình ảnh "Tiếng hát con tàu" để thể hiện cuộc hành trình tư tưởng của mình.
- "Tiếng hát con tàu" đã giúp cho Chế Lan Viên bày tỏ được lòng yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc sống rộng mở. Người ta thấy ở đó toàn bộ tinh thần trách nhiệm của một con người đối với nhân dân, Tổ quốc và một trách nhiệm của một tgi sĩ với thơ ca.
Câu 24 :Hiểu biết của em về những hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ" Tiếng hát con tàu"
Mở bài :
- Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với tập thơ "Điêu tàn".. Bài thơ "Tiếng hát con tàu" rút trong tập thơ "Ánh sáng và phù sa" (1960) là một bài thơ thời sự đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc đi khai hoang Tây Bắc.
- Viết về một nhiệm vụ lịch sử nhưng nhà thơ không thể hiện một cách chung chung mà viết với một xúc cảm chân thành, cuồng nhiệt và với những hình ảnh biểu tượng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài thơ. Một vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện lên thành hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí tuệ. Tâm hồn của thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, trở về với nhân dân mà cũng là trở về với chính lòng mình.
Thân bài:
- Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu là một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Bởi lẽ trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có một đường tàu nào lên Tây Bắc.
Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi xa, vươn tới những vùng đất xa xôi, đến với nhân dân, đến với đất nước.
- Con tàu cũng là tâm hồn nhà thơ với ước vọng về tìm ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của mình.
- Địa danh Tây Bắc cũng vừa mang ý nghĩa thực nhưng lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Tây Bắc không chỉ là một vùng đất bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, mà còn là Tổ quốc, là nhân dân, là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật. Điều này được thể hiện rõ trong bốn
câu thơ đề từ của bài thơ :
Trang 25
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Kết bài:
- Bằng phong cách nghệ thuật trí tuệ sắc sảo, tài hoa trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ, cùng tấm lòng, ý thức của người nghệ sĩ gắn bó với cuộc sống, bài thơ vẫn nguyên vẹn sức sống đến hôm nay.
- Bằng những hình ảnh biểu tượng tiếng thơ ấy không chỉ gợi lên những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi nguời gắn cùng dân tộc mà còn khơi dậy những ân tình với quá khứ. Bài thơ của Chế Lan Viên vẫn đi cùng năm tháng bằng suy ngẫm, tình cảm máu thịt gắn bó với nhân dân, đất nước, thời đại. Nhà thơ như đang nói cùng chúng ta :
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu..
Câu 25: Khổ thơ đề từ bài Tiếng hát con tàu.
- Khổ thơ đề từ là chìa khoá giúp người đọc mở ra tác phẩm. Dường như tác giả muốn giải thích sơ bộ ý nghĩa của các hình tượng được xây dựng trong bài thơ. Khổ thơ được viết theo lối lý giải định nghĩa, một sự lý giải nghiêng về triết lí, biện chứng => mang đậm chất trí tuệ. Chúng ta đọc lên thấy có một giọng hùng biện, tác giả lí giải về ý nghĩa của hình tượng Tây Bắc và mối liên hệ giữa Tây Bắc với nhà thơ và Tổ quốc.
- Tây Bắc vừa có nghĩa là Tây Bắc - miền đất cực Tây của Tổ quốc. Nhưng Tây Bắc không chỉ có ý nghĩa đấy. Mà Tây Bắc còn có nghĩa là những miền xa xôi của Tổ quốc, Tây Bắc còn là hiện thân của Tổ quốc. Một thi sĩ đến với Tây Bắc cũng có nghĩa là đến với những miền xa xôi, cũng có nghĩa là đến với nhân dân vàTổ quốc. Nét độc đáo trong quan niệm của Chế Lan Viên ở chỗ tác giả trông thấy Tây Bắc trong
chính mình.
- Tác giả sử dụng biện pháp tượng trưng: biến một vùng đất cụ thể hạn hẹp thành một hình tượng có ý nghĩa khái quát, mang tính biểu tượng, bởi vì nhà thơ tìm thấy mối liên hệ giữa mình và cuộc sống. Mình là một con tàu đang hăm hở đến với cuộc đời, còn cuộc đời đang bừng lên một sức sống mới, đang mở lòng chào đón sự trở về của mình, nghĩa là cái tôi và cái ta đã hoà hợp với nhau, thì Tây Bắc không chỉ bó hẹp trong một địa danh mà đã hoà chung vào nhịp sống của đất nước.
Câu 26 : Cảm nhận của em về đoạn thơ :
Mở bài: -Đoạn thơ gồm chin khổ nằm ở đoạn hai của bài thơ Việt Bắc
- Đoạn thơ thể hiện khát vọng về với Tây Bắc anh hùng, về với nhân dân đậm đà tình nghĩa
Trang 26
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Thân bài:- Nhắc đến Tây Bắc là nhắc đến vùng đất thiêng liêng của tổ quốc, nơi có bết bao kì tích anh hùng
+ Tây Bắc với qua khứ đầy gian nan, vất vả. Đó là chiếc nôi của cách mạng, của kháng chiến
+ Nơi đây diễn ra cuộc kháng chiến vĩ đại mang tâm vóc lịch sử to lớn của đất nước
+ Tây Bắc chứng kiến sự hi sinh lớn lao của thế hệ đi trước để thế hệ sau được hưởng cuộc sống "dạt dào chín trái đầu xuân"
+ Tây Bắc là nơi để con người so mình và đi tới. Lên Tây Bắc là về với cội nguồn, về với dân tộc và nhân dân
+ Qua đó thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ và tự hứa phải sống xứng dáng với đất mẹ
- Khát vọng trở về với nhân dân
+ Niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân được diễn tả bằng một loạt những hình ảnh so sánh
+ Nhân dân hiện lên là những gì lớn lao, nuôi dưỡng, che trở, vun đắp tình yêu
=> Nổi bật ý nghĩa lớn lao của nhân dân đối với bản thân tác giả và những người cùng thế hệ với tác giả
- Nhân dân trong hoài niệm của tác giả là những hình ảnh biểu tượng cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết trong kháng chiến. Họ có một tình thương, mang đến sự che chở chọn vẹn, rộng lớn
+ "Người anh du kích" - một người thanh niên giáu lòng yêu nước, thương yêu đồng đội.
+ Người "em liên lạc" - một thiếu nhi yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm với công việc
+ Hình ảnh "mế" người mẹ Tây Bắc ân cần chăm sóc người con kháng chiến
+ Điệp từ con nhớ tạo thành điệp khúc tha thiết. Xưng con thể hiện sự gắn bó như ruột thịt
- Cảnh tượng thiên nhiên đặc trưng của núi rừng Tây Bắc
- Suy tưởng, triết lí của nhà thơ
+ Tình cảm, suy ngẫm của bản thân với nhân dân, đất nước
+ Triết lí về con người và không gian sinh sống của con người: đất cũng có tâm hồn khi nơi đó là cội nguồn của nỗi nhớ, của tình yêu, của sự sống con người
- Tình cảm với nhân dân kháng chiến được diễn đạt bằng tình yêu lứa đôi
+ Tình cảm với thiên nhiên đất nước gắn với tình cảm giữa anh và em
+ Những sự vật, sự việc có quan hệ khăn khít với nhau
+Khái quát lên một triết lí mới: tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
+ Những kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến còn sống mãi trong lòng người
Kết bài: - Đoạn thơ là tâm hồn, tình cảm chân thành của nhà thơ với nhân dân, với Tây bắc và với đất nước
- Những triết lí xúc động giàu tính thuyết phục
- Hồi tưởng; bút pháp so sánh tài tình
Trang 27
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu 27 Trình bày cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu của bài thơ "
Sóng" của Xuân Quỳnh :
Mở bài :
- "Sóng" là hình tượng bao trùm bài thơ, ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình, trong đó khát vọng tình yêu đã đuợc thể hiện theo một cách riêng rất chân thực
- Thơ tình của Xuân Quỳnh thường mang đậm nét tự thuật.
Thân bài :
- Tính cách của sóng cũng giống người con gái đang yêu : " Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẻ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể".
+ Kết cấu đối lập- song hành ở hai câu đầu thể hiện những trạng thái đối cực, tưởng mâu thuẫn gay gắt. Nhưng những trạng thái ấy khi ở trong cùng một đối tượng nó lại nói lên sự đa dạng, phong phú, độc đáo, mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng, dịu dàng. Đó là âm điệu đa dạng của Sóng và đó cũng là những sắc điệu tâm hồn muôn màu muôn vẻ cuả người phụ nữ khi yêu.
+ Hành trình của Sóng tìm tới biển khơi như hành trình của con người hướng về tình yêu lớn lao, tuyệt đích. Con sóng muốn được ra biển khơi, để hòa trong sức sống mạnh mẽ của ngàn con sóng giữa đại dương. Người con gái đang yêu cũng khao khát vượt ra tình yêu bé nhỏ, quen thuộc của chình mình để hòa vào thế giới mới lạ, lớn lao và đầy bí hiểm của tình yêu. Em là một con sóng trân thực, táo bạo và rất chủ động.
+ Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu:
Nhà thơ viết :
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
- Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình yêu mà sóng chính là biểu tượng của người con gái. Người con gái khi yêu luôn tự day dứt trăn trở với tình yêu, tự mâu thuẫn với chính mình.
- Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Trang 28
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
- Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình.
- Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình, nói đến tình yêu của mình.
Kết bài :
- Qua hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu.
- Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.
- Bài thơ ra đời vào năm sáu bảy, vào thời kì mà các nhà thơ đang tự hoá thân vào trách nhiệm của dân tộc, Xuân Quỳnh dám bày tỏ nỗi lòng riêng tư của mình, bày tỏ tình cảm của mình là điều đáng khâm phục. Nhẹ nhàng như một lời thì thầm, bài thơ Sóng đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm dịu ngọt mơn man nhưng đầy thi vị.
Câu 28: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài " Sóng" của Xuân Quỳnh.
Trong thiên nhiên vũ trụ, biển và sóng là hiện thân sinh động của sự sống mãnh liệt, vĩnh hằng. Phải chăng vì thế, qua ngòi bút nhiều nhà thơ, biển và sóng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc diễn tả sự dâng đầy, nỗi khát khao, niềm sục sôi mê đắm của sức sống, của tình yêu. Sóng của Xuân Quỳnh cũng nằm trong trường hợp ấy. Thế nhưng qua trái tim yêu của người phụ nữ này, bài thơ lấp lánh một vẻ đẹp riêng và ngót 30 năm nay, từ lúc ra đời, từng làm thổn thức trái tim bao người trẻ tuổi, trẻ lòng. Âu đó cũng chứng tỏ cái quy luật muôn đời của giá trị nghệ thuật: cùng vận dụng một chất liệu nhưng nếu nghệ sĩ nào gửi trọn vào đấy càng nhiều máu thịt của tâm hồn, của cuộc đời mình thì tác phẩm càng có sức sống lâu bền.
Đến với Sóng, ta bắt gặp một tâm hồn phụ nữ dạt dào và chủ động trong tình yêu. Không còn phải dè dặt, bóng gió như phần đông phụ nữ thời trước, không tự trói buộc lòng mình, người phụ nữ ở đây đã mạnh dạn, chủ động giãi bày một tình yêu đắm say, sáng trong và chung thuỷ. Nhân vật trữ tình - người phụ nữ đang yêu ở đây là sóng- sóng khao khát, sóng tìm đến và trở về với bờ "dù muôn vời cách trở" chứ không phải bờ lặng yên và đón nhận.
Con sóng dưới lòng sâu. Con sóng trên mặt nước.
Trang 29
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Ôi con sóng nhớ bờ.
Ngày đêm không ngủ được. Lòng em nhớ đến anh.
Cả trong mơ còn thức.
Thật hạnh phúc cho người đàn ông nào được nhớ đến như vậy ! Nhớ đến mức ấy chắc không ít, nhưng lại ít có người phụ nữ dám tường tận đi hết cõi lòng mình, dám cả gan phơi trải như thế mà không sợ bị "giảm giá" ! Lối cấu tứ cùng những hình ảnh thơ kiểu này chỉ có thể xuất hiện trong không khí dân chủ của thời đại xã hội mới. Nhìn từ phía khác, đó cũng là một minh chứng sinh động cho sức mạnh của tình yêu. Một tình yêu mãnh liệt khiến con người ta tự nhiên vượt khỏi các thói quen, những giới cách của ước
lệ.
Bất cứ bài thơ nào, đặc biệt là thơ tình yêu, cũng chỉ có sức sống thực sự khi ấm nóng một cuộc đời, một dấu ấn, một giọng điệu riêng. Sóng thể hiện tình yêu của lớp người phụ nữ mới ngày nay và vẻ sắc độc đáo của tâm hồn thơ Xuân Quỳnh. Phải chăng cuộc đời sớm mất mát, nhiều bất hạnh éo le đã khiến cho Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương, tình yêu, lại vừa tạo ở chị một nghị lực, một ý thức suy ngẫm, trăn
trở.
Sóng không hiểu nổi mình. Sóng tìm ra tận bể,
Sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu từ đâu
Trong chiều sâu tâm hồn người phụ nữ đang yêu vẫn có băn khoăn, vẫn có ý thức trăn trở truy tìm
cội nguồn của tình yêu. Mê đắm mà tỉnh táo, biết nghĩ, có trách nhiệm với tình yêu của mình - Đó là nét đặc biệt đáng quý của trái tim yêu dạt dào trong Sóng. Có lẽ bởi vậy ngay từ lúc mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh
đã phát hiện ra sự tương hợp giữa tâm hồn một người con gái đang yêu với trạng thái hay chứa đựng những đối cực của sóng: "Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ". (Từ đó bài thơ cứ nhịp nhàng phát triển theo hàng loạt đối sánh trên nhịp ngắt của thể thơ năm chữ gợi lên hình tượng những con sóng). Sóng và sức mạnh
của sóng là nỗi bí ẩn muôn đời cũng như quy luật của tình yêu, một quy luật không thể nào cắt nghĩa. Trong băn khoăn truy tim ngọn nguồn của tình yêu, nhà thơ đã nghĩ - nghĩ nhiều về biển lớn, về anh, em, về cuộc đời. Có điều, tìm và nghĩ không phải vì nghi ngờ, không phải để nghi ngờ mà để hiểu sâu sắc hơn và yêu
mê đắm hơn. Con sóng tới bờ qua muôn vời cách trở bao giờ cũng là con sóng bền bỉ, mãnh liệt, con sóng biết quý trọng hạnh phúc tình yêu hơn tất cả. Trước đó mấy năm, Xuân Diệu cũng đã dùng hình tượng biển xanh, con sóng, bờ cát trắng để bộc lộ một tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu. Con sóng trong bài thơ Biển cũng là một hình tượng ẩn dụ và nhịp điệu của sóng cũng là nhịp điệu của trái tim, của tâm hồn người đang yêu:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Trang 30
§Ò c¬ng Ng÷ V¨n 12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm, mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Từ đầu đến cuối, Biển của Xuân Diệu chỉ bộc lộ một tình yêu khi lặng lẽ mơ màng, khi êm đềm, khi ào ạt trong khao khát "ngàn năm không thoả". Bên cạnh sự dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ, bên cạnh nỗi khát khao mãnh liệt và niềm mong ước hoá thân vào biển lớn tình yêu vĩnh hằng, Sóng của Xuân Quỳnh còn mang theo ý thức suy ngẫm, trăn trở, mang theo niềm hạnh phúc sau khi vượt qua muôn trùng cách trở. Một tình yêu như vậy, phải chăng càng đáng quý, nâng niu?
Câu29:Cảmnhậnvềđoạnmộtcủabài“Đấtnước”-NguyễnKhoaĐiềm.
Mởbài:Đoạnthơmở đầu đoạntríchlàmộtminhchứng sốngđộng chonhững đặcsắc trongcảm nhậnvề Đấtnước của NguyễnKhoa Điềm.
Thânbài:
-Hiệnlênquađoạnthơ là hìnhtượng đấtnướcmênhmang trong thờigian.Nétđặcsắclà ở chỗ chiều sâu thờigianấyđượcgợilêntrướctiêntừ những“ngàyxửangàyxưa” tronglờikểcủamẹ.Đây không phảilà thờigianlịchsử chínhxácvớinhững niên đạicụthể.Nólà thứ thờigianmơ hồ,ảodiệu trong trítưởng tượng củatrẻ thơ.Nókhôngđịnhvịchínhxácnhưng giúpta cảmnhậnthậtsâu sắc, thấm thía vềsựtrườngtồncủaĐấtnước.
+Gươngmặtcủađất nước đượchìnhdung từ những gìgầngũibìnhdịtrong cuộc sốngthường ngày.Có cáigìthậtchi li, tườngtậntrongcảmnhậnvề đấtnước của NguyễnKhoa Điềm.Từmộtcáibúitóc,một câu ca dao đếnnhững sựvậtbìnhdị:cáikèo,cá cột.Ngaycả đốivớinhững vậttưởngmực rấtbé nhỏnhư hạtgạo thìtác giảvẫncósự cảmnhậnthậtsâu sắc từnhững thờiđiểmcụ thể:“mộtnắng haisương” - “xay”-“giã” -“giần” -“sàng”.Vớicáchcảmnhậnnày,đấtnước trởthànhbầu khí quyểnbaobọc lấycuộc sống củamỗiconngười.ở đâu, trongbấtkìbiểuhiệnnhỏbé nàocũngmanghìnhđấtnước.Đấtnước được kéogầnlạithânquen,gắnbómáu thịtvớiconngười.
+Góp phầnquantrọng tạonênvẻđẹp của hìnhtượng Đấtnước trongđoạnthơlàmộtngônngữ thấmđẫm chấtliệu vàhươngsắc của vănhoá dângian.Ngônngữ khôngbaogiờchỉlà ngônngữ.Đằng saungônngữ làmộtquanniệm.Ngônngữmangđậmmàu sắcvănhoá dângianở đâylà sự thấmnhuầnquanniệmđất nướccủa nhândân.Nóicáchkhác,quanđiểmđấtnướccủanhândânkhôngchỉlà suytưởngbêntrong mà
cònđược hiệnthực hoá bằngchínhhìnhthức vàngônngữ thơ.
Trang31
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Giọngđiệu thơ trầmlắng,chấtchứa suytư.Vừanhư bộc bạchgiãibàyvừanhư tự nóivớichínhlòng
mình.Mộtgiọngđiệunhư thế hìnhtượngđấtnướchiệnlênvừa trang nghiêmthànhkính,vừa gầngũi thân thiết.
Kếtbài:Tuynhiênđẻtưtưởng nàytrở thànhcảmhứngchủ đạo, xuyênthấmvàomọibiểu hiệnnhỏ bé tinhtế nhấtcủahìnhtượngđấtnước thìđólàmộtđónggópđặc sắc của NguyễnKhoa Điềm.Nó chothấysựkếthừa và kếttinhởmột trìnhđộmớicủa tưtưởng đấtnước của nhândântrong văn häc.
Câu30:Tưtưởng“Đấtnướccủanhândân”đượcnhàthơthểhiệnnhưthếnàotrongbàiĐấtNước–NguyễnKhoa Điềm
Mởbài:–ĐấtnướclàmộtphầncủachươngV trongbảntrường caMặtđườngkhátvọng của Nguyễn
Khoa Điềm
-Đấtnước côđọng kếtquả nhậnthức của tác giảvề đấtnước-mộtnhậnthức cóthể làmđiểmtựa để họxác địnhvaitrò, vịtrícủamìnhtrongcuộc đấutranhvĩđạicủadântộc.
Thânbài:-Mộtđịnhnghĩavề đấtnước
+Địnhnghĩa thôngqua nhữnghìnhtượng cụthể, sinhđộngvà gợicảm.
+Địnhnghĩavề đấtnước theocáchgầngũi,thânthiết, trongcuộc sốngbìnhdị(lờikể củamẹ,miếngtrầu bà ăn,…)
+Đấtnước ở trongtừngconngười ViệtNam
=>Nóilênsự gắnbógiữa sốphậncá nhânvớivận mệnh chungcủa cộng đồng,đấtnước.Từđó,đặt vấnđề tráchnhiệm,bổnphậncủacá nhânvớiđấtnước
+Đấtnướclà sự thốngnhấtgiữa cáichungvà cáiriêng, giữa cá nhânvớicộngđồng,giữa cáinhỏbévà to lớn, giữa cáicụ thể,vậtchấtvớicáitrừu tượng, tinhthần.
-Cảmnhậnvề đấtnước đadạng
+Chiều dàilịchsử(quákhứ-hiệntại-tươnglai):huyềnthoạiLạc LongQuânvàÂuCơ, truyềnthuyếtvua
Hùng,những câuca dao
+Chiều rộngcủa không gian-địalí:nơianhđếntrường,nơiemtắm,nơita hòhẹn.Sự trườngtồncủađất nướclà sự trường tồncủa conngười
+Bề dàyvănhóa,phong tục,lốisống, tâmhồn, tínhcáchdântộc
-Đấtnước của nhândân,chínhnhândânsángtạonênđấtnước
+Cảnhvậtquêhươnghiệnlênnhưmộtphầntâmhồn,máu thịtcủanhândân
+Lịchsử đấtnước được tạo nêntừ nhữngngườicontraicongáicầncù tronglaođộng,kiêncườngbất khuấttrước ngoạixâm;từ nhữngngườidânanhhùng vàbình dị,khôngphôtrương,không đòihỏighicông
Trang32
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
=>Thức tỉnhtráchnhiệmcủa thế hệ trẻhiệntạivớiđấtnước
+Đấtnước donhândânsang tạo nênvà chínhnhândânđãtruyềngiữ đấtnước.Đạitừ “họ” đượclặplại làmnổibậtvaitròcủa nhândân
+Vẻ đẹpcủatâmhồn, tínhcáchViệtNamđược khámphá hòa vàochấtliệuvănhóa dângian.Đátnước vớinhững conngườiyêu đắmsaymà cũngrấtthủychungnghĩa tìnhnhưngvớikẻ thù thìvôcùng quyết liệt
Kếtbài:-Bàithơlànhữngcảmxúc chânthànhtừtrảinghiệmcuộc sốngvà tìnhyêu quêhươngđấtnước tha thiếtcủa tác giả
-Khámphámớimẻ của riêngtác giả (đất nước của nhândân)
Câu31: PhongcáchtiêubiểucủathơThanhThảolà:
-Thơ ThanhThảomangđậmchấtsuytư củamột tríthức cótráchnhiệmvớithờicuộc,vớiđấtnước.Thơ ông làsựlêntiếngcủa ngườitríthứcnhiều trăntrởvề các vấnđề của xãhộivà thờiđại.
-Là nhà thơ cónhiềunỗlực cáchtân,ThanhThảomuốncuộc sống phảiđượccảmnhậnởchiều sâunên luônkhướctừ lốidiễnđạtdễ dãi,khuônsáotrongthơ.
-Thơ ông đi vàochiều sâu của bảnchấtsự vật,hiệntượng.Thơ ônglàmộtsự nỗlực tìmtòiđổimớikhông ngừng, giàu chấtsuytư nhưngphóng khoángvề cáchbiểu đạt.
Câu32:Cảmnhậnvề đoạnthơ:“Khôngaichôncấttiếngđàn
………….
Longlanhtrongđáygiếng.”
A-Mởbài:
-Bàithơ “Đànghita của Lor-ca” là thiphẩmđặc sắcmớimẻ của ThanhThảo–mộtnhà thơ hamcáchtân thơ những nămsau chiếntranhchống Mĩcứu nước,để gópphầnđổimớithơ theohướnghiệnđạihoá.Bài thơ ThanhThảođãmượnhìnhảnhcâyđàn,đúnghơnlà tiếng đànđể diễntả nhâncách caođẹpcùngsố phậnoankhuấtcủa người nghệ sĩTâyBan Nha –mộtnghệ sĩLor-catàihoa đãdùngthơ vànhạc,saymê mảimiết, tìnhnguyệnlàmmộtngười nghệ sĩduca,cấtlêntiếngđàntranhđấu chotự docủatổquốcTây BanNhavà chonghệ thuật.
-Lor-ca là bấtdiệt.Cảmđộngvề vẻ đẹpbấttửcủangười nghệ sĩTâyBanNha tàihoa,ThanhThảođã viết nênbàithơ thậtcảmđộngtrongđó cókhổ thơ:
Không aichôncấttiếng đàn
…………
Longlanhtrongđáygiếng.
B-Thânbài:
1.Câuthơ đầutiên“Không aichôncấttiếng đàn”ýthơ cấtlêntừ câuthơ nổitiếngcủa Lor-ca “Khitôi chếthãychôntôivớicâyđànghi-ta” để nóivớichúng ta Lor -ca đã chết, nhưng tiếngđànđấu tranh cho nghệ thuật,cho tự dovẫnkhôngthể chết,khôngthể tắt, tiếng đànLor-ca vẫnâmvangtronglòng nhân loại,tronglòngtổquốcTâyBanNhayêu quícủaanh.
Trang33
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Tiếngđànấy,cuộc đờiấyvẫnmangmộtsức sốngmãnhliệtkhônggìcóthểtiêu diệtđược “tiếngđàn
như cỏmọc hoang”.“Cỏmọc hoang”làmộthìnhảnhẩndụ,làmta nhớ đếnhìnhảnhcỏvà giọtsương bé
nh,lặngthầmmàvôcùngkìdiệu trongmbàithơ “Bùngnổcủamùa Xuân” của tác giả: “Những giọtsươnglănvàocỏ
Quanắng gắt,quabãotố
Vẫngiữlạicáimátlànhđầysứcmạnh
Vẫngiữlonglanhbìnhthảntrước vầngdương”
Câuthơ cònlàmtaliêntưởng tớicâunóicủangườianhhùng chốngPháp NguyễnTrung Trực:“Bao
giờngười Pháp nhổđược hếtcỏnước Nam,thìmớihếtngườiViệtNamchốngPháp”.Câu thơ “tiếng đàn như cỏmọc hoang”mộcmạc,bìnhdịmà kìdiệu đếnvôcùng.
2.Hìnhảnhtronghaicâuthơ cuốilàmộthìnhtượngthơ siêu thực,đa nghĩa,bắtnguồntừ mộtsự việc thực: Kẻ thù sau khibắnnhà thơ đã vứtxác anhxuốnggiếng để phitang.Nếusử dụngbútpháp hiệnthực thì
mớichỉnóilênmộtsựthựctànbạođê hèncủalũphátxítvànhững đauthươngcủangười nghệ sĩLor-ca, nhưngvớibútpháp siêu thực ThanhThảođã nóiđược nhiềuhơn:Tìnhthương,sụ caokhiết,sựtỏassáng
củtinhthầnLor-ca. “Nướcmắtvầng trăng”lànướcmắtthương tiếc vầngtrăng(hìnhảnhẩndụchỉ Lorh- ca),cũng còncó thểlà nướcmắtsángđẹp và vĩnhcửu như vầng trăng,nhữnggiọtnướcmắtanhhùng.Câu
thơlàmtaliêntưởng đến ýthơ trong “Văntế nghĩa sĩCầnGuộc “củaNguyễnĐìnhChiểu:“Nướcmắtanh hùnglau chẳng ráo”.
Vầng trănglà sựhoáthân,sự thănghoa củatâmhồnLor -ca.Giếng nướclà nơikẻ thùvứtxác anh,lạilà nơitoảsáng tâmhồnanhnhưvầng trăng soivàosự dập vùitànáccủa kẻ thùlạichuyểnhoá thànhsựthăng
hoa toảsáng,sựthêthảmchuyểnhoáthànhsự tônvinhngợica. C-Kếtbài:
Làmộtbàithơ đặc sắc,vừanồng nàncảmxúc vừa sâu sắc về triếtlíđãcangợiđượcvẻ đẹpanhhùng bấttử của người nghệ sĩ.Tiếng đànbấtdiệtcủaLor-ca cònmãiâmvang cổvũ sự nghiệp đấutranhcủa
nhândânTâyBanNha,của nhânloại.ThanhThảođắmchìm trongdòng cảmxúc vềtiếngđàn,về thơ ca
Lor -ca,về nềnvănhoá T ©yBanNha.
Câu33:DựavàobàithơcủaThanh Thảo,dựnglạihìnhtượngLor-ca.
-Lor-ca –conngườitự do.
HìnhảnhLor -ca hiệnlênbằng nhữngnétchấmphá của bútpháp ấntượng -bútphápthiênnhiênvề màu sắc,đólà:“nhữngtiếngđàn,áochoàng đỏgắt,đi langthangvềmiềnđơnđộc,vầng trăngchếnh choáng,yênngựamỏimòn”.
Nhữnghìnhảnhtươngphảngiúpta hìngdung vềLor -ca,vừa gợilênliêntưởngcủamộtđấutrường, lạicũnglànétvănhoá giảndịcủaTâyBan Nha.Ơ đóđấusĩthể hiệntàinăng củamình bênlề tử sinh. Nhưng ởđâylà đấutrường củamộtbênlà khátvọngtự do,dânchủ bình đẳng,bênkialànềnchínhtrịđộc tàiphátxít( Phran-cô), mộtbênlà khátvọngcáchtânnghệ thuật,bênkiabảothủnghệ thuật. Trong cuộc chiếnnàyLor-ca hiệnlênđơnđộc,côlẻ “trênyênngựamỏimòn”.
Lor-ca –conngườibịsáthại, tiếng ghita chảymáu.
CáichếtđếnvớiLor-carấtđộtngột. Sựngộtngạtdiễntả nỗiđau đớnvôbờ.Cáichếtcủa Lor-ca đồng nghĩavớicáichếtcủa mộtgiá trị nhânvăncaocảcủa TâyBan Nha.
Hìnhtượng thực “áochoàngbê bếtđỏ” gợilênnỗicămphẫntrước thế lực bạotànđãkếtliễumột
conngườimà suốtđờisốngvìyêu thương,vì tổquốc mình.
Trang34
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
ámảnhhơnlàlốidiễnđạtbiểu trương vớinhững chitiết rấtđắt:“tiếng đànghita nâu../tiếngđànghitalá
xanh../ tiếngđàntrònbọtnước vỡ tan/tiếngghita ròng ròngmáu chảy”.Sựrađicủa Lor -ca làmộtnỗi đau không thể bằnglời.
Tiếngghita khôngcònnguyênvẹn.Tácgiả không nóithânxác của Lor-cachảymầumnóitiếng đànghi
ta chảymáu.Có sựtương gioa giữavậtchấtvàtinhthần.Nỗiđau thânxáclà của riêngLor-ca,nỗiđau tinh thầnlà của chùng dântộcTâyBanNhavà của cảnhânloạitiếnbộtrênthế giới.Hìnhtượng tiếng đàn
manglạigiá trịkháiquátcao.
Lor-ca conngườicủa sự nuốitiếc,tiếng đànkhôngaichôn.
Các biệnpháp tutừ:hoándụkhôngaichôncấttiếngđàn,hìnhảnhsosánhtiếngđànnhư cỏmọc hoang, gợithươngcảmvề cáichếtthêthảmnhà thơ đồngthờilà nỗixót tiếc chonềnvănchươngTâyBan Nha. Nếu sử dụng bútpháp nghệ thuậtthìchỉdiễntả đươcjnỗixót thương và tộiácnhưngThanhThảocòn muốnnóinhiều hơn:sựvĩnhhằng,sự caokhiết,sựtônving… Trênhếtlà sự bấthủcủa ngườianhhùng. Lor-ca-conngười của sự vĩnhhằng.
Hìnhtượng thơ đượcđặttrongsựtương phản– kiểubútpháptrườngpháiấntươngchuyêndùng:đã đứt>< rộng vôcùng.Hìnhảnhtruyềntảiýtưởng:cuộc đờihữu hạntạohoávôcùng.
ThanhThảohướng Lor-ca đếnsự giảithoát mangtínhtriếthọc –sự giảithoáttrênđôicánhthiênthần mangtênnghệ thuật:phậnngườingắnngủimà tạo hoá vôcùng.Các hànhđộngnémlá bùa vàoxoáynước, némtráitimvàocõilặngyênmangnghĩa biểutrưng chosựthoátkhỏivòng tục luỵcủa Lor-ca.
Chỉcònlạiâmthanh“Lilalilalila”ngândàitrênmặtnước cuộc đời.Đấylànhịp tiếng đàn,nhịpchân người,nhịplờihátvà cũnglà nhịp chânngựamỏimòntrênhànhtrìnhcôđộc củanghệ sĩ.
Nghệ sĩchânchínhkhôngchếtvìkẻthù.Nghệ sĩcầnýthứcvề cáichếtcủa bảnthânđểthế hệ sau tiếnlên.Một sự hisinhcaocả.Đấy là nghịchlínhưng cũnglàmộtchânlí.
Câu41:HìnhtượngsôngĐàvớihainéttínhcáchhungbạovàtrữtình.I.Mởbài
Trước khiSôngĐàtrởthànhdòngsông ánhsáng,nguồn cảmhứngchothơ,nhạc,hoạ… thìconsông ấy đã tuônchảytrênnhiềutrang văncủa NguyễnTuân.Tàinăng, phong cáchnghệ thuậtđộc đáo củaNguyễt Tuânđãbiếndòngsông ấytrở nênhấp dẫn,gợicảmchongườiđọc.
II. Thânbài:
1. LailịchsôngĐà
NguyễnTuânlàngườirấtmực tàihoa. Nhà vănđòihỏimỗitrangviếtphảithật sự nghệ thuật và độcđáo.
Đếnvớisông Đà,dườngnhư ngòibút NguyễnTuânđã gặpđược điều tâmđắc,mảnhđấttốtđể ngòibútcủa ôngtunghoànhbờiconsôngđó mangmộtcátínhđộc đáo:
Chúngthuỷgiaiđôngtẩu
Đàgiang độc bắclưu
(Mọiconsông đềuchảytheohướngđông, Chỉcósông Đà theohướngBắc)
Trang35
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Sông Đàdướingòibút NguyễnTuântrở nênmộtnhânvậtcó diệnmạo,cótâmđịavừa hungbạo,vừa hết
sức trữtình.
2. Hìnhtượng consông hungbạo
-Khihungbạo,sông Đàlà kẻthùsố mộtsẵnsàng cướp đimạngsốngconngười,cótâmđịa độc ác như
ngườidìghẻ.Để khắc hoạ tínhcáchcủa sôngĐà, tácgiả đãdựnglạikhúc sôngnguyhiểm:
+Đó là đoạncảnhđábờ sôngdựngđứng váchthành:chẹtlòng sôngĐà nhưmộtcáiyếthầu.Đó là quãng
HátLoóngdàihàngcâysốnướcxôđá,đáxô sóng, sóng xôgió,cuồncuộnluồng giógùn ghè suốtnămnhư lúcnàocũng đòinợ xuýtbất cứ người láiđòsôngĐà nàotómđược quađây.Lạimộtđoạnsông khác,sông Đàlà cáihútnướcxoáytít.Cónhữngthuyềnđãbịnóhút tụtxuống,thuyềntrồng câychuốingược rồivụt biếnđidếnmười phútsaumớithấytanxác ở khuỷnhsông dưới.
+Nhưngdữ dộinhấtlà ởnhững thác đá. NguyễnTuânđã buộc sự dữdội,nhamhiểmcủa sông Đàphải hiệnlênthànhhìnhvà gàothétbằng trămngànâmthanh.Chưa thấysôngnhưngngười ta đãbịđe doạbởi tiếngthác nướcnghe như oántráchgì,rồilạinhưvanxin,rồilạinhư khiêu khích, giọngnghe gằnmà chế nhạo.Tácgiả đãdựnglạicuộc thuỷchiếngiữa sôngĐà và ngườiláiđòđể lộttảchođượctínhhungbạocủa nóvà tàinghệ của ngườiláiđò. Thác đá được xếpthànhtừngtuyếnmà nhàvăngọilà thạchtrận,nhằmăn chếtcáithuyềnđơnđộc.Ởtuyếnmột,thác đá mởranămcửa trận,bốncửa tử,mộtcửasinh,cửa sinhnằm lậplờ phía tả ngạn.Ởtuyếnhai,tăngthêmnhiều cửa tửđể đánhlừa conthuyềnvào,và cửa sinhlạinằmbên phíahữu ngạn.Ở tuyếnba,bênphảibêntráiđềulàluồngchết,luồng sống nằmởgiữa.Người láiđòphải nhắmđúngluồng sinhđểvượtqua.
-Một trongnhữngnét phong cáchnghệ thuậtcủa NguyễnTuânlà khôngthíchsự bằng phẳng,nhợtnhạt.
Bởithế,khikhắc hoạ sông Đàhung bạo, NguyễnTuânđãdùnghếtbútlực đểdườngnhư thitàivớitạohoá. Ông dùngnhững câugóc cạnh,giàutínhtạohình,nhữngcâu nhiềuđộng từ mạnhnốitiếp nhau,dồndập : Mặttrước hò lavangdậyquanhmình,ùavàomàbẻ gãycánchèovõkhítrước cánhtaymình. Nhàvănsử dụnglốinóivívon,ẩndụ,tượng trưng,liêntưởng đầybấtngờ,chínhxác,thú vị.Ông tả nhữnghònđá trông nghiêngthìynhưlà đanghấthảmhỏicáithuyềnphảixưng têntuổi,mộthònđá khác tháchthức cáithuyền cógiỏithìtiếngầnvào.
-Nhưng cũng chínhtrênnhữngtrangvăntả sôngĐà hungbạo,ngườiđọc bắtgặpnhiều tự hàocủatác giả về Tổquốchùngvĩ, giàu đẹp.Cóthể nghe thấytrong đoạnvănấyâmhưởng củanhững khúc ca ca ngợisức mạnhtự nhiênthậthoangdạimà cũnghếtsứctự do,hàophóng.
3. Hìnhtượngconsôngtrữtình
Bêncạnhtínhcách hungbạo,dướingòibút NguyễnTuân,consông Đàlạirất trữtình,gợibaocảm xúclàmmê saylòng người.Khi trữ tình,sông Đàhiềnhoà,mềmmại,huyềnảonhưmáitóc của mộtphụ nữ kiều diễm:consông tuôndài nhưmộtáng tóc trữtình,đầu tóc chântócẩnhiệntrongmâytrờiTâyBắc
bungnở hoa banhoa gạo thánghaivà cuồncuộnmâymù khóinúiMèonươngxuân.
-Khôngchỉđẹpởhìnhdáng,sông Đàcòngợicảmởmàu sắc,mà tác giả đãbaolầndàycôngquansát
mớinóihếtđược vẻ độc đáoấy:Mùaxuândòngsôngxanhngọc bích(nghĩalàmộtmàu xanhtrongvà sáng);mùa thunước sông Đàlừlừ chínđổnhưmặtngười bâmđivìrượu bữa
-Đặc biệtlà khôngkhíhoang dại,tĩnhlặng :Bờsông hoang dạinhư bờ tiềnsử.Bờsônghồnnhiên như mộtnỗiniềm cổtíchtuổixưa.Đề lộttảkhông khí đầythơ ấy. NguyễnTuânđãtả đànhươungẩngđầu ngơ
ngácmơmộttiếng còisương,và cáinắngthángbaĐườngthiYênhoatamnguyệthá DươngChâu,gợitâm sựcủangười tìnhnhânchưa quenbiết!
-Lúc này,không thấyđâu consông Đàdiệnmạo và tâmđịa độc ác,mà chỉthấytìnhcảmcủadòngsông đốivớiconngườinhưmộtcốnhân,xa thìthấynhớ thương,gặplạithìthấymừngvuinhưnốilạichiêmbao
đứtquãng.Cònconsông lạimangbaorung động yêu thươngnhư nhớ nhữnghònđáxaxôiđểlạinơi thượngnguồn.
-Khitả consông Đà trữtình, NguyễnTuânđãsử dụngnhững câuvănnhẹnhàng,êmái.Câungắn,vị
ngữ diếntảtrạngtháibìnhlặng,để lạitronglòngngườiâmhưởngmênhmang, thơmộng. III.Kếtluận:
Dướingòibúttàihoa và uyênbác của NguyễnTuân,consông Đàhiệnlênthậtsinhđộngvớihaitínhcách
Trang36
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ hungbạovà trữtình.Ẩnđằng sau những câuchữlà niềmtự hào của nhàvănvề đấtnước giàu đẹp.Đây cũnglà cáchtônvinhconngười,vìchínhở nơiđầu sóng ngọngióácliệtấy,conngườiđã chinhphục và
chếngự thiênnhiênđể ngàynaysôngĐà trởthành nguồntàinguyênchoTổquốc.
Câu42.HìnhtượngngườiláiđòsôngĐà:
IMởbài
-Trongtác phẩm NgườiláiđòsôngĐà, Nguyễn Tuânđã khắc hoạ consôngĐàthơmộng đầysức sống, vừa dữdội,mãnhliệt,vừa trữ tình,thơmộng.
-Trêndòngsôngấy,hiệnlênsừngsữngngườiláiđòhiênngang,vữngchãi, tự dovà đẹpnhưmộthuyền thoại.
- Hìnhtượngngười láiđòđãmangđậm phong cách nghệ thuậtđộc đáo của NguyễnTuân, nhà vănluôn saymê cáiđẹp và suốtđờiđitìmcáiđẹp
II.Thânbài
1. Lailịchvàngoạihình ngườiláiđòsôngĐà
-Ngườiláiđòđã70 tuổi,làmnghề đòdọc mười nămliềnvàđã nghỉlàmnghề đôichụcnăm.
-Mườinămngườiláiđòđãindấu ấnkháđậmởngoạihìnhônglão:
+Taylêu nghêu như cáisào.Chânônglúc nàocũng khuỳnhkhuỳnh,gòlại như kẹplấymộtcuốngláitưởng tượng,giọng ôngàoàonhư tiếngnước trướcmặtghềnhsông,nhãngiớiôngvờiivợinhưlúcnàocũng
mongmộtcáibếnxanàođótrong sươngmù.
=>Nhữngdòngnàyđược nhàvănviết ra khôngchỉđểgiớithiệungoạihìnhmộtconngườimà cònđể ca ngợisựgắnbó,yêu quýnghề ở chínhngười đó. NguyễnTuânlà nhàvănluônnéncâuvăncủamìnhnhiều điềumuốnnói,“hàmlượng thôngtin” ở đókhông baogiờ chỉởmột tầng hiểnngôn.
2. Tínhcách ngườiláiđò sôngĐà
-Sựtừngtrải
+Những néttả ngoạihình của nhà vănchothấyngườiláiđòthực sự là ngườitừngtrải,thànhthạonghề.
+Người láiđòcònlàmộtlinhhồnmuônthuở của sôngnướcnày;ônglàmnghề đòđãmườinămliền, trênsôngĐà,ông xuôi, ông ngượchơnmộttrămlầnrồi,chínhtayônggiữláiđộsáu chụclần
+Dòngsông Đàvớibảymườiba conthác nhưngôngđãlấymắmà nhớ tỉmỉnhư đóng đinhvàolòngtất cả nhữngluồngnướccủa tấtcả các conthác hiểmtrở.
+Dòngsông vớiôngnhưmột trường thiênanhhùng ca..........
=>Phảichili,cụ thể nhưvậymớithấyhếtsựtừngtrải,gắnbócủavớinghề đếnđộkỳ lạ ở ônglão lái đò.Đấycũnglà cách nhàvănbàytỏnỗithánphục của chínhmìnhvềmộtconngười như được sinhratừ nhữngcon sóng,ngọnthác hung dữở sôngĐà
-Lòngdũngcảm:
Trang37
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Chỉtừng trảithôichưa đủ,đốivớiconsông Đà,aichếngự đượcnóđòihỏiphảicólòngdũngcảm,
gandạ,mưu trí,nhanhnhẹnvà cả sự quyếtđoánnữa.
+ NguyễnTuânđưanhânvậtcủa mìnhvàongayhoàncảnhkhốcliệtmà ở đó, tấtcả những phẩmchấtấy được bộclộ,nếu không phảitrảgiá bằng chínhmạng sốngcủamình. Nhàvăngọiđâylà cuộc chiếnđấu
gianlaocủa người láiđòtrênchiếntrườngsông Đà.Đóchínhlà cuộc vựơtthác đầynguyhiểmchếtngười, diễnra nhiều hồi,nhiều đợtnhưmộttrậnđánhmà đốiphươngđã hiệnradiệnmạovà tâmđịa của kẻthùsố một:
…Ngoặtkhúc sônglượn, thấy sóngbọtđãtrắngxoá cảmộtchântrời........cuộc giáplá cà cóđádàntrận địa sẵn…
Trong thạchtrậnấy,ngườiláiđòhaitaygiữmáichèokhỏibịhấtlênkhỏi sóng trậnđịa phóngthẳng vàomình......... Thếlà kếtthúc.
- Nghệsĩ tàihoa:
+Nổibậtnhất,độc đáonhấtở người láiđòsôngĐàlà phongtháicủamộtnghệ sĩtàihoa.
+Kháiniệmtàihoa,nghệ sĩtrong sángtác của NguyễnTuân cónghĩa rộng,khôngcứlà nhữngngười làmthơ,viếtvănmà cả nhữngngườilàmnghề chẳngmấyliênquantới nghệ thuậtcũngđược coilà nghệ sĩ, nếuviệclàmcủahọđạtđếntrìnhđộtinhvivà siêuphàm.
+Trong người láiđòsông Đà, NguyễnTuânđãxâydựngmột hìnhtượng người láiđònghệ sĩmà nhà văntrântrọng gọilà tayláira hoa. Nghệ thuật ởđâylànắmchắc các quyluậttấtyếu của sôngĐà và vì làm chủ đượcnónêncótựdo.
Nhà văn NguyễnTuânđưa ra mộtlờinhậnxét:Cuộc sống củahọlàngàynàocũng chiếnđấuvới sông Đàdữ dội,ngàynàocũnggiànhlấysự sống từtaynhững cáithác,nênnócũng không cógì làhồihộp, đángnhớ… Họnghĩthế,lúc ngừng chèo.Phảichăngngười láiđòanhhùng cólẽ dếthấy,nhưngnhìnngười láiđòtàihoa,ngườiláiđòchỉcó NguyễnTuân.Và,lờighichú của nhàvănthậtđáng đểsuy ngẫm
III.Kếtluận:
+Nổibậttrong phongcáchnghệ thuậtcủa NguyễnTuânlà nhânvậtchínhdiệnluônđược nhàvăn chú ýmôtả ở phương diệntàihoa,nghệ sĩ.Nếu như trước cáchmạngtháng Tám1945, theo NguyễnTuân,cái tàihoa chỉcóở lớp nhànhotrong quákhứthìnay,trong Người láiđòsông Đàvà nhiều tác phẩmkhác, tác giả đãtìmthấyvà khẳng địnhcáiđẹp ở ngaytrong cuộcsốnghàngngàycủangườidânlaođộng, tronghiện tạicủa đấtnước.Cuộc đờicủangườiláiđòvôdanh,không têntuổi,nơicónhữngngọnthác hoangvu,
khuấtnẻokialà cảmộtthiênanhhùng ca,mộtpho nghệ thuậttuyệtvời.
+Nếu như thiênnhiên sông Đàtrongtác phẩm của NguyễnTuânlà“kẻ thùsốmột”củaconngười, thì cũng chínhthiênnhiên,qua ngòibútcủa nhàvănlà nơiđãtônvinhgiá trịconngườivàolaođộng.
Trang38
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Câu49:Ýnghĩanhanđề“Aiđãđặttênchodòngsông”
- “Aiđãđặttênchodòng sông” Câu hỏitu từ đặtra“Với trời,vớiđất” đưa nhàvănvà độc giả vềvới
hànhtrìnhlịchsửtìmvề cuộinguồnvănhoá dântộc.Từđódòng sông Hươnghiệnratrênnhiều
phươngdiệnđịalí,lịchsử,vănhoá, thơ ca… Kếtthúc tuỳbútlàmộthuyềnthoạirấtđẹp,bộclộcái tôitrữtìnhsuytư: “Conngười ở haibờ đãnấu nướctrămloàihoa đổxuốngsông,đẻlànnướcthơm thomãi”.Tácgiả gửigắmvàođấytất cảước vọngmuốnđemcáiđẹpvà tiếngthơmđể xâyđắpvăn hoálịchsử.
- Nhanđề vàkếtthúctác phẩmthể hiệnrõchủđề và phong cáchbútkícủa tác giả giàu sức gợicảm thấmđẫmchấtthơ.Qua đótác giả ca ngợitínhchấtsông Hương –consônggắnbóvớilịchsử,văn hoá Huế củadântộcta. Tácphẩmthể hiệnlongyêumếnsaymê cảnhvật,vănhoá đấtnước.Hình ảnhdòng sông đấtnước được thể hiệnbằngtàinăngcủa mộtcâybútgiàu chấtchítuệ,chấtvănhoá vàngônngữ trong sáng,chọnlọc, tinhtế.
Câu50.ChứngminhvẻđẹpcủasôngHươngquacácgócnhìnkhácnhau:
Mởbài:-Aiđã đặttênchodòng sông là tác phẩmbútkíkiệtxuấtcủa HoàngPhủ NgọcTường
-Đoạntríchthể hiệnvẻ đẹp,chấtthơ từ cảnhsác thiênnhiêncủasong Hương
Thânbài:
*Từthượngnguồn:
-Khiqua dãyTrườngSơnhùngvĩ:
+Sông Hươnglàbảntìnhca của rừng già;Rầmrộvàmãnhliệt…Dịudàngvà sayđắm….
+Sông Hương nhưmộtcôgáiDi-ganphóng khoángmandại.
+Rừng già đãhunđúcchonó1bảntínhgandạ,1tâmhồntự do, phóng khoáng.
=>Vẻ đẹpcủa mộtsức sốngtrẻ trung,mãnhliệtvà hoang dại.
-Khirakhỏirừng già:
+Đóng kínphầntâmhồnsâu thẳmcủamìnhở cửa rừng…
+Mang sắc đẹpdịudàngvà trítuệ, trởthànhngười mẹ phùsacủamộtvùngvănhoá xứ sở.
=>Vẻ đẹpđầybí ẩn,sâu thẳmcủadòngsông. Tiểu kết:
Bằngóc quansáttinhtế và trítưởng tượngphong phú,bằngviệc sử dụngnghệ thuậtso sánh,nhânhoátài hoa, táobạo,HoàngPhủ NgọcTườngđã pháthiệnvà khắc hoạ vẻ đẹpmạnhmẽ,trẻ trungđầycá tínhcủa dòng sông,gợi lênởngườiđọc nhữngliêntưởng kìthú,gợicảm,đầysức hấp dẫn.
*Vềchâu thổ:
-Sông Hương trênđườngtìmđếnHuế:
+Chuyểndòngmộtcáchliêntục,uốnmình theonhữngđườngcong thậtmềm,nhưmộtcuộctìmkiếmcóý thức.
+Vẻ đẹpcủa dòng sông trở nênbiếnảo, đa dạng trong nhiều thờigianvàkhônggiankhácnhau (dẫn
Trang39
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
chứng...).Vẻđẹp của Huếnhư trởthànhvẻ đẹpcủa sôngHương.
=>SôngHươngqua cáinhìnđầylãngmạncủaHoàng Phủ Ngọc Tườngnhư 1côgáidịudàngmơmộng đangkhaokhátđitìmthànhphốtìnhyêu của nó.
-Sông Hương gặpgỡ Huế:
+Uốn1cánhcungrấtnhẹ...>Vẻ elệ,ngượngngùng khi gặpngườitrongmongđợi,sự thuậntìnhmà khôngnóira.
+Các nhánhsôngtoả đikhắpthànhphốnhưmuốnômtrọnHuế vàolòng.Sông Hươngvà Huế hoàlẫnvào nhau.
+Sông Hương giảmhẳnlưu tốc,xuôiđithực chậm(điệu slow)…thựcyêntĩnhnhư niềmsaymê,như khát vọngđược gắnbó,lưulạimãivớimảnhđấtnơiđây.
+Liêntưởngvớinhững dòngsôngkhác > Niềmtự hàocủa Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòngsông quê hương.
=>Được nhìntừ góc độtâmtrạng,nêncuộc gặpgỡ của Huế và SôngHươngnhư cuộc hộingộcủatìnhyêu vớinhiều cungbậc cảmxúc.
-Sông Hương tạmbiệtHuếđể rađi:
+Rờikhỏikinhthành,sông Hương ômlấyđảoCồnHuế,lưuluyếnrađi…
+Độtngộtrẽ ngoặtlạiđểgặp thànhphốyêu dấumộtlầncuối.
=>Quyếnluyến,ngập ngừng,bịnrịnkhôngnỡ rờixa. Tiểu kết:
-Cáchtiếp cậnđốitượngbằngnhiều ngànhnghệ thuậtnhư hộihọa,âmnhạc;nghệ thuậtnhânhóa,sosánh đầymớilạ,bấtngờlàmchosôngHương,xứ Huếtrởnêncólinhhồn,cósự sống.Đólà cuộctrở về, gặp gỡ của côgáisitình-sông Hương -đangsayđắmtrong tìnhyêu.
-Nhà văn:Tâmhồnđa cảm,lãngmạn;cáchviếttàihoa. Vẻ đẹp vănhoá của dòngsông:
-Dòng sôngâmnhạc:
+Là người tàinữ đánhđànlúc đêmkhuya.
+Là nơisinh thànhra toànbộnềnâmnhạc cóđiểmcủa Huế.
+Là cảmhứng đểNguyễnDuviếtlênkhúc đàncủa nàng Kiều.
-Dòng sôngthica:
+Là vẻ đẹpmơmàng Dòng sông trắng lá câyxanhtrong thơ TảnĐà.
+Vẻ đẹphùng trángnhư kiếmdựng trờixanhcủaCaoBá Quát.
+Là nỗiquanhoàivạncổtrongthơ bà HuyệnThanhQuan.
+Là sứcmạnhphục sinhtâmhồntrongthơ TốHữu
=>SôngHươngluônđemđếnnguồncảmhứngmớimẻ,bấttậnchocác nghệ sĩ.
Trang40
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
-Dòng sônggắnvớinhữngphong tục,vớivẻ đẹptâmhồncủangười dânxứ Huế.
+Mànsương khóitrênsôngHươnglàmàu áođiềnlục,1sắc áocướicủacáccôdâutrẻ trongtiếtsương giáng.
+Vẻtrầmmặc sâulắngcủa sôngHươngcũngnhư1 nétriêngtrong vẻ đẹptâmhồncủangườixứ Huế: rất dịudàngvà rấttrầmtư…
Tiểu kết:
Vớikiếnthức uyênbác,HoàngPhủNgọc Tườngđãlígiảivẻ đẹpvănhóa phong phúcủa sông Hương,vẻ đẹp gắnliềnvớixứ Huế,vớiconngườiHuế.
SôngHương vớilịchsửhàohùng:
-Là 1dòng sônganhhùng:
•Từxa xưa:làmọtdòng song biênthùyxaxôicủađấtnước
•Thờitrungđại:bảovệ biêngiớiphiánamcủatổquốc
•ThờichốngPháp:sốnghếtlịchsửbitrángvớicác cuộc khởinghĩa
•Đivàothờiđạicáchmạng tháng 8vớinhữngchiếncông rungchuyển.
•ThờichốngMĩ:
-Sông Hương cùngvớithànhphốHuế cũng chịu nhiềuđau thươngmấtmát. Tiểu kết:
-Vừa làbảntìnhcadịu dàng,SôngHương cũnglàmộtbảnhùng cagắnliềnvớilịchsử oanhliệtcủa dân tộc.
Kếtbài:-Bàikílộttảđược vẻ đẹpđa dạng,phongphúcủa sông Hương,cũnglà củaxứ Huế,conngười
Huế. -Tìnhyêu thiếttha,sayđắmcủa tác giả đốivớicảnhvà người nơiđây.
-Phong cáchviếtkícủaHoàng PhủNgọc Tường:Phóng túng, tàihoa,giàu thông tinvănhoá,địalí,lịch sử ;giàu chấttrữ tìnhlãngmạn.
Câu51:ChấttrítuệvàchấtthơcủaHoàngPhủNgọcTường.
*Chấttrítuệ:
- Hoàng PhủNgọcTường vậndụngnhững amhiểu trong cadaoHuếvàobútkícủamình.
“Bốnbềnúiphủmâyphong
Mảnhtrăngthiêncổbóng tùng vạnniên”
chođếncâu thơ của TảnĐà “Dòng sông trắng-lácâyxanh”,thơ của TốHữu,Cao Bá Quát, Bà Huyện
ThanhQuan,TruyệnKiều.
- Nhữnghiểu biếtvề phương diệnđịalíđểmiêu tả vẻđẹp của sôngHương từthượngnguồn,đếnđồng bằng,chođếncốđôHuế.
- Nhữnghiểu biếtvềlịchsửvănhoá.
- Sựliêntưởng sosánhvớicác công trìnhkiếntrúc của HiLạp,La Mã,nềnvănminhChâuÂu.
- Những tác phẩmvănhọc Châu Âu,nhữnglờinhậnxétcủa các nhà khoa học nước ngoài.
*Chấtthơ:
- Cáchvívon,sosánhđầychấtthơ,mượtmà,ývị.
Trang41
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
“Chiếc cầu trắngcủa thànhphốinngầntrênnềntrời,nhỏnhắnnhưnhữngvànhtrăng non”. Và “
giápmặtthànhphốở CồnGiã Viên,sông Hương uốnmộtcáchcungrấtnhẹ sang đếnCồnHiến,đường
congấylàmchodòng sôngmềnhẳnđinhưmột tiếngvâng khôngnóira củatìnhyêu.Hay“SôngHươnglà vậy,là dòng sôngcủa sử thiviếtgiữamàu cỏlá xanhbiếc”.
- Những câuvăncósựmàidũa,đẽo gọtkĩcàng,nhẹ nhàng nhưmộtcâu thơ
Câu59: PhongcáchnghệthuậtcủaNguyễnTuân:
-NguyễnTuâncómộtphongcáchnghệ thuậtrấtđộc đáovà sâu sắc.Trước Cáchmạngtháng Tám, phongcáchnghệ thuậtNguyễnTuâncóthể thâutómtrong mộtchữ "ngông".Thể hiệnphong cáchnày,mỗi trangviếtcủa NguyễnTuânđềumuốnchứngtỏtàihoa uyênbác.Vàmọisự vậtđược miêu tả dùchỉlà cái ăncáiuống,cũngđược quansátchủyếu ở phươngdiện vănhoá, mĩthuật.
-Trước Cáchmạngtháng Tám,Ông đitìmcáiđẹpcủa thờixưa cònvương sótlạivà ông gọilàVangbóng mộtthời.Sau Cách mạng, ông khôngđốilập giữa quákhứ, hiệntạivà tươnglai.VănNguyễnTuânthì baogiờ cũng vậy,vừa đĩnh đạc cổkính,vừa trẻ trung hiệnđại.NguyễnTuânhọc theo "chủnghĩaxêdịch". Vìthế ônglà nhàvăncủa những tínhcáchphithường,của những tìnhcảm,cảmgiácmãnhliệt,củanhững phongcảnhtuyệtmĩ, của gió, bão, núicao rừngthiêng, thác ghềnhdữdội...NguyễnTuâncũnglàmộtcon ngườiyêu thiênnhiêntha thiết.Ông cónhiều pháthiệnhếtsứctinhtế và độc đáo về núi, sông, cây, cỏ trên đấtnướcmình.Phong cáchtự dophóngtúng và ýthức sâu sắc về cáitôi cánhânđãkhiếnNguyễnTuântìm đếnthể tuỳbútnhưmộtđiều tấtyếu .NguyễnTuân còncóđónggóp không nhỏchosự pháttriển của ngôn ngữvănhọc ViệtNam.
-Sau Cách mạng thángTám,phong cáchNguyễnTuâncónhững thayđổiquantrọng.Ông vẫntiếp
cậnthế giới,conngườithiênvề phương diệnvănhóa nghệ thuật, nghệ sĩ,nhưng giờ đâyông còntìmthấy chấttàihoa nghệ sỹở cả nhândân đạichúng.Còngiọngkhinhbạc thìchủyếu chỉlà đểnémvàokẻthù của dântộchaynhữngmặttiêu cực của xãhội.
Câu60: PhongcáchtàihoanghệsĩcủaNguyễnTuânthểhiệntrongtácphẩm“NgườiláiđòsôngĐà”
A-Mởbài:
-Giớithiệu đặc điểmcơbảncủa phong cáchnghệthuật NguyễnTuân,trong đó,cầntô đậmcáinhìnđộc đáocủa ông về cuộc sốngvà conngười,đặc biệtlàthiênhướngkhắchọa conngười ở phương diệnđềcao nhữngphẩmchấttàihoa nghệ sĩ.
-Khôngchỉtrongnhữngsáng táctrước năm1945,thể hiệnchândungconngười tàihoa nghệ sĩnhư mộtnhu
cầuchơingôngvớicuộc đời,mộtnhu cầuđốilậpvớibọnngườiphàmphutụctửđầyrẫytrongxã hội,mà trong các sáng tác sauCáchmạng cáinhìnmangtínhquanniệmấyở NguyễnTuândườngnhưvẫnhếtsức nhấtquán.Tuy nhiên,giờ đây,đốivớiôngkhắc hoạ chândungnhững conngườitàihoa nghệ sĩtrong chế độ mớilạimangmộtmục đíchcaođẹp khác: tônvinhTàinăng và Laođộng.
B-Thânbài:
-Sơ lượcvàinétvề nhânvậttàihoa nghệ sĩcủa NguyễnTuân.
ĐốivớiNguyễnTuân,phẩmchấttàihoa nghệ sĩkhông chỉlà độc quyềncủangườilàmnghệ thuật. Aisống đẹp,sốngvớimộtýthức vănhoá rất caođốivớiđờisốngcá thể cũng đềuxứng đáng được đứng trongthế giớicủa những conngườitàihoa nghệ sĩ.
Đươngnhiênhọphảilà ngườiđammê,hếtmìnhvớicôngviệc và cảviệc …chơi nữa. Chonênnhân
vậtcủa NguễnTuâncóthậtnhiều nhữngconngườitàihoa: ngườiuốngtrà,ngườiđánhcờ,ngườilàmđèn kéoquân,ngườiđánhthơ,thảthơ,ngườiviếtchữ đẹp,người làmcốm,người giã giò,người láiđò…
-Nhưng conngười nghệ sĩtàihoa trong tác phẩmcủa NguyễnTuândườngnhư chỉbộclộphẩmchấtnày trong nhữnghoàncảnhthậtkhácthường,nhữngthờiđiểmthậtđặc biệt.Chínhvìthếmà HuấnCaothìphải
Trang42
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥ chochữ trongnhà ngục (Chữ ngườitử tù), màngườiláiđòthìđốivớiNguyễnTuân,cũng phảilàngười lái đò củasôngĐà chứ không phảilà nhữngdòng sông khác.
-SôngĐà hungbạovà chữ tình,cái“dòngthác hùmbeođanghồng hộc tếmạnhtrênsôngđá” kiamới chínhlà nơiđể chongười nghệ sĩthoát hiểmleogềnh,vượtthác đượcbộclộtàinăng củamình.
-Chẳng hiểuvôtìnhhayhữuýmà tác giả của thiênbútkílạitạo mộttươngphảnđếnnhườngấygiữa sông
Đàvớiôngđò?Chỉbiết,đốiđịchvớidòng sônghung bạovà nhamhiểmvớimuônvàncạmbẫycủa những
gềnhđá,hútnước,thác dữ,đángầm…người láiđòchỉcómộtconthuyềnđơnđộc,mỏngmảnh,nhưng ông lạilàngườinắmchắcbinhpháp của thầnsông, thầnđá,từngtrảikinhnghiệmđògiang sông nước, tỉnhtáo sắclạnhgiữanguynan…Chínhvìthếmà dùcho“mặtnướchòreovangdậy… ùavàomà bẻgẫycán chèo”,chodù“sóng nướcnhư thế quânliềumạngvàosátnách mà đátrái,mà thúc gốivàobụng vàohông thuyền” rồi“đánhhồilùng,đánhđòntỉa,đánhđòn âm”,chodù “tất cả đá tựnghìnnămvẫnmaiphục dưới lòng sông chỉchờ cơhộilà vùngdậyđòiănchếtcáithuyền” thìkiêu hãnhtrênsóng nướcghê gớm,dữ dằn vẫnlàmộtông đòấy.Cuốicùngthìcáisứcmạnhvĩđạivàhoangdã kia cũng phảichịu khuấtphục trước trí tuệ củaconngườiấy.
-Nhưng ông đòchiếnthắngsông Đàkhông chỉbằng sứcmạnh,trítuệ,cònbằng cảnhữnghànhvi thậtnghệ sĩchỉcóởconngười.Ngườiđọc chắc không thể quênđượcnhững chitiết: ông đò“nắmchặtlấycáibờm sóng đúngluồngrồi, ông đòghìcươnglái,bắmchắclấyluồngnướcđúngmà phóngnhanhvàocửasinh,mà láimiếtmộtđườngchéovề phía cửa đáấy”.Khitưởngcáicử chỉnắmchặtlấybờmsóng,cáidángđiệulái miếtmộtđường chéotoátlênbaovẻ hồnnhiênvàcũngthậthàohoanữa,chẳngbiếtlàngười đọc nên dành sựtrìumếncủamìnhchoôngláiđòhaychoNguyễnTuânhaychocảhai?Vàngười đọc cũng khôngquên cáicảnh“đêmấynhà đòđốtlửa trong hang đá,nướngống cơmlamvà toànbàntánvềcá dầmxanh,về nhữngcáihầmcáhang cámùa khônổnhững tiếngtonhưmìnbộc phá rồicá tuônrađầytrànruộng”.Cái thanhthản,hồnnhiên đượcnhư thế giữa trờiđấtcũnglàmộtphẩmchấtnghệ sĩchứ sao?
-Người láiđòấylà ai?Cóphảiông chínhlàmuôn nghìnnhững conngườilaođộng vôdanhvẫnâmthầm,
bềnbỉvà đammêhếtmình trongcôngviệc thườngngàytrong cuộc sốngnày?Cóphảiông cũngchínhlà NguyễnTuânngườinghệ sĩlaođộngcật lực trêndòng sông chữ?Và,cũng như ôngđòvậythôi,để sáng tạo được nhữngtrang vănsángngờivẻ đẹpđộc đáo,uyênbác,tàihoa,NguyễnTuâncũng đãtừngtrảiqua bao khónhọc,khổhạnhcủanghề nghiệpmình?.
-Trênmỗidòng củathiênbútkínhư cũngđangcómộtcuộc đuatranhvớitạohoá củaNguyễnmà tung hết vốnliếngtàihoa,uyênbác củamình?.
C-Kếtbài:
Thể hiệncáitưthế đầykiêuhãnhcủaconngườitrước thiênnhiên,NguyễnTuânnhưmuốngửivào
đómộtđóng gópriêng:vẻ đẹptàihoa nghệ sĩ.Màcũng khônghẳnthế,cáithiênhướngdườngnhư đãkhá
ổnđịnh về phongcách nàyhẳnđã được thổivàocáikhông khí hàosảngcủa thờiđạimà ánhlênmột nétmới
đểhìnhtượngngườiláiđòbỗngtrởthànhbiểu tượng tuyệtđẹp củaLaođộngvà Conngười.
Câu61.Vềứng sử, văn hóaViệt Namcó những ưu, nhược điểm là:
*Ưu điểm:
+Phong tục ViệtNamcóbảntínhnhânvăn,đềcao thânphậnphụ nữ,cầu chosự sinhsôinảynở,đề cao chữ Hiếu vàchữ Hòa (hòa hợp vớithiênnhiên).NórađờitrênnềntảngđạođứccủangườiViệtvà phong tục ViệtNamlà tấmgươngphảnchiếu chính đạođứcvà chuẩnmựcxãhộiViệtNam
+Thíchsự yênổn:mongướctháibình,ancưlạc nghiệp,yênphậnthủthường,không kỳthị,khôngkỳthị
,cựcđoan,quýsự hòa dồng hơnsự rạchròitrắngđen.
+Trọng tìnhnghĩa: chuộngngườihiềnlành,tìnhnghĩa,khônkhéo,chuộng sự hợp tình,hợplý.
Trang43
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
→Tạo nêntínhổnđịnh,nétriêng củavănhóa truyềnthống Việtnam:cuộc sống thiếtthực,bìnhổn,lành
mạnhvớinhữngvẻ đẹpdịudàng,thanhlịch,conngườisốngcótìnhnghĩa,cóvănhóa trênmộtcáinền nhânbản
Nhượcđiểm:
-Đốivớicáidịkỉ,cáimới,không dễ hòa hợp nhưng cũngkhông cựtuyệtđếncùng,chấpnhậnnhữnggì vừa phải, phùhợp nhưng cũng chầnchừ,dè dặt, giữ mình
-Khôngcókhátvọngđể hướng đếnnhững sáng tạolớn,khôngđề caotrítuệ.
→ Tạosức ì,sự cảntrở nhữngbướcpháttriểnmạnhmẽlàmnêntầmvóc lớnlaocủacácgiá trịvănhóa lớncủadântộc
Câu62 .TheoTrầnĐìnhHượu,NhoGiáo,PhậtGiáoảnhhưởngđếnViệtNamlà:
*Phật Giáo: NgườiViệttiếpnhậntôngiáonàychủyếu đểhướng thiệnchứ không phảiđể giácngộ,siêu thoát.NgườiViệtphê phántháiđộquaylưnglạivớibổnphận,tráchnhiệm,nghĩa vụđốivớigia đìnhvàxã hội.Tronggiaiđoạnphongkiếncũngnhư sau này,ngaycác nhà sư cũngnhập thế tíchcực, giúp vua trị nước.
*NhoGiáo: Nho giáocó ảnhhưởngđặc biệtđếnvănhóa Việt,nhưngđếnvớihệ tưtưởng nàyngườiViệt cũngchọnlựamộtcáchtíchcực .Nhogiáođã được dunghòa vớimộtsốtôngiáokhác.Tư tưởng trung quânáiquốc, tônsư trọng đạocủaNhogiáođãđượcViệthóatheohướngphùhợp vớixãhộivà tâmlí ngườiViệt.Đặc biệt, tưtưởngnhânnghĩa của Nhogiáođãđược nhiềunhà Nhoyêu nước ViệtNamtiếp nhậnởnhững khía cạnhtíchcực đểtạonênngồnsứcmớichotinhthầndântộc.
Câu78.Suynghĩcủaemvềcâunói:“Tiềnmuađượctấtcảtrừhạnhphúc”
Mởbài:-Tiềnvà hạnhphúc:haithứ không thể thiếu trongcuộcđợimỗiconngười
-Tiềncómua đượchạnhphúc?Đâylàvấn đềđángđể bànluận
Thânbài:-Kháiniệm:tiềnlàhànghóa đặc biệttáchralàmvậtnganggiá chungchotấtcả các hanfnhóa,là sự thể hiệngiá trịcủahanghóa trong quátrìnhtraođổihànghóa
-Nhucầu vậtchấtngàycàngtăng,đồng tiềnngàycàngcógiá trị
+Tiềnđemlạivậtchất, tiềnđưaconngườiđếnnhững tròtiêu khiển, giảitrí
+Tiềntrởthànhphươngtiệnvàmục đíchlaođộng
-Câu nóinổitiếng“tiềnmua được tròchơinhưng khôngmua được niềmvui.Tiềnmua đượcnhà cửanhưng khôngmua được gia đình”
-Hạnhphúc khôngbắtnguồntừ những giá trị vậtchấtmà bắtnguồntừtâmhồn
+Hạnhphúclànhững điều đơngiảnnhẹ nhànglàmta cảmthấyvuivẻ
Trang44
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Hạnhphúclànhững thờikhắc conngườita trở nêntronglành, thanhkhiết,không toantínhvậtchất
- Conngườivớilốisống chạytheođồng tiềnvà cáchnghĩ“cótiềnmua tiêncũngđược”.Nhưngkhông.Ta dànhnhiều thờigianđể kiếmtiềnnhưngtiềncómua được tuổithanhxuânđãmất,cómua được sứckhỏe, cómua được nhữngkhoảnhkhắchạnhphúcbênnhữngngườithươngyêu
-Khôngthể phủnhậngiá trịcủa đồngtiền
+Họcsinhđihọc phảiđónghọc phí
+Bệnhnhânmuốnkhỏe mạnhphảiđiều trị, thuốcthang, thanhtoánviệnphí
+Đấtnướcmuốnpháttriểnnhiềungànhkinhtế cấncóvốnđầu tư
-Tiềngiúp đỡconngườinhung cũng điều khiểnconngười,dồnép conngười ta vàođường cùng
+Giăng-văn-giăngbịbỏtùvìăntrộmbánhmìchocháu
+ChịDậu phảibánconđểlấytiền
=>Đồng tiềnlà condaohailưỡimua được hạnhphúcvà cũng giếtchếthạnhphúc
Kếtbài:-Ta không phủ nhậnđồng tiềnvà cũng khôngphủ nhậnhạnhphúc.Đồng tiềnhaynhững giátrịvật chất,hạnhphúchaynhững giá trịtinhthầnđều khongthể thiếu đốivớ conngười và cuộc sống.Thiếu một trong hai,conngười không thể tồntạihoặctồntạikhông đúngnghĩa
Câu82:BạnđãlàngườicủathếkỉXXI.
1. Nhânloạibướcvàothế kỉXXIlà thế kỉ loàingười bướcvàothờiđạitoàncầu hoá đểhộinhập với
nhau trongtừngkhu vực vàtrêtoànthế giới,thế kỉmàmọigiá trịcủaconngườiđượcpháthuycao
độcảvề khoa học kĩthuậtcũng nhưvănhọc nghệthuật. Thế kỉXXIcònlà thế kỉcủa nềnkinhtế tri thức pháttriểnmạnhmẽlàmchotỉtrọng trítuệtrong các sảnphẩmlàmrângỳcànglớnvà gia tăng không ngừng.
2. Để cóthể đóng gópvàosự nghiệpmớicủađấtnướchomnay,đòihỏichúngta phảicómột trithức
đầyđủvàvững vàng,mộttưtưởngđạođức tốt và mộtnănglực chuyênsâu.
- Phảira sức tudưỡng pháthuynhữngphẩmchấtnănglực tốtvốncócủaconngườiViệtNam:thông
minh,nhạybénvớicáimới,cầncù,sángtạo, đoànkếtyêu thương…
- Khắc phụcnhững thiếu sót, nhượcđiểmnhư:tiếp thu học tậpthiếu bàibản,đơnthuần,líthuyết,coi
nhẹ thực hành,lềlốitác phong nghiêmtúc,đảmbảođúngquitrìnhcôngnghệ tronglaođộng.
- Khắc phục tưtưởng tự dothoảimái,tuỳtiệntuỳhứng,bảothủ tựti.
Cùng vớinhững điềunóitrêntrước mắtcầngiỏivềcôngnghệ thôngtin,ngoạingữ đểmở rộng con đườnggiaolưu,hộinhập,nắmbắtkịpthờinhữngbướctiếnmớicủa thànhtựu khoa học-kĩthuật, không để tụthậu.
Câu83:Truyền thốngtônsưtrọngđạocủadântộcViệtNam:
A-Mởbài:
Nước ta là nước cónềnvănhiến,lịchsửlâu đời.Trong quá trìnhhìnhthànhvà pháttriển,dântộcta
đãhìnhthànhnhiều truyềnthốngtốtđẹp.Tônsưtrọngđạo làmộttruyềnthốngcótừ lâu đời,chúng ta nên trântrọng và pháthuynó.
B-thânbài:
1.Giảithíchtruyềnthốngtônsư trọngđạo:
-Tônsư là gì?
Trang45
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Kínhtrọng thầy,quýmếnthầy.
Theoquanniệm xưa: nghelờithầydạybảo,chớ cãilời,nhớ ơnthầy,chămlokhithầygiàyếu,cúng giỗ
khithầyqua đời.
Thầyở đâytrước hếtlà thầydạychữ,dạyởlờihaylẽ phải,sâu xahơnlà dạycáchlàmngười.
- Đạolà gì?
Trước hếtlà đạoNho,mởrộng hơnlàviệchọc hành,là kiếnthức.
Đạocònlà đạođức,đạolí.
- Vìsaophảitrọng đạo?
Học đạo thìphảitrọng đạo.Cótrọngđạo mớihọcđược đạo, mởmang được tâmhồntrítuệ. Cótrọngđạoconngười mớitrở nêntốtđẹp,xã hộiổnđịnh,đất nước trở nênhưngthichhơn. Khôngtrọng đạo,conngườitrở nêníchkỷ,xãhộisuyđoạ,đấtnước suyvong.
- Tônsư và trọng đạo.
Muốntrọng đạothìphảitônsư,đólàlòngbiếtơnvớingười cócông vớisựnghiệp giáodục. Bởivậy ông cha ta đã thể hiệntấmlòng củamìnhbằng câucadao:
“Muốnsang thìbắc cầuKiều
Muốnconhaychữ thìyêulấythầy.”
Thầykhôngchỉdạychữnghĩa,kiếnthứcmà còndạyđạolí.Thầycôgiáolà ngườimẫumực về đạođức
(thầyChuVănAnt,thầyNuyễnTrãi…)
Tônsưthìphảitrọng đạo: thể hiệnlòng biếtơnthầythông quaviệc học hành,ứngxử hàng ngày, giữlấy đạothầydạy
2.Bìnhluận:
-Tônsưtrọng đạolàmộttruyềnthống:từ xưa nhândânta đãrấtquítrọngviệchọc hành.Đihọc để tự
khẳng địnhbảnthânmình.Thầycôgiáođược cả xãhộiquítrọng,được đặtvào những vịtrícaonhất. Qua các thờikìlịchsử,nhândânta cólúc phảichịunhiềukhổcực nhưngvẫnmộtlòngmuốnđượcđi học.
-Truyềnthống ấycầnphảigiữ gìnvà pháthuy:tầmquantrọngcủa kiếnthức và đạolíđốivớitổ quốc,
nhândân.Trọng đạolíphảibiếtnắmvững kiếnhức đồngthờitu dưỡng đạođức đểphục vụtổquốc nhândân.Truyềnthốngquíbáu ấycầnđược quantâmđặcbiệt,cầnđược đềcaohơn nữa.
C-Kếtbài:
Khẳngđịnhtầmquantrọng của truyềnthốngquíbáunày,cótác độngthúc đẩysự pháttriểncủađất
nước,mỗingườiphảiluôncóýthức tônkínhvớinhữngngườiđangchèoláiconthuyềntrithức.
Câu84.Nếucuộcsốngloàingườithiếusách:
Mởbài: Luậnđề bànvề tầmquantrọngcủa sách đốivớicuộc sốngconngười.
- Mộtsốdẫnchứng:
- “Không cósáchkhông cótrithức,khôngcótrithức không cóchủ nghĩa cộngsản” (Lê Nin)
- “Sáchlàngọnđènbấtdiệtcủasựthông tháitíchlũylại” (Cur_TIx)
- “Hãyyêu sách,nólànguồnkiếnthức,chỉcókiếnthứcmớilà conđường sống”
(M.Gorki)
ThânBài:
1,Sách lànguồnkiếnthức của nhânloại
Trang46
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Sáchlà khotàng trithức của nhânloạiđượctập hợplại,đượclưulạitrênsuốttrườngkìtiếnhóa của
nhânloại.
+Sáchcung cấpchota kiếnthức và chỉcókiếnthứcmớilà conđườngsống.Nếu không cókiếnthức con ngườilàmsaocó thể tồntạivà pháttriểnnhưngày nay,nhờ đómà cuộc sốngcủa chúng ta đượctốthơn,
đẹphơn(vìtừ những kinhnghiệp được ghilạichota kế thừa,chọnlọc,bổsung hoànthiện-> tạo bước phát triểnmới).
2,Lợiíchcủaviệc đọc sách
+Sáchthỏamãnyêu cầuhưởngthụ (tiếp thu)và pháttriểncủatríthức và tâmhồnconngười.
+Cuốnsáchtốtlà ngườibạngiúp ta họctập,rènluyệnhàngngày.
+Sáchđưatatrở về quákhứ và hướngtatớitương lai.Sáchlà bóđuốcsoiđường chocuộc sống.
+Sáchgiúpta nhữngphútgiâythư giãntrong cuộcđờilaođộng,chiếnđấuđầycăng thẳng,vấtvả.....sách choconngười hoànthiệntàinăngvà nhâncáchcủamình,để conngười đượclàngười hơn.
Kếtbài:
Sách là báuvậtkhông thểthiếu đốivớimỗingười.Hãybiếtyêu quýsáchvà hãylựa chọnsáchmà đọcđể mở rộng tầmmắtvàmở rộng tâmhồn.
“Dẫu có bạc vàng trămvạnlạng
Chẳng bằngkinhsửmộtvàipho” . (Lê QuýĐôn)
Câu85:Đứctínhmàemquýnhất:
Mởbài: -NgườiViệtNamcónhiềuphẩmchấttốtđẹp được lưu truyềnquanhiều thế hệ
-MỗingườiViệtNamđềutựhàovề nhữngphẩmchấtnàyvàmột trongnhữngphẩmchấtđánquýnhấtlà tínhtrungthực
Thânbài:-Trung thựclàngaythẳng, thatthà,nóiđúngsựthật, khônglàmsai lệchsự thật. Ngườicóđức tínhtrungthựclàluôntôntrọngsựthật, chânlílẽphải,khônglàmsailêchsự thật
-Đứctínhtrungthực của conngườiđượcthể hiệnqua cáchsốngngaythẳng
+Thậtthà, thẳng thắnkhimắclỗi
+Không thamlam, giangiandối
+Học sinhcầnpháthuy:khôngquaycóp,chep bài, khôngchạyđiểm,không dùngbằnggiả
-Trungthực là đức tìnhcầnthiết,quýbáucủamỗingười
+Cótínhtrung thực nhâncáchconngười đượchoànthiện
+Ngườitrung thực sẽ được người khác kínhtrọng,yêumến,sẽxâydựngđược chữ tíntronglòngmọi người
Trang47
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Họcsinhcótínhtrungthực sẽ cókiếnthức thực
-Thiếu trung thực trongcông việc sẽ gâyranững hậu quảxấu
+Đánhmấtniếmtinvà sự tôntrọng củamọingười
+Ngườikinhdoanhkhông trungthực sẽ đánhmấtchữ tíntrongmắtđốitác->mấtđinhữngcơ hộilàmăn
+Sảnphẩmthiếu trungthực ảnhhưởngxấu đếnngườitiêu dùng
+Họctậpthiếu trungthực sẽ rỗng kiếnthức
=>thiếu trungthựclàmxuống cấpđạođứcxã hội
-Mỗingườicầnphảicóhànhđộng,việclàmcụthể nhằmgiúp đấtnước khôngcònnhữnghànhvithếu trungthực
+Tự xâydựngýthức trungthực trong từngcông việc
+Biểu dươngnhữngtấmgương tiêu biểuvề đứctínhtrung thực,lênánsự thiếu trungthực,đẩylùinhững tiêu cực dothiếu trung thực gấynênnhấtlàbệnhthànhtích
+Vậnđộngmọingườithamgia giữ gìnvà pháthuyđức tínhtốtđẹpàycủa ngườiViệtNam
Kếtbài:-Trungthựclà đức tínhcầnthiếttrong cuộc sống
-Mỗichúng ta cầnpháthuyđứctínhtrung thực đểhoànthiệnnhâncách bảnthânvàđượcmọi ngườitinyêu,quýmến
Câu86.Suynghĩcủaemvềbệnh“Vô cảm”trongđờisốnghiệnnay.
Mởbài:-Truyềnthống tốtđẹp của ngườiViệtNamlà thươngngườinhư thẻ thương thân
-Một cănbệnhhiệnnayđang gặmnhấmtruyềnthốngấy-bệnhvôcảm
Thânbài:-Vôcảm là sự đảngửng sưng,không rungđộng,không xúc cản.Vôcảmlàvôtâm,vôtình,không đoáihoaifddeens chuyệnđời,chuyệnngười,chỉlonghĩchobảnthânmình
-Nguyênnhân
+Tác động củanềnkinhtếthịtrườngvớinhữngbonchen,ganhđua
+Gia đìnhvà nhàtrường chưa cóbiệnpháp giáodục để thế hệ trẻcóđạođức,phẩmchấttốt.Môngiáodục công dântrong nhà trườngbịxemnhẹ.Thậmchínhữngngười lớn,nhữngbậc phụhuynhđãvôtìnhcó nhữnghánhvixấu trởthànhtấmgương khôngtốtchocácem
+Tưtưởng,nhạnthứcngạiva chạm,quanniêmđènnhà ainhànấydạng
-Sống vôcảmlàmmấtđitínhngười
+Dửng dưngvớingười tàntật, ngườigià gặpkhókhăntrênđường phố
+Thầythuốc vôcảmgâyranhữngcáichếtthươngtâm
+Ủybannhândânxãlạnhlungănbớttiềnhỗtrợăntết chongười nghèo
-Bệnhvôcảmđedoa sự pháttriểncủaloàingười,giá trịtinhthầncủamỗiđấtnước
Trang48
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
-Bệnhvôcảmkhông phảikhôngcócáchchữa
+Giáodụcmộtcáchtoàndiện về tầmhồn,nhâncách,phẩmchất
+Mỗingườilàmộttâmgươngtốtvề longnhân áichogiớitrẻnoitheo
Kếtbài:-Vôcảm là cănbệnhnguyhiểm
-Loàingười phảibắttayđẩylúicănbệnhnày
Câu87“NơilạnhlẽonhấtkhôngphảilàBắcCựcmàlànơikhôngcótìnhthương”. Emhãybànluậnýkiếnđó.
Mởbài:-“Nơinàolạnhnhất?” câu trảlời“đólà Bắc Cực”.Đó là câu trảlờiđúngnhưngchưa phảilàhoàn toànchínhxác.Bởinơikhông cótìnhthươngmớichínhlà nơibăng giá vàlạnhlẽonhất
-Câunóiđã khơidậynhậnthức tâmhồncủa chúng ta
Thânbài:-Cái lạnhcủa BắcCựclà sự giá rét củađấttrời,cáikhắc nghiêtcủa thiênnhiên
-Sửdụngphép chuyểnnghĩa của từ“lạnh”,mượncái“lạnh” của tự nhiênđể sosánhvớicáilạnhtrong lòngngười
-Tìnhthươnglàmộtthứtìnhcảmkhôngthể cânđo,đong đếm,mua bánđược.Đó là sự đồngcảm,sẻ chia, quantâmchămsóc,chở chemà ngườinàydànhchongườikhác.Nó là thứ tìnhcảmkhôngbiêngiới,không phânbiệtgiàunghèo,tuổitác,màu da, giớitính.Khi cótìnhthương, tâmhồnta sẽ được sưởiấm
Ấmáp khôngphảilà khingồibênđốnglửa,màlàbêncạnhngườimàbạnthươngyêu...
Ấmáp khôngphảikhibạnmặcmộtlúc hai,baáo. Màkhibạnđứng trước giólạnh, từ phía sau đếncóai đó khoác lênbạnmộttấmáo...
Ấmáp khôngphảikhibạnnói"ấmquá".Màkhicó ngườithìthầmvớibạn"Cólạnhkhông?"... Ấmáp khôngphảikhibạndùnghaitayxuýtxoa. Mà khi cótayaikia khẽnắmbàntaybạn... Ấmáp khôngphảikhibạnđộichiếcmũlen.Màlà khiđầubạndựa vàomộtbờ vaitincậy...
- Conngườikhông thể sốngmộtmìnhvìchúngtađều cónhu cầutraođổitâmtưtìnhcảm.
-Tìnhthươngđượcthể hiệndướivôvànhànhđộng,lanhu cầucấp thiếtvớiconngườinhư ănngủ,truyền cảmhứng,đemlạihanjhkphúc chomọingười.
+Tronggia đình,cácthànhviênyêu thươnglẫnnhau,truyềnchonhauhơiấmtìnhngườitạonênmộtngọn lửa.Nhiềungọnlửanhưvậysẽtạonênmộtxã hộitrànđầyyêu thương,hạnhphúc,sưởiấmmộtcộngđồng
+Quyêngóp ủng hộđồng bàolũlụt;ủnghộ,giúp đỡgia đìnhngheo,gia đìnhcócông vớicáchmạng...
+Biếtcảmthông,chia sẻ khi bắtgặp hìnhảnhnhữngcụ già tócbạc trắng,những đứatrẻlấmlem, thiếu ăn thiếumặc phảiđiănxin
-Tìnhthươnglà tất cả.Khôngcótìnhthương conngườisẽ trở nênnhỏnhen,íchkỉ, thế giớisẽtrở nênlạnh
lẽo,tànnhẫn
Trang49
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Những đứatrẻmắc bệnhtự kỉ ngàycànggia tăng là hậu quảcủa việu thiếu tìnhthương, tìnhcảmtừ gia
đình,bốmẹ.
-Cuộc sốngthiếu tìnhthươngsẽhủydiệtmạngsốngvà nhâncáchconngười
+Sống trong mộtxã hộitoànbọnmặtngười dạ thú như Bá Kiến,ChíPhèobịtànphácả nhânhìnhlẫnnhân tínhcủamộtconngười “Đóirétvà bệnhtậtlúc nàykhôngcónghĩalígìhết,hắnkhông sợmà hắnsợnhất
là côđộc”
+Trongchuyệncôbé bándiêmcủaAn-đéc-xen,sự ghẻlạnhcủangười cha,sự thờ ơ của người qua đường chínhlà thủ phạmcướp đisự sốngcủa enchứ không phảigiálạnh
-Tìnhthươngcóthể sansẻ mọikhókhăn, tạora sứcmạnhđểconngười cóthể vượtquamọigianlao, trở ngại,vữngniềmtinyêu vàocuộc sống
+Các anhchiếnsĩngàyđêmbảovệ tổquốc. Họhướngvề đấtnước-nơicóbiếtbaotìnhthươnggửigắm qua những bức thư.Họmỉmcườivàhiều rằng họcầnphảithực hiệntốtnghĩavụcủamình
+Bộphimtitanic: khi contàu khổng lồbịchìmdướilòngĐạiTâyDương,đôitìnhnhântrẻchơivơilạc lõnggiữa biển,chàngtraiđã chếtsongcô gáivẫnvượtquacáiđêmkinhhoàng ấyvà sốngmộtcuộcsống tốtđẹp nhờnhữnglờianủivà tìnhyêu của chàngtrai
Kếtbài:-Câunóihàmchứa tínhnhânvăn, tínhthẩmmĩvà tínhtriếtlícaocả
-Cuộc sống là nhà trườnglớnnhất,nơimà bàihọc tìnhthươngvôgiá đithẳngvàotim
Câu88.Cóngườitừngnói:“Có3điềutrong cuộcđờimỗingười,nếuđiquasẽkhônglấylạiđược:thờigian,lờinóivàcơhội”.Emsuynghĩgì vềcâunóiđó
Mởbài:Cóba điều quýgianhấttrongcuộcđờilàthờigian,lờinóivà cơhộivìmộtkhichúngqua đithf khôngthể nàolấylạiđược
Thânbài:-Thờigiankhông tuầnhoàn,mộtđikhongtrở lại(tríchdẫnquanniệmcủa XuânDiệu)
+Những gìxảyra trong quákhứ không thể thayđổiđược
+Phảibiếttrântrọng nhữngdayphúthiệntại.Đừngđể thờigiantrôiquamộtcáchvônghĩa
+”Việchômnaychớ đểngàymai”.Hãylàmtất cả những gìhônnaybạncóthểlàm.Hãytậndụng tốida thờigianmầbạncóđểdànhthờigiancủangàymaichonhữngviệcmới
-Lờinóinhư bátnước đổđikhônglấylạiđược
+Lời nóilà phươngtiệngiaotiếp không thểthiếu trongcuộc sống
+Mỗilờinóikhác nhau cótác động khác nhau (1 lờivôlí làmộtxung độthiểmhọa,1lờinóinónggiậncó thể làmhỏngcả cuộc đời,1 lờinóiyêu thươngcóthểxoa dịumọinỗiđau,cóthểlàmchoconngười ta trở nênhạnhphúc)
Trang50
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Nóiđược vàđược nóilàmộtniềmhạnhphúc.Hãydànhnhữnglowifnois tốtđẹp,chânthànhchomọi
ngườibạnsẽthấybạnnhậnđược rấtnhiều
-Cơhộilà điều kiệnthuậnlợigiúp tathực hiệnmộtcôngviệcnàođó
+Cuộc sống khôngphảitoànmàuhồng.Khôngphảilúc nàocuộc sống cũng dànhnhữngcơhọitốtchobạn
+Cơ hộiđếnkhôngbaotrước mà đilạirấtnhanh.Trước khi nóđibạnphảinắmbắtlấynó
+Nếu cơ hộikhôngtìmđếnbạnthìhãytựtạocơhộichomình
+Biếttaandụngcơhộisẽgiúpbạncóđượcthànhcông.Dừngbaogiờ đảngẻmìnhphảihốihậnkhiđể cho cơhộituộtmấtkhỏitầmtay
Kếtbài:-Thờigian,lờinóivà cơhộilàba điều giá trịcủa cuộc sốngmàmỗichúngđều cóthể nhậnđược. Tuynhiênkhông phảiaicũng nhậnra chúnglàbathứ quýgiamà điquathìsẽ khonglấylạiđược.
-Mỗichúng ta hãytự học cáchnắmgiữvàtrantrọng chúng
Câu89 BànvềtưtưởngđạođứcHồChíMinh:
Mởbài:
-ChủtịchHồChíMinh- Vịlãnhtụkínhyêu củanhândânViệtNam,Anhhùnggiảiphóngdântộc,đồng thờilà Nhà vănhoá lớncủanhânloại.Cuộc đờivàsựnghiệp của Ngườigắnchặtvớisự nghiệp cáchmạng ViệtNamvà thế giới.
-Tư tưởng đạođức HồChíMinhlàmộttrong nhữngdisảnquýbáumà NgườiđãđểlạichotoànĐảng, toàndânta và bảnthânNgườilàmộttấmgươngmẫumực về đạođức.Đócũnglàmộttrongnhững cống hiếntolớncủa Người trongsuốtquátrìnhhoạtđộng cáchmạng
Thânbài:
-Trong hệ thốngquanđiểmtưtưởng của ChủtịchHồChíMinh, tưtưởngvìdânlà kếttinhnhữnggiá trị nhânnghĩa của dântộctatrong suốtquátrìnhđấu tranhdựngnướcvà giữ nước.
-Quanđiểmdânlà gốc của đấtnước được pháttriểnởHồChíMinhkhigặptưtưởngdânchủ,dânquyền của cáchmạng tư sảnÂuMỹvà sau đólàlýluậncách mạng vôsảncủa Mác-Lênin.
-Nó trởthànhlýtưởngdânchủ,"Baonhiêulợiíchđều vìdân,baonhiêu quyềnhạnđềucủa dân...,quyền hànhvàlựclượng đềuởnơidân" trongtưtưởng HồChíMinh.Vớitư cáchlãnhtụĐảngvà ngườiđứng đầu Nhà nước.
-Ngườichỉ rõ:"Nhiệmvụ củachính quyềnvàđoànthể ta là phụngsựnhândânvà chịutráchnhiệm trước dân".Mọicôngtác của Đảngluônluônphảiđứngvề phía quầnchúng.Quầnchúng sẽlà ngườikiểmsoát nhữngchỉthịđó;phảiyêu dân, kínhdân,tindân.
=>Từ đóngườinêu caođạođứccáchmạngcần,kiệm,liêm,chính,chícôngvôtư,kiênquyếttẩysạch
quanliêumệnhlệnh,nâng caođứccáchmạng,quétsạchchủ nghĩa cánhân.Đólà thứ bệnhNgườiđãchỉrõ
Trang51
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
thực chấtxa dân,khôngtincậydân,khônghiểu dân,khôngyêu thươngdân,miệngthìnói"dânchủ"nhưng
việclàmthìlạitheolối"quan chủ".
-Vớinhândân,HồChíMinhrấtâncần,gầngũi,khiêmnhường,yêu quý,lắng nghenhư người bạn,người anhem,người tronggia đình,đồngchí,đồng bào. Ngườisốngbằng tâmhồn, trítuệ nhândân,đaunỗiđau của dân,buồnnỗibuồncủadân,chia vuicùng dân,nhưngbaogiờ cũngtự ýthức chịu khổtrước dân,sung sướngsaudân.
-Trong tưtưởngđạo đức củaHồChíMinh,quanhệvớinhândânlàmộttiêu chuẩnrấtquantrọng.
+Thứ nhất,lợiíchcủanhândânlàmục đíchtốicaocủa mọiviệclàm,mọichínhsách"điều gìcólợicho dânphảihếtsứclàm, điều gìcóhạichodânphảihếtsứctránh",nóimộtcáchkhácnhândânlà đốitượng phụcvụcủa conngười ởbấtcứcương vịxã hộinào.Dođó,ởphươngdiệnnày,đạođức Hồ ChíMinhđòi hỏiphảitoàntâm,toànýphục vụnhândân.
+Thứ hai,mọichủ trương,chínhsáchđềudo nhândânthực hiện,nóimộtcáchkhác,nhândânlàngười phảithực hiệnchủtrương,chínhsách,do đó, ở phươngdiệnnày,đạođứcHồChíMinhđòihỏiphảihếtsức dânchủ vớinhândân"nếu ainóichúng ta không dânchủthìchúng ta khó chịu,nhưng nếu chúngtaxétcho kỹthìthậtcónhư thế không.
-Tưtưởng củaNgườikhông chỉbằnglờinóimàluônthể hiệnqua nhữngviệclàmcụ thể,chínhsáchcụ thể,bằng tấmlòng tinyêu,nhânái,chânthànhđốivớinhândân.
-Cảcuộc đờicủa HồChíMinhđềuvìdân,vìnước,Ngườikhôngbaogiờ hưởnghạnhphúc riêngtưkhi nhândâncònđaukhổ.
-Tưtưởng đạođức của ngườicònđược thể hiệntrong vănphong:“Tuyênngônđộc lậplàmộttrong những vănkiệnlịchsửcóýnghĩa vôcũng tolớnnhưnglờilẽ vôcùnggiảngị”.
*Ý nghĩa tưtưởngcủa Bác:
-Là kimchỉnamchoxãhộixâydựng nếp sốngmớitrongmọithờiđại.
-Là một tốchất nốitiếp truyềnthốngdântộc. Kếtbài:
- Chủ tịchHồChíMinhđã đixa,nhưngtưtưởngđạo đứccủa Người mãimãisưởiấmlòngmỗingườidân
ViệtNam.
- Chúng ta cầntíchcựchọctập vàlàmtheotấmgương đạođức HồChíMinh.
Câu90 BànvềbảnsắcvănhóaViệtNam:
+BảnsắcvănhóaViệtNamlàcáiriêng,cáiđộcđáomangtínhbềnvữngvàtíchcựccủamộtcộngđồng vănhóa.Bảnsắcvănhóa dântộcđược hìnhthànhtrong lịchsử tồntaivà pháttriểnlâu đờicủamộtdântộc.
-.Yếutố tạonênbảnsắcvănhóaViệtNam.
Trang52
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Nộilực:Là cáivốncócủadântộc,đó làthànhquả sángtạoriêng củacộngđồng vănhóa,cộng đồng dân
tộc ViệtNam→Nếu không cóthìnềnvănhóa sẽ không cónộilực bềnvững.
+Ngoạilực:Qúatrìnhchiếmlĩnh,đồnghóacácgiátrịvănhóatừbênngoài,quátrìnhtíchtụ,tiếpnhậncó chọnlọc các giá trị vănhóa của nhânloại.Nếucứ “bế quantỏa cảng” thìkhôngthừa hưởng đươcnhững giá trịtinhhoavàtiếnbộcủavănhóanhânloại,khôngthểpháttriển,khôngthểtỏarạngđượcgiátrịvănhóa vốncóvàođờisôngvănhóa rộnglớncủa thế giới.
*Sựkếthợp,dunghòagiữacáivốncócủadântộcvớicáitiếpnhậncósànglọcvănhóanướcngoàitạo nênbảnsắcriêngđộcđáocủaconngườivàdântộcViệtNam.Đâychínhlànétriêngđểphânbiệtvớicác dântộc,quốcgia khácvàlà điểmhấp dẫnđốivốikháchdulịchquốctế.
+Trongbốicảnhthờiđạingàynay,việctìmhiểubảnsắcvănhóadântộctrởthànhnhucầutựnhiên. Chưabaogiờdântộctacócơhộithuậnlợinhưthếđểxác địnhbảnsăcvănhóacủadântộcmìnhtrêncơsở sosánhđốichiếuvớivănhóacácdântộckhác.Giữahaivấnđềhiểumìnhvàhiểungườicómốiquanhệ tương hỗ.
-Tìmhiểubảnsắcvănhóadântộcrấtcóýnghĩađốivớiviệcxâydựngmộtchiếnlượcpháttriểnmớicho đấtnước,trêntinhthầnpháthuyđượctốiđamặtmạnhvốncó,khắcphụcnhượcđiểmcốhữuđểtựtinđi lên.
-Tìmhiểubảnsắcvănhóadântộcgắnliềnvớiviệcquảngbácáihaycáiđẹpcủadântộcđể“gópmặt” cùngnămchâu,thúcđẩysựgiaolưulànhmạnh,cólợichungchoviệcxâydựngmộtthếgiớihòabình,ổn địnhvàpháttriển.
Chúng ta không nêntựtihaytự tônmặc cảm,màluônluôntự hàovề vănhóa của chúngta vàtựtinvào sức sống củadântộcViệtNamtrênlãnhvực vănhóa.Như vậy,vănhóa sẽ làmộtyếu tốquantrọng trợ lực chocác giớichínhtrị, kinhtếtrênconđườnghộinhập.Và chừngấy,chúng ta cóthể vữnglòng hòa nhập vớicộng đồng thế giớimà khônglobịhòa tantrongấy.
Câu91Suynghĩvềbệnhthànhtích:
Mởbài:-Bệnhthànhtíchlà cănbênhthườnggặp ởnước ta hiệnnay
-Bệnhthàhtíchgaaytacs haikhông nhỏđốivớisựpháttriểncủaxã hội
Thânbài:-Thànhtíchlà nỗlực đạtđược kếtquảcaocuả mộtcá nhân, tậpthể.Qua đóngườita cóthểđánh giá đượcnỗlực của conngười,đáng đượcbiều dươngvànhânrộng
+Nếumọingườiđềulàmhếtsứcmìnhđể đạtđượcthànhtíchcaohơntrênmọilĩnhvực củaxã hộithìđất nướcsẽ pháttriển,cườngthịnh
-Conngườita khôngmuốnnỗlựcmàvẫnmuốncókết quảcaođảngẫnđếnbệnhthànhtích
+Bệnhthànhtíchbắtnguồntừ sựthụ độngmcứngnhắc,thíchphôtrương
Trang53
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Ănsâutrong tưtưởngmỗingườilà coitrọng vẻ bềngoài,cáimà ngườikhác cóthể nhìnthấy
-Bệnhthànhtíchkhiếnnóivàlàmkhôngxétđếnhiệu quảmà chỉxétđếnchỉtiêu
+Giáoviên chạytheothànhtíchđểmặc học sinhyếu kémlênlớp
+Ngườilàmxaayđảngựng chạytheothànhtíchvềtiếnđộvà giá trị bỏthầu đảngẫnđếncôngtrìnhkém chấtlượng
+Phụ huynhmuốnconemcókếtquảhọctậptốt, thànhtíchcaođã không ngạibỏtiềnrađể chạyđiểm, muabằng
-Bệnhthànhtíchkhông chỉcómộtngười mà hangtriệu ngườimắc
-Hậuquả của bệnhthànhtích
+Chấtlượngcông việc giảmsút
+Thiệthạinghiêmtrọng về thờigian, tiềnbạc
+Bệnhthànhtíchtrong giáodụclàmhỏng cảmộtthếhệ trẻcủađấtnước
=>Nguycơ tiềmtànglàmsuythoáiđấtnước,xẫhội
Kếtbài:-Hậuquả của bệnhthànhtíchkhông aicóthể lườngtrước được
-Cầncó biệnpháp đốiphóđểdiệttrừcănbệnhnày
Câu92Suynghĩvềtìnhyêu,tìnhbạntuổihọcđường
Mởbài:
-Tìnhyêu và tìnhbạntuổihọc tròlà haithứ tìnhcảmđẹpnhấtcủa tuổihọc trò.
-Tìnhyêu học tròlà tìnhyêu đẹpvớinhữngaihiểuvà quýtrọng nó:yêu hồnnhiên,trongsáng ,thơ ngây
....
-Tìnhbạnsựhợptác haihoặc nhiều conngười cùng chia sẻ,đồng cảm,anủivà giúpđỡnhau cùngtiếnbộ
Thânbài:
Thânbài:
-Tình yêu học tròlàmộttìnhyêuhồnnhiên,trongsáng ,thơ ngây....rấtchilàhọc tròtấtnhiênlà khi học trò làhọctròchứ không phảilànhưng anhchàng côcậu sống bạtmạng ,bấtcầnđời,buông thả, thayngười yêunhư thayáo.Cònnênhaykhôngnênkhó quá nêncũngđcmà konêncũngđc cả haiđềucónhữngưu nhượcriêng.Nếu cóthìđósẽ làmộtkíứcvôcùng đẹpđẽtrong thờihọc sinh,nếu kothìcũng khôngsaovì bạnđã chọnconđgsụ nghiệplênđầu.
-Màmọingườicũng đãnóitìnhyêu đẹpnhấtlà tìnhyêu thờihọctròcũngdễ hiểuvìthờihọctrò là thờivô
tư,chưa phảilonghĩnhiều vềcuộc sống về tươnglaivìvậymộtphầnnàođónó giúp chotìnhyêu học tròtrở
Trang54
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
thànhmộttìnhyêu thuầnkhiết,tuyệtđẹp.Cóđiều nếu cótìnhyêu học trò thìphảibiếtgiữ chừngmực.Tình
yêu đẹphaykhông,tùysự chânthành, trongsángcủamỗingười.
-Tuổihọc tròlà những gìthiêngliêng và quýgiánhất
-Tìnhbạnhọc tròsẽ đitheota mãimãi,và đóchínhlà kỷniệmtrongđờicủanhau,những kỷniệmvui, buồn,hònnhiênnhínhảnhcủathờihọc sinh.
Kếtbài:
-Đểtuổihọctròluônđẹp thìtheomình tránhnhữngyêu đương.Giữmộttìnhbạntrong trắng để tuổihọc trò mãiđẹp.Hãysống hếtmìnhđếnvớibạnbè bằngtấtcả nhữnggìtốtđẹp nhấttự nhiênniềmvuicuộc sống sẽ đếnvớibạn.
Câu93 .Cóngườiyêuthíchvănchương,cóngườisaymêkhoahọc.Hãytìmnộidungtranhluậnchohaingườiấy.
Mởbài:-Giớithiệuvaitrò,tác dụngcủa vănchươngvà khoa học.
- Nêuyêu cầu của đề
Thânbài:-Lậpluậnchongười yêu khoa học
+Khoa học đạtđược nhiều thànhtựurựcrỡ vớinhữngphátminhcótínhquyếtđịnhđưaloàingườiphát triển
Kĩthuậtinấngiúpconngườikhông phảiviếttay
Phátminhrađènđiệnđưa conngười đếnkỉnguyêncủaanhsang
+Hàng trămphátminhkhoa học giúpđấymạnhmọilĩnhvực sảnxuấtcông nghiệp,nông nghiệp,văn hóa, giáodục
Phátminhramáytự độnggiúptăngnăngsuấtlaođộng màgiảmsứclực của conngười
Phátminhramáytínhđiệntử và kếtnốimạnginternettoàncầugiúptraođổi,cậpnhậtthongtin nhanhchóng,tròchuyện,gửithư…
Phátminhranhữngvậtliệumới,tìmkiếmranguồnnănglượngmới
Công nghệlaitạogiốnggiúp nhânnhanhsốluợng màvẫnđảmbảochấtlượng trongthờigianngắn gópphầnnângcaonăngsuấtvà hiệu quảkinhtế
+Nhờkhoa học kĩthuậtmà conngười khámphá rađược những điềubíẩnvề conngườivà của thế giớixung quanh
Giúp conngườikhámphá không gianngoàivũ trụ,các hànhtinhkhácngoàitráiđất
Hiểubiếtthemvề nhữngloàisinhvậtsống ởđộsâu hàng ki-lô-metdưới longđạidương
Trang55
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Tráivớikhoa học,vănchương không đemlạiđiều gìchoxã hội,làmlẫnlọnthực hư,chỉmơmộng viển
vông,chỉđể tiêu khiển,đôikhicòncóhại
Harryposterchỉlà câu chuyệnviếtvề thế giớiphù thủykhông cóthực
Những cuốntruyệntranhviếtvề các cuộc chiến,những kẻsátnhânnhiều khikhiếnngườiđọc truyện làmtheonhững tìnhtiếttrongtruyệnmà gâyhạichoxã hội
-Lậpluậnchongười yêuvănchương
+Vănchương hình thànhvà pháttriểnđạođức conngười,hướng conngười đénnhưng điều chân, thiện,mĩ
+Vănchương hunđúc nghịlực,rènluyệnýchí,bảntínhchota
+Vănchươnglà vũkhísắc bénđể đấu tranhchođộc lập dântộc
+Tráivớimọigia trị về tưtưởng, tìnhcảmmàvănchươnghìnhthànhchoconngười, khoa học kĩthuậtchỉ manglạitiệnnghivậtchấtchoconngười mà không chúýđếnđờisốngtìnhcảmlàmngười sống bang quang, thờ ơ,lạnhlùng.Hơnnữa,khoa học kĩthuậtcótiếnbộthế nàomà không được soirọidướiánhsang lươngtriconngười sẽđẩynhânloạiđếnbế tắc
Kếtbài:-Khẳng địnhvaitròcủakhoa học và vănchương.Thiếumộttrong haixã hộisẽ khóhoànthiệnvà khôngpháttriển
Câu94 . “Sựcẩuthảtrongbấtcứnghềgìcũnglàmộtsựbấtlương”–NamCao- Suynghĩvềýkiến:
1. GiảithíchýkiếncủaNamCao
Cẩu thả :làmviệc thiếu tráchnhiệm,vộivàng,hờihợt,không chúýđếnkếtquả. Bấtlương:khôngcólương tâm.
- NamCaophê phánvớimộttháiđộmạnhmẽ,dứtkhoát( dùngcâu khẳng định)cẩu thả trong viếtvănlà biểuhiệncủathiếu tráchnhiệm,củasựbấtlương.
2.Phântích,chứngminh,bànluậnvấnđề: Vìsaolại chorằng cẩu thả trong côngviệclà biểuhiệncủa thái độvôtráchnhiệm,của sự bấtlương ?
+Trong bấtcứ nghềnghiệp,công việc gì,cẩuthả,vộivàngcũngđồng nghĩa vớigiandối, thiếuýthức.
+Chínhsựcẩuthả trongcông việc sẽ dẫnđếnhiệuquảthấp kém, thậmchíhư hỏng,dẫnđếnhậu quảkhôn lường.
3.Khẳngđịnh,mở rộngvấnđề :
-Mỗingườitrênbấtcứlĩnhvực,công việc gìcũng cầncẩntrọng,cólương tâm,tinhthầntráchnhiệm với công việc,coikếtquả là thước đolươngtâm,phẩmgiá conngười.
-Thực chấtNamCaomuốnxâydựng,khẳngđịnhmộttháiđộsốngcótráchnhiệm,gắnbóvớicôngviệc,
cólương tâmnghềnghiệp.Đó làbiểuhiệncủa tháiđộsóng thiếu tráhc nhiệm, không cólươngtâmnghề
Trang56
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
nghiệp,qua đó tác giả cũng khuyêntất cảmọingườicầncótráchnhiệmtrong việc củamìnhlàmdùlà nhỏ
haylàlớn.
Câu95:
Luậnđiểm Luậnchứng Luậncứ
Khuynghướngsửthi:
Khôngthểlàtiếngnói riêngcủamỗicánhânmà phảiđềcập đếnsốphậncủa cộngđồng,liênquanđến giaicấp,đồngbào,Tổquốc và thờiđại.
-Nhânvậtchínhthườngtiêubiểu cholítưởng
chungcủadântộc,gắnbósốphậnmìnhvớisố phậnđấtnước,kếttinhnhữngphẩmchấtcaođẹp củacộngđồng.
-Cáiđẹp của mỗicánhânlàở ýthức côngdân,lẽ sốnglớn,tìnhcảmlớn.Cáiriêngphảihoàvàocái chung.
-Lờivănmanggiọngđiệungợica,trangtrọngvà đẹpmộycáchtránglệ.
-Nhânvậtđạidiệnchotinh hoa,khíphách,phẩm
chấtvàýthức củatoàndântộc,cótínhcáchvà tìnhcảmphithường.
“Anhyêuemnhưyêu đấtnước
Vấtvảđau thươngtươithắmvôcùng Anhnhớemmỗibướcđườnganhbước Mỗitốianhnằm,mỗimiếnganhăn”
(NguyễnĐìnhThi) “ÔiViệtNamtừtrongbiểnmáu Ngườivươnlênnhưmộtthiênthần”
(TốHữu)
“Cònmộtgiọtmáu tươicònđẹpmãi’ (TốHữu)
Khuyênhướnglãngmạn:là
cáchnhìnthếgiớimang đậmdấu ấnchủ quan,đầy mơ ước,hướngtớitương lai.
-Sựmơ ước,baybổnghướngtớicáichưacó
trongthực tếbằngniềmtin,sựlạc quan.
-Sựrungđộngvềlítưởngcaođẹp,khátvọnglớn
laokhác thườngởnhữngconngườicóchì.
-Khẳngđịnhlítưởngcủacuộc sốngmới,vẻđẹp conngườimới,cangợichủ nghĩaanhhùngcách mạng.
“Tráncháyrực suynghỉtrờiđấtmới
Lòngtabátngátánhbìnhminh” (NguyễnĐìnhThi)
“Từtrongđổ náthômnay
Ngàymaiđãđếntừngdâytừnggiờ” (TốHữu)
Câu96.Cảmhứngvềđấtnướclàmộttrongnhữngcảmhứngsâuđậmcủavănhọc
ViệtNamsaucáchmạng8-1945 :
Mởbài:Cảmhứng vềđấtnướclàmộttrongnhữngcảmhứngsâu đậmcủavănhọc ViệtNamsaucách mạng tháng8/1945
Thânbài:-Vănhọc sau cách mạng tháng8 đã thể hiệnniềmtự hàosâu xa về đấtnước,về truyềnthống,về
lịchsửdựngnướcvà giữ nước
Nước chúng ta
…Những buổingàyxưa vọng nóivề
+Tựhàovề đấtnước vớilịchsửbốnnghìnnămvàcuộckháng chiếnchốngPháphiệntạiđanghiệnlên trong lờikhẳngđịnh“Nướcnhữngngười chưabaogiờ khuất”
+Đấtnước gắnvớibảnsắcvănhóa dântộc,gắnvớinhiều phongtụctập quánlâu đời
Đấtnước bắtđầu vớimiếng trầubâygiờ bà ăn
Tóc mẹ thìbớisau đầu
+Những truyềnthống đẹp
Truyềnthống chống giặcngoạixâm
Trang57
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Đấtnướclớnlênkhi dânmìnhbiếttrồngtremà đánhgiặc
Truyềnthống đạolí
Chamẹ thươngnhau bằng gừngcaymuốimặn hay
Hằng nămănđâulàmđâu
Cũngbiếtcúiđầunhớ ngàygiỗ Tổ
-Thể hiệntìnhyêu quêhương,Tổquốc
+Yêunhững truyềnthống,những nétthânthuộc của quêhương quabài“Bên kia sông Đuống”
+Yêuquê hươngvớinhững đường nét,màu sắc,cảnhđẹp
Rừngxanhhoa chuốiđỏtươi
…Nhớ aitiếnghátântìnhthủychung
+Tìnhyêu quêhương,đấtnước gắnliềnvớitìnhcảmcáchmạng,vớiniềmvuigiảiphóng vàýthức tựhào dântộc
Tinvuichiếnthắngtrămmiền
…Gửiramiềnngượcthêmtrườngcáckhu
Cangợinhữngconngườibìnhdị,vôdanhlàmnên ĐấtNước,đó chínhlànhândân
+Những danhlamthắngcảnhnổitiếnglưu giữ những dáng hình,lốisống ông cha,là sự kếttinh,hòathân của conngười
Nhữngngườivộinhớ chồng…
…………………………..
Những cuộc đờiđã hóa núisôngta
+Những conngười cầncùtronglaođộng,kiêncườngbấtkhuấttrước ngoạixâm,nhữngngườianhhùng bìnhdị,khôngphôtrương,khôngđòihỏighicông
Nămtháng nàocùngngườingười lớp
…Nhưng họđã làmra đấtnước
+Đấtnước donhandânsángtạonênvà chínhnhândânđã truyềngiữ đấtnước từthế hệ nàysangthế hệ khác
Họgiữ và truyềnlạichota hạt lúa tatrồng
…Họđắp đậpbe bờ chongười say trồng câyháitrái
-Khiđấtnước cóchiếntranh,cảmhứng vềđấtnước tậptrung biểu hiện ởlongcămthùgiặc,khátvọngđộc lập,thong nhấtvà quyếttâmxả thânvìđấtnước
+Nỗiđau,nỗiuấtức biếnthànhsự phẫnnộ
Đãcóđấtnàychéptội
Chúng ta khoognbiếtnguôihờn
Trang58
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
+Khôngngạikhókhăn,giankhổvà hi sinh,mộtlòngrađivìđấtnước
TâyTiếnđoànbinhkhôngmọc tóc
….SôngMãgầmlênkhúc độc hành
+Giànhlạiđấtnước tưtaykẻthùđể làmnênmộthìnhtượng đấtnướcmới
Súng nổrungtờigiậngiữ
…................................... Rũ bùnđứng dậysánglòa
Kếtbài:-Cảmhứngvề đấtnướclà cảmhứng sâu đậm,lâubềncủavănhọc ViệtNam
-Vănhọc sau cách mạng tháng Támđãtiếp nốimạchcảmhứngấyvà đưa nópháttriển
Câu99 Hìnhảnhquêhươngđấtnướctrong thơcakhángchiếnchốngPháp:
Mởbài:-Tìnhyêu quêhương đấtnướclà đềtàilớntronglàng thơ ca ViệtNamnóichung và trongthơ ca kháng chiếnchốngPhápnóiriêng
-Cácnhà thơ cóđiểmgặp nhau trong cáinhìncề quê hương đấtnước
Thânbài:-Cácnhà thơ trong thờikìkhángchiếnchống Pháp đềurung độngvớithiênnhiêntườiđẹpthấm đậmchấttrữtìnhcủa đấtnước
+Thiênnhiênmangnhững vẻ đẹpkìvĩ, phóngkhoáng
+Đấtnước khoác lênmìnhvẻ đẹptuyệtvời
Sông Đuốngtrôiđi
Mộtdònglấplánh
Nằmnghiêngnghiêng trong kháng chiếntrường kì
Đấynướcđẹp vớinhữngbàimíabờ dâu, ngôkhoaixanhbiếc,nhữngdòng song đỏnặngphù sa,những cánhđồngthơmmát,nhữngnẻođườngbátngát
VớiTốHữu,ViệtBắc đẹpcả bốnmùaxuân,hạ,thu,đông
Rừng xanhhoa chuốiđỏ tươi
………
Nhớ aitiếnhátântìnhthủychung
-Bềsâulịchsử vàruyềnthống vănhóa của quêhương,đấtnước: Quê hươngta lúanếp thơmnồng
TranhĐông Hồgàlợnnéttươitrong
Màudântộcsangbừng trêngiấyđiệp
Trang59
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Đấtnước của những truềnthốnglịchsử
Nước chúngta nướcnhững ngườichưa baogiờ khuất
…….
Nhữngbuổngàyxưanóivọng về
-Cảm hứngvề quêhương đấtnướcmang tínhchấtchínhtrị,xã hội
+Hìnhảnhquêhương đấtnước quanhữngsinhhoạtđờithườngcủa nhândân
Nhớngườimẹnắng cháylưng
Địu conlêndãybẻ từng bắp ngô
Những côhangxénrăng đen, tranhĐôngHồvớiđànlợnâmdương,đámcướichuột
-Hìnhảnhquêhương đấtnước vậnđộng theotừngbước pháttriểncủacáchmạng,củakháng chiến
+Hìnhảnhquêhương đauthương,bịtànphá trong chiếntranh
Hìnhảnhđấtnước đanghoằmlênnhững vếtsâu hoắmkhiếnNguyễnĐìnhThiphảithốtlên
“Ôinhữngcánhđồngquê chảymáu
Dâythép gaiđamnáttrờichiều”
Nỗiđauxoáylong“xótxa như rụngbàntay” Quê hương tatừ ngàykhủngkhiếp
……..................................... Ba giờ tantác về đâu
……........................................ Chơtlũ quỷmắtxanhtrừng trợn
……......................................
Vàiba vếtmáuloang chiềumùa đông”
+Hìnhảnhquêhuương quậtkhởi,Dântộc vùnglêndànhđộc lập,tựdo
“Súng nổrung trờigiậngiữ
……................................
Rũbùnđứng dậysánglòa”. “NhữngđườngViệtBắc củata
……....................................
Đènpha bậtsangnhưngàymailên”
+Hìnhảnhquêhuương sáng đẹptrongmột tươnglaigần
-Đấtnước của nhândânanhhùng,tìnhnghĩa
Những conngườiViệtNamkhôngchịukhuấtphục trướctọiác của giặc
“Nhữngnămđau thươngchiếnđấu
Đãngờilênnétmặtquêhương
Trang60
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Từgốc lúa bờ re hồnhậu
Đãbậtlênnhững tiếng cămhờn”
Nhữngngười conquê hương ra đikhông ngạihisinh,giankhổ
“TâyTiếnđoànbinhkhôngmọc tóc
……
Chiếntrườngđichẳngtiếc đờixanh”
Conngười trongthơ là conngườihiênngang,anhdũng,những conngườichưa baogiờ khuất
“Ômđấtnước những ngườiáovải
Đãđứnglênthànhnhững anhhùng”.
Đằngsaunhững chiếnsĩchiếnđấu ở tiềntuyến,có mộthậu phương vữngchắc cũng thamgia kháng chiến,phụcvụ cáchmạng
“Mẹ vẫnđàohầmdướigầmđạibác
Baođêmrồiquốc vongnămcanh” Những conngườichứa chantìnhnghĩa
“Thươngnhau chia củsắnlùi
Bátcơmsẻ nửa chănsuiđắp cùng”
Kếtbài:-Những hình ảnhvề quêhươngđấtnướcở trêncũngchínhlànéttiêu biểu của thơ khángchiến chốngPháp
-Thơ khángchiếnquả đãđánhdấubướcchuyểncủamộtnềnthơ theohướnggắnbóvớidântộcvà cách mạng,nóđậmchấtsử thicủa thờiđại
Câu100 HìnhtượngngườilínhtrongthơkhángchiếnchốngPháp
Mởbài:
-Khôngbiếtbaomùa thu đã trôiqua kểtừmùa thuTháng Támcủa dântộc.Chiếntranhđã điqua trên mảnhđấtViệtthânyêu,đểlạivớiđờimùa thunaytươiđẹpcủa hòa bình,hạnhphúcvà đểlạivớilòng ngườibaochiếncôngcủa nhữ-ngchiếnsĩmùa thuxưa –nhữngmùa thu củacuộc kháng chiếnchốngPháp vớinhững conngười“chiếntrường đichẳng tiếc đờixanh”.
-Họđãdựng nêntượngđàibấthủtrongthơ ca về người chiếnsĩCáchmạng. Thânbài:
- Kháng chiếnbùng nổ,ngườitrailênđườngrachiếntrậntheo Lờikêu gọitoànquốc khángchiếncủa Hồ chủ tịchkínhyêu –lờikêu gọicủa nonsông.Lòngngườikhông khỏiluyếntiếc cảnhthanhbìnhcũkhi
Trang61
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
bướcchânlênđườngvàomặttrận.Đó làmùa thuHà Nộiđầylưuluyến:
“Sángmáttrong như sáng nămxưa Gióthổimùa thuhương cốmmới Nhớnhữngngàythu đãxa
Sáng chớmlạnhtronglòngHà Nội Những phốdàixaoxácheomay Ngườirađiđầu không ngoảnhlại Sau lưngthềmnắnglá rơiđầy”.
(ĐấtNước –NguyễnĐìnhThi )
- Haymộtlàng quêKinh Bắc trùphú, tươiđẹp,nayđã chìmtrong máulửa của quânthù: “Quê hương ta lúa nếp thơmnồng
TranhĐông Hồgà lợnnéttươitrong
Màudântộc sángbừng trêngiấyđiệp”. (Bênkia sông Đuống–HoàngCầm)
-Quê hươngcàng tươiđẹp thìlòngngười càngxótxa nhớ tiếcvà quyết rađiđểdẹp tankẻthùgiàyxéoquê hương.Cảmhứnglãngmạnvớikhíkhái“tráng sĩ”làcảmhứng chủ đạovề hìnhtượngngườilínhnhững ngàyđầucáchmạng.Người chiếnsĩmangdángdấpcủa chàngKinhKha nămxưa khibướcchânvàomặt trận:
-Thôihãylênđường tráng sĩơi?Quêhươngmong đợiđã baođờiBiênthùynghe dậyniềmaioánGươm hậnmàichưa ?Khátmáurồi.
(Biếtgửiđưa ai–báoVệ Quốc)
=>Đólà tâmtrạngcủa nhữngngàyđầu xungtrậncònvươnglạichútmơmộng củathờithanhbìnhđãmất: “Nhữngchàng traichưa trắngnợ anhhùng
Hồnmườiphươngphấtphơ cờ đỏthắm
Ráchtảtơirồiđôigiàyvạndặm
Bụitrườngchinhphaibạc áohàohoa Máiđầuxanhthềmãiđếnkhigià Phơinắnggióhoa ngàncỏdại.”
(Ngàyvề –Chính Hữu)
-Họđivàochiếntrườngvớinhữnghìnhảnhđẹp nhất,anhdũngnhấtvà cũng đầychấtlãngmạnnhất:
“TâyTiếnđoànbinhkhôngmọc tóc
Quânxanhmàulá dữoaihùm
Mắt trừnggửimộngquabiêngiới
Trang62
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Đêmmơ Hà Nộidáng kiều thơm.”
(TâyTiến–QuangDũng )
-Đólà hìnhảnhngườilínhTâyTiếntrong cuộc hànhquânđầygiankhổ: ănđói,mặc rét,sốtrétđếnxanh da trụitóc.Ngườichiếnsĩvôdanhấyvẫntiếp bước trênđườngvớilòngyêunướckhônnguôi,chodùcó phảinằmlạinơichiếntrường :
“Rải rác biêncươngmồviễnxứ Chiếntrường đichẳngtiếc đờixanh Áobàothaychiếu anhvề đất
SôngMãgầmlênkhúc độc hành.” (TâyTiến–QuangDũng)
-Nhưng rồibomđạn,chếtchóc,chiếntranhngàycàng ácliệthơn.Hiệnthực cuộc sốngđã khiếnchohọ khôngcònnhữngmơmộngcủangàyđầu nhậpngũ.Hìnhtượngthơ cósự vậnđộng đitừ lãngmạnđếnhiện thực.Điều đócũnglà điều phùhợpvớinhữngvậnđộngbiếnđổitrongtâmhồnngườichiếnsĩ.
-Như chínhChínhHữutâmsự :“TrongchiếndịchĐiệnBiênPhủ,là chínhtrị viên,hằngngàytôiphải chămnomchôncấtnhững đồng độicủatôiđãhysinhvà tôicónhậnxét:bạntôi,không cóngười nào chết trong động tác nằmngủ,trongtưthế nghỉngơi.Họđều hysinhtrong khiđangbắn,hoặc ômbộc phá xông lên.Nhậnxétnàyđãtrởthànhsự daydứt,âm ỉ,nótrởthànhmộtvấnđềtráchnhiệm.
-Và mộtlúcnàođó,từtrong kỷniệm,mộtcáchbấtngờ nhất,nó đãhiệnlênthànhnhững câutrọnvẹn: “Bạnta đóchếttrêndâythépba từng
Mộtbàntaychưa rờibángsúng
Chânlưng chừngnửa bướcxung phong”
-Oainhữngconngườimỗikhinằmxuốngvẫnnằmtrongtưthế tiếncông. Đó làhìnhảnhđeođuổisuốt đờitôivềnhững cáichết,chỉcótácdụng thôithúc chúngta đứnglên”.
- Cólẽvìvậymà hình ảnhngườichiếnsĩkhông còngắnvới“bụitrường chinh”và“áohàohoa” nữa,mà đã trởthànhngườiVệquốc quântrong tìnhđồngchí,đồngđội,cùng chiếnđấu vìlòngyêu tổquốc:
“Anhvớitôi,đôingườixalạ
Đêmrétchungchăn,thànhđôitrikỷ
Đồngchí!
(Đồngchí–ChínhHữu )
-Từkhắpmọimiềnđấtnước,nhữngconngườiyêunước tụ hộivớinhau trong cuộc khángchiếngiankhổ. Họlà nhữngthanhniêntríthức Hà thành,lênđường theotiếng gọinhậpngũ :
“Kháng chiếnbùnglênbiệtthủ đô
Lênđường dẻobước khoác balô” (Tự thuật – TúMỡ)
Trang63
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Haynhữngngườinông dânchânchất,“chưabiếtchữ”,“súngbắnchưa quen”,“quânsựmươibài”.
Tấtcả ngườiconđấtViệtđã đếnvà chiếnđấuvìđấtmẹyêu thương : “Lũ chúng tôi
Bọnngườitứ xứ
Gặpnhauhồichưa biếtchữ Quennhau từ buổi“mộthai” Súng bắnchưa quen,
Quânsựmươibài,
Lòng vẫncườivuikháng chiến.” (Nhớ –Hồng Nguyên)
Phầnlớnhọrađitừ nhữnglàng quênghèokhó: “Quêhươnganhđấtmặnđồng chua
Làngtôinghèođấtcày lênsỏiđá” (Đồngchí–ChínhHữu )
-Họbỏ lạiđólà cả quãng đờichìmtrong đóikhổ, là cuộc sốngnông thônđầutắtmặttốimà không đủno
:“Ruộngnương anhgửibạnthâncày
Giannhà khôngmặc kệ giólunglay” (Đồngchí–ChínhHữu )
Hay:
“Máilều gianh,
Tiếngmõđêmtrường, Luốngcàyđấtđỏ
Ítnhiều ngườivợ trẻ
Mònchânbêncốigạocanhkhuya” (Nhớ –HồngNguyên)
-Bảnthânhọthìthiếu thốn,cực khổtrămbề,bệnhtậtkhổsở: “Anhvớitôibiếttừng cơnớnlạnh
Sốtrunngườivừngtránđẫmmồhôi
Áoanhráchvai
Quầntôicóvàimảnhvá Miệng cườibuốtgià Chânkhông giày”
(Đồngchí–ChínhHữu)
-Ngaycả đếntrangbịhọcũng phải“Lộtsắtđường tàu,Rènthêmđaokiếm”.Từchỗnghèokhóhọtrở
Trang64
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
thànhnhững ngườitrikỷ,cùngchung chíhướng“cùngnhau chungsốngcămthùgiếtTây”.Họchianhau
từnghơiấmđôibàntay(Thươngnhau taynắmlấybàntay)rồilại: “Kỳhộlưngnhaungangbờ cáttrắng
Quờchântìmhơiấmđêmmưa” (Nhớ – HồngNguyên)
-Nhữngmấtmátcủahọthật là tolớn.Khôngbiếtbao nhiêu đồng độicủahọđãlầnlượthysinh,vĩnhviễn nằmlạichiếntrường:
“Hômquacòntheoanh Đirađường quốc lộ Hômnayđã chặtcành
Đắpchongườidướimộ”
(Viếng bạn–HoàngLộc )
-Kể saochohết nỗiđaucủa ngườichiếnsĩkhihaytinnhững ngườithânyêu củamình đãmấtdướibom
đạncủa kẻ thù.Tuycóbithảm,đau thương,nhưngchínhđiều đólạicàng tốcáomạnhmẽhơntộiác của kẻ thù,càng nung nấumãnhliệthơnýchí“cămthùgiặc”nơingười Vệ quốc quân.Hìnhảnhcủanhữngngười emgái,những ngườiyêumãimãinằmxuống đivào thơ ca nhưnhữnghình ảnhxúc độngnhất.Đó làngười vợ trẻnơihậu phươngngã xuống:
“Nhưngkhông chếtngười traikhóilửa
Màchếtngườiemnhỏhậu phương
Tôivề không gặpnàng
Mátôingồibênmộconđầybóngtối
Chiếc bìnhhoa ngàycướithànhbìnhhương…tànlạnhvâyquanh.” (Màutímhoa sim–Hữu Loan)
-Hayngười emgáichếtanhdũngnơiquê nhà: “Mớiđếnđầuao,tinsétđánh
Giặtgiếtemrồi,dướigốcthông
Giữa đêmbộđộivâyđồnThứa
Emsốngtrungthành,chếtthủychung” . (Núiđôi–Vũ Cao)
-Đólà nỗicămhậnhọđànhchônkínvàolòng : “Aibiếntênemthànhliệtsĩ
Bênnhững hàngbia trắnggiữa đồng Nhớnhau anhgọi:em,đồng chí Mộttấmlòng trong vạntấmlòng”
.(Núiđôi–Vũ Cao )
Trang65
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Những đauthươngmấtmátđónhư tiếp thêmsức mạnhchohọnơichiếntuyếnđểtìmcâutrảlờicho
nhữngđau thương củahọvà cả dântộc.Họlaovào chiếndịchvớithế tiếncôngnhưnướcvỡ bờ như NguyễnĐìnhThikểlại:“Hìnhảnhnhững đoàndâncôngtớitấp đếnchiếntrường,bộđộiàoào đi vào chiếndịchgợilênmộtcáigìrấtmạnhmẽ của không khí tức nước trànbờ
“Súngnổrungtrờigiậndữ
Ngườilênnhưnướcvỡbờ”(ĐấtNước – NguyễnĐìnhThi)
Tôiviết:“Người lênnhư nướcvỡ bờ!” chínhlà nóiđếnsứcmạnhấycủaquânđộita,củaquầnchúngcách mạng”.Đólà khí thế hừnghực đấutranhcủanhững ngàykhóilửa :
- “Nhữngđồngchí, thânchônlàmgiá súng
Đầubịtlỗchâumai
Băngmìnhqua núithép gai
Àoàovũ bão,
Những đồng chíchèlưngcứu pháo
Nátchânnhắmmắtcònôm
Những bàntayxẻnúi,lănbom.”
-Nhất định,mở đường,choxe talênchiếntrườngtiếpviện.(HoanhôchiếnsĩĐiệnBiên–TốHữu ) Nhữngngàychiếnđấu anhdũng đãbộc lộmộtcáchrực rỡ hìnhảnhcaođẹpcủa ngườichiếnsĩcụ Hồ:kiên trìvượtquamọinguyhiểm,anhdũng quênmìnhvìnhiệmvụ.Càng giankhổ,đau thương càng thắp sáng trong họngọnlửanhiệttìnhcáchmạng,họvẫntiếptục chiếnđấuvớitâmthếlạc quan, tintưởng vàothắng lợitrước mắtcủa dântộc.Hìnhtượngngườilínhcàngvề giaiđoạnsaucàngtỏa sáng vẻ đẹpcủamộtquân độitrưởngthànhvềviệc quâncũng như càngthể hiệntinhthần“vìnướcquênthân” của anhbộđội.Đólà cuộc sốngngườilính chịucực khổnơichốnrừng sâu vẫnbámtrụvớilàng bản,vớidân,giữ vữngtinhthần của người dânsau khisự tànphá của giặc đã điqua :
“Cóđêmgióbấclạnhlùng
Áoquầnráchnátlá dùngche thân
................................................. Kiếnthiếtlạibảnxóm
Bịgiặc đốttantành.”(LênCấmSơn–ThôiHữu )
- Sống khamkhổ,bệnhtậtnhưnghọvẫnvui,vẫnđemlạinhịpsốngmớicholàngbản.Vàhọvẫnlạcquan trênđườnghànhquân:
“Mộttiếng chimkêu sáng cảrừng Lênđường chânlạinốitheochân Đêmquađầu chụm,runbênđá
Naylạicùngmâysưởinắnghừng”.( Từđêm19– Khương HữuDụng)
Trang66
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
-Họvẫncùng nhauvuicườirộnrã khikể chuyệnriêng tư. Sự lạc quantrởthànhbảnlĩnhCáchmạng giúp
ngườichiếnsĩvượtlêntrêntấtcảđểchiếnthắng : “Đằng nớvợ chưa !
Đằng nớ?
Tớcònchờ độc lập
Cảlũcườivangbênruộngbắp
Nhìno thônnữ cuốinương dâu.” (Nhớ –HồngNguyên)
-Bêncạnhtìnhđồngchí,đồng độithìtìnhquândânchínhlànguồnnghịlực khiếnhọthêmvững bước chiếnđấu vớiquânthù.Hìnhảnhngườilínhtrở nêngầngũivớiđờisống quatìnhquândân,hoànthành chiếnlược của quânđộitatrongcông tác dânvận“đidânnhớ,ở dânthương”.Ngườidânđóntiếp Vệ quốc quânnhư nhữngngười thânđixa trở về
“Bóng trechemátđườnglàng
Mộthàng quânbướchaihàngngườivui” (Quânvề –NguyễnNgọc Tấn)
-Dânlàngđóntiếphọvớitấmlòngcủa người dânnghèo,với“bátnước chèxanh”,đạmbạc,đơnsơmà thắmđượm nghĩa tình:
-Từ tấmlòngbàmẹ chở che chobộđội: “Bầm yêu con,bầmyêu đồngchí
Bầmquýcon,bầmquýanhem.” (Bầmơi–TốHữu)
-Đếnsựyêu quýcủa côgái:
“Nếu khôngnhậnhếtbánhnày
Cácanhcũng nhậnmộthaicáidùm.” (Xếp bánhphồng– NguyễnHiêm) Kếtbài:
- Tấtcảtìnhcảmmáu thịtgắnbóđóđãtheo cácanhtrong suốtđường ra mặttrận.Hìnhtượng ngườilính trongthơ kháng chiếnthể hiệnđượcvẻ đẹpcủa cuộc sống Cáchmạngđang chuyểnbiếnđilên.
-Hìnhtượngngười lính trongthơ khángchiếnchốngPháplàmộthìnhtượngđẹp trongvănhọc ViệtNam, đó làbướctiếpnốivớihìnhtượngsĩphuyêu nước trongquá khứ,vàlàhìnhtượngmở đầu chohìnhtượng chiếnsĩgiảiphóng quânkiêncườngtrong cuộc khángchiếnchống Mỹsau này.Đólànhững tượngđàibất hủ củalòngyêu nướcvà tự hào dântộc của nhândânta.Cũng xin mượnhìnhtượng ngườilínhmà Nguyễn ĐìnhThi miêu tả làmlờikếtchohìnhtượng ngườilính trongcuộc khángchiếnchống Pháp đầyhàohùng của dântộc :“Nhữngngườilính trẻvớigươngmặt rấttươisángnhiều khi cũnglấmlembùnđất.Họđilại vớitinhthầnxông phahăng hái,thỉnhthoảng trêngươngmặtlại nhoẻnramộtnụcười.Tôiliêntưởnghình ảnhđẹp đóvớihìnhảnhđấtnước.Đấtnước đang trảiqua nhữngcơnthử thách vàhìnhảnhcủađấtnước
vượtlêntừthanbụilấybùnvà rạngrỡ ánhsángmới:
Trang67
§Òc¬ng Ng÷ V¨n12 [B].k
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Nước ViệtNamtừtrong máulửa
Rũbùnđứngdậysánglòa.“(Đất Nước – NguyễnĐình
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top